Luận án Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời kỳ quá độ xây dựng những tiền đề cần thiết cho chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế Việt Nam tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế như: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bốn thành phần kinh tế trên, kinh tế Nhà nước, cùng với kinh tế tập thể được xác định là chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu, giúp nền kinh tế Việt Nam nối kết với khu vực và thế giới. Các thành phần kinh tế trên dựa trên cơ sở các quan hệ sở hữu tương ứng. Thành phần kinh tế Nhà nước dựa trên quan hệ sở hữu công về tư liệu sản xuất, thành phần kinh tế tập thể dựa trên quan hệ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu giữa vai trò quyết định các quan hệ khác như quan hệ tổ chức, quan hệ phân phối. Vì thế đặc điểm quan hệ lao động giữa các chủ thể kinh tế thể hiện trong các thành phần kinh tế cũng khác nhau. Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước do sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên họ có quyền chi phối về quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm lao động làm ra và quan hệ lao động có đặc điểm là quan hệ thuê mướn lao động, quan hệ chủ thợ.

pdf196 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ quá độ xây dựng những tiền đề cần thiết cho chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế Việt Nam tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế như: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bốn thành phần kinh tế trên, kinh tế Nhà nước, cùng với kinh tế tập thể được xác định là chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu, giúp nền kinh tế Việt Nam nối kết với khu vực và thế giới. Các thành phần kinh tế trên dựa trên cơ sở các quan hệ sở hữu tương ứng. Thành phần kinh tế Nhà nước dựa trên quan hệ sở hữu công về tư liệu sản xuất, thành phần kinh tế tập thể dựa trên quan hệ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu giữa vai trò quyết định các quan hệ khác như quan hệ tổ chức, quan hệ phân phối. Vì thế đặc điểm quan hệ lao động giữa các chủ thể kinh tế thể hiện trong các thành phần kinh tế cũng khác nhau. Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước do sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên họ có quyền chi phối về quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm lao động làm ra và quan hệ lao động có đặc điểm là quan hệ thuê mướn lao động, quan hệ chủ thợ. Trong thành phần kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài, dựa trên chế độ sở hữu tư nhân, nên quan hệ lao động chủ yếu là quan hệ thuê mướn lao động, lao động làm thuê, quan hệ chủ - thợ hay quan hệ thuê mướn lao động là quan hệ chủ yếu. Thậm chí các nhà quản lý cấp cao trong các đơn vị kinh tế thuộc thành phần này cũng đều là lao động làm thuê, vẫn nhận lương, thưởng như những người lao động làm thuê khác. Đó là các chức danh như: Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc.trong các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các công ty tư nhân khác. Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế kinh tề thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự can thiệp điều tiết của Nhà nước nên Nhà 2 nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định về quan hệ lao động và quản lý lao động, tiền lương để đảm bảo lợi ích cho người lao động và đảm bảo quan hệ lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) được hài hòa nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh. Quan hệ lao động trong ở nước ta trong những năm qua còn nhiều bất cập, pháp luật về quan hệ lao động còn thiếu và chưa kịp đổi mới, xung đột lao động và đình công xảy ra nhiều nơi, đời sống người lao động còn gặp nhiều khó khăn do tiền lương không đủ sống. Trên thực tế, nguyên nhân gây ra xung đột lao động trong các doanh nghiệp là do hệ thống quan hệ lao động của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng không được lành mạnh, chức năng quản lý là điều chỉnh của nhà nước về quan hệ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Quan hệ lao động không hài hòa làm cho tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp, giảm năng xuất lao động, trì hoản kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù Nhà nước cũng đã có nhiều điều chỉnh về pháp luật như Bộ luật lao động sửa đổi các năm 2006, 2007, 2008 và 2012, tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động xung quanh vấn đề quan hệ về lợi ích của hai bên. Thực tế đã có nhiều cuộc đình công xảy ra trong cả nước và trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau ngoài kinh tế Nhà nước, mà nhiều nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Các cuộc xung đột lao động dẫn đến đình công ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp và không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ các cuộc đình công đã xảy ra cho thấy có hơn 90% cuộc cuộc đình công liên quan đến lợi ích của người lao động như tiền lương, tiền thưởng, tiền tăng ca, các khoản phụ cấp khác như tiền phụ cấp chuyên cần, trách nhiệm, nhà ở, tiền ăn. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng đã làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm. Đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn hay nói cách khác là người lao động càng ngày càng 3 nghèo hơn đã đưa người lao động vào thế đường cùng buộc họ phải thay đổi nơi làm việc hoặc phải tranh đấu cho quyền lợi của họ. Vậy làm gì để vấn đề được cải thiện để các bên có thể chấp nhận được, từ đó làm cho môi trường đầu tư được tiến triển thuận lợi, để chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam hiện nay không bị ảnh hưởng tiêu cực, làm sao cho đời sống mọi mặt của người công nhân được cải thiện. đều đáng được khuyến khích và hoan nghênh. Một quan hệ lao động phù hợp là nhân tố quyết định đến năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất, đồng thời nó còn quyết định môi trường lao động và sự phát triển của quốc gia. Sự nghiệp đổi mới về kinh tế - xã hội của đất nước đang tạo ra tiền đồ khách quan làm chuyển hóa quan hệ lao động ở các doanh nghiệp. Sự chuyển hóa này đang xảy ra ở các doanh nghiệp kinh tế tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nội dung của quan hệ lao động mới này thế nào? Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài kinh tế Nhà nước bao gồm những nội dung gì? Đó những vấn lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu. Việc xây dựng một mô hình quan hệ lao động hài hòa về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động và có những giải pháp và chính sách để thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh, hài hòa ở các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở những vấn đề nêu trên tác giả chọn đề tài "Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Qua việc nghiên cứu khái quát lý luận và phân tích thực trạng về quan hệ lao động nhằm là rõ bản chất quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước hiện nay (trường hợp thành phố Hồ Chí Minh) đề ra giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ lao động (cải thiện đời sống vật chất người lao động) trong các 4 doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Thứ nhất, Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan hệ lao động bao gồm khái niệm về quan hệ lao động, bản chất, nội dung, chủ thể của quan hệ lao động, vị trí, vai trò của quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Thứ hai, phân tích tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng của người lao động cũng như các chế độ phúc lợi của họ. Xây dựng bảng khảo sát người lao động và chủ doanh nghiệp nhằm làm rõ tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Thứ ba, qua việc phân tích các mặt tích cực và hạn chế về quan hệ lao động hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh và hài hòa trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, vừa đảm bảo lợi ích của người chủ sử dụng lao động, vừa đảm bảo cải thiện đời sống vật chất người lao động. Câu hỏi nghiên cứu Luận án sẽ tập trung nghiên cứu và trả lời những câu hỏi sau: Thứ nhất, bản chất quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước là gì? Nội dung của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Thứ hai, Thực trạng về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào? Tác giả chú trọng đến quan hệ lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích phi kinh tế trong doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước, những khiếm khuyết của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nêu trên. Thứ ba, những giải pháp nào giúp cải thiện quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất người lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 5 Thứ nhất, về đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung vào đối tượng nghiên cứu là quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động qua việc thuê mướn lao động trong doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước. Bên cạnh đó có xét đến vai trò của Nhà nước và công đoàn. Thứ hai, về phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án giới hạn trong việc tập trung phân tích quan hệ lao động chủ yếu là quan hệ về lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích phi kinh tế: Tiền lương, thưởng, lợi nhuận, phúc lợi những xung đột nảy sinh trong quan hệ lao động: đình công, bãi công. Về thời gian: Nội dung phân tích đánh giá lấy mốc từ năm 2005-2015 và tầm nhìn đến năm 2025, trong đó các số liệu được tập hợp chủ yếu là các năm gần đây. 4. Đóng góp mới của luận án - Vạch rõ bản chất quan hệ bóc lột lao động làm thuê trong các doanh nghiệp ngoài kinh tếi nhà nước ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. - Vạch rõ những quan hệ hài hòa và mâu thuẫn trong quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Vạch rõ xu hướng vận động của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án -Về mặt lý luận: Luận án góp phần hệ thống và bổ sung cho lý luận kinh tế chính trị trong phân tích quan hệ lao động xét dưới góc độ kinh tế chứ không dưới góc độ quan hệ lao động đơn thuần. -Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu môn Kinh tế chính trị học Mác – Lênin. Ngoài ra, Luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo để các cơ quan chức năng 6 nghiên cứu các chính sách nhằm cải thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ lao động. Chương 2: Cơ sở lý luận về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 5: Các giải pháp nhằm tăng cường quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1.1 Các đề tài nghiên cứu của các tác giả về quan hệ lao động (QHLĐ) 1.1.1 Các đề tài nghiên cứu của các tác giả trong nước về QHLĐ Lê Văn Minh (1994), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, luận án Phó Tiến sỹ với đề tài “Đổi mới QHLĐ trong quá trình hình thành nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”. Đây là luận án chuyên ngành Kinh tế và Tổ chức lao động. Luận án góp phần làm sáng tỏ quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường như khái niệm, nội dung, tính chất, các chủ thể cấu thành trong QHLĐ. Những năm trước đó, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp với một thành phần kinh tế là thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức: Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, dựa chủ yếu trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Sau khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường quan hệ lao động cũng có những chuyển hóa. Sự chuyển hóa này xảy ra ở các thành phần kinh tế như kinh tế tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp FDI và cả doanh nghiệp nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) là quan hệ làm công ăn lương. Vì thế khi lợi ích không được chia sẽ thì người lao động (NLĐ) sẽ tranh chấp và dẫn đến đình công. Luận án nghiên cứu quan hệ lao động ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung dưới góc độ kinh tế và pháp luật. Luận án nêu lên đặc điểm về quan hệ lao động trước năm 1986: Nhà nước XHCN với hình thức sở hữu là sỡ hữu toàn dân nên các chế độ chính sách về lao động chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực Nhà nước, quan hệ trực tiếp giữa Nhà nước và NLĐ và chính sách tiền lương bình quân được thể hiện rõ nét. Sau khi kinh tế mở cửa, mô hình quan hệ lao động cũng đã có sự chuyển hóa trong các doanh nghiệp, do đó, các chế độ chính sách về quan hệ lao động cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Từ cơ cấu kinh tế một chế độ sở hữu – công hữu về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế tồn tại nhiều quan hệ sở hữu khác nhau, thể hiện ở sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị 8 trường định hướng XHCN. Nhiều thành phần kinh tế nên nhiều kiểu quan hệ lao động khác nhau cùng xuất hiện. Do sự thay đổi về mô hình quan hệ lao động nên khi có mâu thuẫn trong quan hệ lao động, thực tế nhiều tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng giữa hai bên nên dẫn đến xung đột trong lao động và đình công. Nguyễn Ngọc Quân (1997), trường Đại học Kinh tế Quốc dân, luận án Phó Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế và Tổ chức lao động với đề tài “Hoàn thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Trong những năm đầu thu hút đầu tư nước ngoài nên việc phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ lao động cần phải được giải quyết. Do nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác nhau đầu tư vào Việt Nam nên họ mang nhiều bản sắc văn hóa khác nhau. Trong khi đó người lao động Việt Nam lại quen với tác phong lao động nông nghiệp nên giữa người lao động và người sử dụng lao động thường phát sinh những mâu thuẫn xung quanh vấn đề ứng xử. NSDLĐ thường đối xử thô bạo đối với công nhân lao động và vì thế xảy ra tranh chấp lao động và đình công. Năm 1990 có 21 vụ đình công do các chuyên gia nước ngoài cư xử không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Năm 1991 có 10 cuộc đình công xảy ra để phản đối NSDLĐ hách dịch, dọa nạt, cư xử thô bạo đối với NLĐ. Năm 1992 có 14 vụ tranh chấp lao động và đình công do người lao động làm tăng ca mà không được trả lương thêm giờ. Năm 1993 có 35 vụ đình công do NSDLĐ đánh đập, ngược đãi NLĐ. Về mức độ và quy mô các cuộc đình công cho thấy số lượng người tham gia đình công ngày càng tăng, có nơi xảy ra trong bộ phận như tổ, phân xưởng, nhưng cũng có nơi diễn ra toàn doanh nghiệp. Luận án cho rằng: “quan hệ lao động là quan hệ trong quá trình tạo ra giá trị mới – giá trị thặng dư hoặc nói một cách khác lao động sống là lao động tạo ra giá trị thặng dư và giá trị thặng dư thuộc về người sử dụng lao động”, “Trong quan hệ lao động, người lao động chịu sự lệ thuộc vào người sử dụng lao động về mặt pháp lý trên cơ sở hợp đồng lao động chứ không lệ thuộc về mặt kinh tế”. Luận án đi vào xem xét về cơ sở lý luận quan hệ về quan hệ lao động như chủ thể lao động, nội 9 dung, loại hình quan hệ lao động, các cơ sở pháp lý để hình thành quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp trong quan hệ lao động như hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Về thực trạng quan hệ lao động, luận án nghiên cứu và phân tích về đặc điểm quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI, việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp FDI và những yếu tố làm nảy sinh xung đột trong quan hệ lao động và đình công. Luận án nêu lên một số nguyên nhân làm phát sinh đình công: Về phía người sử dụng lao động: NSDLĐ lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động, sự yếu kém của công đoàn cơ sở, sự lỏng lẻo trong quản lý của cơ quan Nhà nước để làm thiệt hại về lợi ích người lao động như định mức quá cao buộc công nhân phải kéo dài thời gian làm việc, đơn giá tiền lương thấp, trù dập người lao động khi họ đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Về phía người lao động: Tác phong làm việc, ý thức kỷ luật kém, nhận thức và hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, thiếu bình tỉnh, đấu tranh tự phát, hạn chế về mặt giao tiếp Tác giả cho rằng “Chính bản thân các chủ thể của quan hệ lao động trong cuộc đình công cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy đình công. Và hành vi của họ dưới nhiều góc độ khác nhau, vì nhiều lý do khác nhau là nguyên nhân góp phần làm tăng số cuộc đình công”. Từ đó tác giả đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện nội dung quan hệ lao động, thỏa ước lao động tập thể và cơ chế giải quyết xung đột lao động và đình công. Tác giả đề nghị thành lập cơ quan giải quyết xung đột lao động như Hội đồng trọng tài, tòa án lao động, hội đồng hòa giải lao động. Xây dựng công đoàn vững mạnh để tham gia vào giải quyết xung đột lao động. Nguyễn Thị Bích Loan (2003), Trường Đại học Thương mại Hà Nội chủ nhiệm đề tài “Một số ý kiến góp phần giải quyết mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Liên doanh nước ngoài ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu quan hệ lao động ở các mặt tuyển dụng lao động, đãi ngộ lao động trong các doanh nghiệp Liên doanh. Đề tài sử dụng các câu hỏi phỏng vấn đề nghiên cứu mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Liên doanh nước ngoài để làm sáng tỏ những vấn đề liên 10 quan đến quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trong công tác tuyển dụng và các chính sách đãi ngộ cũng như đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của nó. Tác giả đề xuất các giải pháp về tuyển dụng và đãi ngộ lao động nhằm giải quyết mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Liên doanh nước ngoài như chú ý đến tính thích nghi trong môi trường làm việc đa văn hóa, cải tiến cách chi trả lương phù hợp và quan tâm hơn đến tinh thần người lao động, có chính sách đãi ngộ phù hợp để giữ chân người lao động. Vũ Việt Hằng (2004), Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Một số vấn đề về quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế” chuyên ngành Kinh tế và Kế hoạch hóa kinh tế quốc dân. Luận án nghiên cứu các đặc trưng về quan hệ lao động của từng loại hình doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trường và sử dụng lý thuyết mô hình để phân tích quan hệ lao động giữa người lao động và doanh nghiệp qua sự hài lòng trong công tác quản trị nguồn nhân lực, các chính sách nhằm tạo nên môi trường làm việc thuận lợi trong doanh nghiệp. Tác giả nghiên cứu thực trạng của doanh nghiệp qua nhiều yếu tố như các môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến môi trường quan hệ lao động. Mấy vấn đề cơ bản về quan hệ lao động, Vụ định mức và tổ chức lao động, Nhà xuất bản lao động. Hà Nội năm 1977. Cuốn sách xem quản lý lao động không hạn chế một vài biện pháp mà phải thật sự tác động tổng hợp của nhiều biện pháp. Trong doanh nghiệp cần phải tiến hành nhiều biện pháp như hoàn thiện từng bước công nghệ sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất và cải thiện đời sống vật chất văn hóa cho người lao động. Một là, quản lý lao động phải giải quyết tốt các quan hệ giữa người lao động với người lao động. Hai là, quản lý lao động còn phải giải quyết tốt mối qu
Luận văn liên quan