Luận án Quan hệ Việt Xiêm trong thế kỉ XIX

Công trình Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ của Nội các triều Nguyễn cũng có nhiều ghi chép về mối quan hệ Việt - Xiêm dưới triều Nguyễn. Công trình này là tập hợp tất cả những chỉ, dụ, tấu sớ, sắc phong, công văn, biểu, mẫu, của các bộ, cơ quan ngang bộ trong triều đình nhà Nguyễn. Công trình này gồm 2 phần: phần Chính biên được biên soạn từ năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851), gồm 262 quyển và một quyển Thủ với hơn 8.000 trang bản thảo; ghi chép các chiếu chỉ, tấu sớ của triều đình Nguyễn từ năm Gia Long thứ nhất 1802 đến năm Tự Đức thứ 4 (1851) và phần Tục biên được biên soạn từ năm Thành Thái thứ nhất 1889 đến năm Thành Thái thứ 7 (1895), gồm 61 quyển (kể cả quyển Mục lục) với hơn 6.000 trang bản thảo, ghi chép các chiếu chỉ, tấu sớ của triều đình Nguyễn từ năm Tự Đức thứ 5 (1852) đến năm Thành Thái thứ nhất 1889. Ngoài ra còn phần Tục biên Hậu thứ, ghi chép các chiếu chỉ, tấu sớ của triều đình Nguyễn từ năm Thành Thái thứ 2 (1890) đến năm Duy Tân thứ 8 (1914), gồm 28 quyển, khoảng 850 trang bản thảo, nhưng chưa duyệt in, được lưu trữ tại Sử quán triều Nguyễn. Thông qua công trình này, chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều tư liệu đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm dưới triều Nguyễn. Mối quan hệ này, lúc đầu hòa hiếu, thân thiện, về sau xung đột dẫn đến chiến tranh giữa hai nước. Trong phần ghi chép của bộ Lễ ở quyển 136, mục Nhu viễn, đã ghi chép về mối quan hệ nồng ấm, thân thiện trong mối quan hệ bang giao giữa triều Nguyễn và Xiêm La dưới thời vua Gia Long (1820 - 1819) và những năm đầu thời vua Minh Mạng, như sau: “Gia Long năm thứ 10, nước Xiêm sai sứ đến kinh tạ ơn, kính dâng các thứ bạch đàn, trầm hương, sáp ong, vôi đỏ. Chuẩn y lời nghị: khi sứ bộ ấy đến thành Gia Định, chuẩn phát cho chánh phó sứ, mỗi người 50 quan tiền; bồi sứ 30 quan; thông ngôn mỗi người 10 quan; quân đi theo mỗi người 3 quan. Khi đến kinh, khoản đãi 6 mâm cổ yến. Còn tất cả các việc hộ tống, cung đốn, ban thưởng, đều y theo lệ năm thứ 8. Lại chuẩn y lời nghị: Từ nay về sau, hễ có sứ bộ nước Xiêm hoặc nước Cao Miên và nước ngoài có đệ biểu văn công văn tới thành Gia Định, nên sức thông dịch về kinh chuyển tâu trước, để rõ việc ấy. Còn tờ nguyên biểu và sứ bộ lưu lại ở thành xét liệu cấp phát, đợi truyền báo tiến hay dừng thế nào, đợi chỉ để tuân theo. Nếu chỉ có biểu văn công văn không có sứ bộ, hễ dịch xong tức thì sai đệ tờ nguyên văn và tờ dịch về kinh tâu dâng cả một thể. Lại, năm này sai sứ đến nước Xiêm cùng đưa đám tang Phật vương trước của nước ấy. Phụng chỉ ban cấp cho một viên cai đội thông dịch một bộ áo mũ chánh lục phẩm võ giai, một viên thông ngôn một bộ áo mũ bát phẩm võ giai. Tặng Phật vương mới nước ấy 2000 cân đường cát, đường phổi đường phèn mỗi thứ 500 cân, lụa 120 tấm, vải 100 tấm. Cho Nhị vương nước ấy, 1000 cân đường cát, đường phổi đường phèn mỗi thứ 300 cân; lụa vải mỗi thứ 80 tấm (Nội các triều Nguyễn, 1993, Tập 8, tr.505).

doc219 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ Việt Xiêm trong thế kỉ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN LUẬN QUAN HỆ VIỆT - XIÊM TRONG THẾ KỈ XIX LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN LUẬN QUAN HỆ VIỆT - XIÊM TRONG THẾ KỈ XIX CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 62.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. TRẦN THỊ THANH THANH 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HÒA Thành phố Hồ Chí Minh - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những tư liệu và luận điểm nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn do chính tôi thực hiện. Các số liệu, hình ảnh, trích dẫn trong luận án là trung thực. Nếu có gian dối, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Hội đồng chấm Luận án của nhà trường và trước pháp luật. TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Luận MỤC LỤC Trang phụ bìa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ bang giao là vấn đề hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển của một đất nước. Quan hệ bang giao của Việt Nam có từ khá sớm đối với những nước láng giềng liền kề biên giới như Trung Quốc, Chân Lạp, Ai Lao,Quan hệ Việt - Xiêm muộn hơn quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực nhưng mối quan hệ Việt – Xiêm có tác động lớn đến tình hình khu vực, nhất là trong thế kỉ XIX. Xiêm là một nước có lịch sử rất trẻ ở vùng Đông Nam Á, cư dân trên khu vực Sê Mun chủ yếu là người Khơ me, còn ở đồng bằng sông Mê Nam là địa bàn cư trú của người Môn. Ở thời kì phát triển của Phù Nam, vùng hạ lưu sông Mê Nam và một số điểm quần cư của người Môn lệ thuộc vào Phù Nam. Từ thế kỉ XII - XIII, đồng bằng Mê Nam bị người Khơ me chiếm đóng và cũng là giai đoạn người Môn bị người Khơ me đồng hóa một cách sâu sắc. Một số còn lại sau khi người Thái đến đã dồn đẩy họ đi hoặc đồng hóa. Người Thái là một bộ phận thuộc thuộc nhóm tộc người nói tiếng Thái kađai, cư trú ở thượng nguồn sông Mê Kông và sông Hồng, giáp ranh giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, họ chính là chủ nhân của quốc gia Nam Chiếu (hay Đại Lý theo tài liệu của Trung Quốc). Với tính năng động và ứng xử mềm mỏng, người Thái nhanh chóng kết hợp với cư dân bản địa nơi đây và trở thành tộc người giữ vị trí chủ đạo ở giai đoạn thế kỉ XIII - XV. Đặc biệt là nửa sau thế kỉ XVIII, trong khi các nước phong kiến Đông Nam Á sau một kỳ phát triển rực rỡ huy hoàng đang trong quá trình suy yếu và cũng đang đối mặt với các cuộc xâm lược của các nước phương Tây thì Xiêm lại phát triển hùng mạnh nhất là sau giai đoạn đánh bại cuộc xâm lược của người Miến Điện (1767), vương quốc Xiêm củng cố chế độ phong kiến trung ương tập quyền, phát triển kinh tế, củng cố và tăng cường quân sự, tiến hành bành trướng lãnh thổ. Cũng như những quốc gia phong kiến Đông Nam Á khác, Đại Việt sau thời kỳ phát triển hưng thịnh, đến thế kỉ XVI - XVII bắt đầu suy yếu phân liệt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đàng Trong trong giai đoạn đầu các chúa Nguyễn ra sức phát triển thương nghiệp, ngày càng trở nên hùng mạnh và bắt đầu đặt ảnh hưởng ở Chân Lạp và Ai Lao, do hai nước này ngày càng suy yếu. Năm 1802, nhà Nguyễn được thiết lập, lực lượng quân sự ngày càng hùng mạnh, do đó đã có tác động mạnh mẽ đến tình hình khu vực, nhất là vấn đề Chân Lạp và Ai Lao, những chư hầu của Xiêm trước đây. Quan hệ Việt - Xiêm được ghi nhận từ việc trao đổi hàng hóa từ thế kỉ XII, trải qua nhiều giai đoạn, mối quan hệ này có diễn biến phức tạp, lúc thăng, lúc trầm và hầu hết đều xuất phát từ nước láng giềng thứ ba hoặc Ai Lao, hoặc Chân Lạp. Các nước láng giềng có thể là đồng minh tin cậy giúp “phòng thủ từ xa”, có thể là kẻ thù trực tiếp nhất, cũng có thể là mảnh đất tiền tiêu mà các thế lực khác lợi dụng để can thiệp. Chính vì những lí do đó, cả Việt Nam và Xiêm La, xem việc đặt ảnh hưởng ở Ai Lao, Chân Lạp không chỉ đơn thuần là các quốc gia có tiềm lực kinh tế mà vấn đề chính của hai nước là vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia, hai bên muốn dùng các nước này làm “tấm lá chắn” nhằm ngăn chặn cuộc xâm lược từ những nước khác. Đối với Việt Nam, vừa phải đối mặt với phương Bắc (Trung Quốc), vừa phải đề phòng quá trình “đông tiến” của Xiêm La, cho nên Ai Lao, Chân Lạp đối với Việt Nam càng trở nên quan trọng. Do đó, nghiên cứu mối quan hệ Việt - Xiêm trong quá khứ là điều hết sức cần thiết nhằm làm sáng tỏ bản chất của mối quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX, giúp chúng ta hiểu rõ hơn Thái Lan ngày để có chính sách đối ngoại theo đường lối “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, tiếp tục mở rộng, phát triển những mối quan hệ đi vào chiều sâu, bền vững, thúc đẩy giải quyết những vấn đề tồn đọng bằng thương lượng hòa bình, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Cho nên việc lựa chọn đề tài “Quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX” để làm đề tài luận án tiến sĩ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài “Quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX” là: - Khôi phục lại bức tranh về quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam và Xiêm La (Thái Lan ngày nay) trong thế kỉ XIX dưới các triều vua Nguyễn, như: Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1847 - 1883). - Đề tài này còn là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy bộ môn quan hệ quốc tế hoặc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là Sử học ở các trường đại học, học viện trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay. - Thông qua nghiên cứu này, tác giả hy vọng rằng sẽ góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm về tư liệu lịch sử của quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong trong suốt thế kỉ XIX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Không gian nghiên cứu: nước Việt Nam và Đại Nam dưới thời Nguyễn và nước Xiêm La dưới thời trị vì của Vương triều Rattanakosin. + Thời gian nghiên cứu: từ năm 1802 cho đến năm 1900. Năm 1802, là năm Nhà Nguyễn được thiết lập. Từ năm 1883 cho đến năm 1900, vương triều Nguyễn tuy vẫn tồn tại nhưng đã bị thực dân Pháp “tước quyền” đặt quan hệ bang giao với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong 17 năm cuối của thế kỉ XIX sẽ do thực dân Pháp lấy danh nghĩa triều đình nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với vương quốc Xiêm. Vì vậy, để hoàn thiện bức tranh về quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX, tác giả mạnh dạng trình bày thêm quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của chúng tôi dựa trên cơ sở hệ thống các phương pháp luận sử học mác-xít, sử dụng chủ yếu 2 phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. - Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận án, nhất là phần nghiên cứu diễn tiến của mối quan hệ Việt Nam - Xiêm La. Mối quan hệ này được tái hiện từ khi vương triều Nguyễn được thiết lập cho đến khi Việt Nam bị thực dân Pháp tước đoạt mối quan hệ bang giao với các nước. - Phương pháp logic: Đặt mối quan hệ Việt Nam - Xiêm La trong bối cảnh của hai nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể cũng như trong bối cảnh của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt nhấn mạnh vai trò, vị trí của Đại Việt trong mối quan hệ này. Quan hệ này đã đưa lại hệ quả đối với hai nước cũng như một số nước trong khu vực. Ngoài hai phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi còn kết hợp một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, đối chiếu, sưu tầm, thống kê, phân tích các số liệu, tài liệu,nhằm giúp cho đề tài mang tính khách quan và thể hiện được chiều sâu của công trình nghiên cứu. 5. Nguồn tài liệu nghiên cứu Đề tài “Quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX”, sử dụng các nguồn tài liệu nghiên cứu sau: - Tài liệu lưu trữ, bao gồm: + Tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II: Phông Thống đốc Nam Kỳ; Phông Phủ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam; Phông địa phương; một số công báo, + Tài liệu tại Thư viện khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu của phòng hạn chế đọc). + Tài liệu tạp chí, báo chí. - Tài liệu tiểu sử, hồi ký, phỏng vấn của các cá nhân đã được công bố. - Tài liệu tiếng nước ngoài bao gồm các bài viết, sách, báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu nước ngoài. - Tài liệu trên các website. 6. Đóng góp khoa học của Luận án - Đề tài “Quan hệ Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX” góp phần hoàn thiện hơn mối quan hệ Việt – Xiêm trong suốt bốn vị vua đầu triều Nguyễn: Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1847 - 1883) đặc biệt làm rõ mối quan hệ đó dưới thời vua Tự Đức mà chưa có công trình nào đề cập cụ thể, các lĩnh vực chủ yếu của quan hệ song phương, những nhân tố chi phối đến quan hệ hai nước. - Đề tài góp phần bổ sung một tập hợp tài liệu về quan hệ Việt – Xiêm cho giới nghiên cứu, học sinh sinh viên về những thăng trầm trong quan hệ giữa hai nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong thế kỉ XIX, góp phần nghiên cứu lịch sử bang giao của Việt Nam. - Thông qua đề tài nghiên cứu này giúp cho những nhà quản lý có được những cách nhìn, đánh giá khách quan về mối quan hệ Việt Xiêm trong quá khứ, để từ đó đề ra các chính sách ngoại giao phù hợp nhằm tiếp tục duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa và ổn định an ninh khu vực trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay. 7. Bố cục của Luận án Luận án ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án còn được chia làm 4 chương với những nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan tình hình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Chương 2: Khái quát mối quan hệ Việt – Xiêm trước thế kỉ XIX Chương 3: Quan hệ Việt – Xiêm từ 1802 – 1847 Chương 4: Quan hệ Việt – Xiêm từ 1847 – 1883 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Nghiên cứu của các tác giả trong nước 1.1.1. Các công trình nghiên cứu gián tiếp có liên quan đến mối quan hệ bang giao Việt - Xiêm trong thế kỉ XIX Nghiên cứu về mối quan hệ bang giao Việt - Xiêm có các công trình: Đại Nam Nhất Thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn. Công trình này có rất nhiều tư liệu đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm từ thế kỉ XVIII cho đến thế kỉ XIX. Mối quan hệ này, được các tác giả của Quốc Sử quán triều Nguyễn nhắc đến trong phần lịch sử hình thành của vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh thuộc vương triều Nguyễn. Theo đánh giá của chúng tôi, mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm có lúc nồng ấm, có lúc xung đột vì tranh chấp trong vấn đề bảo hộ Chân Lạp và vấn đề Hà Tiên. Một công trình khác của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn là tác phẩm Quốc triều Chánh biên Toát yếu do Tổng tài Cao Xuân Dục chủ biên. Công trình này được biên soạn vào đầu thế kỉ XX, ghi chép về tất cả các sự kiện xảy ra dưới các triều vua Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1847 - 1883), Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Tất cả các sự kiện xảy này, đều được viết theo thể loại biên niên, giúp cho người đọc dễ tiếp cận. Xuyên suốt công trình, Tổng tài Cao Xuân Dục đã nhiều lần đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm một cách sơ lược, vắn tắt dưới từng triều vua Nguyễn. Vì vậy công trình này, là nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị cho đề tài luận án của chúng tôi. Công trình Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Quốc Sử quán triều Nguyễn cũng có nhiều chi tiết đề cập đến quan hệ bang giao Việt – Xiêm trước thế kỉ XIX. Công trình này chủ yếu ghi chép về các sự kiện lịch sử có từ thời Hồng Bàng cho đến cuối thời nhà Hậu Lê (đời vua Lê Chiêu Thống). Xuyên suốt công trình này, các tác giả của Quốc Sử quán triều Nguyễn ít nhiều cũng có đến quan hệ bang giao giữa hai nước Việt – Xiêm trước thế kỉ XIX. Một công trình khác cũng có nhiều tư liệu lịch sử đề cập đến quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm, đó là công trình Gia Định Thành Thông chí của tác giả Trịnh Hoài Đức. Công trình này, tác giả Trịnh Hoài Đức trình bày chi tiết về lịch sử, địa lý, dân số, sông núi, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, sản vật,....của 5 trấn ở đất Gia Định trong thời kỳ vua Gia Long trị vì (1802 - 1819). Riêng ở mục lịch sử và nhân vật chí, công trình này có đề cập đến quan hệ Việt - Xiêm dưới thời các chúa Nguyễn và thời Tây Sơn. Nhìn chung mối quan hệ Việt - Xiêm trong thời kỳ trước thế kỉ XIX, theo nhận định của tác giả đó là sự xung đột, không thể điều hòa được giữa hai nước. Kết quả là dẫn đến chiến tranh trong các vấn đề tranh chấp quyền bảo hộ Chân Lạp và vùng đất Hà Tiên của dòng họ Mạc Cửu. Vì vậy, công trình này cũng là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho đề tài luận án tiến sĩ của chúng tôi. Ngoài các công trình tiêu biểu kể trên, chúng tôi còn sưu tầm được nhiều công trình khác, cũng có đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm trước thế kỉ XIX, tiêu biểu như: tác giả Ngô Giáp Đậu với công trình Hoàng Việt Long Hưng chí; Công trình Đại Việt Sử kí toàn thư của nhóm tác giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy, Nguyễn Đức Quý biên soạn; công trình Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú; tác giả Lê Quý Đôn với công trình Phủ Biên tạp lục; công trình Quốc Sử di biên của tác giả Phan Thúc Trực; Việt Sử thông giám của tác giả Vũ Quỳnh, Nhìn chung những công trình này đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm từ thế kỉ XII cho đến thế kỉ XIX. Cụ thể như: công trình Hoàng Việt Long Hưng chí của tác giả Ngô Giáp Đậu làm sáng tỏ cuộc chiến tranh Việt - Xiêm trên vùng đất Hà Tiên trong thời kỳ Tây Sơn nổi dậy lật đổ chính quyền của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Sau đó, là sự giảng hòa giữa hai nước Việt – Xiêm trên đất Chân Lạp giữa Nguyễn Văn Thoại đại diễn cho Nguyễn Ánh với hai viên tướng Chất Tri và Sô Si. Sau sự giảng hòa này, vương triều Rattanakosin được thành lập ở nước Xiêm đã thiết lập bang giao với chính quyền của Nguyễn Ánh ở Đàng Trong. Sự kết giao này, đã giúp cho Nguyễn Ánh có thêm sự hậu thuẫn về quân sự để Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn, thiết lập vương triều Nguyễn và chính thức đặt quan hệ bang giao với nước Xiêm lên tầm cao mới. Còn công trình Đại Việt Sử kí toàn thư của nhóm tác giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy, Nguyễn Đức Quý biên soạn, các tác giả ghi chép các sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hết đời Lê Thái Tổ, thông qua những sự kiện đó đã cho thấy được mối quan hệ Việt - Xiêm đã bắt đầu được hình thành từ thế kỉ XII dưới Vương triều Lý và mối quan hệ bang giao này vẫn được hai nước duy trì qua các triều đại phong kiến tiếp theo. Mối quan hê bang giao thuở sơ khai này, chủ yếu là trình quốc thư và trao đổi mua bán các sản vật địa phương của hai nước. Công trình Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, ở mục bang giao chí, tác giả ghi chép rất cụ thể mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt - Xiêm được thể hiện qua cách thức đi sứ, lễ vật để tặng vua Xiêm, nghi thức tiếp đãi đoàn sứ thần của nước Xiêm, cách thức trình quốc thư, giới thiệu sơ lược về lịch sử nước Xiêm, phong tục tập quán, tín ngưỡng thờ Phật của người Xiêm. Tác giả Lê Quý Đôn với công trình Phủ Biên tạp lục cung cấp cho chúng ta biết thêm về sự hùng cứ của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, quan hệ trao đổi buôn bán giữa Đàng Trong với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có nước Xiêm, những mặt hàng được xem là thế mạnh của đất Đàng Trong trong hoạt động trao đổi mua bán, Công trình Quốc Sử di biên của tác giả Phan Thúc Trực thì ghi chép theo lối biên niên các sự kiện xảy ra trong giai đoạn 1802 đến 1847, tức là trải qua ba đời vua là Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị. Nội dung của công trình này đề cập đến nhiều phương diện như: chiếu dụ, pháp lệnh, kiến chế, ngoại giao, xã hội, tập tục... Ngoài ra, ở nhiều phần trong bộ sách, tác giả còn ghi chú nhiều chỗ liên quan đến các sự thật lịch sử, lại có thêm phần Tham bổ ngoại truyện, một số chiếu dụ, bi ký và thơ, Đặc biệt ở mục ngoại giao của công trình này, tác giả có đề cập đến mối quan hệ Việt - Xiêm dưới vương triều Nguyễn. Công trình Việt Sử thông giám của tác giả Vũ Quỳnh cũng ghi chép về lịch sử nước nhà từ thời Hồng Bàng đến năm đầu thời vua Lê Thái Tổ. Xuyên suốt công trình này, tác giả Vũ Quỳnh cũng đề cập đến quan hệ Việt - Xiêm trước thế kỉ XIX. Mối quan hệ lúc bang giao lúc này chủ yếu là trình quốc thư, tặng lễ vật để tạo điều kiện cho thương nhân hai nước được tự do thông thương, Công trình “Bản sắc quan hệ Việt - Xiêm qua các hiến chương, hợp đồng” của tác giả Lưu Văn Lợi là một công trình nghiên cứu đáng chú ý về mối quan hệ giữa Việt Nam và Xiêm trong thế kỷ XIX. Cuốn sách này tập trung vào việc phân tích các hiến chương và hợp đồng quan trọng, là những văn bản đóng vai trò quan trọng trong quá trình tương tác giữa hai quốc gia này, tác giả tìm hiểu và trình bày chi tiết về nội dung và ý nghĩa của các hiến chương và hợp đồng quan trọng, các văn bản được nghiên cứu có thể bao gồm Hiến chương Ấn Hưng (1820), Hiến chương Gia Long - Rama I (1826), Hiến chương Đại Nam - Siam (1845) và nhiều văn bản khác. Nhờ nghiên cứu này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các cam kết và sự tương tác giữa hai quốc gia trong quá khứ. Công trình nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam và Xiêm và cung cấp cơ sở để hiểu về sự phát triển của quan hệ này trong quá trình lịch sử. Các hiến chương và hợp đồng đã tạo ra hệ thống quyền lợi và cam kết giữa hai nước, ảnh hưởng đến nền tảng địa chính trị, kinh tế và văn hóa của cả hai quốc gia. (Bản sắc quan hệ Việt - Xiêm qua các hiến chương, hợp đồng, 2007) Công trình “Quan hệ Việt - Xiêm: Lịch sử, văn hóa và xã hội” của tác giả Trần Trọng Kim là một công trình quan trọng trong việc nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Xiêm, tác giả Trần Trọng Kim tập trung vào việc xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai quốc gia này. Qua việc phân tích các sự kiện lịch sử, tác giả giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ Việt - Xiêm. Công trình cũng tìm hiểu về các yếu tố văn hóa truyền thống và giá trị chung của hai quốc gia. Tác giả khám phá các tương đồng và khác biệt trong văn hóa, tín ngưỡng và lối sống của người dân Việt Nam và Xiêm, từ đó chỉ ra cách những yếu tố này đã ảnh hưởng đến sự tương tác và hợp tác giữa hai quốc gia. Ngoài ra, công trình cũng nghiên cứu về các khía cạnh xã hội của hai quốc gia. Tác giả chia sẻ thông tin về cơ cấu xã hội, hệ thống chính trị và cuộc sống hàng ngày của người dân trong cả hai quốc gia, từ đó giúp định hình mối quan hệ phức tạp giữa hai nền văn hóa này. (Quan hệ Việt - Xiêm: Lịch sử, văn hóa và xã hội, 1971) Luận án “Quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” của Đinh Thị Dung, được hoàn thành vào năm 2001, là một công trình nghiên cứu quan trọng về quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn trong giai đoạn từ nửa đầu thế kỷ XIX. Trong luận án, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn trong thời kỳ này. Bằng việc nghiên cứu các nguồn tư liệu tác giả giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các chiến lược, chính sách và hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn trong quá trình tương tác với các nước khác. Luận án cũng phân tích những yếu tố cụ thể như mục tiêu, quan hệ với các cường quốc trong khu vực và thế giới, thông qua các thỏa thuận, hiệp ước và sự kiện quan trọng. Tác giả cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tình hình ngoại giao của triều Nguyễn trong giai đoạn này, từ đó giúp hiểu rõ hơn về vị thế và ảnh hưởng của triều Nguyễn trong cuộc cạnh tranh và tương tác với các cường quốc và các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Luận án “Quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Đinh Thị Dung là một tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu và hiểu về quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn trong giai đoạn này. Ngoài các công trình chính sử của các triều đại phong kiến nước nhà, để đán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_he_viet_xiem_trong_the_ki_xix.doc
  • doc5.5Trang thong tin_ban tieng Anh.doc
  • pdf5.5Trang thong tin_ban tieng Anh.pdf
  • pdfLuan an TS cap truong (đã sửa hoàn chỉnh) (NVL).pdf
  • docMAU 5.5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN ANdoc.doc
  • pdfMAU 5.5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN ANdoc.pdf
  • pdfQĐ HỘI ĐỒNG NCS NGUYỄN VĂN LUẬN.pdf
  • docTÓM TẮT LATS 2023 - tiếng Việt - NV Luận.doc
  • pdfTÓM TẮT LATS 2023 - tiếng Việt - NV Luận.pdf
  • docTOM TAT LATS 2023 NVL.doc
  • pdfTOM TAT LATS 2023 NVL.pdf