2.1.2 Vai trò của các khu công nghiệp
Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế KCN với đặc điểm là nơi được đầu tư kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại. Với quy chế quản lý thống nhất và các chính sách ưu đãi, các KCN đã tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với sự ưu đãi về môi trường đầu tư các KCN, các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia... trong việc mở rộng phạm vi hoạt động từ chiến lược kinh doanh sẽ đạt được những ưu đãi từ đó tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và khaithác thị trường mới ở các nước đang phát triển. KCN không chỉ đem lại cơ hội tìm kiếm, gia tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư mà nó còn giúp cho việc tích lũy, tăng cường vốn kích thích phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực tế cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng giúp quốc gia thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bởi các khoản thuế thu được từ các doanh nghiệp làm việc các KCN tạo điều kiện gia tăng ngân sách, từ đó, thực hiện các hoạt động nhằm phát triển địa phương; bên cạnh đó, các KCN tạo việc làm với thu nhập cao hơn cho NLĐ từ đó kích thích tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển theo mô hình số nhân đầu tư mà Keynes đưa ra.
Môi trường thu hút đầu tư của các KCN không chỉ bó hẹp trong nhóm đối tượng là doanh nghiệp nước ngoài, mà các KCN còn mời chào, khuyến khích, và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào thông qua nhiều hình thức khác nhau. Sự đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào các KCN tạo điều kiện cho quốc gia khai thác một cách hiệu quả những nguồn mà trước đây chưa được sử dụng hữu ích. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng KCN và đầu tư sản xuất trong KCN sẽ tạo sự tin tưởng và là động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN.
185 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nhà ở cho người lao động ở các khu công nghiệp thuộc Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
----------------
LÊ HUY TÙNG
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
----------------
LÊ HUY TÙNG
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa dẫn: 1. GS.,TS. Nguyễn Văn Thường;
2. GS., TS. Tô Xuân Dân
HÀ NỘI, NĂM 2024 i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của NCS. Những số
liệu và nội dung được đưa ra trong luận án là trung thực. Nội dung của luận án chưa
từng được công bố ở cả trong và ngoài nước.
Người cam đoan
Lê Huy Tùng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP ....................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................... 10
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ........................................................ 10
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ........................................................ 19
1.3. Nhận xét chung và khoảng trống nghiên cứu ............................................ 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP .................................... 29
2.1. Khái niệm khu công nghiệp và vai trò của các khu công nghiệp .............. 29
2.1.1 Khái niệm khu công nghiệp ...................................................................... 29
2.1.2 Vai trò của các khu công nghiệp ............................................................... 31
2.2 Khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết về phát triển nhà ở cho người lao động
tại khu công nghiệp .............................................................................................. 35
2.2.1. Khái niệm nhà ở cho người lao động tại khu công nghiệp ...................... 35
2.2.2 Đặc điểm của người lao động và nhu cầu nhà ở của người lao động ở các
khu công nghiệp ................................................................................................. 37
2.2.3 Sự cần thiết phát triển nhà ở cho người lao động tại khu công nghiệp ..... 40
2.3 Nội dung phát triển nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp ... 45
2.3.1 Phát triển số lượng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp ... 45
2.3.2 Nâng cao chất lượng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp 45
2.3.3 Hoàn thiện cơ chế, chính sách về nhà ở cho người lao động tại các khu công
nghiệp ................................................................................................................. 53
2.3.4 Bố trí các nguồn lực đảm bảo cung cấp nhà ở cho người lao động tại các
khu công nghiệp ................................................................................................. 53 iii
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nhà ở cho người lao động tại
các khu công nghiệp ............................................................................................. 55
2.4.1 Các nhân tố vĩ mô ..................................................................................... 55
2.4.2. Các nhân tố thuộc về chủ đầu tư, các doanh nghiệp tại khu công nghiệp và
các bên cho thuê nhà .......................................................................................... 56
2.4.3 Các nhân tố thuộc về người lao động ........................................................ 58
2.5 Kinh nghiệp quốc tế và trong nước về phát triển nhà ở cho người lao động
tại các khu công nghiệp và bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hà Nội
................................................................................................................................ 58
2.5.1 Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................. 58
2.5.2 Kinh nghiệm trong nước ........................................................................... 62
2.5.3 Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 68
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ............... 69
3.1 Tình hình nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn
Hà Nội .................................................................................................................... 69
3.1.1. Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội ........................... 69
3.1.2. Thực trạng nhu cầu nhà ở của người lao động tại các khu công nghiệp trên
địa bàn Hà Nội ................................................................................................... 74
3.1.3. Tình hình cung ứng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp trên
địa bàn Hà Nội ................................................................................................... 75
3.2. Tình hình phát triển nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp
trên địa bàn Hà Nội .............................................................................................. 77
3.2.1 Phát triển về số lượng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp
trên địa bàn Hà Nội ............................................................................................ 77
3.2.2 Nâng cao chất lượng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp trên
địa bàn Hà Nội ................................................................................................... 87
3.2.3 Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người lao động tại các
khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội ................................................................ 95 iv
3.2.4 Bố trí các nguồn lực đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho người lao động tại các
khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội ................................................................ 98
3.3 Đánh giá về phát triển nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp
trên địa bàn Thành phố Hà Nội ........................................................................ 102
3.3.1 Kết quả đạt được ..................................................................................... 102
3.3.2. Hạn chế về phát triển nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp ....... 103
3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... 106
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .......................... 115
4.1 Dự báo, quan điểm, phương hướng phát triển nhà ở cho người lao động tại
các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới ........................ 115
4.1.1 Dự báo tình hình phát triển nhà ở các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
thời gian tới ...................................................................................................... 115
4.1.2 Quan điểm phát triển nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên
địa bàn Hà Nội thời gian tới ............................................................................. 121
4.1.3 Phương hướng phát triển nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp
trên địa bàn Hà Nội .......................................................................................... 124
4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển nhà ở cho người lao động tại các khu
công nghiệp trên địa bàn Hà Nội....................................................................... 131
4.2.1. Giải pháp về nhận thức của các bên liên quan ....................................... 131
4.2.2. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát triển nhà ở cho người
lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội .................................... 133
4.2.3. Giải pháp về tổ chức xây dựng quỹ đất nhằm phát triển nhà ở cho người
lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội .................................... 139
4.2.4. Giải pháp đối với doanh nghiệp ............................................................. 140
4.2.5. Giải pháp đối với người lao động .......................................................... 141
4.2.6. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp và người dân tích cực tham gia phát triển nhà ở cho người lao động tại
các khu công nghiệp ......................................................................................... 141
4.2.7. Giải pháp về giám sát và thanh tra ......................................................... 142 v
4.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 144
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ........................................................................ 144
4.3.2. Kiến nghị với Bộ Xây dựng ................................................................... 145
4.3.3. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ................................ 146
4.3.4. Kiến nghị với các Bộ, Ban, ngành có liên quan ..................................... 147
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 154
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 161
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
ATLĐ-VSLĐ An toàn lao động - vệ sinh lao động
BHXH Bảo hiểm xã hội
BQL Ban quản lý
CNH Công nghiệp hóa
CHH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐTB Điểm trung bình
GTVTVN Giao thông vận tải Việt Nam
KCHT Kết cấu hạ tầng
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KKT Khu kinh tế
KT-XH Kinh tế - xã hội
KKTVA Khu kinh tế Vũng Áng
KT-TM Kinh tế - Thương mại
HĐH Hiện đại hóa
LCN Làng công nghiệp
NLĐ Người lao động
NSNN Ngân sách nhà nước
Nxb Nhà xuất bản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
SXCN Sản xuất công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân vii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
Bảng 2.1: Tổng hợp thang đo đánh giá chất lượng nhà ở của người lao động tại các
KCN .......................................................................................................................... 51
Bảng 3.1. Danh sách các KCN đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội đến năm 2023 ....... 70
Bảng 3.2. Danh sách các KCN mới thành lập giai đoạn 2021-2025 theo Đề án của
UBND thành phố Hà Nội .......................................................................................... 71
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất, kinh doanh của các KCN trên địa bàn Hà Nội năm 2021,
2022 ........................................................................................................................... 72
Bảng 3.4. Nhu cầu nhà ở tại KCN trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2015-2020 .......... 74
Bảng 3.5. Tình hình cung ứng nhà cho NLĐ trên địa bàn Hà Nội của các loại hình
doanh nghiệp ............................................................................................................. 77
Bảng 3.6. Nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại đô thị và KCN ..................... 78
Bảng 3.7. Nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp ............................................ 79
Bảng 3.8. Mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030 của Hà Nội .................... 80
Bảng 3.9. Dự án nhà ở cho công nhân đang chuẩn bị và triển khai đầu tư............... 82
Bảng 3.10. Kế hoạch nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 ............ 83
Bảng 3.11. Diện tích phòng thuê trung bình của người lao động ............................. 84
Bảng 3.12. Bố trí nguồn vốn đầu tư nhà ở cho NLĐ tại các KCN trên địa bàn Hà Nội
................................................................................................................................. 101
Hình 3.1. Diện tích nhà thuê mong muốn của công nhân ......................................... 75
Hình 3.2. Nguồn thuê nhà của công nhân tại KCN trên địa bàn Hà Nội .................. 86
Hình 3.3. Tình trạng hôn nhân của công nhân KCN................................................. 87
Hình 3.4. Sự hài lòng chung của công nhân về nhà ở hiện tại .................................. 88
Hình 3.5. Đánh giá về đặc điểm và chất lượng nhà ở ............................................... 89
Hình 3.6. Đánh giá về vị trí và tiện ích nhà ở ........................................................... 91
Hình 3.7. Đánh giá về cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng kèm theo .......................... 92 viii
Hình 3.8. Đánh giá an ninh, an toàn xã hội ............................................................... 93
Hình 3.9. Đánh giá về ý thức cộng đồng, tương tác xã hội....................................... 94
Hình 3.10. Khó khăn trong đầu tư nhà ở cho công nhân ........................................ 110
Hộp 3.1. Diện tích nhà ở của người lao động tại các KCN trên địa bàn Hà Nội ...... 84
Hộp 3.2. Người lao động tiếp cận với nhà ở xã hội tại các KCN ở Hà Nội ............. 85
Hộp 3.3. Đặc điểm thiết kế nhà ở công nhân gần KCN Bắc Thăng Long ................ 90 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Theo các số liệu báo cáo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; đến năm
2023, nước ta có khoảng 3,78 triệu công nhân lao động trực tiếp trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất, trong số đó có khoảng 1,8 triệu lao động có nhu cầu về nhà ở.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội cho công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu theo tinh
thần của Đề án Chính phủ "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho
đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Cụ thể
đến năm 2023, đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 126 dự án, với quy mô xây dựng
khoảng 62.700 căn hộ, với tổng diện tích 3.135.000 m2, mới đáp ứng được gần 30%
nhu cầu của công nhân lao động. Có 127 dự án đang tiếp tục triển khai với quy mô
xây dựng khoảng 160.900 căn hộ, tổng diện tích 8.045.000 m2.
Do khoảng cách giữa cung và cầu còn rất lớn nên tại đô thị, khu công nghiệp
(KCN) đang có 284.000 hộ đang sống trong nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ, số nhà ở
dưới 30m2 (dưới 7m2/người) là 1.131.000 căn hộ, công nhân khu công nghiệp đa số
đều phải ở thuê nhà trọ của tư nhân trong điều kiện hầu hết chật hẹp, điều kiện vệ
sinh môi trường không đảm bảo. Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống
của người lao động.
Hà Nội, hiện có 10 KCN đang hoạt động với quy mô trên 1.700 ha đất và
khoảng trên 144 nghìn công nhân. Theo báo cáo của Liên đoàn lao động thành phố
Hà Nội, nhu cầu nhà ở của người lao động ở các KCN luôn ở mức cao, bởi hiện tại
chỉ đáp ứng được 10% chỗ ở cho công nhân, lao động, còn khoảng 90% người lao
động vẫn phải thuê nhà ở trong khu dân cư với diện tích chật hẹp Trong đó, có 4
KCN đã bố trí đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở công nhân là: KCN Phú Nghĩa,
KCN Thăng Long, KCN Quang Minh II, KCN Thạch Thất-Quốc Oai (Công ty TNHH
Young Fast và Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam tự bố trí quỹ đất trong diện
tích đất được thuê để xây dựng nhà ở công nhân). Có 4 KCN không thể điều chỉnh
tạo quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân gồm: KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng, KCN
Nam Thăng Long, KCN Thạch Thất-Quốc Oai (đất xây dựng nhà ở công nhân cho
cả khu công nghiệp). Như vậy, tại 10 KCN mới có 4 dự án nhà ở cho công nhân lao 2
động đã và đang tiến hành xây dựng (một phần đã đưa vào khai thác, sử dụng) với tổng
công suất thiết kế khoảng 22.420 chỗ ở. Đến giữa năm 2023, thành phố đã hoàn thành
8.388 chỗ ở và đã bố trí cho công nhân thuê được 8.082 chỗ.
Theo quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, Hà Nội sẽ có 33 khu công
nghiệp, khu công nghệ cao đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho 7.000 - 10.000
lao động/năm.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển nhà ở cho người lao động tại
các KCN, tuy nhiên hiện trạng vẫn còn nhiều bất cập:
- Về tiến độ: Việc triển khai nhà ở cho người lao động tại KCN vẫn còn chậm,
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người lao động.
- Về quỹ đất: Các KCN cũ khi quy hoạch xây dựng hầu hết không bố trí quỹ
đất phục vụ xây dựng nhà ở cho công nhân. Các KCN này cơ bản đã được lấp đầy
bởi các doanh nghiệp thứ phát đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy
không thể điều chỉnh quy hoạch tạo quỹ đất cho xây dựng nhà ở công nhân.
- Về vốn: Rất thiếu nguồn vốn dùng để xây dựng nhà ở cho người lao động
trong khu công nghiệp. Đồng thời các dự án có thời gian thu hồi vốn kéo dài từ 20
đến 30 năm, vì vậy việc xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
xây dựng phát triển nhà ở công nhân còn gặp nhiều khó khăn.
- Về cơ chế chính sách: Đến nay, chưa có cơ chế phân cấp quản lý và đầu tư
cụ thể, rõ ràng, thống nhất làm cơ sở cho việc phê duyệt và tổ chức triển khai đầu tư
xây dựng các dự án nhà ở công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp. Các
chính sách ưu đãi về vốn theo quy định của pháp luật hiện nay chưa đủ khuyến khích
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở công nhân.
Theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh
tế năm 2022 được đưa vào thực thi là một số nội dung thay đổi khi có nhiều ưu đãi;
chính sách phát triển nhà ở cho người lao động. Như Điều 22: chi phí đầu tư xây dựng,
vận hành hoặc mua, thuê mua, thuê nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho
người lao động làm việc trong KCN, khu kinh tế . là khoản chi được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao 3
động làm việc trong KCN, khu kinh tế được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp
luật về xây dựng nhà ở xã hội và quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo Điều
29; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng phương án phát triển nhà ở,
công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công
nghiệp, khu kinh tế gắn liền với phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu
kinh tế trong quy hoạch tỉnh và đảm bảo quỹ đất để thực hiện phương án.
Thực tế là muốn thực thi tốt được các chính sách phát triển nhà ở cho người
lao động và tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp trong việc xây dựng và phân phối
quỹ nhà ở cho NLĐ tại các khu CN cần phải có những đánh giá thực trạng về vấn đề
này tại từng địa phương để làm rõ những vấn đề xuất phát từ nhiều phía. Bên cầu là
người lao động, họ có nhu cầu về nhà ở với các tiêu chí như số lượng, chất lượng, giá
cả của căn hộ, khoảng cách đi lại, khả năng chi trả như thế nào? Bên cung (là nhà
nước, doanh nghiệp, cá nhân) chịu ràng buộc như: về quy mô quỹ đất, nguồn vốn,
các điều kiện kinh doanh liên quan, mục tiêu phát triển như thế nào?...
Xuất phát từ thực tế nói trên, dựa trên tổng quan các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước, tác giả xin lựa chọn đề tài “Phát triển nhà ở cho người lao động ở các
khu công nghiệp thuộc Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển nhà ở cho người
lao động ở các KCN, làm rõ thực trạng phát triển nhà ở cho người lao động ở các
KCN nói chung và đặc biệt đối với các KCN thuộc TP Hà nội, từ đó đưa ra các giải
pháp hướng đến phát triển vững chắc nhà ở cho người lao động tại các KCN thuộc
Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đó thì đề tài hướng tới những mục tiêu
cụ thể:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nhà ở cho người lao động,
phát triển nhà ở cho người lao động tại các KCN;
- Xây dựng khung lý thuyết, các thang đo nhằm đánh giá thực trạng phát triển 4
nhà ở cho người lao động tại các KCN;
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nhà ở cho người lao động tại các
KCN trên địa bàn Hà Nội (cả về số lượng và chất lượng nhà ở);
- Đề xuất các giải pháp hướng đến pháp triển nhà ở cho người lao động tại các
KCN trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu là: Phát triển nhà ở cho NLĐ ở khu công nghiệp
- Nhà ở trong đề tài là một khái niệm mở dùng để chỉ nguồn cung cấp nhà ở
dùng vào một mục đích nhất định là đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người lao động trong
các KCN. Sản phẩm nhà ở được tạo nên bằng nhiều nguồn khác nhau và tồn tại trong
khoảng thời gian dài.
- Người lao động ở KCN được hiểu là công nhân lao động làm việc dài hạn
và ngắn hạn ở KCN, họ là những người có nhu cầu về nhà ở.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu về các khía cạnh liên quan đến phát triển nhà ở
cho người lao động ở KCN, thể hiện thông qua số lượng, chất lượng nhà ở cho người
lao động. Đồng thời đề cập đến những vấn đề về luật pháp, chính sách, cơ chế, những
quy định có tính ràng buộc liên quan đến phát triển nhà ở cho người lao động nói
chung và Hà nội nói riêng.
- Về không gian: Quá trình xây dựng, phát triển và bảo đảm việc cung cấp
nhà ở cho người lao động ở KCN thuộc địa bàn Hà Nội.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 – 2023, số liệu sơ
cấp sẽ được thu thập từ 2021 – 2023 và khuyến nghị các giải pháp cho đến năm 2030
và tầm nhìn 2035.
4. Các câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Hiện nay các nghiên cứu về phát triển nhà ở cho người lao động tại các
KCN diễn ra như thế nào? Khoảng trống nghiên cứu là gì? 5
(2) Phát triển nhà ở cho người lao động tại các KCN gồm những nội dung cơ
bản nào? Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nhà ở cho người lao động tại các KCN?
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhà ở cho người lao động ở các KCN?
(3) Thực tiễn phát triển nhà ở cho người lao động ở các khu công nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra như thế nào?
(4) Các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động
ở các KCN ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới là gì?
5. Phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu sẽ thực hiện kế thừa các công trình đã
công bố có liên quan được thực hiện ở trong nước, các bài học kinh nghiệm của các
nước. Thông qua việc tổng hợp, phân tích và so sánh kinh nghiệm về phát triển nhà
ở cho người lao động tại các KCN để đưa ra các gợi ý chính sách, giải pháp phát
triển nhà ở cho người lao động tại các KCN ở Hà Nội.
(2) Các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, so
sánh, để tiếp cận về việc xây dựng nhà ở cho người lao động tại các KCN ở Hà
Nội, phân tích thuận lợi và khó khăn trong phát triển nhà ở cho người lao động tại
các KCN ở Hà Nội để từ đó tìm ra các chính sách, giải pháp phát triển một cách hiệu
quả, bền vững.
(3) Phương pháp nghiên cứu định tính
Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ một số nhóm đối tượng khác nhau,
bao gồm (1) lấy ý kiến chuyên gia (các nhà nghiên cứu chính sách, các nhà khoa học,
trong lĩnh vực xây dựng, nhà ở, qui hoạch KCN), và (2) lấy ý kiến cán bộ quản lý
các cấp: cấp thành phố (HĐND, UBND Thành phố, Sở Xây dựng, ...), một số chủ thể
(lãnh đạo) ở các KCN, (3) chủ nhà xây nhà ở cho người lao động cho thuê nhà ở cho
người TNT khu vực đô thị và một số người lao động ở các KCN đã và đang thuê nhà ở.
Thông tin được thu thập qua việc tổ chức phỏng vấn cá nhân. Cụ thể:
- 10 chủ hộ đang cho thuê nhà ở cho người lao động tại các KCN thuộc địa
bàn Hà Nội ( Danh sách cụ thể tại Phụ lục 1) 6
- 15 lao động hiện đang làm tại các KCN trên địa bàn Hà Nội và đang thuê nhà
ở (Danh sách cụ thể tại Phụ lục 2)
- 05 nhà nghiên cứu về nhà ở cho người lao động, chính sách hỗ trợ người lao
động hiện đang làm việc tại viện nghiên cứu, ban quản lý KCN có am hiểu về vấn đề
phát triển nhà ở cho người lao động tại các KCN.
Các cuộc phỏng vấn đến tiến hành từ 30 - 60 phút, Toàn bộ nội dung các cuộc
phỏng vấn được ghi chép cẩn thận và đầy đủ, được lưu giữ và mã hóa trong máy tính.
Kết quả rút ra không chỉ dựa vào việc tổng hợp lại những ý kiến cá nhân theo từng
nội dung cụ thể mà còn được tập hợp thành quan điểm chung đối với những vấn đề
mà các đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự như nhau.
(4) Phương pháp nghiên cứu định lượng
Để thu thập tư liệu phục vụ việc nghiên cứu, tác giả triển khai việc thu thập
thông tin sơ cấp và thứ cấp.
+ Về số liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, báo cáo của Bộ Tài Nguyên – Môi
trường, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương các vùng và các tổ chức liên tỉnh, các Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Nội, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, Hiệp hội các doanh
nghiệp Việt Nam, các báo cáo của Ngân hàng thế giới, Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế, Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế khác.
+ Về thông tin sơ cấp:
Phương pháp điều tra nhằm thu thập thông tin sơ cấp: Căn cứ vào mục tiêu
các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết tác giả sẽ thiết kế bảng câu hỏi nhằm thu thập
các thông tin liên quan về nhu cầu và tình hình bảo đảm việc cung cấp về nhà ở cho
người lao động ở KCN. Có hai nhóm đối tượng là: bên cung cấp (người xây dựng và
cho thuê nhà ở) và nhóm người lao động tại các KCN trên địa bàn Hà Nội. Chẳng
hạn, số lượng căn hộ/diện tích nhà ở, chất lượng nhà ở đảm bảo, giá bán hoặc giá cho
thuê nhà, khả năng chi trả, đánh giá về môi trường ở... Hoạt động này được thực hiện
thông qua các bước: (1) Chọn mẫu khảo sát; (2) Thiết kế bảng hỏi; (3) Điều tra khảo
sát; (4) Xử lý kết quả điều tra. 7
Trước khi nhập dữ liệu vào máy, các phiếu điều tra sẽ được kiểm tra để phát
hiện các sai sót có thể gặp phải. Tiếp theo chúng được xử lý, tổng hợp bằng các phần
mềm thống kê chuyên dụng để tạo các bảng thống kê phục vụ yêu cầu phân tích, đánh
giá.
Số phiếu phát cho người lao động là 500 phiếu, số phiếu nhận lại là 456 phiếu,
số phiếu được đưa vào phân tích là 420 phiếu (sau khi lọc các phiếu không trả lời đầy
đủ thông tin, các câu trả lời đều ở 1 mức điểm). Thông tin phiếu khảo sát ở phụ lục 3
Số phiếu phát cho người có nhà cung ứng là 200 phiếu, số phiếu nhận lại là
130 phiếu, số phiếu được đưa vào phân tích là 120 phiếu (sau khi lọc các phiếu không
trả lời đầy đủ thông tin, các câu trả lời đều ở 1 mức điểm). Thông tin phiếu khảo sát
ở phụ lục 4 8
5.2 Khung nghiên cứu
Các khái niệm của
chủ thể
Kinh nghiệm phát triển nhà ở
tại 1 số quốc gia
Vai trò và sự cần thiết của
phát triển nhà ở
Cơ sở lý
Nội dung phát triển nhà ở luận và thực
tiễn nhà ở Kinh nghiệm phát triển nhà ở
Hệ thống tiêu chí đánh giá
phát triển nhà ở
Kinh nghiệm phát triển nhà ở
tại một số địa phương
Các yếu tố ảnh hưởng
Hệ thống thể
chế chính sách Phát triển nhà ở cho NLĐ ở các KCN
về phát triển
Thực trạng liên kết nhà ở cho NLĐ tại các KCN ở
Hà Nội
Kết quả của phát triển Những vấn đề tồn tại và
nguyên nhân
Bối cảnh quốc tế và Một số giải pháp thúc Quan điểm, định hướng
trong nước về phát triển nhà ở cho
đẩy phát triển NLĐ tại các KCN 9
6. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề phát triển
nhà ở nói chung và phát triển nhà ở cho NLĐ ở các KCN nói riêng.
- Luận án cũng đánh giá một cách khách quan về thực trạng phát triển nhà ở
cho NLĐ tại các KCN ở Hà Nội từ đó đưa ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm
thúc đẩy phát triển nhà ở cho NLĐ ở các KCN trong tương lai. Đây có thể được coi
là những luận cứ khoa học và là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các cơ quan quản lý
nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là cho các DN kinh doanh nhà ở
cho NLĐ và các chủ thể liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án được chia làm 4 chương như
sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu phát triển nhà ở cho người
lao động tại các khu công nghiệp
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nhà ở cho người lao động
tại khu công nghiệp.
Chương 3: Thực trạng phát triển nhà ở cho người lao động tại các khu công
nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Chương 4. Phương hướng và giải pháp phát triển nhà ở cho người lao động tại
các Khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.
10
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Phần tổng quan này tác giả tập trung vào hai hướng chính gồm tổng hợp rà
soát và đánh giá các nghiên cứu về chính sách phát triển thị trường bất động sản
(TTBĐS) nói chung và các nghiên cứu về phát triển nhà ở cho người lao động tại các
Khu công nghiệp (KCN) .
Thứ nhất, Các nghiên cứu về chính sách phát triển thị trường bất động
sản nói chung
Hầu hết các tác giả đều tập trung theo 2 mảng nghiên cứu chính sau: (1) Chính
sách phát triển thị trường bất động sản (TTBĐS); (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của TTBĐS.
(1) Chính sách phát triển TTBĐS
Hernando de Soto (2006) trong cuốn sách “Sự bí ẩn của vốn” [41], cho rằng
vai trò thể chế thực chất là tạo lập khuôn khổ pháp lý phù hợp với thực tiễn để tất cả
các tài sản BĐS đều được đăng ký chính thức, được huy động hữu hiệu vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, và đưa vào vận hành trong nền kinh tế. Trình độ phát triển của
thể chế TTBĐS là thước đo đại diện cho trình độ phát triển của thể chế kinh tế thị
trường tại các quốc gia. Nếu có thể chế và chính sách thích hợp, nguồn tài nguyên
đất đai sẽ là nguồn lực sản xuất, kinh doanh đóng góp lớn nhất cho sự thịnh vượng
của mỗi quốc gia. Ưu tiên chính sách hàng đầu của mọi nước là biến nguồn tài nguyên
(đất đai là một thành tố) thành nguồn lực và từ đó trở thành tài sản và vốn của nền
kinh tế.
Ở góc độ của các nền kinh tế chuyển đổi, Peter Nolan (2004), Trung Quốc
trước ngã ba đường [43] nhận định để có thể chuyển đổi và phát triển thành công cần
xác lập các thể chế kinh tế mà các chủ thể kinh tế, không phân biệt thành phần kinh
tế đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tiếp cận nguồn lực (mà đất đai,
BĐS là một yếu tố cực kì quan trọng). Điều này có nghĩa là, cần phải có khung chính
sách để xây dựng những thể chế này (Philip Day, 2005 trong “Đất” [73]), Stephen