Luận án Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010)

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Campuchia và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia luôn gắn kết với nhau chặt chẽ, điều này đã được thực tế chứng minh: Nếu một giai đoạn nào đó, quan hệ hai nước trục trặc thì đều tổn hại đến lợi ích của cả Campuchia và Việt Nam. Ngược lại, nếu quan hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác, sự gần gũi về mặt địa lý và sự gắn bó, tương đồng về lịch sử khiến cho nhân dân hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm và chia sẻ, đồng thời là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới. Trong suốt quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ hiện đại, Campuchia và Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực này có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai nước xét trên nhiều phương diện, là một bộ phận quan trọng trong chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và “láng giềng hữu nghị” của mỗi nước. Vì vậy, việc củng cố, thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng, khu vực cũng như giữa hai nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của cả Campuchia và Việt Nam.

pdf243 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 78298 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN XUÂN HIỆP QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010) Chuyên ngành : LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số : 62 22 03 11 Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Thị Minh Hoa PGS.TS Hoàng Văn Hiển LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ, NĂM 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Huế, tháng 12 năm 2013 Tác giả luận án iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới PGS.TS Hoàng Thị Minh Hoa và PGS.TS Hoàng Văn Hiển. Người Cô và người Thầy không chỉ trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và sẻ chia cùng tôi mọi khó khăn trong thời gian học tập, mà còn là chỗ dựa tinh thần quan trọng để tôi có thể hoàn thành bản luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy Cô giáo của Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học và Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã dành sự quan tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và có những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Khoa học, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Huế, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Thông tấn xã Việt Nam, Học viện Ngoại giao, Đại học Sư phạm I Hà Nội Đặc biệt, tôi xin được dành lời cảm ơn chân thành tới các Phòng ban, các Vụ trực thuộc các Bộ ngành Trung ương đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi có thể tiếp cận và tham khảo những tài liệu quý giúp tôi viết luận án tốt hơn. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu nặng tới Gia Đình cùng những người thân, đặc biệt là Cha và Mẹ của tôi đã luôn động viên, ân cần và chăm lo để tôi có được ngày hôm nay. Huế, tháng 12 năm 2013 Tác giả luận án Trần Xuân Hiệp iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ................................................................................................................. i Lời cam đoan ................................................................................................................ ii Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii Mục lục ........................................................................................................................ iv Những chữ viết tắt trong luận án .................................................................................. v Danh mục bảng ............................................................................................................ vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 12 4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu .................................................................. 13 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 14 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 14 7. Bố cục luận án ..................................................................................................... 15 Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010) ......................................................................................... 16 1.1. Nhân tố lịch sử, văn hóa và địa chiến lược ...................................................... 16 1.1.1. Khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993 ..................... 16 1.1.2. Nhân tố địa văn hóa và địa chiến lược ...................................................... 25 1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực ............................................................................ 35 1.3. Nhu cầu và chính sách đối ngoại của Campuchia và Việt Nam ...................... 39 1.3.1. Nhu cầu hợp tác của hai nước ................................................................... 39 1.3.2. Chính sách đối ngoại của Campuchia ....................................................... 42 1.3.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam .......................................................... 47 Chương 2. QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM TRÊN CÁC LĨNH VỰC (1993 - 2010) ............................................................................................................... 53 2.1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao ................................................................... 53 2.2. Trên lĩnh vực an ninh ....................................................................................... 63 v 2.2.1. Vấn đề biên giới lãnh thổ .......................................................................... 63 2.2.2. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống .............. 71 2.3. Vấn đề người Việt tại Campuchia .................................................................... 76 2.4. Trên lĩnh vực kinh tế ........................................................................................ 81 2.4.1. Quan hệ thương mại .................................................................................. 81 2.4.2. Hợp tác đầu tư ........................................................................................... 93 2.4.3. Hợp tác giao thông vận tải ....................................................................... 108 2.5. Trên một số lĩnh vực khác .............................................................................. 117 2.5.1. Hợp tác về giáo dục và đào tạo ............................................................... 117 2.5.2. Hợp tác về du lịch .................................................................................... 125 2.5.3. Hợp tác về y tế ......................................................................................... 135 2.6. Trong khuôn khổ hợp tác đa phương ............................................................. 143 2.6.1. Trong tổ chức ASEAN ............................................................................ 143 2.6.2. Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia .............................................................................................. 150 2.6.3. Trong sự phát triển Tiểu vùng sông Mekong .......................................... 160 Chương 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010) ............................................................................................................... 168 3.1. Tổng quan về thành tựu và hạn chế trong quan hệ hai nước ......................... 168 3.2. Một vài đặc điểm trong quan hệ Campuchia - Việt Nam giai đoạn 1993 - 2010 ...... 172 3.3. Những tác động của quan hệ Campuchia - Việt Nam đến chủ thể hai nước và khu vực .................................................................................................................. 176 3.3.1. Đối với Campuchia .................................................................................. 176 3.3.2 Đối với Việt Nam ..................................................................................... 182 3.3.3 Đối với khu vực ........................................................................................ 187 3.4. Triển vọng của quan hệ Campuchia - Việt Nam ............................................ 191 3.4.1. Những thuận lợi ....................................................................................... 191 3.4.2 Những khó khăn, thách thức ................................................................... 198 3.4.3. Dự báo triển vọng quan hệ ...................................................................... 200 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 207 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 211 PHỤ LỤC vi NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt tiếng Anh ACMECS Ayeyarwady - Chao Praya - Mekong Economic Cooperation Strategy: Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mekong ADB Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển châu Á AFTA ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á ASEAN AIA ASEAN Investment Area: Khu vực đầu tư ASEAN APEC Asia Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum: Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ACMECS Ayeyarwady - Chao Praya - Mekong Economic Cooperation Strategy: Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mekong ADB Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển châu Á AFTA ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á ASEAN AIA ASEAN Investment Area: Khu vực đầu tư ASEAN APEC Asia Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum: Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM The Asia-Europe Meeting: Diễn đàn hợp tác Á - Âu BRICS Nhóm các nước Barazin - Nga - Ấn Độ - Trung Quốc - Nam Phi CDC The Council for Development of Cambodia: Hội đồng Phát triển Campuchia CEPT Common Effective Preferential Tariff: Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung vii CIB Cambodian Investment Board: Ủy ban Đầu tư Campuchia CLVM Cambodia - Laos - Myanmar - Vietnam Summit: Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam CNRP Đảng Cứu quốc Campuchia CPP Cambodia People’s Party: Đảng Nhân dân Campuchia FUNCINPEC Đảng Mặt trận thống nhất dân tộc vì một nước Campuchia Độc lập, Trung lập, Hòa bình và Thống nhất GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội GMS Greater Mekong Subregion: Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng NAFTA The North American Free Trade Agreement: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAM Non-Aligned Movement: Phong trào Không liên kết UN United Nations: Liên Hợp Quốc UNTAC United Nations Transitional Authority in Cambodia: Cơ quan quyền lực lâm thời Liên Hợp Quốc ở Campuchia. USD United States dollar: Đồng đô la Mỹ WTO World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới Chữ viết tắt tiếng Việt CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CHND Cộng hòa nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐBTQ Đại biểu toàn quốc LHS Lưu học sinh NDCM Nhân dân cách mạng TBCN Tư bản chủ nghĩa XHCN Xã hội chủ nghĩa viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Xuất khẩu của Campuchia ............................................................................. 30 Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam qua biên giới với Campuchia giai đoạn 1993 - 2000 ........................................................................ 86 Bảng 2.2. Thống kê kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2006 - 2010 .......................... 88 Bảng 2.3. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Campuchia (2000 - 2006) ... 91 Bảng 2.4. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Campuchia (2000 - 2006) ...... 92 Bảng 2.5. Xuất khẩu của Campuchia .......................................................................... 93 Bảng 2.6. Nhập khẩu của Campuchia ......................................................................... 93 Bảng 2.7. Đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tính đến năm 2010 ....................... 95 Bảng 2.8. Đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tính đến 23/2/2011 theo lĩnh vực ...... 99 Bảng 2.9. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam tính đến 14/3/2011 phân theo ngành ....................................................................................................... 104 Bảng 2.10. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam tính đến 14/3/2011 phân theo hình thức.................................................................................................. 105 Bảng 2.11. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam tính đến 14/3/2011 phân theo địa phương .............................................................................................. 105 Bảng 2.12. Thống kê số lượng lưu học sinh Campuchia giai đoạn 1980 - 1992 ...... 118 Bảng 2.13. Học bổng đào tạo lưu học sinh Campuchia ............................................ 120 Bảng 2.14. Thống kê lưu học sinh Campuchia giai đoạn 1994 - 2003 ..................... 121 Bảng 2.15. Tổng lượng khách trong năm của Campuchia - Việt Nam (2003 - 2007) ....... 127 Bảng 2.16. Lượng khách từ các nước ASEAN sang Campuchia ............................. 134 Bảng 2.17. Lượng khách từ các nước ASEAN sang Việt Nam ................................ 134 Bảng 2.18. Lưu học sinh Campuchia đào tạo tại Trường Đại học Y Thái Bình ...... 141 Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia giai đoạn 1995 - 2004 ............ 180 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Campuchia và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia luôn gắn kết với nhau chặt chẽ, điều này đã được thực tế chứng minh: Nếu một giai đoạn nào đó, quan hệ hai nước trục trặc thì đều tổn hại đến lợi ích của cả Campuchia và Việt Nam. Ngược lại, nếu quan hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác, sự gần gũi về mặt địa lý và sự gắn bó, tương đồng về lịch sử khiến cho nhân dân hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm và chia sẻ, đồng thời là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới. Trong suốt quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ hiện đại, Campuchia và Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực này có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai nước xét trên nhiều phương diện, là một bộ phận quan trọng trong chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và “láng giềng hữu nghị” của mỗi nước. Vì vậy, việc củng cố, thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng, khu vực cũng như giữa hai nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của cả Campuchia và Việt Nam. 1.2 Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đối thoại, hợp tác trở thành dòng mạch chủ đạo trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Điều này đã tạo ra cơ hội rất lớn cho hợp tác khu vực Đông Nam Á nói chung và quan hệ giữa ba nước Đông Dương nói riêng có bước phát triển tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh mới đó, quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng được tăng cường và thúc đẩy theo hướng hợp tác tích cực. Năm 1993, tình hình đất nước Campuchia dần đi vào ổn định đã tạo điều kiện cho quan hệ hai nước ngày càng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong đa phương. Trong những năm gần đây, đứng trước những biến đổi sâu sắc, khó lường của tình hình thế giới và khu vực, vì nhu cầu phát triển của mỗi nước, của Tiểu vùng Mekong và cả khu vực Đông Nam Á, Campuchia và Việt Nam đều phải xác định một chiến lược phát triển quốc gia thích hợp. Trong đó, từng mối quan hệ song 2 phương hay đa phương đều có một vị trí, vai trò riêng và cần được xem trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Quan hệ hợp tác hai nước hiện nay đang đứng trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách thức, khó khăn mới, nhưng nếu biết khai thác tốt thuận lợi và hạn chế một cách hiệu quả những thách thức, khó khăn, hợp tác Campuchia - Việt Nam sẽ có những bước phát triển có lợi cho mỗi nước, góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Do đó, việc nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam ngày càng có ý nghĩa quan trọng. 1.3 Quan hệ Campuchia - Việt Nam không chỉ tồn tại và phát triển một cách thuận chiều mà còn trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Những mâu thuẫn, tồn tại trong quan hệ hai nước cũng như sự tác động sâu sắc của nhân tố bên ngoài, nhất là sức ép từ phía các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ này. Tính thiếu ổn định trong hệ thống chính trị và những mặt trái trong chính sách đối ngoại của Campuchia, hay nói cách khác tính đa diện trong chính sách đối ngoại và sự tranh giành ảnh hưởng, đấu tranh phe phái trong nội bộ Campuchia đã không ít lần gây tác động xấu đến quan hệ giữa hai nước. Đồng thời, những tác động trái chiều của các nhân tố bên ngoài, nhất là từ phía Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp lên đường lối đối ngoại của Campuchia và tác động sâu sắc tới mối quan hệ Campuchia - Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài còn nhằm góp phần hiểu thêm những biến động về chính trị, kinh tế và đường lối ngoại giao của Campuchia, qua đó có thể gợi mở cho Việt Nam những đối sách phù hợp trong quan hệ với nước láng giềng ở vùng biên giới Tây Nam của đất nước. 1.4. Đề tài quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) là đề tài mới chưa từng được công bố trước đó. Vì thế, qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn đóng góp một tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử (kể cả giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế) trong các trường đại học, cho các nhà hoạt động chính trị, ngoại giao, nhất là những người hiện nay đang trực tiếp quan hệ, giao dịch, tiếp xúc với Campuchia. Từ thực tế nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010)” làm đề tài luận án tiến sĩ với hy vọng góp phần nghiên cứu quan hệ quốc tế của nội bộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói chung và quan hệ Campuchia - Việt Nam nói riêng. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Việc nghiên cứu của các học giả Việt Nam Campuchia là một nước láng giềng thân thuộc đối với nhân dân Việt Nam, do vậy, từ lâu quan hệ hai nước đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu về đất nước Campuchia và mối quan hệ Campuchia - Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam nhìn nhận, đánh giá trên nhiều phương diện, phản ánh sự phát triển không ngừng mối quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc. 2.1.1. Những công trình viết chung về lịch sử quan hệ giữa ba nước Đông Dương Công trình “Về lịch sử văn hóa ba nước Đông Dương” (1983) do Phạm Nguyên Long, Đặng Bích Hà chủ biên là một tác phẩm được xuất bản khá sớm. Đây là công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, trong đó, tác giả Nguyễn Hào Hùng với bài viết “Lịch sử một thế kỷ liên minh đoàn kết chiến đấu và toàn thắng của nhân dân ba nước Đông Dương” đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia - Lào từ trong lịch sử đấu tranh cho đến đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Tác giả nhìn nhận mối quan hệ khăng khít của ba nước Đông Dương dựa trên nền tảng về văn hóa, lịch sử, xã hội từ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược cho đến kết thúc thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tác giả đã đi sâu phân tích cơ sở hình thành mối quan hệ thiết thân giữa nhân dân ba nước Đông Dương, khẳng định đây không chỉ là mối quan hệ láng giềng truyền thống mà còn là mối quan hệ của các quốc gia cùng chung nguồn cội văn hóa, lịch sử và điều kiện phát triển trong
Luận văn liên quan