Các kết quả nghiên cứu về thực tiễn
- Luận án phân tích và phản ánh một cách trung thực, khách quan về thực trạng phát triển thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống khu vực phía Bắc nói chung dựa trên một số làng nghề được lựa chọn nghiên cứu. Các vấn đề được tập trung nghiên cứu, đánh giá bao gồm: Thực trạng nhận thức và nỗ lực đầu tư của các chủ thể trong phát triển thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống; Thực trạng nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống;
Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng cảm nhận thương hiệu; Thực trạng các hoạt động phát triển liên tưởng thương hiệu; Thực trạng các hoạt động gia tăng lòng trung thành thương hiệu.
- Từ phân tích các vấn đề thực trạng phát triển thương hiệu của các làng nghề TCMN truyền thống, luận án chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân để xác lập các căn cứ cho các giải pháp được đề xuất.
- Luận án hệ thống các giải pháp chủ yếu để phát triển thương hiệu làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khu vực phía Bắc giai đoạn 2030. Các giải pháp chính mà luận án hướng tới là:
+ Giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường đầu tư cho phát triển thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống.
+ Giải pháp nâng cao chất lượng cảm nhận thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống.
+ Giải pháp phát triển liên tưởng thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống.
+ Giải pháp gia tăng sự trung thành thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống.
198 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thương hiệu làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khu vực phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------
ĐÀO CAO SƠN
PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU LÀNG NGHỀ
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG
KHU VỰC PHÍA BẮC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------
ĐÀO CAO SƠN
PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU LÀNG NGHỀ
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG
KHU VỰC PHÍA BẮC
Chuyên ngành : Kinh doanh thƣơng mại
Mã số : 934.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS,TS. Nguyễn Quốc Thịnh
2. PGS,TS. An Thị Thanh Nhàn
Hà Nội, năm 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Phát triển thương hiệu làng nghề thủ công mỹ
nghệ truyền thống khu vực phía Bắc” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của hai nhà khoa học tại Trường Đại học
Thương mại là PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và PGS.TS An Thị Thanh Nhàn.
Các kết quả nghiên cứu cùng những số liệu thống kê, hình ảnh trình bày
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy
định. Các kết luận được rút ra từ quá trình nghiên cứu là không trùng lặp và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Đào Cao Sơn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ban Giám Hiệu, Phòng
Quản lý Sau Đại học, Khoa Marketing, Bộ môn Quản trị Thương hiệu cùng các
thầy cô giáo của Trường Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới 2 nhà khoa học
là PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và PGS.TS An Thị Thanh Nhàn đã tận tình hướng
dẫn để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã luôn
ủng hộ, chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Đào Cao Sơn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài luận án .............................................................. 1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án .............................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ....................................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 13
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 15
6. Các kết quả nghiên cứu đạt được của luận án ................................................... 22
7. Những điểm mới của luận án ............................................................................. 23
8. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 24
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN
THƢƠNG HIỆU LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ............................................. 25
1.1. Khái quát về thương hiệu và tài sản thương hiệu ........................................... 25
1.1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thương hiệu ..................................... 25
1.1.2. Một số mô hình thương hiệu .................................................................... 27
1.1.3. Phát triển thương hiệu .............................................................................. 29
1.1.4. Tài sản thương hiệu .................................................................................. 31
1.2. Nội dung và các điều kiện phát triển thương hiệu làng nghề ......................... 38
1.2.1. Tiếp cận về phát triển thương hiệu làng nghề .......................................... 38
1.2.2. Đặc điểm hoạt động làng nghề truyền thống và thương hiệu làng nghề
truyền thống ........................................................................................................ 41
1.2.3. Các nội dung phát triển thương hiệu làng nghề ....................................... 47
1.2.4. Điều kiện và mô hình phát triển thương hiệu làng nghề .......................... 55
1.3. Kinh nghiệm phát triển thương hiệu làng nghề truyền thống ......................... 64
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thương hiệu làng nghề của một số quốc gia ....... 64
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển thương hiệu làng nghề một số khu vực trong nước ..... 68
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho các làng nghề TCMN truyền thống khu vực
phía Bắc .............................................................................................................. 71
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 73
iv
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG
HIỆU LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG KHU
VỰC PHÍA BẮC ..................................................................................................... 74
2.1. Tổng quan về làng nghề TCMN truyền thống khu vực phía Bắc ................... 74
2.1.1. Giới thiệu chung về các làng nghề truyền thống khu vực phía Bắc ......... 74
2.1.2. Công tác quy hoạch và bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
khu vực phía Bắc ................................................................................................ 80
2.2. Các hoạt động phát triển thương hiệu tại một số làng nghề truyền thống
TCMN phía Bắc ..................................................................................................... 84
2.2.1. Thực trạng nhận thức và nỗ lực đầu tư của các chủ thể trong làng
nghề về phát triển thương hiệu ........................................................................... 84
2.2.2. Thực trạng các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về
thương hiệu làng nghề truyền thống ................................................................... 92
2.2.3. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng cảm nhận thương hiệu . 101
2.2.4. Thực trạng các hoạt động phát triển liên tưởng thương hiệu ................. 111
2.2.5. Thực trạng các hoạt động gia tăng lòng trung thành thương hiệu ......... 121
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu làng
nghề truyền thống TCMN khu vực phía Bắc ....................................................... 130
2.3.1. Những kết quả đạt được trong phát triển thương hiệu làng nghề
TCMN truyền thống khu vực phía Bắc ............................................................ 130
2.3.2. Những hạn chế trong phát triển thương hiệu làng nghề TCMN truyền
thống khu vực phía Bắc .................................................................................... 131
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 133
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 134
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG KHU VỰC
PHÍA BẮC .................................................................................................................. 135
3.1. Dự báo những thay đổi của các nhân tố môi trường, cơ hội và thách thức
cho phát triển thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống khu vực phía Bắc ... 135
3.1.1. Dự báo những thay đổi của các yếu tố môi trường sản phẩm TCMN.......... 135
3.1.2. Những cơ hội trong phát triển thương hiệu làng nghề TCMN truyền
thống khu vực phía Bắc .................................................................................... 136
3.1.3. Những thách thức trong phát triển thương hiệu làng nghề TCMN
truyền thống khu vực phía Bắc ......................................................................... 138
3.2. Quan điểm và định hướng phát triển thương hiệu làng nghề TCMN truyền
thống khu vực phía Bắc ....................................................................................... 140
v
3.3. Giải pháp tiếp tục phát triển thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống
khu vực phía Bắc ................................................................................................. 142
3.3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường đầu tư của các chủ thể
cho phát triển thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống ............................. 142
3.3.2. Giải pháp phát triển nhận thức thương hiệu của cộng đồng về thương
hiệu làng nghề TCMN truyền thống ................................................................ 146
3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng cảm nhận thương hiệu làng nghề
TCMN truyền thống ......................................................................................... 149
3.3.4. Giải pháp phát triển liên tưởng thương hiệu làng nghề TCMN
truyền thống ..................................................................................................... 151
3.3.5. Giải pháp phát triển lòng trung thành thương hiệu làng nghề TCMN
truyền thống ...................................................................................................... 153
3.4. Kiến nghị khác .............................................................................................. 158
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 160
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng làng nghề được công nhận trên cả nước ................................... 75
Bảng 2.2. Phân bố làng nghề, làng nghề truyền thống ................................................. 76
Bảng 2.3: Mức độ biết đến một số thương hiệu làng nghề ........................................ 101
Bảng 2.4: Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm tại một
số LNTT ...................................................................................................................... 104
Bảng 2.5. Các công cụ quảng cáo được sử dụng ..................................................... 112
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu luận án ................................................................ 18
Hình 0.2: Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp ...................................... 19
Hình 0.3. Quy trình thiết lập phiếu khảo sát .............................................................. 20
Hình 0.4: Quy trình điều tra bằng phiếu khảo sát .................................................. 24
Hình 1.1. Mô hình tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng ................................. 35
Hình 1.2. Các yếu tố cấu thành tài sản dựa trên nhân viên ...................................... 36
Hình 1.3. Mô hình phát triển thương hiệu làng nghề ................................................... 57
Hình 2.1. Nhận thức của các cơ sở về tầm quan trọng của thương hiệu ..................... 85
Hình 2.2. Nhận thức của các cơ sở SXKD về lợi ích của thương hiệu ....................... 86
Hình 2.3. Đầu tư tài chính cho phát triển thương hiệu ............................................. 89
Hình 2.4: Nhân sự phụ trách xây dựng, phát triển thương hiệu ............................... 90
Hình 2.5: Logo gốm sứ Bát Tràng .............................................................................. 93
Hình 2.6: Một số logo khác nhau của gốm sứ Bát Tràng thể hiện trên sản phẩm ...... 94
Hình 2.7: Logo gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ ........................................................................ 94
Hình 2.8: Tình trạng thiết kế và sử dụng một số yếu tố nhận diện thương hiệu .............. 95
Hình 2.9: Một số sản phẩm mây tre đan Phú Vinh không có thông tin ...................... 96
Hình 2.10: Mức độ hấp dẫn của các yếu tố của du lịch làng nghề hiện nay ......... 100
Hình 2.11: Mức độ thường xuyên các công việc đơn vị đã thực hiện để nâng
cao chất lượng sản phẩm ........................................................................................... 102
Hình 2.12: Tầm quan trọng của các yếu tố với cảm nhận của khách hàng về sản
phẩm và thương hiệu làng nghề ................................................................................ 105
Hình 2.13: Catalogue giới thiệu sản phẩm mây tre đan của công ty TNHH Hoa Sơn .. 113
Hình 2.14: Mức độ thường xuyên tiếp nhận thông tin về thương hiệu làng nghề
TCMN qua các phương tiện ...................................................................................... 114
Hình 2.15: Một điểm bán tại Bát Tràng ................................................................... 115
Hình 2.16: Mức độ thông tin về thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống
nhận được .................................................................................................................... 118
Hình 2.17: Nhãn hiệu tập thể của một số làng nghề truyền thống ......................... 122
Hình 2.18: Giấy chứng nhận tác phẩm của một cơ sở tại Bát Tràng ..................... 124
Hình 2.19: Chuỗi cung ứng từ gỗ đến sản phẩm gỗ tại Đồng Kỵ .......................... 126
Hình 2.20: Doanh thu, sản lượng gốm sứ Bát Tràng trên sàn TMĐT ......................... 127
Hình 2.21: 10 shop có sản lượng bán mây tre đan cao nhất trên các sàn TMĐT ........ 127
Hình 2.22: Mức độ thường xuyên mua sản phẩm TCMN tại một số điểm ........... 128
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức hợp nhất ........................................................................... 154
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức theo chuyên môn ............................................................. 155
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDĐL Chỉ dẫn địa lý
CBBE Customer Based Brand Equity (Tài sản thương hiệu dưới góc
độ khách hàng)
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
EBBE Employee Based Brand Equity (Tài sản thương hiệu dưới góc
độ nhân viên)
EU European Union (Liên minh Châu Âu)
EVFTA Hiệp định thương mại tự do liên minh Châu Âu – Việt Nam
FBBE Finance Based Brand Equity (Tài sản thương hiệu dưới góc độ
tài chính)
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KT-XH Kinh tế - xã hội
LNTT Làng nghề truyền thống
NCS Nghiên cứu sinh
NHCN Nhãn hiệu chứng nhận
NHTT Nhãn hiệu tập thể
SHTT Sở hữu trí tuệ
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCMN Thủ công mỹ nghệ
TMĐT Thương mại điện tử
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài luận án
Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, các làng nghề thủ công
mỹ nghệ (TCMN) truyền thống đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình. Là
nơi sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng cao, làng nghề truyền thống (LNTT) tiếp
tục có những đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Theo quy định của nhà
nước, LNTT phải là một làng nghề và phải có nghề truyền thống, cả làng nghề và
nghề truyền thống phải được hình thành từ lâu đời, thậm chí đã có danh tiếng, uy
tín, được biết đến rộng rãi ở trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, những năm gần đây,
khi xã hội thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh ngày một gay gắt hơn, nhu cầu của
khách hàng ngày đa dạng, thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vựng
khoa học, công nghệ đã dẫn đến sự xuất hiện của các sản phẩm công nghiệp thay
thế, trực tiếp đe dọa tới sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm TCMN truyền
thống mặc dù những sản phẩm này vẫn thu hút được sự quan tâm của cộng đồng
nhờ khả năng đáp ứng nhu cầu về công năng và thể hiện giá trị văn hóa, tinh thần,
tri thức truyền thống của dân tộc.
Với đặc điểm quan trọng của thương hiệu làng nghề là sự liên kết chặt chẽ
với địa danh cụ thể và thực chất là thương hiệu của các sản phẩm từ làng nghề đó.
Thương hiệu của làng nghề không tồn tại độc lập mà luôn gắn với thương hiệu của
từng DN, cơ sở SXKD trong làng nghề. Mỗi cơ sở không chỉ phải hợp tác với nhau
để phát triển thương hiệu chung của làng nghề mà còn phải cạnh tranh với các cơ sở
khác trong chính làng nghề. Điều này làm gia tăng nguy cơ cạnh tranh không lành
mạnh, vi phạm thương hiệu và làm mất uy tín của làng nghề. Xung đột về lợi ích là
điều khó tránh khỏi, đòi hỏi sự tham gia đồng thời của các bên liên quan, không chỉ
là các cơ sở sản xuất mà còn bao gồm chính quyền và các tổ chức đại diện. Đặc
biệt, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo
và quản lý để đảm bảo sự phát triển hài hòa, thuận lợi của làng nghề.
Thêm nữa, tại nhiều làng nghề TCMN truyền thống, mặc dù chính quyền địa
phương đã triển khai các hoạt động quy hoạch, thúc đẩy sản xuất, song với đặc
trưng hầu hết các cơ sở SXKD có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất chủ yếu được
thực hiện bởi các hộ gia đình theo phương pháp thủ công. Sản phẩm còn chưa đa
dạng trong thiết kế, thiếu nguồn lực để đầu tư, thiếu nhận thức toàn diện về phát
triển thương hiệuĐiều này dẫn đến các hoạt động để phát triển thương hiệu, đảm
bảo uy tín, danh tiếng của làng nghề còn chưa được quan tâm và triển khai một cách
đồng bộ như chống xâm phạm thương hiệu, truyền thông thương hiệu, sản xuất gắn
2
với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thốngdẫn đến uy tín, danh tiếng của làng nghề ngày càng bị suy giảm.
Phát triển thương hiệu làng nghề và các giải pháp phát triển thị trường cho
sản phẩm TCMN đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đặc biệt, ở quốc gia có
lịch sử gắn với làng nghề lâu đời như Việt Nam, vấn đề này nhận được sự quan tâm
đặc biệt của các cấp quản lý, từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, đến nay,
chưa có nghiên cứu nào có tính hệ thống về phát triển thương hiệu cho các làng
nghề TCMN truyền thống. Chính quyền địa phương đã có quan tâm và tham gia vào
phát triển thương hiệu làng nghề nhưng việc xác định chiến lược và hỗ trợ hiệu quả
vẫn còn là thách thức lớn. Sự đầu tư và giám sát quá trình sản xuất, kiểm soát chất
lượng, ngăn chặn các vi phạm thương hiệu vẫn chưa được thực hiện một cách toàn
diện. Tất cả những vấn đề này đã góp phần làm yếu đi thương hiệu của nhiều làng
nghề TCMN truyền thống. Do đó, phát triển thương hiệu làng nghề sẽ góp phần gia
tăng lòng tin của khách hàng và công chúng, góp phần phát triển thương hiệu riêng
của từng cơ sở SXKD, thúc đẩy khả năng mở rộng thị trường cho các sản phẩm
TCMN. Cùng với đó, sự phát triển của thương hiệu sẽ giúp cải thiện chất lượng
cuộc sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống.
Luận án "Phát triển thương hiệu làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền
thống khu vực phía Bắc" được lựa chọn nhằm tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và phát
triển những vấn đề lý luận về thương hiệu, phát triển thương hiệu, đặc biệt là phát
thương hiệu làng nghề. Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống hóa những
vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến làng nghề, làng nghề truyền thống, thương hiệu,
tài sản thương hiệu, phát triển thương hiệu, thương hiệu tập thể, thương hiệu làng
nghề, các lý luận liên quan đến quá trình xây dựng, phát triển các thương hiệu, quá
trìn