Luận án Phát triển nguồn lực sĩ quan pháo binh chất lượng cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực pháo binh Jeff Kinard (2007), Artillery: An Illustrated History of Its Impact (Pháo binh: Lịch sử minh họa về tác động của nó) [181]. Cuốn sách đề cập đến những tác động của sự phát triển kỹ thuật quân sự trong đó có kỹ thuật quân sự pháo binh với những thay đổi của xã hội, của chất lượng NNL pháo binh và cách thức sử dụng sáng tạo của NNL pháo binh chất lượng cao, được minh chứng qua những thành công của các nhà lãnh đạo trong lịch sử như: Dionysus của Syracuse, vua Ottoman Mohammad II, Oliver Cromwell và Napoleon Bonaparte ở các trận chiến đấu để làm mất tinh thần đối thủ. Mặc dù, cuốn sách chỉ mới đề cập tới sự phát triển của kỹ thuật quân sự nói chung, kỹ thuật quân sự pháo binh nói riêng và những cải tiến về công nghệ, chiến lược pháo binh với những thay đổi của xã hội, của chất lượng NNL pháo binh và hiệu quả sử dụng NNL pháo binh chất lượng cao trong chiến đấu. Song, đây là cuốn sách của giá trị gợi mở cho nghiên cứu sinh làm rõ những vấn đề đặt ra, cùng những định hướng phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay. Oleg Maslii (2018), “Integrated approach to studying general and professional training subjects of future officers of rocket and artillery armament” (Phương pháp tiếp cận tổng hợp nghiên cứu các chuyên đề đào tạo tổng hợp và chuyên môn của sĩ quan tên lửa và pháo binh tương lai) [188]. Bài viết làm rõ nguyên tắc lồng ghép đào tạo nghiệp vụ sĩ quan tên lửa và pháo binh tương lai; chỉ rõ các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tích hợp kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên ngành. Theo tác giả cách tiếp cận tổng hợp trong đào tạo nghiệp vụ sĩ quan tên lửa, pháo binh tương lai đó chính là mối liên kết giữa giáo dục chuyên môn và giáo dục quân sự; đây là cách thức tập hợp tất cả các kiến thức, khả năng, kỹ năng, chuẩn mực và giá trị trong quá trình đào tạo sĩ quan. Qua đó, nêu rõ tính thống nhất của kiến thức chuyên môn trong đào tạo sĩ quan tên lửa và pháo binh sẽ thay đổi bởi sự phát triển của công nghệ giáo dục hiện đại và tính chất chuyên nghiệp của các sĩ quan tên lửa và pháo binh trong tương lai. Nội dung bài viết đề cập, đã gợi mở cho nghiên cứu sinh làm rõ định hướng, giải pháp phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay.

doc227 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn lực sĩ quan pháo binh chất lượng cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN HỘI PH¸T TRIÓN NGUåN LùC SÜ QUAN PH¸O BINH CHÊT L¦îNG CAO TRONG QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA Xà HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2023 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN HỘI Ph¸t TRIÓN NGUåN LùC SÜ QUAN PH¸O BINH CHÊT L¦îNG CAO TRONG QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA Xà HỘI KHOA HỌC Mã số: 922 90 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Phạm Thanh Giang 2. TS Nguyễn Văn Cường HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Hội MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 18 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC SĨ QUAN PHÁO BINH CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 35 2.1. Quan niệm và vai trò của nguồn lực sĩ quan pháo binh chất lượng cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam 35 2.2. Quan niệm và những vấn đề có tính quy luật phát triển nguồn lực sĩ quan pháo binh chất lượng cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam 63 Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC SĨ QUAN PHÁO BINH CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 80 3.1. Ưu điểm, hạn chế của nguồn lực sĩ quan pháo binh chất lượng cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 80 3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với nguồn lực sĩ quan pháo binh chất lượng cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 104 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC SĨ QUAN PHÁO BINH CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 122 4.1. Định hướng cơ bản phát triển nguồn lực sĩ quan pháo binh chất lượng cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 122 4.2. Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn lực sĩ quan pháo binh chất lượng cao trong trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 131 KẾT LUẬN 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 190 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bộ Quốc phòng BQP 2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 3 Nguồn lực con người NLCN 4 Nguồn lực sĩ quan NLSQ 5 Nguồn nhân lực NNL 6 Nguồn nhân lực chất lượng cao NNLCLC 7 Nhà xuất bản Nxb 8 Quân đội nhân dân QĐND 9 Quân ủy Trung ương QUTW MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nguồn lực sĩ quan chất lượng cao trong QĐND Việt Nam luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội. Đây là bộ phận quan trọng, nòng cốt trong lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, quyết định chất lượng thực hiện đường lối quân sự - quốc phòng, phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam; là hạt nhân sử dụng hiệu quả vũ khí, trang thiết bị tiên tiến; trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, đào tạo nhân lực cho quân đội; dẫn dắt các bộ phận khác cùng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao ở mỗi đơn vị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hiện đại hóa Quân đội, củng cố quốc phòng, hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của NNLCLC trong đó có NLSQ chất lượng cao với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng ta xác định phát triển NNL, nhất là NNLCLC là một trong ba khâu đột phá chiến lược: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số”[50, tr.231]. Pháo binh là hỏa lực mặt đất chủ yếu của Quân đội ta; trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay, Bộ đội Pháo binh Việt Nam đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong đội hình chiến đấu binh chủng hợp thành của Quân đội ta, được biên chế ở các quân khu, quân đoàn và Binh chủng Pháo binh, theo phân cấp và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Là loại hình đơn vị kỹ thuật đặc thù, có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, với trang bị ngày càng hiện đại, nên rất cần NLCN có phẩm chất, chuyên môn tương ứng để bảo quản, sử dụng thành thạo và có hiệu quả những trang bị, vũ khí cả trong huấn luyện cũng như khi có tình huống chiến tranh xảy ra. Trong những năm qua, các đơn vị pháo binh đã được Đảng, Nhà nước, QUTW, BQP quan tâm đầu tư, biên chế trang bị và xây dựng đội ngũ cán bộ, sĩ quan các cấp ngày càng vững mạnh, toàn diện, phát huy truyền thống đoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thể, xứng đáng với lời khen tặng và căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Pháo binh ta có truyền thống oanh liệt chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” [112, tr.256]. Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 769-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng Pháo binh, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh các quân khu, quân đoàn đã tập trung đổi mới toàn diện, cả nội dung, phương pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng, phát huy vai trò NLSQ pháo binh chất lượng cao. Do đó, NLSQ chất lượng cao ở các đơn vị pháo binh ngày càng bảo đảm về số lượng, chất lượng được nâng lên, cơ cấu ngày càng hợp lý, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ, là lực lượng nòng cốt dẫn dắt đơn vị phát triển. Tuy nhiên thực tế, NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam vẫn còn có những hạn chế: số lượng còn thiếu hụt, bất cập; chất lượng và cơ cấu chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải xây dựng Quân đội ta theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại, trong đó có Bộ đội Pháo binh. Vì thế, việc quan tâm định hướng và đề xuất giải pháp để phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến quá trình xây dựng Bộ đội Pháo binh vững mạnh, chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoàn thành tốt chức năng tham mưu cho QUTW, BQP về tổ chức, xây dựng và điều chỉnh thế bố trí chiến lược lực lượng pháo binh theo quyết tâm, kế hoạch phòng thủ đất nước trong tình hình mới. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển nguồn lực sĩ quan pháo binh chất lượng cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, đây là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về NLSQ pháo binh chất lượng cao, luận án đề xuất một số định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và giá trị lý luận, thực tiễn của các công trình khoa học đã tổng quan; trên cơ sở đó chỉ ra những vấn đề cần tập trung nghiên cứu làm rõ. Làm rõ những vấn đề lý luận về NLSQ pháo binh chất lượng cao và phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam. Đánh giá thực trạng NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra. Đề xuất định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nguồn lực sĩ quan pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu số lượng, chất lượng, cơ cấu của NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay; trong đó tập trung nghiên cứu các bộ phận là: Sĩ quan chỉ huy, tham mưu pháo binh chất lượng cao; sĩ quan chính trị pháo binh chất lượng cao; sĩ quan chỉ huy, tham mưu hậu cần pháo binh chất lượng cao; sĩ quan chỉ huy, tham mưu kỹ thuật pháo binh chất lượng cao; sĩ quan các chuyên môn chất lượng cao khác hiện nay. Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu điều tra, khảo sát NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam, tập trung nghiên cứu ở một số đơn vị phía Bắc như: Cơ quan Bộ Tư lệnh, Trường Sĩ quan Pháo binh, Lữ đoàn 45, Lữ đoàn tên lửa 490 của Binh chủng Pháo binh; Lữ đoàn pháo binh của Quân khu 1, Quân đoàn 2 và kết quả số liệu báo cáo ở các quân khu, quân đoàn khác, để đối chiếu so sánh, đưa ra các nhận định khoa học. Phạm vi về thời gian: Các tư liệu, số liệu thu tập, khảo sát sử dụng trong luận án được giới hạn từ năm 2013 đến nay (đây là mốc thời gian thực hiện Nghị quyết số 769-NQ/QUTW “Về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo”). 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tố con người, nguồn lực con người (nguồn nhân lực), nguồn nhân lực chất lượng cao, về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội. Cơ sở thực tiễn Dựa vào thực tiễn xây dựng, phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam; các Báo cáo tổng kết của QUTW, BQP và Tổng cục Chính trị, của các cơ quan, đơn vị, nhà trường trực thuộc Binh chủng Pháo binh và các lữ đoàn pháo binh của quân khu, quân đoàn; luận án kế thừa các công trình khoa học có liên quan đến NLSQ pháo binh chất lượng cao và kết quả khảo sát, điều tra xã hội học của tác giả. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; luận án đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khoa học liên ngành như: phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp logic và lịch sử, thống kê và so sánh, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia, từ đó rút ra các kết luận khoa học. 5. Những đóng góp mới của luận án - Xây dựng quan niệm về NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam. - Phân tích những vấn đề đặt ra về NLSQ pháo binh chất lượng cao hiện nay. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm sáng tỏ và bổ sung thêm những vấn đề lý luận về NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay; từ đó cung cấp thêm luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước, quân đội, các đơn vị pháo binh bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao trong giai đoạn cách mạng mới. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy những nội dung có liên quan ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu; 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc Diện (đồng chủ biên, 2008), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài - Kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [80]. Cuốn sách đã đề cập có hệ thống tư tưởng Đặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài, về tôn trọng và phát triển nhân tài, về giáo dục, đào tạo phát triển NNLCLC trong quá trình cải cách, mở cửa ở Trung Quốc. Các tác giả khẳng định, tư tưởng của Đặng Tiểu Bình về nhân tài là sự kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác - Lênin, của Mao Trạch Đông. Đồng thời là bộ phận cấu thành quan trọng trong kho tàng lý luận của Trung Quốc. Trong đó, vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản trong tư tưởng Đặng Tiểu Bình về giáo dục, đào tạo phát triển nhân tài và NNLCLC của đất nước đã được làm rõ; nổi bật trong nội dung cuốn sách đã đề cập đến con đường và phương pháp tuyển chọn, sử dụng và bố trí nhân tài để đạt hiệu quả cao, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Theo tác giả, nhân tài không chỉ là những thiên tài bẩm sinh, những người kiệt xuất mà chính là những con người trưởng thành trong môi trường học tập, công tác. Những nội dung trên gợi mở cho nghiên cứu sinh thấy rõ vai trò của NLSQ pháo binh chất lượng cao và đề xuất các định hướng, giải pháp góp phần sử dụng, phát triển hiệu quả NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay. German Cubas, B.Ravikumar, Gustavo Ventura (2016), “Talent, Labor Quality, and Economic Development” (Tài năng, chất lượng lao động và phát triển kinh tế) [176]. Các tác giả bài viết đã phát triển lý thuyết về chất lượng lao động dựa trên sự phân công lực lượng lao động phổ thông và lao động có kỹ năng chất lượng cao, đầu tư vào lao động có kỹ năng chất lượng cao. Đồng thời tiến hành đo lường tài năng bằng cách sử dụng các mức thành tích quan sát được từ các điểm số của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Pissa), trên cơ sở đó đưa ra những kết luận có tính khách quan khoa học, khi cho rằng chất lượng lao động của các quốc gia có sự khác nhau, ở các nước giàu cao gấp đôi so với chất lượng lao động ở các nước nghèo. Trên cơ sở đó nghiên cứu đã giải thích lao động có kỹ năng chất lượng cao sẽ tạo ra sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế. Những vấn đề nghiên cứu đó đã gợi mở cho nghiên cứu sinh làm rõ vai trò của NNLCLC trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực quân sự nói riêng, từ đó đưa ra giải pháp phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay. Elaine Farndale, Maria Beamond, Isabelle Corbett-Etchevers, Shiyong Xu (2022), “Accessing host country national talent in emerging economies: A resource perspective review and future research agenda” (Tiếp cận nhân tài quốc gia của nước sở tại ở các nền kinh tế mới nổi: Đánh giá góc độ tài nguyên và chương trình nghiên cứu trong tương lai) [173]. Bài viết đã chỉ rõ đặc điểm, vai trò, khả năng sẵn có, điều kiện tiếp cận nhân tài và bản chất hoạt động quản lý nhân tài ở các nền kinh tế mới nổi và các công ty con đa quốc gia trong bối cảnh nguồn tài nguyên bên ngoài không chắc chắn. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai, khám phá mối quan hệ qua lại giữa sự phụ thuộc vào nguồn lực và lý thuyết dựa trên nguồn lực từ bên trong thông qua các chiến lược trong phát triển nhân tài dự phòng. Những vấn đề nghiên cứu đó, đã gợi mở cho nghiên cứu sinh có cách thức tiếp cận toàn diện hơn về NNLCLC, từ đó làm rõ những nhân tố tác động đến phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay. Jai Mohan Pandit, Bino Paul (2023), Strategic Human Resource Management in Higher Education: Roadmap for Indian Institutions (Quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong giáo dục đại học: Lộ trình cho các tổ chức Ấn Độ) [179]. Cuốn sách đề cập đến thực tiễn quản lý và thực hiện chính sách quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong các cơ sở giáo dục đại học. Các tác giả đã phân tích những thách thức, làm rõ sự liên quan của hệ thống quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong các cơ sở giáo dục đại học ở Ấn Độ; đồng thời làm rõ tác động của chính sách giáo dục quốc gia năm 2020 trong việc chuyển đổi và chuyên nghiệp hóa hệ thống giáo dục đại học của đất nước. Trên cơ sở đó, đề xuất phương thức nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong giáo dục đại học ở Ấn Độ tương lai. Những vấn đề nghiên cứu đó, đã gợi mở cho nghiên cứu sinh có cách thức tiếp cận toàn diện hơn về NNLCLC, từ đó làm rõ một số vấn đề đặt ra về phát triển NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong quân đội Donald.H.Rumsfeld (2002), “Transforming the military” (Chuyển đổi quân đội) [170]. Tác giả đã đề cập đến sự chuyển hoá nhằm nâng cao sức mạnh và duy trì ưu thế của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ trong chiến lược quốc phòng mới theo hướng ưu tiên con người có chất lượng cao cùng với việc đầu tư mạnh mẽ phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại. Tác giả cho rằng, người lính là nền tảng của lực lượng vũ trang và người lính có tố chất tốt, có chất lượng cao sẽ là nhân tố quyết định chiến thắng trong chiến tranh tương lai. Những phẩm chất cần có của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ là sự khéo léo, can đảm, sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi linh hoạt của chiến trường, với khả năng phối hợp giữa các lực lượng trong thực tiễn chiến đấu. Tác giả cũng đặc biệt nhấn mạnh quá trình đào tạo người lính để có chất lượng cao phải được thiết kế giống như những yêu cầu khi chiến đấu. Điều đó đảm bảo người lính có thể chiến đấu đạt hiệu quả cao như khi được đào tạo. Dave Ulrich (2007), “The Talent Trifecta” (Bộ ba tài năng) [166]. Bài viết đã đưa ra định nghĩa mới về nhân tài với phương trình 3C (Talent = Competence*Commitment*Contribution). Theo tác giả nhân tài = Năng lực*Cam kết*Cống hiến, nhưng đó không phải là sự cộng lại đơn thuần mà là cấp số nhân; đồng thời nêu lên quan niệm, phương pháp tiếp cận về nhân tài với đầy đủ những tiêu chí của nó. Theo đó, nhân tài vừa phải có năng lực tốt, vừa phải có cam kết làm việc hết mình và có sự cống hiến với công ty, trong ba yếu tố đó năng lực của nhân tài không chỉ thể hiện ở khả năng làm tốt những công việc hiện tại mà còn ở trong tương lai; đưa ra những quan niệm, đặc điểm, vị trí và những tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp phát hiện những “người giỏi”, có khả năng và bồi dưỡng, vun đắp họ thành “nhân tài”, mang lại giá trị cao cho tổ chức, xã hội. Đây là bài viết có giá trị về mặt lý luận gợi mở cho nghiên cứu sinh làm rõ cấu trúc, tiêu chí của NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam hiện nay. Steve M.Kosiak (2008), Military manpower for The Long Haul (nguồn nhân lực quân đội chất lượng cao) [191]. Nội dung tác giả đã chỉ rõ vị trí rất quan trọng, đặc biệt của NNLCLC trong chiến lược quân sự dài hạn của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Theo đó, nguồn nhân lực này phải đủ về số lượng, được đào tạo bài bản; có chất lượng cao, có kinh nghiệm và kỹ năng tác chiến thành thạo, đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh chất lượng nguồn nhân lực quân sự là yếu tố đóng góp nhiều nhất tạo nên sức mạnh của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ những năm vừa qua; đưa ra dự báo những yêu cầu mới cho nguồn nhân lực này trong tương lai. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các khuyến nghị tập trung vào cải thiện chế độ đãi ngộ cho việc thu hút và giữ chân NNLCLC, tinh gọn lực lượng vũ trang và phát triển việc tư vấn, nâng cao chất lượng đào tạo NNL quân sự Hoa Kỳ. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị về mặt lý luận, gợi mở cho nghiên cứu sinh làm rõ quan niệm trung tâm và cấu trúc của NLSQ pháo binh chất lượng cao trong QĐND Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển NNL này. Wilson.Vorndick (2014), “Training program for young US Army logistics officers” (Chương trình huấn luyện sĩ quan hậu cần trẻ Quân đội Mỹ) [194]. Bài viết đã đề cập đến xây dựng một giải pháp mang tính tổng thể và thống nhất để huấn luyện từ sơ cấp đến chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hơn của sĩ quan trẻ ngành hậu cần của Quân đội Mỹ và đã đem lại những hiệu quả tốt, nhờ khả năng phối hợp hoạt động với nhau, điều này sẽ không chỉ đáp ứng nâng cao chất lượng cho các lực lượng làm nhiệm vụ thường trực mà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nguon_luc_si_quan_phao_binh_chat_luong_ca.doc
  • doc1 BIA LA - Nguyen Van Hoi.doc
  • doc2 Bia tom tat LA Tieng Viet - Ng.Van Hoi.doc
  • doc2 Tom tat LA Tieng Viet-Nguyen Van Hoi.doc
  • doc3 Bia TT Tieng Anh - Ng.Van Hoi.doc
  • doc3 Tom tat LA Tieng Anh-Nguyen Van Hoi.doc
  • doc4 TTM Tiếng Anh - Nguyễn Văn Hội.doc
  • doc4 TTM Tiếng Việt - Nguyễn Văn Hội.doc