MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Những người có quan hệ tình cảm thân thiết luôn sẵn sàng giúp nhau
lúc khó khăn!”, Trung1, một người bạn học cũ của tôi và giờ là một thương
nhân khá điển hình cho hàng ngàn thương nhân Ninh Hiệp, ngôi làng buôn
vải và thuốc bắc rất có tiếng của ngoại thành Hà Nội, đã khẳng định như vậy
khi đề cập đến vai trò của các mối quan hệ xã hội ở làng trong hoạt động kinh
doanh. Tôi hỏi lại: “Thế còn trong phát triển việc làm ăn?”. Trung đáp: “Với
anh em hay bạn bè, người ta hỏi vay lúc có sự cố; còn muốn phát triển việc
làm ăn thì người ta sẽ đi vay lãi!”. Đó là những trao đổi giữa chúng tôi cách
đây mấy năm - vào một ngày mùa đông giá rét cuối tháng 12 năm 2011, khi
tôi trở về quê tham dự đám cưới của người quen. Bên chén rượu, sau những
bàn luận dông dài về chính trị, thể thao và phim ảnh, câu chuyện đã đưa đẩy
chúng tôi đến chỗ nói về sự gắn kết giữa quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp hiện nay
với công việc buôn bán, công việc mà đại đa số dân cư của làng đang miệt
mài theo đuổi.
258 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ xã hội trong bối cảnh phi nông nghiệp hóa: Nghiên cứu trường hợp làng Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN GIÁO
QUAN HỆ XÃ HỘI
TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
LÀNG NINH HIỆP, GIA LÂM, HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN GIÁO
QUAN HỆ XÃ HỘI
TRONG BỐI CẢNH PHI NÔNG NGHIỆP HÓA:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
LÀNG NINH HIỆP, GIA LÂM, HÀ NỘI
Ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. LÊ THANH BÌNH
2. TS. ĐÀO THẾ ĐỨC
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đề tài này, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn:
- Học viện Khoa học xã hội và khoa Văn hóa học, cơ sở đào tạo
- GS.TS. Nguyễn Xuân Kính và GS.TS. Lê Hồng Lý, lãnh đạo Viện Nghiên
cứu văn hóa qua các thời kì và là những người đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi
mặt cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình thực hiện luận án
- PGS.TS. Lê Thanh Bình và TS. Đào Thế Đức, những người thày hướng
dẫn trực tiếp
- Các nhà khoa học đã nhiệt tình góp ý cho luận án từ lúc mới là những
trang bản thảo đầu tiên cho đến nay, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Phương
Châm, PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương và TS. Hoàng Cầm
- Các thành viên của gia đình và bạn bè - những người đã dành sự quan
tâm đầy ý nghĩa cho nghiên cứu sinh trong những năm qua
- Và cuối cùng, nhưng quan trọng nhất, người dân tại địa bàn nghiên cứu -
các cộng tác viên đã cung cấp rất nhiều tư liệu cho nghiên cứu sinh để bản luận án
này ra đời!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi và công trình này đảm bảo
các nguyên tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu!
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Giáo
MỤC LỤC
Mở đầu 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5
4. Đóng góp của luận án 12
5. Bố cục 12
Chương 1. Tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết 13
1.1 Tình hình nghiên cứu 13
1.1.1 Tình hình nghiên cứu quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp 13
1.1.2 Tình hình nghiên cứu quan hệ xã hội ở nông thôn Việt Nam 15
1.1.3 Tình hình nghiên cứu quan hệ xã hội ở nông thôn châu Á 23
1.2 Cơ sở lí thuyết 27
1.2.1 Lí thuyết 27
1.2.2 Khái niệm 32
Tiểu kết 33
Chương 2. Làng Ninh Hiệp 35
2.1 Lịch sử hình thành 35
2.2 Đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa 41
Tiểu kết 63
Chương 3. Mạng lưới quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp 64
3.1 Các quan hệ cơ bản trong mạng lưới 64
3.1.1 Quan hệ họ hàng 65
3.1.2 Quan hệ láng giềng 68
3.1.3 Quan hệ bạn bè 71
3.2 Cấu trúc của mạng lưới 74
3.2.1 Bộ phận quan hệ xã hội trung tâm 76
3.2.2 Bộ phận quan hệ xã hội ngoại vi 81
Tiểu kết 85
Chương 4. Vốn xã hội ở Ninh Hiệp - sự vận dụng mạng lưới quan hệ xã
hội trong hoạt động mưu sinh của người dân
87
4.1 Vốn xã hội nội bộ 87
4.2 Vốn xã hội bắc cầu 95
Tiểu kết 108
Chương 5. Tính chiến lược trong quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp - sự ứng xử
với vốn xã hội
109
5.1 Bảo vệ vốn xã hội 110
5.2 Phát triển vốn xã hội 122
5.2.1 Củng cố quan hệ xã hội đã có 122
5.2.2 Tạo quan hệ xã hội mới 136
Tiểu kết 140
Kết luận 141
Danh mục công trình của tác giả liên quan đến đề tài nghiên cứu 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 181
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU THỐNG KÊ
Bảng 1. Các dạng quan hệ xã hội (lấy chủ hộ làm trung tâm) ở
khách dự đám cưới của 02 gia đình làm nghề thương mại
76
Bảng 2. Tiền mừng ở khách dự đám cưới của 02 gia đình làm
nghề thương mại
80
Biểu 1. Số lượng bình quân các sự kiện mang tính nghi lễ đã
tham gia và chi phí bình quân cho các sự kiện này của
người làm nghề thương mại (hoặc có liên quan đến
thương mại) và người làm nghề phi thương mại trong
năm 2013
130
Biểu 2. Số lượng bình quân các sự kiện mang tính nghi lễ đã
tham gia và chi phí bình quân cho các sự kiện này của
người làm nghề thương mại ở các quy mô khác nhau
trong năm 2013
131
Biểu 3. Số lượng bình quân hội nhóm phi quan phương đã tham
gia của người làm nghề thương mại (hoặc có liên quan đến
thương mại) và người làm nghề phi thương mại trong năm
2013
138
Biểu 4. Số lượng bình quân hội nhóm phi quan phương đã tham
gia của người làm nghề thương mại ở các quy mô khác
nhau trong năm 2013
138
NGHĨA CỦA CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KHXH Khoa học xã hội
Nxb. Nhà xuất bản
STT Số thứ tự
TP. Thành phố
tr. Trang
UBND Ủy ban Nhân dân
xb. Xuất bản
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Những người có quan hệ tình cảm thân thiết luôn sẵn sàng giúp nhau
lúc khó khăn!”, Trung1, một người bạn học cũ của tôi và giờ là một thương
nhân khá điển hình cho hàng ngàn thương nhân Ninh Hiệp, ngôi làng buôn
vải và thuốc bắc rất có tiếng của ngoại thành Hà Nội, đã khẳng định như vậy
khi đề cập đến vai trò của các mối quan hệ xã hội ở làng trong hoạt động kinh
doanh. Tôi hỏi lại: “Thế còn trong phát triển việc làm ăn?”. Trung đáp: “Với
anh em hay bạn bè, người ta hỏi vay lúc có sự cố; còn muốn phát triển việc
làm ăn thì người ta sẽ đi vay lãi!”. Đó là những trao đổi giữa chúng tôi cách
đây mấy năm - vào một ngày mùa đông giá rét cuối tháng 12 năm 2011, khi
tôi trở về quê tham dự đám cưới của người quen. Bên chén rượu, sau những
bàn luận dông dài về chính trị, thể thao và phim ảnh, câu chuyện đã đưa đẩy
chúng tôi đến chỗ nói về sự gắn kết giữa quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp hiện nay
với công việc buôn bán, công việc mà đại đa số dân cư của làng đang miệt
mài theo đuổi.
Trung vốn là bạn đồng môn khá thân thiết của tôi, đồng thời cũng là
một người họ hàng xa (nhiều đời). Chúng tôi đều từng sống tại một thôn của
làng, nơi khá có truyền thống buôn bán của Ninh Hiệp trước đây cũng như
bây giờ. Hết cấp III, Trung theo học một trường nghề trong hai năm, sau đó vì
thất nghiệp nên về làng lấy vợ. Thời gian đầu, vợ chồng Trung làm rất nhiều
việc, ngoài làm ruộng vốn là nghiệp nhà, còn mua bán đồ điện tử cũ (mua về
sửa chữa, tân trang rồi bán), buôn cá cảnh, vận chuyển, may mướn, bán hàng
thuê... Sau khi đất ruộng bị thu hồi cho khu công nghiệp, vợ chồng anh - nhờ
sự giúp đỡ tài chính từ những người thân thiết - đã mua được một chỗ ngồi
nhỏ trên chợ để chuyển hẳn sang buôn vải. Kể từ đó, anh tập trung phụ giúp
vợ bán hàng. Dần dà, gia đình anh cũng có thu nhập vào loại trung bình khá
trong làng. Giờ anh đã xây được ngôi “biệt thự” ba tầng có tổng diện tích gần
400m2 trên mảnh đất được thừa kế từ cha mẹ. Ngoài ra, anh cũng mua được
1 Từ đây trở đi, vì lí do đạo đức khoa học, tên thật của các nhân vật được đổi. Mọi sự trùng hợp là
ngẫu nhiên.
2
hai mảnh đất “để sau này cho các con khi chúng lớn”. Có thể nói, Trung
chính là hình mẫu tiêu biểu cho những người Ninh Hiệp chuyển từ làm nghề
hỗn hợp mà chủ yếu là làm nông sang buôn bán (sau khi đất canh tác của làng
bị chuyển đổi mục đích sử dụng) một cách thành công.
Trung và tôi duy trì một mối quan hệ khá thân mật, dù tôi đã rời làng
kể từ lúc trở thành sinh viên, tức hơn hai mươi năm nay. Mỗi khi tôi về quê,
chúng tôi thường hẹn nhau đi uống nước và tán gẫu vào buổi chiều muộn, sau
khi anh thu dọn hàng hóa xong. Qua những câu chuyện của Trung, tôi hiểu
rằng việc mưu sinh của một tiểu thương như anh giữa “biển” tiểu thương
Ninh Hiệp là không hề đơn giản. Anh tâm sự, có những lúc việc làm ăn thất
bát đến mức tưởng như phải bỏ cuộc, nhưng cuối cùng nhờ sự trợ giúp của bà
con trong họ và bạn bè thân thiết mà vợ chồng anh đã trụ lại được. Tuy nhiên,
anh nhấn mạnh một lần nữa rằng ở Ninh Hiệp, sự trợ giúp từ mạng lưới quan
hệ xã hội gần gũi sẽ chỉ đến trong thời điểm một cá nhân gặp khó khăn và
thường người ta cũng xác định sẽ trông đợi vào nó những lúc nào gặp sự cố,
còn muốn làm giàu thì phải tự thân vận động. Tự thân vận động là gì? Đó là,
cùng với việc vay lãi để kinh doanh, người ta nhất thiết phải xây dựng được
một mạng lưới quan hệ trong và ngoài làng (càng rộng càng tốt) để khai thác
cho việc làm ăn. Anh khẳng định một cách quả quyết: “Quan hệ rộng là điều
rất quan trọng! Nhờ quan hệ mà mình có được những thông tin cần thiết về
mặt hàng, giá cả cũng như nguồn khách hàng. Trong tình hình kinh doanh
cạnh tranh hiện nay, không có mạng lưới như vậy thì khó lòng có thể phát
triển được!”.
Lời Trung nói khiến tôi quan tâm. Sự nhìn nhận một cách phân biệt
đối với những nguồn lực từ các mối quan hệ đa dạng nhưng đều đánh giá cao
chúng, đặt trong bối cảnh đặc thù của làng là phi nông nghiệp hóa dạng
thương mại hóa (theo thống kê gần đây, trong tổng số 3.370 hộ với 16.138
nhân khẩu của Ninh Hiệp, số hộ làm nông nghiệp chỉ chiếm 10%, còn lại chủ
yếu là các hộ buôn bán hoặc sản xuất công nghiệp/ tiểu thủ công nghiệp/ dịch
vụ mà một phần khá lớn các hộ sản xuất công nghiệp/ tiểu thủ công nghiệp đó
cũng kiêm luôn cả hoạt động thương mại) cho thấy một thực tế khá rõ: các
3
quan hệ xã hội truyền thống vẫn giữ những vai trò quan trọng, dù có thể là
khác nhau, đối với đời sống của người dân nơi này. Cụ thể, có những quan hệ
đóng vai trò trợ giúp người ta trong hoàn cảnh khó khăn và có những quan hệ
đóng vai trò trợ giúp người ta trong việc phát triển kinh tế. Ta vẫn biết, một
số lí thuyết hiện đại - tiêu biểu là lí thuyết của Parsons - nhận định rằng trong
một xã hội “hiện đại”, các quan hệ xã hội truyền thống sẽ dần dần giải thể, tan
rã do không còn những vai trò vốn có. Như vậy, hiện tượng chứa đựng trong
câu chuyện nêu trên phần nào đã vượt ra khỏi khả năng giải thích của các lí
thuyết này. Nó cần được tìm hiểu.
Nếu như cách đây khoảng hơn thập kỉ, các làng - xã Việt phi nông
nghiệp hầu như chưa xuất hiện thì nay một số làng - xã đã tiến tới phi nông
nghiệp toàn diện mà Ninh Hiệp là một trường hợp. Ngôi làng này2, nơi hiện
về mặt địa giới thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, là một trong những làng lớn
của đồng bằng Bắc Bộ với lịch sử lâu đời, cũng là làng tiêu biểu trong phát
triển kinh tế kể từ sau thời điểm bắt đầu Đổi mới của cả nước. Câu chuyện
với Trung đã thôi thúc tôi bước đầu tìm hiểu các quan hệ xã hội tại đây. Kết
quả cho thấy, có sự gia tăng rất đáng chú ý của một số dạng quan hệ xã hội
trong làng vì những lí do liên quan đến bối cảnh chuyển đổi về sinh kế. Nói
cách khác, đang có một xu hướng phát triển của tính duy lí trên nền tảng đan
xen giữa tình và lí trong quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp mà (nền tảng đó) theo
tôi vốn là mẫu số chung của quan hệ xã hội ở nông thôn Việt. Tôi cho rằng,
việc nhận diện điều này và lí giải nó có thể giúp góp thêm được một ý kiến
vào cuộc thảo luận về quan hệ xã hội ở nông thôn nước ta và trong khu vực
hiện nay.
Từ những lí do trên, Quan hệ xã hội trong bối cảnh phi nông nghiệp
hóa: Nghiên cứu trường hợp làng Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội được tôi chọn
làm đề tài cho luận án tiến sĩ văn hóa học của mình3.
2 Ninh Hiệp vừa là làng vừa là xã nhưng trong đời sống hàng ngày, người dân thường gọi nó là làng.
3 Xin nói thêm, giữa nhiều định nghĩa về văn hóa, chúng tôi theo quan điểm đang trở nên phổ
biến hiện nay của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) rằng
văn hóa là một tập hợp “các đặc trưng tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một
nhóm xã hội, và bao gồm, ngoài văn học và nghệ thuật, cả lối sống, cách thức cùng chung sống,
hệ giá trị, phong tục và tín ngưỡng” [247], vì thế xem quan hệ xã hội là cái thuộc về văn hóa.
4
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quan tâm đến bức tranh quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp hiện nay và việc
nó có thể đem lại nhận thức gì mới so với những nhận thức đã có về quan hệ
xã hội ở nông thôn Việt Nam và khu vực, mục đích nghiên cứu của đề tài là
chỉ ra được tính chất của mặt duy lí trong quan hệ xã hội của một ngôi làng
Việt trong bối cảnh đương đại với tư cách nét trội đã nói. Quan hệ xã hội ở
Ninh Hiệp - như vừa đề cập - có sự đan xen của cả tình và lí, tuy nhiên trong
khuôn khổ có hạn về mặt dung lượng của một luận án, đề tài chủ trương chỉ
tập trung tìm hiểu cái là nét trội này4. Người viết xác định đây là một đề tài
nghiên cứu cơ bản, hướng đến những thảo luận mang tính lí thuyết, song nó
cũng sẽ là một nguồn tư liệu có ý nghĩa tham khảo cho việc hoạch định chính
sách trong các lĩnh vực có liên quan.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp trong
bối cảnh phi nông nghiệp hóa.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp kể từ
thời điểm mà theo chủ trương của chính quyền xã, phần lớn đất nông nghiệp
trong làng bắt đầu bị chuyển đổi mục đích sử dụng (năm 2002). Trước kia
Ninh Hiệp là một làng hỗn hợp, trong đó người làm ruộng chiếm tỉ lệ tương
đối và bản thân người làm các ngành nghề khác như thủ công nghiệp, thương
mại, dịch vụ cũng không ly nông hoàn toàn. Tuy nhiên, từ sau năm 2002,
với việc diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do đất nông nghiệp trở thành
đất giãn dân và trở thành đất dành cho các hoạt động công nghiệp/ thương
mại - dịch vụ, thành phần lao động thuần nông giảm thiểu một cách rất rõ rệt,
chưa kể việc có rất nhiều hộ chỉ còn là hộ “thuần nông” trên giấy tờ tức thuần
nông một cách hình thức. Hiện, đại bộ phận dân làng đã trở thành những
người kinh doanh hoặc có liên quan đến các hoạt động kinh doanh. Người
viết sẽ tập trung vào lực lượng này. Và vì giới hạn vấn đề nghiên cứu ở mặt
duy lí của quan hệ xã hội, người viết sẽ quan tâm đến bức tranh quan hệ xã
hội ở đây trong sự gắn kết với vốn xã hội.
4 Nét trội đang đề cập dĩ nhiên được hiểu là “nét trội” ở một thời điểm cụ thể, nhất định trong lịch
sử của ngôi làng (tức cái được đưa lại bởi một bối cảnh đặc thù).
5
3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Như mọi công trình văn hóa học, đề tài này tập trung vào mối quan hệ
giữa hiện tượng được nghiên cứu với bối cảnh. Quan hệ xã hội ở Ninh Hiệp
trong bối cảnh chuyển đổi của làng - từ một xã hội mà con số lao động nông
nghiệp chiếm tỉ lệ đáng kể sang một xã hội phi nông nghiệp, hay diễn đạt
cách khác, từ một xã hội vốn được xem là “truyền thống” sang một xã hội
được xem là “hiện đại” - nói lên điều gì về phản ứng (hiểu theo nghĩa sự lựa
chọn) của người dân để thích nghi với nó cũng như theo đuổi những mục
đích đã đặt ra và do vậy sáng tạo nên văn hóa của mình, đó là điều mà đề tài
hướng tới.
Đề tài chú trọng đến cái nhìn “từ bên trong” nhằm tìm hiểu, khám phá
quan điểm của chủ thể văn hóa xung quanh những gì mà họ lựa chọn. Cách
tiếp cận này - đang trở nên rất có ảnh hưởng trong khoa học xã hội và nhân
văn trên thế giới hiện nay - bắt nguồn từ việc xem người dân là những chủ
thể có tính tự quyết đối với hành vi của mình, khác với cách tiếp cận thuần
túy “từ bên ngoài” vốn cho rằng chủ thể văn hóa không thực sự ý thức được
lí do khiến họ làm cái việc mà họ đã làm và vì thế không phải/ không được
là người có thẩm quyền trả lời về hành vi đó. Với sự xác định trên, nguyên
tắc của đề tài là quan tâm đến câu trả lời của bản thân người dân làng Ninh
Hiệp trong việc lí giải những gì liên quan đến việc họ khởi tạo, duy trì, gia
tăng, giảm thiểu hay kết thúc các mối quan hệ xã hội của mình. Tất nhiên,
đề tài cũng lưu ý đúng mức đến cái nhìn từ bên ngoài, vì như ta biết, có
những điều của bức tranh mà người ở hoàn toàn trong bức tranh không hẳn
dễ nhận ra.
Xin nói thêm, việc nghiên cứu với tư cách là một người trong cuộc
(sinh ra, lớn lên tại làng và đến nay vẫn duy trì mối quan hệ thường xuyên,
đồng thời đã có những trải nghiệm nhiều mặt gắn với nghề buôn bán đặc thù
trong các thập niên gần đây của nó) đem lại cho người viết khá nhiều thuận
lợi, nhưng cũng không phải không có khó khăn. Trước hết, về thuận lợi. Có
những vấn đề mà người ngoài cuộc khó hiểu được như người trong cuộc, vì
dẫu dành nhiều thời gian để thâm nhập thực địa đến đâu, người ngoài cuộc
6
cũng không thể thực sự đồng hóa mình với đối tượng nghiên cứu. Không một
quan sát nào có thể tách khỏi người quan sát, mà người quan sát thì luôn bị
chi phối bởi thế giới quan/ nhân sinh quan mang đặc điểm cá nhân và bối
cảnh cụ thể của việc nghiên cứu với các biến số “gây nhiễu” nhất định -
những điều dễ dẫn đến khoảng cách giữa người nghiên cứu và đối tượng
nghiên cứu. Nếu người nghiên cứu là người trong cuộc, khoảng cách vừa đề
cập sẽ được khắc phục phần lớn. Tuy nhiên, mặc dù với người ngoài, dân
làng sẽ có sự thận trọng nhất định và không muốn hoặc không muốn nói hết
về những gì mình nghĩ và làm5, có những điều họ chỉ cảm thấy thoải mái khi
nói với người ngoài hơn là với người làng hay thậm chí là với người thân
quen, kể cả trong trường hợp người đó không còn sinh sống hẳn ở làng nữa.
Ngoài ra, vì là nhà nghiên cứu “người làng”, tức thiếu đi đôi mắt hoàn toàn
mới mẻ của các nhà nghiên cứu lần đầu tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, sẽ
có những hiện tượng mà người viết không cảm thấy đủ ngạc nhiên để dừng
lại đặt câu hỏi và quan sát, dù chúng xứng đáng. Tóm lại, thuận lợi và khó
khăn cùng đến. Dẫu vậy, nhìn chung thuận lợi vẫn là chính, đặc biệt là vì thái
độ sẵn sàng chia sẻ của người dân thì vẫn nhiều hơn thái độ ngược lại. Bên
cạnh đó, vị trí quan sát có phần “đa chiều” (là người làng nhưng không còn
thường trú tại làng) dù sao vẫn đem lại cho người viết một may mắn là có thể,
mượn một cách nói hình ảnh, cân bằng nhất định được giữa việc “ở đó” như
yêu cầu của Geetz với “nhìn từ xa” như yêu cầu của Levi-Strauss.
Với việc tìm hiểu các quan hệ xã hội ở làng Ninh Hiệp, đề tài áp dụng
phương pháp nghiên cứu quen thuộc của văn hóa học - bộ môn khoa học
nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, hay nói cách
khác một chuyên ngành không chuyên ngành (non - disciplinary discipline).
Đó là phương pháp nghiên cứu liên ngành. Bên cạnh phương pháp quan sát
tham dự và phỏng vấn sâu là những phương pháp phổ biến trong dân tộc học
và được lựa chọn như các phương pháp nghiên cứu chính vì thích hợp để tìm
5 Trước đây, đã có những nhóm nghiên cứu về khảo sát tại Ninh Hiệp. Một số người làng cho tôi
biết họ khá phân vân khi nói với những đoàn này về con số thu nhập của mình.
7
hiểu động cơ, ý nghĩa ẩn kín của các hành động của chủ thể văn hóa, người
viết cũng quan tâm đến việc áp dụng phương pháp thống kê của xã hội học
khi xem các thông số định lượng là những dữ kiện vừa có ý nghĩa gợi mở vừa
hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu, đồng thời lưu ý đến việc phân
tích - tổng hợp các tư liệu thành văn và cả phi thành văn có liên quan để nhận
thức rõ hơn về vấn đề.
Về việc quan sát và việc phỏng vấn sâu, nếu đối tượng quan sát của
đề tài là thực trạng của quan hệ xã hội của người Ninh Hiệp ở các điểm
nghiên cứu tại một số thôn trong đời sống thường nhật và đời sống phi
thường nhật (ví dụ như trong các sự kiện có tính nghi thức: cưới xin, mừng
thọ, giỗ chạp...) thì đối tượng phỏng vấn sâu của đề tài là những người làng
và cũng đang cư trú tại làng với các độ tuổi, giới, trình độ học vấn, mức
sống khác nhau. Trước nhất, về việc quan sát. Hầu hết quan sát của tôi là
quan sát tham dự. Gặp gỡ họ hàng, bạn bè... hay đi các đám “quan hôn tang
tế” trong làng vốn là việc mà tôi vẫn làm lâu nay, nhưng từ khi bước vào
nghiên cứu này, những điều đó được tôi quan tâm và thực hiện thường xuyên
hơn (trước đây, vì không sống ở làng nên tôi vẫn để các em trai kế mình
gánh vác giúp một phần trách nhiệm con trưởng). Mặc dù “thâm nhập địa
bàn nghiên cứu” và “xây dựng quan hệ” là những giai đoạn quan trọng cho
một quá trình điền dã như Shaffir và Stebbins (1991) [237] đã chỉ ra, vì là
người làng, tôi có may mắn là không phải mất nhiều thời gian cho chúng như
những người nghiên cứu “ngoài cuộc”. Sau nữa, về việc phỏng vấn sâu.
Nhằm thu được những thông tin mà tôi cho là đáng tin cậy nhất có thể, tôi đã
lựa chọn và tiếp cận đối tượng phỏng vấn từ nhiều nguồn, cụ thể là mạng lưới
quan hệ của bản thân, sự giới thiệu của những người quen biết, sự giới thiệu
của chính những người đã từng