Luận án Phòng, chống tham nhũng trong công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Cuốn sách: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh (2023) của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng [151]. Tác giả đã đưa ra phương châm: Vấn đề cốt lõi trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ sớm, từ xa mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tức là trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, tác giả luận án chú trọng đến phần thứ hai là sự tuyển chọn 22 bài viết sâu sắc của Tổng Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, đây là nguyên nhân cốt lõi, cơ bản cần phải phòng ngừa. Xuyên suốt các bài viết cho thấy sự quan tâm đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Nhà nước; củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn, chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái, hư hỏng trong Đảng. Trên thực tế còn nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã được đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành, các tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học trực tiếp nghiên cứu về vấn đề tham nhũng. Ở những bài viết đã đề cập đến khái niệm, bản chất, đặc điểm, những tác hại nghiêm trọng của tệ tham nhũng, nhưng chưa thành một hệ thống. Một số bài viết khác phân tích nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm, những điểm còn tồn tại trong công tác phòng, chống tham nhũng ở các phạm vi khác nhau. Ngoài ra, còn có các công trình nước ngoài có giá trị tham khảo về cách tiếp cận, nhận diện và kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng như: Trung Quốc được mùa chống tham nhũng, Nguyễn Tiến Thành (biên dịch) (2001); Những câu chuyện về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Trung Quốc, Thiên Hận (2001); Các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc, Hồng Vĩ (2004); v.v Những cuốn sách biên dịch trên đã đề cập đến công tác phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc, được triển khai một cách bài bản, hành động quyết liệt, có chủ trương, phương hướng và mang đậm truyền thống, bản sắc chính trị Trung Quốc. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa “đức trị” và “pháp trị”, lấy “pháp trị” trên nền tảng “đức trị” với quan điểm: “Nắm hai tay, hai tay đều phải rắn”. Phương châm hành động: “Lấy pháp trị gần, lấy đức trị xa”; “lấy pháp trị thân, lấy đức trị tâm”; “muốn trị dân, trước hết phải trị quan, muốn trị quan nhỏ, trước hết phải trị quan to, quan đứng đầu”; “Đảng không được mềm lòng trước cán bộ tham nhũng”.

pdf178 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phòng, chống tham nhũng trong công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ HUYỀN PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2024 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ HUYỀN PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 9310204 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. LẠI QUỐC KHÁNH 2. TS. ĐINH NGỌC QUÝ HÀ NỘI - 2024 ỜI CAM OAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Hoàng Thị Huyền MỤC ỤC Trang MỞ ẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN ẾN Ề TÀI 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 28 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN Ề Ý UẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 33 2.1. Khái niệm cơ bản 33 2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng 40 Chƣơng 3: TÌNH HÌNH THAM NHŨNG VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 71 3.1. Tình hình tham nhũng và quan điểm chỉ đạo của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân từ năm 2010 đến năm 2022 71 3.2. Thực trạng phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh 85 3.3. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 95 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI 109 4.1. Tình hình mới và những vấn đề đặt ra đối với phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay 109 4.2. Phương hướng phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh 125 4.3. Giải pháp phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh 129 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH Ã CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ IÊN QUAN ẾN LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 171 1 MỞ ẦU 1. ý do chọn đề tài Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, xuất hiện ở nhiều quốc gia, hiện diện trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tham nhũng nếu không được ngăn chặn, phòng chống kịp thời sẽ làm thiệt hại cho nền kinh tế, phá vỡ các chiến lược và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước và người dân; làm suy thoái đạo đức, lối sống trong hàng ngũ lãnh đạo, gây ra sự bất bình, bức xúc trong dư luận xã hội và nghiêm trọng hơn là làm xói mòn, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản; tiếp tay cho những thế lực thù địch chống phá Đảng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với công tác phòng, chống tham nhũng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác chống tham ô, tham nhũng luôn là mối quan tâm lớn của Hồ Chí Minh. Cùng với quá trình vận động của cách mạng Việt Nam, quan điểm của Người đối với công tác phòng, chống tham nhũng cũng không ngừng được bổ sung, phát triển. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nó là kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta” [89, tr.358]. Người coi phòng, chống tham nhũng là “một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu” [95, tr.578]. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức và ngày càng xác định rõ hơn về nguy cơ, tác hại của tệ tham nhũng đối với Đảng, chế độ và sự nghiệp xây dựng đất nước. Từ những ngày đầu mới giành được chính quyền cho đến hiện nay, “chúng ta chưa bao giờ chủ quan; trái lại luôn luôn đặt cảnh báo về nguy cơ và sự tác hại của tham nhũng ở mức độ cao nhất” [151, tr.17]. Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII (năm 1994), Đảng đã xác định tham nhũng và tệ quan liêu là một trong “bốn nguy cơ”, thách thức lớn, cản trở công cuộc đổi mới đất nước. Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII khẳng định: “Tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn” [37, tr.57-58]; Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm 2 trọng kéo dài gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta” [32, tr.50]. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ” [38, tr.263-264]. Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe doạ sự ổn định, phát triển của đất nước” [41, tr.173]. Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta” [31, t.1, tr.93]. Với vai trò là lực lượng “nòng cốt” trong bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc, lực lượng Công an nhân dân đã được Đảng, Nhà nước giao trọng trách tổ chức hoạt động điều tra tội phạm tham nhũng; tham mưu về đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng; chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, góp phần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Với những trọng trách nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang ấy, dưới sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước, lòng tin của Nhân dân, yêu cầu cấp thiết và được đặt lên hàng đầu là xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh. Điều này đòi hỏi lực lượng công an phải làm tốt và có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng từ trong chính nội bộ của mình, để trở thành “thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép” bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và bảo vệ Nhân dân. Tuy nhiên, công an là một lực lượng đặc thù trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, thường xuyên đối mặt với những mặt trái của xã hội, nhiều công việc liên quan đến yếu tố bí mật. Một số cán bộ công an được giao thực hiện nhiệm vụ hoạt động đơn tuyến, không có sự kiểm soát chặt chẽ. Nếu không có ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và không chấp hành đúng các nguyên tắc, quy trình công tác thì sẽ rất dễ bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất, bị mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo. Thực tiễn cho thấy, mặc dù Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, cấp ủy, thủ trưởng công an các đơn vị, địa phương đã tập trung chỉ 3 đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi tham nhũng trong nội bộ; hoàn thiện quy định, quy trình về công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, liên thông, công khai, minh bạch, dân chủ gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, tuy nhiên, tham nhũng trong một bộ phận nhỏ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vẫn tồn tại, diễn biến phức tạp. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng là cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định chủ trương, đường lối lãnh đạo toàn xã hội nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đây cũng là yếu tố quan trọng cấu thành nên nền tảng tư tưởng, văn hoá liêm chính để lực lượng công an đấu tranh với tệ nạn tham nhũng, gắn liền với xây dựng lực lượng thật sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ công an vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Vì những lý do đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, vận dụng vào đánh giá thực trạng phòng, chống tham nhũng của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, từ đó xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, khái quát những kết quả đã đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Hệ thống hóa và phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng, trong đó có những nội dung liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân. 4 Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu, đánh giá thực trạng phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay, xác định những vấn đề đặt ra. Bốn là, phân tích bối cảnh, tình hình mới và những yêu cầu đặt ra; xác định phương hướng, đề xuất giải pháp phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng và vận dụng vào phòng, chống tham nhũng trong nội bộ lực lượng Công an nhân dân. Về thời gian nghiên cứu: tư liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng từ năm 2010 đến 2022, các phương hướng và giải pháp đến 2030. Về không gian nghiên cứu: trong nội bộ lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 4.1.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay. 4.1.2. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ năm 2010 đến 2022. 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp luận Đề tài luận án thuộc ngành Hồ Chí Minh học, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 5 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như kết hợp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu văn bản học, trong đó ưu tiên sử dụng một số phương pháp cụ thể khi giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như: Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu văn bản, để đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hóa để xây dựng các khái niệm công cụ. Trong phần trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, tác giả sử dụng phương pháp logic, kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ nội dung, đặc điểm, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về tham nhũng. Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích văn bản, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn để làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra trong công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với tiến trình thời gian từ 2010 đến 2022. Chương 4, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp dự báo, thống kê, phân tích văn bản, tổng hợp, diễn dịch để đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của uận án Một là, luận án góp phần hệ thống hóa và luận giải rõ hơn những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng nói chung và trong lực lượng Công an nhân dân nói riêng. Hai là, góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, do chính lực lượng Công an nhân dân tiến hành, theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ba là, đề xuất phương hướng và một số giải pháp có giá trị tham khảo nhằm tiếp tục thực hiện phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần giúp nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, từ khái niệm, nhận diện biểu hiện, tác hại, nguyên nhân đến các biện pháp phòng, chống tham nhũng; tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, trong đó có công cuộc đấu tranh chống tệ tham nhũng; từ đó, đề ra các phương hướng và giải pháp bổ sung, phát triển lý luận trong công tác phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh; có thể được áp dụng vào thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, đảng viên nói chung và cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong trường chính trị, đại học và cao đẳng ở Việt Nam, đặc biệt là trong bồi dưỡng, giảng dạy cho học viên khối các trường Công an nhân dân. 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 04 chương, 10 tiết. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN ẾN Ề TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN ẾN Ề TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu công tác phòng, chống tham nhũng Hội khoa học Lịch sử với cuốn sách: Từ thụ yếu quy - Bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người xưa (2002) [55] đã bàn đến tư cách của một người làm quan, về đức thanh liêm trong đội ngũ những người quan lại thời xưa. Cuốn sách đề cập đến các giải pháp phòng, chống tham ô mà các vua quan trong thời kỳ phong kiến đã áp dụng. Cuốn sách cung cấp góc nhìn lịch sử về đạo đức của người cán bộ, đồng thời đưa ra những biện pháp chống tham nhũng trong đội ngũ quan lại dưới triều đại phong kiến. Đồng thời, đưa ra góc nhìn khoa học để thấy xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển đất nước, công tác phòng, chống tham nhũng đặc biệt được chú trọng. Trong đó, giáo dục đạo đức liêm - chính được coi là biện pháp chủ chốt, quan trọng nhất. Tác giả Vinay Bhargava, Emil Bolongaita có cuốn sách: Challenging coruption in Asia: Case studies and a framework for action (2004) [178], đã trình bày kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về tác hại của việc gia tăng tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở khu vực Châu Á. Vấn đề toàn cầu hoá đối với đấu tranh chống tham nhũng, khó khăn và thách thức trong đấu tranh chống tham nhũng ở Châu Á. Phân tích sơ lược về đẩy mạnh hiệu quả chống tham nhũng trong các chương trình, chính sách của mỗi quốc gia. Cuốn sách: Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay (2005) của tác giả Phạm Thành Nam và Đỗ Thị Thạch [100]. Các tác giả đã hệ thống hoá một cách khoa học những quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh chống tham nhũng; về phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng, nhất là làm rõ vai trò vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện cơ bản chống tham nhũng có hiệu quả của việc phát huy dân chủ. Bằng các dẫn chứng từ thực tế, từ các nghiên cứu, cũng như qua các phương tiện truyền thông đại chúng các tác giả đã phác họa tương đối đầy đủ thực trạng 09 lĩnh vực tham nhũng, tiêu cực hay xảy ra chủ yếu ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, bước đầu đã đưa ra được một số bài học kinh nghiệm, một số quan điểm, nguyên tắc, biện pháp chỉ đạo việc đấu tranh chống tham nhũng mà bao trùm lên tất cả là đấu tranh chống tham nhũng phải vì nhân dân, dựa vào 8 nhân dân, do nhân dân và động viên được đông đảo nhân dân tham gia. Đấu tranh chống tham nhũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp. Đến nay đã có một số nghiên cứu độc lập về dân chủ, về thực trạng và giải pháp đấu tranh chống tham nhũng trong những lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập trực diện, toàn diện và hệ thống vấn đề phát huy dân chủ nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng. Do vậy, việc các tác giả biên soạn cuốn sách này là một công trình khoa học có giá trị tham khảo bổ ích cho những người nghiên cứu về chính sách, biện pháp phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. Trần Quang Nhiếp (chủ biên) (2005) có cuốn sách: Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay [104], đã trình bày lý luận chung về vai trò của báo chí cách mạng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, phân tích và luận giải khá kỹ lưỡng, gợi mở những giải pháp nhằm phát huy vai trò to lớn của báo chí trên mặt trận phòng, chống tham ô, tham nhũng. Cuốn sách: Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí của tác giả Đỗ Xuân Tuất, Phạm Quang Hưởng, Nguyễn Ngọc Hân (2006) [159], đã tổng hợp các bài phát biểu, các công trình nghiên cứu chuyên khảo của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực công tác phòng, chống tham ô, tham nhũng. Đây là công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn rất cao, góp phần trang bị phương pháp luận khi nhận diện, đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách: The many faces of coruption: Tracking vulnerabilities at the sector level (2007) của tác giả Ed. J. Edgardo Campos, Sanjay Pradhan [174]. Cuốn sách đã tập hợp các bài viết phân tích và nhận diện về vấn đề tham nhũng trong nhiều lĩnh vực (y tế, giáo dục, quản lý tài chính, quản lý đất đai) nhìn từ các góc độ khác nhau nhằm giúp các nước đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước và chống tham nhũng. Cuốn sách cũng đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa tham nhũng và hệ thống quản lý tài chính công. Từ đó, có thể vận dụng những chỉ dẫn đó vào trong công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hòa Bình và Bùi Minh Thanh (2009), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội [170]. Các tác giả đã phân tích rõ ràng và sâu sắc những biểu hiện của tham nhũng trong từng lĩnh vực và những tội phạm tham nhũng đặc thù. Từ đó nêu ra những nhóm giải pháp thiết 9 thực về đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam và kinh nghiệm chống tham nhũng của các nước trên thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phong_chong_tham_nhung_trong_cong_an_nhan_dan_viet_n.pdf
  • pdfCV đăng tải luận án Hoàng Thị Huyền.pdf
  • pdfThông tin tiếng Việt.pdf
  • pdfTrang thong tin (Viet - Anh) - H.T.Huyen.pdf
  • pdfTrang thông tin tiếng Anh.pdf
Luận văn liên quan