Luận án Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học sư phạm Việt Nam

Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc triển khai các chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới hệ thống quản lí giáo dục đại học. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013) xác định “để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, giáo dục đại học nước ta phải đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện”. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013) cũng chỉ ra “ chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học; quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém ". Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013) xác định giải pháp tại nội dung số 3 của mục III về nhiệm vụ, giải pháp gồm: "Đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, cần coi trọng quản lí chất lượng." Quốc hội khóa 14 (2018) quy định về cơ chế tự chủ đại học, trong đó có tự chủ học thuật và tự chủ về quản lí đào tạo của đại học tại điểm b), khoản 1, điều 29. Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với hệ thống các trường sư phạm vì phải đổi mới và cải tiến mạnh mẽ công tác quản lí đào tạo giáo viên để có thể đáp ứng được tốt nhu cầu thực tiễn tại các cơ sở giáo dục phổ thông và địa phương nói chung. Những văn bản từ Nghị quyết của Trung ương đến Luật giáo dục đại học đều nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách cần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục đại học và cần chú trọng quản lí làm sao bảo đảm chất lượng đào tạo và sinh viên ra đáp ứng tốt nhu cầu việc làm và nhu cầu phát triển của xã hội. Ở phương diện học thuật, giáo dục đại học trên thế giới và Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn và thách thức; xu hướng đào tạo để phát triển năng lực nhưng lại cắt giảm thời gian đào tạo, đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau, học một lúc nhiều ngành, nhiều bằng ngày càng trở nên phổ biến (Lê Hoàng Vũ, 2012); đào tạo để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu phát triển của nền kinh tế cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm lớn ở nhiều quốc gia. Trọng tâm của quản lí trường đại học là quản lí đào tạo hay học thuật (Xiang Xianming, 2006), do đó những tác động hay năng lực của quản lí đào tạo sẽ tác động trực tiếp đến kết quả đào tạo của sinh viên hay chất lượng giáo dục nói chung. Khác với giảng dạy – là hoạt động thiên về truyền đạt kiến thức, quản lí đào tạo quan tâm và hỗ trợ sinh viên trong suốt khoá học, từ đầu vào cho đến đầu ra, kể cả tâm tư nguyện vọng, khả năng xin việc làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, quản lí đào tạo còn có trách nhiệm liên quan đến xây dựng và phát triển các chính sách giáo dục, chương trình đào tạo hỗ trợ công tác giảng dạy của giảng viên, và hiện thực hoá các chương trình đào tạo đó thành hiện thực (Xiang Xianming, 2006).

pdf356 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học sư phạm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- HUỲNH XUÂN NHỰT QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- HUỲNH XUÂN NHỰT QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Trần Thị Thu Mai 2. TS. Phạm Quang Huy Thành phố Hồ Chí Minh - 2023 LỜI CAM ĐOAN Khi viết luận án Tiến sĩ này, tôi đọc kỹ “quy định và hướng dẫn viết luận án nghiên cứu của Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. Tôi hiểu rõ và đầy đủ những gì được hướng dẫn và tuân thủ tất cả các quy tắc, quy định và hướng dẫn liên quan. Tôi xác nhận rằng luận án của tôi là kết quả nghiên cứu cá nhân của tôi, không ăn cắp ý tưởng, không thực hiện bất kỳ hình thức gian lận nào. Tôi xin cam đoan tôi tuân thủ đầy đủ các quy định hướng dẫn viết luận án nghiên cứu của Nhà trường và không vi phạm bất kỳ quy định và hướng dẫn nào. Thành phồ Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 2023 Người cam đoan i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................... 1 1. Lí do nghiên cứu .................................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 2 3.1. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................................................... 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................................... 2 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................................... 2 5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................................ 3 6.1. Xây dựng cơ sở lí luận về quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học sư phạm Việt Nam .......................................................................................... 3 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học sư phạm Việt Nam ................................................................................. 3 6.3. Xây dựng biện pháp quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học sư phạm Việt Nam .................................................................................................... 3 6.4. Thực nghiệm một số biện pháp quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học sư phạm Việt Nam ................................................................................. 3 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3 7.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu ............................................................................................................ 3 7.2. Phạm vi đối tượng khảo sát ............................................................................................................... 3 7.3. Phạm vi chủ thể quản lí ...................................................................................................................... 4 7.4. Thời gian thực hiện ............................................................................................................................. 4 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 8.1. Phương pháp luận ............................................................................................................................... 4 8.1.1. Tiếp cận hệ thống – cấu trúc .................................................................................................. 4 8.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic ........................................................................................................... 4 8.1.3. Tiếp cận thực tiễn ................................................................................................................... 5 8.1.4. Tiếp cận quản lí theo các thành tố của đào tạo ..................................................................... 5 8.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................... 5 8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận .................................................................................. 5 8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................................. 6 8.2.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học .................................................................................. 8 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................................................ 8 9.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................................................ 8 9.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................................. 8 10. Cấu trúc luận án .................................................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ............................................................................................ 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở trường Đại học sư phạm Việt Nam ........................................................................................................ 10 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu đào tạo giáo viên ở đại học theo tiếp cận năng lực ............................ 10 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về quản lí đào tạo giáo viên ở đại học theo tiếp cận năng lực.......... 15 1.1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố ................................ 23 ii 1.2. Các khái niệm cơ bản ..................................................................................................................... 28 1.2.1. Khái niệm về đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ........................ 28 1.2.2. Khái niệm về quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ........... 33 1.3. Lí luận cơ bản về đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực .................... 37 1.3.1. Nhận thức về đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực ................................................. 37 1.3.2. Lí luận về đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực .............................. 38 1.4. Lí luận cơ bản về quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông ở các trường đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực .......................................................................................................... 47 1.4.1. Nhận thức về quản lí đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực .................................... 47 1.4.2. Lí luận về quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ................. 49 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực .......................... 64 1.5.1. Yếu tố về đội ngũ cán bộ quản lí cấp khoa, bộ môn .................................................................. 64 1.5.2. Yếu tố về đội ngũ giảng viên ........................................................................................................ 65 1.5.3. Yếu tố về đội ngũ sinh viên sư phạm .......................................................................................... 66 1.5.4. Yếu tố về quản lý chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực ............................................... 66 1.5.5. Yếu tố thuộc về các quy định, quy chế và hỗ trợ của các phòng, ban ..................................... 67 1.5.6. Yếu tố về thị trường giáo dục và đào tạo .................................................................................... 68 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 69 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM ............. 70 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng đào tạo giáo viên trung học phổ thông và quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở trường đại học sư phạm Việt Nam .................. 70 2.1.1. Mẫu nghiên cứu .............................................................................................................................. 70 2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu ............................................................................................................. 73 2.1.3. Thang đo và quy ước xử lí thông tin ........................................................................................... 75 2.1.4. Độ tin cậy của thang đo ................................................................................................................. 76 2.1.5. Quy trình thu thập thông tin ......................................................................................................... 76 2.2. Thực trạng đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học sư phạm Việt Nam .................................................................................................................................... 77 2.2.1. Thực trạng nhận thức ................................................................................................................... 77 2.2.2. Thực trạng xác định mục tiêu đào tạo theo tiếp cận năng lực .................................................. 80 2.2.3. Thực trạng xây dựng nội dung đào tạo theo tiếp cận năng lực ................................................ 82 2.2.4. Thực trạng tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực ................................................................... 85 2.2.5. Thực trạng đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận năng lực ................................................... 89 2.2.6. Thực trạng xây dựng điều kiện và môi trường theo tiếp cận năng lực ................................... 92 2.3. Thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học sư phạm Việt Nam ...................................................................................................................... 99 2.3.1. Thực trạng nhận thức về quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học sư phạm Việt Nam ........................................................................................ 99 2.3.2. Thực trạng quản lí mục tiêu theo tiếp cận năng lực ................................................................ 101 2.3.3. Thực trạng quản lí nội dung đào tạo theo tiếp cận năng lực .................................................. 106 2.3.4. Thực trạng quản lí dạy học theo tiếp cận năng lực .................................................................. 111 2.3.5. Thực trạng quản lí đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận năng lực .................................... 117 2.3.6. Thực trạng quản lí điều kiện và môi trường theo tiếp cận năng lực ..................................... 123 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo iii tiếp cận năng lực ở các trường đại học sư phạm Việt Nam .............................................................. 141 2.4.1. Yếu tố thuộc về đội ngũ cán bộ quản lí cấp khoa, bộ môn..................................................... 141 2.4.2. Yếu tố thuộc về đội ngũ cán bộ quản lí cấp phòng, ban, trung tâm ...................................... 142 2.4.3. Yếu tố thuộc về đội ngũ giảng viên ........................................................................................... 143 2.4.4. Yếu tố thuộc về đội ngũ sinh viên sư phạm ............................................................................. 144 2.4.5. Yếu tố thuộc về quản lý chương trình đào tạo theo TCNL .................................................... 146 2.4.6. Yếu tố về các quy định, quy chế và hỗ trợ của các phòng, ban chức năng .......................... 147 2.4.7. Yếu tố thuộc về thị trường giáo dục và đào tạo ....................................................................... 148 2.5. Đánh giá chung về thực trạng ........................................................................................................ 150 2.5.1. Ưu điểm ......................................................................................................................................... 150 2.5.2. Hạn chế .......................................................................................................................................... 151 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 154 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM ........... 156 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................................................. 156 3.2. . Biện pháp quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở các trường Đại học sư phạm Việt Nam ................................................................................................................... 158 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................................................... 184 3.4. Khảo sát về sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí .................................................. 185 3.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát ...................................................... 185 3.4.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................................................... 186 3.5. Thực nghiệm biện pháp .................................................................................................................. 192 3.5.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................................................. 192 3.5.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................................................. 192 3.5.3. Giả thuyết thực nghiệm ............................................................................................................... 192 3.5.4. Tiến trình thực nghiệm ................................................................................................................ 193 3.5.5. Khách thể nghiên cứu .................................................................................................................. 195 3.5.6. Xác định biến thực nghiệm ......................................................................................................... 200 3.5.7. Kiểm soát 02 nhóm tham gia thực nghiệm .............................................................................. 201 3.5.8. Công cụ thực nghiệm................................................................................................................... 201 3.5.9. Kết quả thực nghiệm ................................................................................................................... 204 3.5.10 Thảo luận kết quả thực nghiệm ................................................................................................. 217 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 219 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 220 1. Kết luận ............................................................................................................................................... 220 2. Khuyến nghị ....................................................................................................................................... 223 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................................................................. 229 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................ 239 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê cỡ mẫu điều tra giáo dục .................................................................. 72 Bảng 2.2: Thống kê cỡ mẫu phỏng vấn ............................................................................ 73 Bảng 2.3: Quy ước xử lý thông tin ................................................................................... 76 Bảng 2.4. Kết quả nghiên cứu về thực trạng nhận thức về đào tạo theo tiếp cận năng lực của giảng viên ................................................................................................................... 78 Bảng 2.5. Kết quả nghiên cứu về thực trạng mức độ thường xuyên và hiệu quả về xác định mục tiêu đào tạo giáo viên theo TCNL do giảng viên thực hiện ..................................... 80 Bảng 2.6. Kết quả nghiên cứu về thực trạng mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả xây dựng nội dung đào tạo theo TCNL do giảng viên thực hiện ............................................ 82 Bảng 2.7. Kết quả nghiên cứu về thực trạng mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả dạy học theo TCNL do giảng viên thực hiện .......................................................................... 85 Bảng 2.8. Kết quả nghiên cứu về thực trạng mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả về đánh giá kết quả dạy học theo TCNL do giảng viên thực hiện ........................................ 89 Bảng 2.9. Kết quả nghiên cứu về thực trạng xây dựng điều kiện và môi trường hỗ trợ đào tạo theo TCNL do giảng viên (khoa, phòng, ban, trung tâm) thực hiện .......................... 92 Bảng 2.10. Kết quả nghiên cứu về thực trạng điều kiện và môi trường hỗ trợ đào tạo theo TCNL do chuyên viên (khoa, phòng, ban, trung tâm) thực hiện ..................................... 94 Bảng 2.11. Kết quả nghiên cứu về thực trạng nhận thức về công tác quản lí đào tạo theo tiếp cận năng lực của Ban chủ nhiệm khoa và tổ trưởng/phó bộ môn ............................. 99 Bảng 2.12. Kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo theo TCNL do Ban chủ nhiệm khoa và tổ trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_li_dao_tao_giao_vien_trung_hoc_pho_thong_theo_t.pdf
  • docx1. Bao cao toan van luan an - word.docx
  • docx2. Tom tat tieng Viet - word.docx
  • docx3. Tom tat tieng Anh - word.docx
  • doc3. Trang thong tin chung nhung dong gop moi LA tieng Viet- word.doc
  • docx4. Trang thong tin nhung dong gop moi LA tieng Anh - word.docx
  • pdfQĐ HĐ NCS HUỲNH XUÂN NHỰT.pdf
  • pdfTóm tắt luận án TA - PDF.pdf
  • pdfTóm tắt luận án TV - PDF.pdf
  • pdfTrang thong tin nhung dong gop moi LA tieng Anh - PDF.pdf
  • pdfTrang thong tin nhung dong gop moi LA tieng Viet - PDF.pdf
Luận văn liên quan