Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có mối quan hệ gắn bó đặc
biệt, cùng uống chung dòng nước sông Mê Kông, cùng dựa lưng vào dãy
Trường Sơn hùng vĩ. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết giữa hai
nước Lào và Việt Nam là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đã được hình
thành và vun đắp từ bao công sức, mồ hôi, xương máu, sự hy sinh của biết
bao thế hệ nhân dân hai nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch
Cayxỏn Phômvihản đặt nền móng vững chắc và được các thế hệ lãnh đạo kế
tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Mối
quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt có tính bền vững, có truyền
thống lâu đời và được bảo vệ, phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh
giải phóng dân tộc cũng như xây dựng, phát triển đất nước của hai nước. Từ
những buổi đầu dựng nước, từ những năm tháng đấu tranh chống kẻ thù
chung, giành độc lập, thống nhất đất nước đến hòa bình, xây dựng, đổi mới,
hội nhập và phát triển, mối quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam không hề
rạn nứt, gián đoạn mà được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước thực hiện
nhất quán, xuyên suốt trong các chặng đường phát triển, đưa quan hệ hai nước
ngày càng được được hun đúc, phát triển, ngày càng thân thiết và gắn bó hơn.
Có thể nói mối quan hệ Lào - Việt là mối quan hệ đặc biệt hiếm có trong lịch
sử quan hệ quốc tế đương đại, là tài sản vô giá của hai nước, đã từng được của
Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi “Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn
nước Hồng Hà, Cửu Long” và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói:
“Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh
thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên
minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy” [89].
185 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
-----*-----
BOUNSAVANG XAYASANE
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
ĐẶC BIỆT VỚI VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA LÀO TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9 31 02 06
Hà Nội, năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
-----*-----
BOUNSAVANG XAYASANE
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
ĐẶC BIỆT VỚI VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA LÀO TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 9 31 02 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN THÁI YÊN HƢƠNG
Hà Nội, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án “Quá trình hình thành và phát triển quan hệ
đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến
nay” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và các kết
quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố.
Hà Nội, ngày.. ..thángnăm 2018
Tác giả luận án
BOUNSAVANG XAYASANE
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tòa án Nhân dân Tối
cao nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Đảng, Nhà nước hai nước Lào-
Việt Nam, Bộ Giáo dục của hai nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ
quán nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại Hà Nội đã tạo điều kiện cho
tôi có cơ hội được sang đất nước Việt Nam anh em học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện, Phòng Đào tạo sau
Đại học, các thầy, cô giáo, thư viện, bộ phận quản lý trực tiếp và gián tiếp của
Học viện Ngoại giao đã luôn tạo mọi điều kiện, truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm bổ ích giúp tôi hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ
quốc tế tại Học viện Ngoại giao.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thái Yên
Hương, người đã gợi mở những ý tưởng đầu tiên của luận án và tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi, hoàn thành luận án đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra.
Từ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong luận án này, tôi tha
thiết mong muốn các thế hệ Lào-Việt Nam đánh giá đúng và thực chất mối
quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan quản
lý trực tiếp và các đồng nghiệp tại Tòa án Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào và Tòa án Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam; gia đình và bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ tôi hoàn
thành 3 năm học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Những tình cảm quý báu
của thầy, cô giáo, bạn bè và nhân dân Việt Nam đối với tôi nói riêng, lưu học
sinh Lào và nhân dân Lào nói chung là những ký ức đẹp đẽ mà tôi không bao
giờ quên.
Một lần nữa, xin chúc lãnh đạo của hai nước Lào-Việt Nam, các Bộ, Ban,
Ngành, cơ quan, tổ chức của hai nước, Hội đồng chấm Luận án, các thầy giáo,
cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công trong cuộc sống.
Chúc cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện
Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Hà Nội, ngàytháng.năm 2018.
Tác giả
BOUNSAVANG XAYASANE
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH
CỦA LÀO ĐỐI VỚI VIỆT NAM ................................................................ 16
1.1. Cơ sở lý luận của chính sách của Lào với Việt Nam ....................... 16
1.1.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin về đối ngoại ............................................. 16
1.1.2. Khái niệm “quan hệ đặc biệt” ......................................................... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn của chính sách của Lào với Việt Nam .................... 23
1.2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực .......................................................... 23
1.2.2. Ảnh hưởng của các nước lớn .......................................................... 28
1.2.3. Tình hình nước Lào ........................................................................ 35
1.2.4. Lợi ích của Lào, Việt Nam trong quan hệ đặc biệt Lào - Việt ....... 40
1.3. Khái quát chính sách của Lào với Việt Nam trƣớc năm 1986 ....... 45
1.4. Chính sách của Việt Nam đối với Lào từ năm 1986 đến nay ......... 50
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 54
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA LÀO VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY ............ 55
2.1. Nội dung chính sách ............................................................................ 55
2.1.1. Chính sách đối ngoại chung của Lào từ năm 1986 đến nay ........... 55
2.1.2. Chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam từ năm 1986 đến nay .... 58
2.2. Các lĩnh vực triển khai trong chính sách của Lào với Việt Nam ... 64
2.2.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao ....................................................... 64
2.2.2. Lĩnh vực an ninh - quốc phòng ....................................................... 72
2.2.3. Lĩnh vực kinh tế .............................................................................. 81
2.2.4. Lĩnh vực văn hoá – giáo dục .......................................................... 93
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 105
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH CỦA LÀO ĐỐI VỚI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY VÀ DỰ BÁO. ................ 106
3.1. Đánh giá thành tựu, hạn chế trong quá trình hình thành, phát triển
chính sách của Lào với Việt Nam ........................................................... 106
3.1.1. Những thành tựu và nguyên nhân ................................................. 106
3.1.1.1. Những thành tựu ..................................................................... 106
3.1.1.2. Nguyên nhân thành công ........................................................ 111
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................... 115
3.1.2.1. Những hạn chế ........................................................................ 115
3.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................... 121
3.2. Dự báo chính sách của Lào đối với Việt Nam trong thời gian tới 124
3.2.1. Các cơ sở dự báo ........................................................................... 124
3.2.2. Chiều hướng phát triển ................................................................. 132
3.3. Một số kiến nghị trong việc hoạch định chính sách nhằm tăng
cƣờng thúc đẩy quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam ................................ 139
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 146
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ..... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 169
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
AIIB
Asian Infrastructure
Investment Bank
Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng
châu Á
ACMECS
The Ayeyawady-Chao
Phraya-Mekong Economic
Cooperation Strategy
Tổ chức Chiến lược hợp tác
kinh tế Ayeyarwady - Chao
Phraya - Mê Kông
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương
ASEAN
Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam
Á
ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á–Âu
ASOD
ASEAN Senior Officials on
Drug Matters
Hội nghị Các quan chức cao
cấp ASEAN về Ma túy
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
COC Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử
DOC
Declaration on the Conduct
of Parties in the East Sea
Tuyên bố về cách ứng xử của
các bên ở Biển Đông
EU European Union Liên minh châu Âu
EWEC
East West Economic
Corridor
Hành lang Kinh tế Đông - Tây
FTA Free Trade Agreements Hiệp định Thương mại Tự do
GMS
Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng
HONLEA
Heads of National Drug Law
Enforcement Agencies
Hội nghị hợp tác của cảnh sát
các nước khu vực châu Á và
Thái Bình Dương
IMET
International Military
Education & Training
Thoả thuận giáo dục đào tạo
quân sự quốc tế
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế
INTERPOL
International Criminal Police
Organization
Tổ chức cảnh sát hình sự quốc
tế
MRC Mekong River Commission Ủy hội sông Mê Công
RCEP
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện khu vực
TPP
Trans Pacific Three Closer
Economic Partnership
Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương
USAID
The United States Agency
for International
Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế của
Hoa Kỳ
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Kim ngạch thương mại giữa hai nước Lào - Việt Nam từ năm
2005 đến 10 tháng đầu năm 2017 ................................................................... 84
Biểu đồ 2.2. Thị trường xuất khẩu của Lào trong 6 tháng đầu năm 2015 ...... 85
Biểu đồ 2.3. Thị trường nhập khẩu của Lào trong 6 tháng đầu năm 2015 ..... 85
Danh mục bảng
Bảng 2.1. các mặt hàng Lào nhập khẩu từ Việt Nam trong tháng 5 tháng đầu
năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017 ............................................................... 86
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có mối quan hệ gắn bó đặc
biệt, cùng uống chung dòng nước sông Mê Kông, cùng dựa lưng vào dãy
Trường Sơn hùng vĩ. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết giữa hai
nước Lào và Việt Nam là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đã được hình
thành và vun đắp từ bao công sức, mồ hôi, xương máu, sự hy sinh của biết
bao thế hệ nhân dân hai nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch
Cayxỏn Phômvihản đặt nền móng vững chắc và được các thế hệ lãnh đạo kế
tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Mối
quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt có tính bền vững, có truyền
thống lâu đời và được bảo vệ, phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh
giải phóng dân tộc cũng như xây dựng, phát triển đất nước của hai nước. Từ
những buổi đầu dựng nước, từ những năm tháng đấu tranh chống kẻ thù
chung, giành độc lập, thống nhất đất nước đến hòa bình, xây dựng, đổi mới,
hội nhập và phát triển, mối quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam không hề
rạn nứt, gián đoạn mà được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước thực hiện
nhất quán, xuyên suốt trong các chặng đường phát triển, đưa quan hệ hai nước
ngày càng được được hun đúc, phát triển, ngày càng thân thiết và gắn bó hơn.
Có thể nói mối quan hệ Lào - Việt là mối quan hệ đặc biệt hiếm có trong lịch
sử quan hệ quốc tế đương đại, là tài sản vô giá của hai nước, đã từng được của
Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi “Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn
nước Hồng Hà, Cửu Long” và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói:
“Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh
thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên
minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy” [89].
2
Trải qua chặng đường gần 55 năm lịch sử, kể từ khi Lào và Việt Nam
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1962), và 40 năm ký kết Hiệp ước
Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/07/1977), đến nay mối quan hệ giữa
hai nước ngày càng gắn bó, phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực. Nhất là kể
từ năm 1986 hai nước cùng thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay,
sau 30 năm cùng thực hiện mục tiêu, lý tưởng là xây dựng đất nước đi lên xã
hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường, đưa đất nước hội nhập với
khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước,
Việt Nam bên cạnh việc khôi phục và phát triển đất nước vẫn luôn quan tâm
và giúp đỡ Lào, luôn sẵn sàng hỗ trợ Lào hết mình, tạo cơ sở đẩy mạnh và
nâng quan hệ hữu nghị Lào - Việt lên một tầm cao mới. Ngày nay, trên nền
tảng mối quan hệ tốt đẹp từ lâu đời, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước
Lào - Việt tiếp tục phát huy tinh thần, truyền thống quý báu ấy, hai nước đều
đang phấn đấu xây dựng đất nước phồn vinh, vì hòa bình và phát triển.
Có thể nói, thành tựu mà Lào có được hôm nay, có phần giúp đỡ và
đóng góp không hề nhỏ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chính vì
thế, trong chính sách đối ngoại của Lào đối với các nước, chính sách với Việt
Nam có một ý nghĩa rất đặc biệt và luôn được ưu tiên trong chính sách ngoại
giao của Lào. Trong suốt quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt
trong thời kỳ hiện đại, Lào cũng như Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về tầm
quan trọng của hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển. Hơn thế trong thời đại
mới ngày nay, việc duy trì, gìn giữ và vun đắp cho tình đoàn kết đặc biệt và
sự hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng chặt chẽ trước những biến động
phức tạp và khó lường của tình hình thế giới và yêu cầu phát triển của mỗi
nước là yếu tố quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của
Lào cũng như Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc củng cố, thúc đẩy các mối
quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng cũng như giữa
3
hai nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của cả Lào và Việt Nam. Trong
những năm gần đây, đứng trước những biến đổi sâu sắc, khó lường của tình
hình thế giới và khu vực, vì nhu cầu phát triển của mỗi nước và cả khu vực,
Lào và Việt Nam đều phải xác định một chiến lược phát triển quốc gia thích
hợp. Trong đó, từng mối quan hệ song phương hay đa phương đều có một vị
trí, vai trò riêng và cần được coi trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi
nước. Chính vì thế, Lào cần xây dựng chính sách như thế nào để duy trì và
phát triển, nâng cao mối quan hệ đặc biệt, truyền thống lâu đời Lào - Việt
Nam là một điều vô cùng quan trọng đặt ra đối với Lào.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Quá trình hình
thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại
của Lào từ năm 1986 đến nay” làm đề tài luận án tiến sĩ. Tác giả hy vọng
nghiên cứu này không chỉ nghiên cứu về quá trình xây dựng chính sách của
Lào với Việt Nam, mà còn thể hiện được mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào -
Việt, góp phần củng cố, duy trì, phát triển quan hệ hai nước ngày càng bền
chặt và gắn bó hơn nữa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu về mối quan hệ
Lào - Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam
nhìn nhận, đánh giá trên nhiều phương diện, phản ánh sự phát triển không
ngừng mối quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc.
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về mối quan hệ Lào - Việt phải
kể đến gồm:
- Nghiên cứu bằng tiếng Lào:
“55 năm hợp tác và hữu nghị Lào - Việt Nam. Những thành tựu và hạn
chế” của tác giả Feuangsy LaoFoung. Trong đó tác giả đã nêu ra được những
4
thành tựu hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, an
ninh quốc phòng, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, viễn
thông, hợp tác về thể thao, văn hóa, du lịch, hợp tác giữa các địa phương
cũng như hợp tác trên cấp độ đa phương. Đồng thời tác giả đã chỉ ra những
hạn chế còn tồn tại trong hợp tác giữa hai nước và đưa ra một số giải pháp
khắc phục.
“Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam: Triển vọng giải
pháp và tầm nhìn 2030” của tác giả Bountheng Souksavatd. Tác giả đã phân
tích về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong hợp tác song phương và đa
phương. Phần thứ hai của công trình tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm
thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Phần thứ ba tác giả đã phân tích về bối cảnh
thế giới, khu vực trong những năm tới để thấy được tầm nhìn quan hệ Lào -
Việt đến năm 2030.
“Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt và
hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam trong thời gian tới” của tác giả Khăm Mon
Chăn Tha Chít. Trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được tính khách quan
trong sự hợp tác toàn diện và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Lào - Việt
Nam. Đồng thời tác giả đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa
4 cơ quan quan trọng của hai nước nói riêng và quan hệ hợp tác giữa hai nước
Lào - Việt nói chung.
“Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”
của tác giả Khăm La Keo Un Khăm. Tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng
của hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai nước Lào - Việt, nêu ra được một số kết
quả trong hợp tác giữa hai nước, đồng thời chỉ ra những triển vọng trong hợp
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa hai nước trong thời gian tới.
- Nghiên cứu bằng tiếng Việt
Nghiên cứu “Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay
(1999 – 2000)” do Viện quan hệ quốc tế thực hiện năm 2000. Đề tài nghiên
5
cứu cấp bộ do Việt Quan hệ quốc tế thực hiện đã trình bày những nét chính
trong quá trình lịch sử hình thành quan hệ Việt Nam - Lào, những nhân tố ảnh
hưởng đến quan hệ hai nước, và sự phát triển quan hệ giữa hai nước trong giai
đoạn tiếp theo.
Cuốn “Quan hệ đặc biệt Việt – Lào” của tác giả Vũ Dương Huân (chủ
biên), Nguyễn Đình Thụ và Mai Sĩ Hùng, do Nhà xuất bản Học Viện Ngoại
giao xuất bản năm 2003. Cuốn sách gồm 119 trang đã trình bày những nét cơ
bản về hai nước Lào, Việt, cơ sở hình thành mối quan hệ hai nước. Trong nội
dung chính, cuốn sách đã trình bày về Quan hệ hai nước Lào - Việt từ năm
1930 đến năm 2000, trong đó bao gồm các giai đoạn: Quan hệ Lào - Việt
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong thời kháng chiến chống Mỹ,
quan hệ Lào - Việt trong thòi kỳ khôi phục phát triển đất nước sau chiến
tranh, đổi mới đất nước và quan hệ Lào - Việt trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ
sở đó tác giả đưa ra bài học kinh nghiệm, triển vọng cho quan hệ hai nước. Có
thể nói đây là một công trình nghiên cứu tuy không lớn nhưng đã đề cập khá
đầy đủ đến mối quan hệ giữa hai nước Lào - Việt Nam trong suốt chiều dài
lịch sử, góp phần làm sáng tỏ hơn tình hữu nghị, quan hệ giữa hai nước.
Lớn nhất phải kể đến công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam -
Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà
Nội xuất bản năm 2011. Cuốn sách đã được Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản
Việt Nam và Bộ Chính trị, Đảng Nhân dân cách mạng Lào phối hợp tổ chức
cùng nghiên cứu, biên soạn trong 4 năm. Cuốn sách trình bày những nét chính
yếu chặng đường lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ
năm 1930 đến 2007; nêu bật những thành quả, vai trò to lớn của mối quan hệ
đặc biệt giữa hai dân tộc đối với tiến trình cách mạng mỗi nước trong suốt quá
trình đấu tranh cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng nhân
6
dân cách mạng Lào. Cuốn sách thể hiện rõ quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào,
Lào - Việt Nam thủy chung, gắn bó, là tài sản vô giá của mỗi nước. Đây là
công trình quy mô lớn nhất từ trước tới nay về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam
- Lào, Lào - Việt Nam. Công trình được nghiên cứu, biên soạn công phu trong
đó có những tư liệu lần đầu được công bố, và các nội dung được trình bày có
hệ thống, sâu sắc, toàn diện và khách quan. Công trình có ý nghĩa rất lớn, góp
phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân
dân hai nước về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Trên cơ sở đó
nâng cao ý thức