4.2.3. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Sơn La hiện vẫn chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh, trong nước, giá trị xuất khẩu chưa cao, sản lương xuất khẩu chưa nhiều. Đối với thị trường trong nước: Các sản phẩm nông sản hữu cơ sản xuất ra được bán trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân tiêu thụ trong tỉnh; thị trường trong nước là chủ yếu: Sản phẩm nông sản hữu cơ có mặt tại các điểm nhận diện thương hiệu sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La, tại 6 siêu thị Winmart: Winmart Royal City, Winmart Trung Hoà, Winmart Thăng Long, Winmart Lê Đức Thọ, Winmart Time City, Winmart Smart City; Các sản phẩm nông sản hữu cơ có mặt tại hệ thống chuỗi siêu thị: Vinmart, Big C, Lotte, Hapro… với số lượng lớn; Nông sản hữu cơ được tiêu thụ tại các tỉnh khác như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, .…
Đặc biệt, để giải quyết bài toán về tiêu thụ nông sản, Tỉnh Sơn La đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến nông sản tại tỉnh, đến nay toàn tỉnh hiện có 560 nhà máy, cơ sở chế biến nông sản (trong đó có 17 nhà máy, 543 cơ sở), trong đó có 03 nhà máy và 01 trung tâm chế biến rau, quả lớn nhất tại tỉnh, gồm: Nhà máy chế biến chanh leo, rau củ, quả xuất khẩu của Tập đoàn Nafoods tại huyện Mộc Châu; Nhà máy Bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn IC Food Hàn Quốc tại huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ; Trung tâm Chế biến rau quả DOVECO Sơn La của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (UBND tỉnh Sơn La, 2021). Tuy nhiên, trong thực tế số lượng nông sản hữu cơ sản xuất ra được bán trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân thông qua hợp đồng tiêu thụ để phục vụ chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ so với sản lượng nông sản sản xuất ra
206 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ NGÂN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2024
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ NGÂN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 9620115
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỖ HOÀI NAM
THÁI NGUYÊN - 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả
hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội
dung nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ngân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô
giáo Khoa Kinh tế, các thầy cô giáo thuộc bộ môn Kinh tế ngành của Trường
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi mọi mặt trong suốt quá trình hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Đỗ
Hoài Nam, người thầy tâm huyêt đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và
chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Sơn La, Cục thống kê tỉnh Sơn La đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến
hành nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn kịp
thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận án.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ngân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 2
MỤC LỤC .................................................................................................................. 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 7
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 6
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp hữu cơ ............................. 6
1.1.1. Liên quan đến nội dung phát triển nông nghiệp hữu cơ ................................... 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ ............................... 9
1.2. Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống nghiên cứu .................................... 13
1.2.1. Đánh giá chung kết quả các công trình khoa học đã nghiên cứu .................... 13
1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài ............................ 14
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ....................................................................... 16
2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp hữu cơ ....................... 16
2.1.1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp hữu cơ ............. 16
2.1.2. Đặc điểm của phát triển nông nghiệp hữu cơ ................................................. 37
2.1.3. Vai trò của phát triển nông nghiệp hữu cơ ...................................................... 38
2.1.4. Nội dung của phát nông nghiệp hữu cơ .......................................................... 41
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ ............................. 44
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp hữu cơ .................................. 50
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ từ một số quốc gia trên thế giới ....... 50
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt nam................................ 54
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn
La ............................................................................................................................... 60
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 62
3.1. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận .................................................... 62
3.1.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 62
Nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi: ....................................................... 62
3.1.2. Phương pháp tiếp cận ...................................................................................... 62
3.2. Khung phân tích ................................................................................................. 63
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 65
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 65
3.3.2. Phương pháp tổng hợp .................................................................................... 69
3.3.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 69
3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 75
3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ ................. 75
3.4.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ .. 76
3.4.3. Chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ..... 76
3.4.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................... 76
Chương 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ............. 79
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ........................................................................... 79
4.1. Khái quát về tỉnh Sơn La.................................................................................... 79
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 79
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La ............................................................ 81
4.1.3. Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn của tỉnh Sơn La đến phát triển nông
nghiệp hữu cơ ............................................................................................................ 85
4.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La ................. 88
4.2.1. Phát triển về quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ ........................................ 88
4.2.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ ....................... 92
4.2.3. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ .......................... 96
4.2..4. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ .................... 100
4.3. Đánh giá các biện pháp tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ trên
địa bàn tỉnh Sơn La ................................................................................................. 106
4.3.1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ .................................................... 106
4.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ ........................ 107
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn
tỉnh Sơn La .............................................................................................................. 111
4.4.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể sản xuất ............................................................ 111
4.4.2. Các yếu tố thuộc về điều kiện khách quan .................................................... 119
4.4.3. Phân tích hồi quy đánh giá yếu tố tác động đến việc tham gia sản xuất nông
nghiệp hữu cơ .......................................................................................................... 123
4.5. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La ....... 129
4.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 129
4.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 130
Chương 5 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA .......................................................................... 133
5.1. Căn cứ đề xuất định hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn
tỉnh Sơn La ............................................................................................................... 133
5.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến pháp phát triển nông nghiệp hữu
cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La ....................................................................................... 133
5.1.2. Chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở phương pháp phân
tích SWOT............................................................................................................... 137
5.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn
tỉnh Sơn La ............................................................................................................... 139
5.3. Các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La ... 141
5.3.1. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, đặc biệt là các chủ thể tham gia
phát triển nông nghiệp hữu cơ về lợi ích của nông nghiệp hữu cơ ......................... 141
5.3.2. Thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ .................................. 143
5.3.3. Củng cố, mở rộng về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ..... 145
5.3.4. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ ................................................. 147
5.3.5. Nâng cao nguồn lực sản xuất nông nghiệp hữu cơ ....................................... 149
5.3.6. Hoàn thiện quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển nông
nghiệp hữu cơ .......................................................................................................... 151
5.3.7 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách ................................................... 152
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 162
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
BQ Bình quân
HTX Hợp tác xã
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NNHC Nông nghiệp hữu cơ
SXNN Sản xuất nông nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Uỷ ban nhân dân
DT Diện tích
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân biệt giữa nông nghiệp hữu cơ với nông nghiệp sạch, nông nghiệp
truyền thống .............................................................................................................. 33
Bảng 3.1: Kết quả chọn hộ theo tiêu thức loại hình hộ ............................................. 67
Bảng 3.2: Phân tích SWOT ....................................................................................... 70
Bảng 3.3: Thang đo Likert – 5 mức độ ..................................................................... 71
Bảng 3.4: Các biến sử dụng trong mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...... 72
Bảng 3.5: Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
việc tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ của hộ nông dân ...................................... 74
Bảng 4.1: Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La ............ 88
Bảng 4.2: Sản lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai
đoạn 2020-2022 ......................................................................................................... 89
Bảng 4.3: Diện tích, sản lượng một số sản phẩm được cấp chứng nhận hữu cơ ...... 90
Bảng 4.4: Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hình thức tổ chức sản
xuất trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2022 ................................................. 92
Bảng 4.5: Thị trường xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La ......................... 97
Bảng 4.6: Kết quả sản xuất lúa hữu cơ ................................................................... 100
Bảng 4.7: Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa hữu cơ ............................. 101
Bảng 4.8: Kết quả sản xuất rau hữu cơ ................................................................... 102
Bảng 4.9: Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau hữu cơ (Rau cải) ............. 103
Bảng 4.10: Kết quả sản xuất bưởi hữu cơ ............................................................... 103
Bảng 4.11: Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi hữu cơ ........................ 104
Bảng 4.12: Kết quả sản xuất chè hữu cơ ................................................................. 105
Bảng 4.13: Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè hữu cơ .......................... 105
Bảng 4.14: Kết quả khảo sát về triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp hữu cơ ................................................................................................. 110
Bảng 4.15. Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm hộ điều tra .................................... 112
Bảng 4.16: Đánh giá của hộ sản xuất về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng .................. 121
Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA Rotated factor loadings (pattern matrix)......... 125
Bảng 4.18: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia sản xuất
nông nghiệp hữu cơ của hộ nông dân ..................................................................... 127
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP
Biểu đồ 4.1: Lý do các hộ chưa áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ......... 94
Biểu đồ 4.2: Đánh giá mức độ tham gia liên kết của ........................................ 95
Biểu đồ 4.3: Lý do tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ của hộ khảo sát 115
Biểu đồ 4.4: Kênh thông tin tiếp cận kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ
....................................................................................................................... 116
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp
hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La ...................................................................... 64
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ....................... 98
Hộp 4.1: Đánh giá về sản xuất chè hữu cơ của Công ty cổ phần chè Chiềng Đi
......................................................................................................................... 93
Hộp 4.2. Đánh giá về việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ của ......................... 99
Hộp 4.3. Đánh giá những khó khăn trong phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Mường La ............................................. 99
Hộp 4.4. Đánh giá của hộ sản xuất chè hữu cơ ............................................. 106
Hộp 4.5. Đánh giá những khó khăn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ ... 114
Hộp 4.6. Những khó khăn về công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
....................................................................................................................... 117
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển ngành nông nghiệp đã trải qua hàng ngàn năm, cho đến
nay vẫn thấy nông nghiệp là ngành đóng vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng của
mọi quốc gia trên thế giới, phát triển nông nghiệp là một tất yếu khách quan. Trong
những năm qua, do áp lực tăng nhanh của dân số, công nghiệp hoá, đô thị hóa và
biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng dẫn đến diện tích đất canh tác bị mất dần đi vì
vậy nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã lựa chọn phát triển nông
nghiệp theo hướng thâm canh, tăng năng suất. Tuy nhiên, cùng với việc thâm canh
là việc lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu đã gây ra tình trạng ngày càng gia
tăng suy thoái đất và ô nhiễm môi trường, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng
đang trở thành một vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Trước
tình hình đó, quay trở lại sản xuất nông nghiệp hữu cơ được coi là giải pháp khắc
phục tình trạng này, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn của người tiêu dùng và phục vụ xuất
khẩu. Vì thế phát triển nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu trên
toàn thế giới, chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của nhiều nước và Việt
Nam cũng không nằm ngoại lệ trong xu hướng đó.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định
hướng và chính sách liên quan đến đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ trên
phạm vi cả nước, cụ thể: Ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội đại biểu lần
thứ XIII đã khẳng định cần: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát
huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, đạt tiêu chuẩn phổ biến
về an toàn thực phẩm” trong “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-
2030” và chỉ rõ “phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ” là nội dung quan trọng nhằm
cơ cấu lại nông nghiệp, phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở Việt
Nam hướng đến các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đạt tiêu chuẩn phổ biến
và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển
nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030. Đặc biệt, đối với vùng Trung du và
miền núi phía Bắc, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày
01/8/2022, với nội dung chủ đạo của Nghị quyết này là “đến năm 2030, vùng Trung
du và miền núi phía Bắc là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện trên cơ sở
đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô
Hà Nội; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng, nông nghiệp ứng 2
dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản”, đã khẳng định phát triển nông nghiệp hữu
cơ là một trong những nội dung cơ bản để thực hiện phát triển xanh, bền vững.
Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam, có diện tích đất tự
nhiên rộng lớn, có 408.109 ha đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 28,93% tổng diện
tích đất tự nhiên) (Cục thống kê tỉnh Sơn La, 2022), đất đai trên địa bàn tỉnh còn
khá tốt, tầng đất dầy, nhiều mùn, với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau tạo ra lợi
thế phát triển tập đoàn cây trồng phong phú và đa dạng với nhiều loại cây trồng như
cây công nghiệp (chè, cà phê ), cây ăn quả các loại (xoài, nhãn, chuối, cây có
múi, ), rau (các loại, rau đặc sản), hoa, cây thực phẩm, đặc biệt là rau trái vụ, quả
ôn đới có chất lượng mang hương vị đặc trưng của tỉnh so với vùng khác. Với
những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Sơn La được đánh giá là vùng đất giàu tiềm
năng để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đặc biệt, phát triển nông nghiệp hữu cơ là
một chủ trương lớn đang được tỉnh Sơn La quan tâm và đẩy mạnh, cụ thể: Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã khẳng định: “Tập trung phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nâng cao
chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với
xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
và xuất khẩu”; Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-UBND
ngày 28/2/2019 về hỗ trợ cho các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp
theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 – 2020 Tính đến hết năm
2022, tổng diện tích được cấp chứng nhận hữu cơ của tỉnh là 187 ha. Ngoài ra, toàn
tỉnh có 395,9 ha được cấp chứng nhận chuyển đổi hữu cơ, 7.610 ha sản xuất theo
hướng hữu cơ (UBND tỉnh Sơn La, 2022).
Tuy nhiên, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La
vẫn còn khá khiêm tốn, quy mô sản xuất một số nông sản còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa
tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương, nông sản hữu cơ của tỉnh
vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng nông nghiệp và giá trị xuất khẩu
nông sản, số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân tham gia sản xuất nông
nghiệp hữu cơ chưa nhiều, mức độ liên kết của các chủ thể tham gia sản xuất còn
lỏng lẻo; tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu thấp, do quy trình sản xuất nông nghiệp hữu
cơ đòi hỏi khắt khe, sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần có vùng cách ly với nông
nghiệp sản xuất truyền thống nhằm ngăn chặn tác động trực tiếp của hoá chất với
sản phẩm. Trong khi đó, tại địa bàn tỉnh hầu hết các vùng sản xuất cây trồng đều
trên đất dốc nên rất khó khăn trong việc khoanh vùng (UBND tỉnh Sơn La, 2022).
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ mất nhiều chi phí, công sức và thời gian, 3
dẫn đến việc đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ còn nhiều hạn chế, trong khi đó
thị trường tiêu thụ một số loại nông sản thiếu ổn định. Ngoài ra, người nông dân còn
gặp phải những vướng mắc trong quá trình sản xuất liên quan đến vốn, kỹ thuật sản
xuất, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm hữu cơ cần được nghiên cứu, đánh
giá để có giải pháp tháo gỡ. Cho đến nay, đây vẫn là khoảng trống và cần thiết để
tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La”
làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp hữu cơ
trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La, nâng cao
giá trị sản phẩm, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm, cải thiện đời sống của
người nông dân và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.2. Mục tiêu cụ thế
- Hệ thống hóa góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận và đánh giá một số
kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp hữu cơ;
- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La
giai đoạn 2020-2022;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ, các yếu
tố ảnh hưởng đến việc tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ của hộ nông dân trên
địa bàn tỉnh Sơn La;
- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên
địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những vấn đề lý luận về phát triển nông
nghiệp hữu cơ và thực trạng, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Sơn La.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên
trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung nghiên cứu phát triển lĩnh vực trồng trọt
hữu cơ, xem xét chủ yếu về khía cạnh kinh tế trong phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Trong đó, tác giả tập trung đánh giá về phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu
cơ, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển thị 4
trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp hữu cơ.
* Phạm vi về không gian
Luận án được triển khai nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó tập
trung chủ yếu tại 5 huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Thuận Châu, Phù Yên, Mường La.
* Phạm vi về thời gian
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ giai đoạn 2020-2022.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2023.
- Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề xuất đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp về mặt lý luận
- Thứ nhất, dựa trên nền tảng lý thuyết về nông nghiệp hữu cơ, luận án đã luận
giải và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp hữu cơ, bao gồm: Khái
niệm về phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc điểm của phát triển nông nghiệp hữu cơ,
nội dung của phát triển nông nghiệp hữu cơ.
- Thứ hai, trên cơ sở những phân tích, tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu
trước đây, tác giả đã xác định các yếu tố được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến phát
triển nông nghiệp hữu cơ.
- Thứ ba, luận án đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu để đo
lường phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Đóng góp về mặt thực tiễn
- Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu: Luận án đã phân tích, đánh giá, kết luận
có căn cứ khoa học về thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn
La dựa trên 4 khía cạnh: Phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển
các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp hữu cơ, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng có sử dụng kết hợp
phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng như
phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình hồi quy đa biến (logistic) để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn
tỉnh Sơn La mà trước đây chưa có nghiên cứu nào áp dụng cho tỉnh Sơn La. Ngoài ra,
luận án đã xác định được chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh
dựa trên cơ sở phương pháp phân tích SWOT.
- Thứ ba, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung chuyên sâu về phát
triển nông nghiệp hữu cơ trên đia bàn tỉnh Sơn La. Luận án là công trình khoa học 5
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp hộ nông dân, hợp tác xã,
doanh nghiệp, chính quyền các địa phương nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng có cách
nhìn cụ thể, toàn diện, có căn cứ để đề xuất, triển khai những giải pháp nhằm mục
đích thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tuy đề tài nghiên cứu của tác giả được
tiến hành trên địa bàn tỉnh Sơn La, nhưng những vấn đề đặt ra mang tính chung và
tất yếu cho nhiều địa phương khác trên cả nước.
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết
cấu thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp
hữu cơ
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La
Chương 5: Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh
Sơn La
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp hữu cơ
1.1.1. Liên quan đến nội dung phát triển nông nghiệp hữu cơ
* Phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp bền
vững. Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn thấp. Chính vì vậy, để khuyến khích phát
triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, cần hoạch định các bước đi vững chắc ngay
từ đầu, cần áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt cần giảm dần lượng
phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học và tiến tới chấm dứt việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với phần diện tích đang canh tác theo thâm canh
truyền thống (Mai Văn Quyền & Vũ Thị Quyền, 2017). Cùng quan điểm đó, nghiên
cứu của Phạm Thị Huyền, Ngô Thế Nam (2020) đều khẳng định: sản xuất nông
nghiệp hữu cơ là hướng phát triển bền vững mà ngành nông nghiệp Hà Nội đang
thực hiện, song việc thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất thông thường sang sản
xuất hữu cơ không hề dễ dàng, dưới sức ép ngày càng gia tăng từ quá trình đô thị
hoá, hiện đại hoá, hoạt động sản xuất đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm
về diện tích và sản lượng. Do đó, việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong chọn
giống canh tác, bảo quản và chế biến nông sản hữu cơ có ý nghĩa hết sức quan
trọng, góp phần đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm.
Theo quan điểm của các tác giả Rafi Grosglik (2015); Trần Thị Thu Huyền,
Trương Quốc Hưng (2021) và Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2021) đều cho thấy,
quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhỏ lẻ gây khó khăn trong quá trình sản xuất
cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu
cơ, do đó cần tăng cường mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Rafi Grosglik (2015) đã nghiên cứu về sản xuất nông nghiêp hữu cơ của Israel,
nghiên cứu đã cho thấy yêu cầu cấp thiết cần mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp
hữu cơ của Israel nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu
rộng rãi các sản phẩm hữu cơ, gia tăng sự xuất hiện của các sản phẩm hữu cơ tại các thị
trường cao cấp trên thế giới.
Tác giả Trần Thị Thu Huyền và Trương Quốc Hưng (2021) nghiên cứu về
thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Hà Nam. Nghiên cứu đã
cho thấy, phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh còn gặp phải một số hạn chế 7
như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người dân còn
thiếu, ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo quản nông sản hữu cơ còn yếu, những
đặc điểm này khá tương đồng với tỉnh Sơn La. Chính vì vậy, để thúc đẩy phát triển
nông nghiệp hữu cơ thì việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp
với điều kiện của tỉnh là yêu cầu hết sức cần thiết.
Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm
năng sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ của các hợp tác xã nông nghiệp tại Thừa Thiên
Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình mở rộng quy mô sản xuất lúa hữu cơ
trên toàn tỉnh vẫn còn thấp, số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất
nông nghiệp hữu cơ còn ít, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của
địa phương. Chính vì vậy, để nâng cao tiềm năng sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ, các
hợp tác xã cần mở rộng quy mô sản xuất, ngoài ra cần tăng cường mở rộng các mối
liên kết, hợp tác giữa các công ty giống – vật tư, các tác nhân tiêu thụ, các cơ quan
quản lý nhà nước về nông nghiệp và các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học.
* Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Mai (2020), Nguyễn Văn Thành và
cộng sự (2020) và tác giả Bùi Thị Minh Hà và cộng sự (2022) đều cho thấy sự cần
thiết phải liên kết trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cụ thể:
Nguyễn Thị Mai (2020) đã tiến hành nghiên cứu phát triển nông nghiệp hữu
cơ tại các huyện ngoại thành Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy, để phát triển
nông nghiệp hữu cần xây dựng, phát triển và hoàn thiện các hình thức liên kết sản
xuất, kinh doanh bền vững trong nông nghiệp nhằm đẩy mạnh quá trình tập trung,
tích tụ ruộng đất phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, hướng tới
phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thành và cộng sự (2020) cho
thấy liên kết giữa nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ chưa chặt chẽ, liên
kết này được thực hiện chủ yếu thông qua việc trao đổi thông tin về kỹ thuật sản
xuất, trao đổi thông tin về đầu vào và đầu ra chưa được nông hộ quan tâm. Trong
khi đó, liên kết giữa hộ nông dân với công ty doanh nghiệp được thực hiện khá chặt
chẽ thông qua hợp đồng, đặc biệt là điều khoản về giá cả và thời điểm bán sản
phẩm. Nhờ vậy, hiệu quả bao tiêu sản phẩm đầu ra trong hợp tác liên kết sản xuất
lúa hữu cơ cao hơn so với lúa thường.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Minh Hà và cộng sự (2022) cho thấy,
có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia liên kết của nông dân sản xuất chè hữu cơ tại
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Việc thực hiện quy trình sản xuất; 8
tiếp cận vật tư cho sản xuất; nhân lực cho sản xuất, diện tích đất canh tác chè, thị
trường tiêu thụ sản phẩm, giá thu mua sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Trong
đó giá thu mua sản phẩm và việc thực hiện quy trình sản xuất là hai yếu tố có quyết
định trong việc tham gia vào liên kết của nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất
chè hữu cơ.
* Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
Bên cạnh việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được xem là chìa khoá giúp phát triển
nông nghiệp hữu cơ được bền vững. Việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp hữu cơ có ý nghĩa hết sức cần thiết và là mắt xích quan trọng góp phần phát
triển nông nghiệp hữu cơ.
Đỗ Đình Long, Nguyễn Khánh Doanh và Bùi Thị Minh Hằng (2016) nghiên
cứu về động lực và những yếu tố cản trở việc chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ
trong sản xuất chè của các tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả nghiên cứu dựa trên việc
điều tra 319 hộ sản xuất chè hữu cơ và 218 hộ sản xuất chè theo phương pháp
truyền thống, nghiên cứu đã khẳng định được vai trò quan trọng của việc phát triển
thị trường tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất chè hữu cơ, cụ thể: Động lực chủ yếu
thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang sản xuất chè hữu cơ là yếu tố thu nhập và thị
trường tiêu thụ. Trong khi đó, yếu tố cản trở lớn nhất là thị trường tiêu thụ chè hữu
cơ không ổn định, ngoài ra còn do quy trình sản xuất chè hữu cơ phức tạp và không
có kiến thức về sản xuất chè hữu cơ.
Theo nghiên cứu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng
(2023) cho thấy, mặc dù tỉnh Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp hữu cơ; người nông dân có trình độ và đã từng bước hình thành thói quen
sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc trong sản
xuất và quan tâm đến sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên công tác xúc tiến thương
mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm hữu cơ chưa được thực hiện rộng rãi, chủ yếu do
doanh nghiệp tự tìm kiếm thị trường cho nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển
nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. (Trung tâm Khuyến nông quốc gia, 2023).
* Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành nghiên cứu và đánh
giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cụ thể:
Tác giả Lê Quý Kha và cộng sự (2017), Nguyễn Công Thành và Trần Thị
Tuyết Vân (2021) đều nghiên cứu và đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế trong sản
xuất lúa hữu cơ, kết quả nghiên cứu đều cho thấy lợi nhuận sản xuất lúa hữu cơ cao 9
hơn so với lúa vô cơ. Trong khi Lê Quý Kha và cộng sự đánh giá hiệu quả kinh tế
trong mô hình liên kết bốn nhà sản xuất lúa gạo hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế tại
Trà Vinh thông qua chỉ tiêu: tổng chi phí sản xuất; chênh lệch thu nhập lúa hữu cơ
so với lúa vô cơ/ha; lợi nhuận/ha. Nguyễn Công Thành và cộng sự đã đánh giá hiệu
quả về mặt kinh tế trong mô hình lúa hữu tại Đồng bằng sông Cửu Long thông qua
một số chỉ tiêu như: Tổng chi phí; năng suất; giá bán; tổng thu nhập; lợi nhuận; giá
vốn; lợi nhuận/kg gạo và hiệu quả sử dụng vốn hoặc tỷ lệ lợi ích/chi phí cận biên để
tính toán dựa trên việc so sánh với mô hình lúa vô cơ.
Tác giả Cao Đình Thanh (2019) đã nghiên cứu và cho thấy những lợi ích đạt
được khi phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, đó là tạo lập giá trị kinh tế
cao hơn các sản phẩm thông thường; đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng; không
gây ảnh hưởng đến môi trường; có thể kết hợp với các loại hình kinh tế khác để
mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất. Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp
hữu cơ tại Việt Nam, khoa học công nghệ là phải đi trước tiên, tiếp đến là nâng cao
nhận thức về sản phẩm hữu cơ.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ đã được
thực hiện chủ yếu bởi các học giả nước ngoài. Căn cứ theo nội dung thì các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ bao gồm:
Đặc điểm của chủ hộ: Đặc điểm của chủ hộ bao gồm giới tính, độ tuổi, trình
độ học vấn, dân tộc, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và quy mô hộ đã được
nhiều nghiên cứu chứng minh có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ.
- Tuổi: Một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy tuổi
của chủ hộ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lạc (2022) cho thấy chủ hộ càng trẻ tuổi thường có
xu hướng dễ chấp nhận và ứng dụng các kiến thức mới vào sản xuất cao hơn so với
người lớn tuổi thường thực hành sản xuất bằng kinh nghiệm của mình. Nghiên cứu của
Foyez Ahmed Prodhan và cộng sự (2023), Xiaohong Zhou, Donghong Ding (2022) và
Yongrui Hou và cộng sự (2022) cũng cùng quan điểm với nghiên cứu của Nguyễn Văn
Lạc và đều khẳng định, nông dân càng lớn tuổi thì khả năng tham gia sản xuất nông
nghiệp hữu cơ của họ càng ít, do họ ít hiểu biết về sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tuy
nhiên, trái ngược với các nghiên cứu trên Yumei Xie và cộng sự (2015) tại Trung Quốc
lại cho rằng khi các điều kiện khác không đổi, nông dân có nhiều khả năng canh tác
hữu cơ khi họ già đi. Lý do có thể là do những người nông dân càng lớn tuổi thì họ
càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề sức khoẻ. 10
- Giới tính: Nghiên cứu của Xiaohong Zhou và cộng sự (2022) chỉ ra rằng
trong giai đoạn đầu phát triển nông nghiệp hữu cơ, nam giới không sẵn sàng tham
gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ, họ ưa chuộng các kỹ thuật nông nghiệp truyền
thống hơn để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và thu nhập từ nông nghiệp.
- Trình độ học vấn: Nghiên cứu của Xiaohong Zhou và cộng sự (2022) và
Foyez Ahmed Prodhan và cộng sự (2023) đều cho thấy trình độ học vấn của hộ có
ảnh hưởng tích cực đến phát triển nông nghiệp hữu cơ, cụ thể: Nghiên cứu của
Xiaohong Zhou và cộng sự (2022) đã cho thấy khi trình độ học vấn của người nông
dân càng cao thì hiểu biết của họ càng tốt và khả năng họ tham gia sản xuất nông
nghiệp hữu cơ càng cao. Cùng với quan điểm đó, theo Foyez Ahmed Prodhan và
cộng sự (2023), khi người nông dân có trình độ học vấn càng cao thì họ càng nhận
thức rõ hơn về canh tác hữu cơ, dần dần họ sẽ có thái độ tích cực hơn đối với việc áp
dụng canh tác hữu cơ .
- Kinh nghiệm sản xuất: Nghiên cứu của Xiaohong Zhou và cộng sự (2022)
chỉ ra rằng, khi người nông dân đã có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp
thì khả năng họ sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ càng ít, do họ đã
quen với sản xuất nông nghiệp truyền thống. Cùng quan điểm đó, kết quả nghiên cứu
của Foyez Ahmed Prodhan và cộng sự (2023) cũng cho thấy những người nông dân
khi họ có ít kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp thì họ thường có thái độ tích cực hơn
đối với việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Nguồn lực sản xuất của hộ:
- Đất đai: Nghiên cứu của Karki và cộng sự (2011) chỉ ra rằng đối với các hộ
nông dân trồng chè thì những hộ nào có diện tích đất nông nghiệp càng lớn thì càng
có xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bởi lẽ, chỉ có những hộ có trang trại lớn
thì họ mới có đủ vốn để đầu tư, có thể chấp nhận rủi ro khi sử dụng kỹ thuật công
nghệ mới và có thể chi trả những chi phí liên quan đến việc cấp chứng nhận sản
phẩm hữu cơ.
- Lao động: Nghiên cứu của Yongrui Hou và cộng sự (2022) và nghiên cứu của
Yumei Xie và cộng sự (2015) đều đã chỉ ra rằng lao động là một yếu tố quan trọng
trong canh tác hữu cơ, lao động càng dồi dào thì nông dân càng sẵn sàng tiến hành sản
xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Xiaohong Zhou, Donghong
Ding (2022) cho thấy, khi người nông dân được đào tạo về sản xuất nông nghiệp hữu
cơ thì họ càng hiểu rõ hơn về phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vì vậy họ dễ
chấp nhận và sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hơn.
- Vốn: Theo nghiên cứu của Đoàn Quang Huy (2022) cho thấy, nhu cầu về