Trong thế kỷ XXI - thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, hội nhập và cạnh tranh, các quốc gia trên thế giới đều tìm kiếm con đường phát triển riêng dựa vào nguồn vốn đầu tư, vốn tài nguyên, lợi thế địa lý, chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ. Song hầu hết các quốc gia đều thống nhất nguồn lực con người là nguồn vốn quan trọng nhất và giáo dục (GD) là con đường cơ bản nhất để phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.
Cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hình thành với mục đích tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN. AEC sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, ngành Du lịch nói chung và nguồn nhân lực du lịch Việt Nam nói riêng. AEC tạo ra những cơ hội nghề nghiệp cho những người làm du lịch Việt Nam không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra các thị trường khu vực và thế giới. Người làm du lịch Việt Nam có cơ hội tương tác và nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng chuyên ngành ở các nước tiên tiến trong khu vực, được “cọ xát” khi làm việc ở nhiều nơi, tăng tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa. Tuy nhiên, AEC cũng tạo ra nhiều thách thức đối với nhân lực. AEC sẽ thực hiện tự do luân chuyển năm yếu tố căn bản: vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề, vì vậy, sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh gay gắt giữa nguồn nhân lực lao động Việt Nam với các nước khác trong AEC. Do vậy, khi tham gia AEC, ngoài việc phải có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, người lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia của AEC Để thích ứng với hoàn cảnh mới, yêu cầu mới, người lao động phải được đào tạo, cập nhật kỹ năng mới.
Những cơ hội và thách thức trên đã và đang đặt ra cho các cơ sở đào tạo nghề Du lịch Việt Nam bài toán làm thế nào để đào tạo được nguồn nhân lực Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển Du lịch Việt Nam khi AEC chính thức thành lập? Có nhiều phương án trả lời cho câu hỏi này, song con đường ngắn nhất đối với các cơ sở đào tạo Du lịch Việt Nam hiện nay đó là chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo để đào tạo nghề Du lịch Việt Nam theo tiêu chuẩn Asean và quốc tế.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chỉ rõ: “Mục tiêu tổng quát của ngành Du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Du lịch phát triển” (Thủ tướng Chính phủ, 2011).
288 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lí đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng du lịch trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN DOÃN THÀNH
QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN DOÃN THÀNH
QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP
CHUYÊN NGÀNH: Quản lý giáo dục
MÃ SỐ: 62140114
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Hồ Văn Liên
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hường
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lời tri ơn sâu sắc tới TS.Hồ Văn Liên và PGS.TS.Nguyễn Thị Thuý Hường, người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tâm, trách nhiệm để Luận án được hoàn thành một cách tốt nhất.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ, chuyên viên Phòng Sau đại học, giảng viên Khoa Khoa học Giáo dục, cùng quý giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ VH, TT&DL, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ LĐ, TB&XH, Ban Giám hiệu, CBQL và GV các trường CĐDL, gia đình, đồng nghiệp, học sinh, sinh viên đã giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để Luận án được hoàn chỉnh hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nội dung
CBQL, GV
ĐNGV
ĐH, CĐ
ĐT, BD
CĐDL
TCCN
GD&ĐT
GV
HSSV
QLGD
KHCN
NCKH
GDNN
NNL
CNTT
KT-XH
VH, TT&DL
LĐ, TB&XH
Cán bộ quản lý, giảng viên
Đội ngũ giảng viên
Đại học
Đào tạo, bồi dưỡng
CĐDL
Trung cấp chuyên nghiệp
Giáo dục và đào tạo
Giảng viên
Học sinh, sinh viên
Quản lý giáo dục
Khoa học công nghệ
Nghiên cứu khoa học
Giáo dục nghề nghiệp
Nguồn nhân lực
Công nghệ thông tin
Kinh tế - Xã hội
Văn hoá thể thao và du lịch
Lao động, Thương binh và Xã hội
DANH MỤC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1. Số lượng HSSV các trường CĐDL giai đoạn 2017-2021
64
2
Bảng 2.2. Chất lượng đào tạo HSSV tại các trường Cao đẳng Du lịch
66
3
Bảng 2.3. Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp và có việc làm của các trường CĐDL giai đoạn 2017-2021
66
4
Bảng 2.4. Tổng hợp số lượng khách thể khảo sát
70
5
Bảng 2.5. Phân tích độ tin cậy của thang đo
71
6
Bảng 2.6. Thang định khoảng và mã hóa mức độ
72
7
Bảng 2.7. Số lượng giảng viên của các trường Cao đẳng Du lịch (Năm 2021)
74
8
Bảng 2.8. Cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Du lịch (Năm 2021)
76
9
Bảng 2.9. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng Du lịch (Năm 2021)
79
10
Bảng 2.10. Cơ cấu về trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng Du lịch (Năm 2021)
80
11
Bảng 2.11. Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống của đội ngũ giảng viên
81
12
Bảng 2.12. Đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên
84
13
Bảng 2.13. Đánh giá về năng lực sư phạm dạy nghề của ĐNGV các trường CĐDL
86
14
Bảng 2.14. Đánh giá về năng lực thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh sinh viên của đội ngũ giảng viên
90
15
Bảng 2.15. Đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên
92
16
Bảng 2.16. Kết quả nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng Du lịch năm 2021
94
17
Bảng 2.17. Năng lực ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng Du lịch
98
18
Bảng 2.18. Trình độ chính trị của đội ngũ giảng viên các trường CĐDL
99
19
Bảng 2.19. Đánh giá thực trạng quy hoạch đội ngũ giảng viên các trường CĐDL
100
20
Bảng 2.20. Đánh giá thực trạng tuyển dụng đội ngũ giảng viên các trường CĐDL
103
21
Bảng 2.21. Đánh giá công tác sử dụng ĐNGV các trường Cao đẳng Du lịch
107
22
Bảng 2.22. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV các trường CĐDL
110
23
Bảng 2.23. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên của các trường CĐDL
114
24
Bảng 2.24. Đánh giá công tác tạo điều kiện và môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên các trường CĐDL
117
25
Bảng 2.25. Đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên các trường CĐDL
119
26
Bảng 2.26. Đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên các trường CĐDL
121
27
Bảng 3.1. Đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Du lịch trong bối cảnh hội nhập
172
28
Bảng 3.2. Chương trình bồi dưỡng chuyên đề: “Kỹ năng tư vấn cho sinh viên của cố vấn học tập” tại trường CĐDL Nha Trang
188
29
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá hiểu biết và kỹ năng tư vấn cho sinh viên của cố vấn học tập trước thực nghiệm
191
30
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá hiểu biết và kỹ năng tư vấn cho sinh viên của đội ngũ cố vấn học tập sau thực nghiệm
192
31
Bảng 3.5. Kết quả so sánh hiểu biết và kỹ năng tư vấn cho sinh viên của đội ngũ cố vấn học tập trước và sau thực nghiệm
193
32
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá của giảng viên về khóa bồi dưỡng chuyên đề
194
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT
Tên sơ đồ, biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Du lịch trong bối cảnh hội nhập
183
2
Biểu đồ 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Du lịch trong bối cảnh hội nhập
184
3
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Du lịch
185
4
Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá của ĐNGV về khóa bồi dưỡng chuyên đề
197
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thế kỷ XXI - thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, hội nhập và cạnh tranh, các quốc gia trên thế giới đều tìm kiếm con đường phát triển riêng dựa vào nguồn vốn đầu tư, vốn tài nguyên, lợi thế địa lý, chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ. Song hầu hết các quốc gia đều thống nhất nguồn lực con người là nguồn vốn quan trọng nhất và giáo dục (GD) là con đường cơ bản nhất để phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.
Cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hình thành với mục đích tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN. AEC sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, ngành Du lịch nói chung và nguồn nhân lực du lịch Việt Nam nói riêng. AEC tạo ra những cơ hội nghề nghiệp cho những người làm du lịch Việt Nam không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra các thị trường khu vực và thế giới. Người làm du lịch Việt Nam có cơ hội tương tác và nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng chuyên ngành ở các nước tiên tiến trong khu vực, được “cọ xát” khi làm việc ở nhiều nơi, tăng tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa. Tuy nhiên, AEC cũng tạo ra nhiều thách thức đối với nhân lực. AEC sẽ thực hiện tự do luân chuyển năm yếu tố căn bản: vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề, vì vậy, sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh gay gắt giữa nguồn nhân lực lao động Việt Nam với các nước khác trong AEC. Do vậy, khi tham gia AEC, ngoài việc phải có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, người lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia của AEC Để thích ứng với hoàn cảnh mới, yêu cầu mới, người lao động phải được đào tạo, cập nhật kỹ năng mới.
Những cơ hội và thách thức trên đã và đang đặt ra cho các cơ sở đào tạo nghề Du lịch Việt Nam bài toán làm thế nào để đào tạo được nguồn nhân lực Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển Du lịch Việt Nam khi AEC chính thức thành lập? Có nhiều phương án trả lời cho câu hỏi này, song con đường ngắn nhất đối với các cơ sở đào tạo Du lịch Việt Nam hiện nay đó là chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo để đào tạo nghề Du lịch Việt Nam theo tiêu chuẩn Asean và quốc tế.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chỉ rõ: “Mục tiêu tổng quát của ngành Du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Du lịch phát triển” (Thủ tướng Chính phủ, 2011).
Giáo dục đại học, cao đẳng có nhiệm vụ quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam. Muốn thực hiện được nhiệm vụ quan trọng trên, các cơ sở giáo dục đại học cần phải có những chính sách phù hợp trong quản lý và phát triển ĐNGV, bởi vì GV là nhân tố chủ đạo của quá trình đào tạo, quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 đề xuất 9 biện pháp, trong đó biện pháp: “Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là biện pháp đột phá (Thủ tướng Chính phủ, 2012). Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ tám, khoá XI của Đảng khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013).
Trong cơ sở giáo dục, QLGD là hoạt động có vai trò quan trọng tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành động của các lược lượng giáo dục trong và ngoài tổ chức giáo dục. Khi có sự thống nhất cao thì tổ chức GD hoạt động mới đạt được hiệu quả tốt. QLGD giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức GD dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, người học và tổ chức cùng tham gia thực hiện mục tiêu chung. QLGD phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các giảng viên, giáo viên, SV và toàn bộ nguồn lực trong tổ chức (vật chất, tài chính, thông tin,) để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra với một hiệu quả cao nhất. QLGD giúp cho tổ chức GD có thể thích nghi được với sự biến đổi trong môi trường, đồng thời nắm bắt và tận dụng tốt nhất về những cơ hội và thách thức, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra từ môi trường. Trong trường CĐDL, quản lí ĐNGV là một trong những hoạt động QL nguồn lực về con người có tầm quan trọng đặc biệt thúc đẩy các hoạt động đào tạo của nhà trường trong bối cảnh hội nhập.
Trong những năm qua, các trường CĐDL trên cả nước đã đạt được một số kết quả trong công tác QL ĐNGV. Các trường đã chú ý phát triển ĐNGV về số lượng, chất lượng từng bước được nâng lên, cơ cấu đã có những thay đổi, song vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu QL ĐNGV trong bối cảnh hội nhập. Các trường chưa chú trọng đúng mức công tác xây dựng qui hoạch ĐNGV trong bối cảnh hội nhập. Về số lượng và cơ cấu, các trường chưa đảm bảo được tỷ lệ GV/SV theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng ĐNGV trong bối cảnh hội nhập, chưa đảm bảo cơ cấu cân đối về trình độ, ngành nghề, độ tuổi, giới tính. Về chất lượng, một bộ phận GV của các trường chưa đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập. Về công tác tuyển chọn, một số trường chưa thực hiện được khâu tuyển mộ để từ đó lựa chọn được những GV thực sự có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Về công tác sử dụng, một số trường chưa sử dụng ĐNGV theo năng lực, chưa sắp xếp, bố trí, đề bạt GV vào các vị trí, chức danh phù hợp nhất với khả năng của từng cá nhân GV, nhằm tạo cho họ động lực để phát huy tối đa tiềm năng của mình trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người GV. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, hầu hết các trường chưa xây dựng được khung năng lực GV để ĐT, bồi dưỡng ĐNGV. Về công tác kiểm tra, đánh giá, các trường CĐDL mới chỉ tập trung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ĐNGV, chưa xem xét, đo lường mức độ tiến bộ về năng lực thực hiện nhiệm vụ của GV, làm cơ sở cho việc đề bạt, bổ nhiệm và chi trả thù lao cho GV, góp phần tạo động lực để mỗi cá nhân GV phấn đấu nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Về chế độ đãi ngộ, hầu hết các trường mới chỉ tạo môi trường thuận lợi giúp GV yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chứ chưa thực hiện chế độ đãi ngộ GV theo năng lực, ghi nhận sự tiến bộ và những đóng góp của mỗi cá nhân GV.
Để QL ĐNGV các trường CĐDL trong bối cảnh hội nhập hiệu quả, việc tìm ra biện pháp QL ĐNGV là cần thiết và cấp bách đối với các trường CĐDL hiện nay. Chính vì vậy, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Quản lý đội ngũ giảng viên các trường CĐDL trong bối cảnh hội nhập”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý ĐNGV trường CĐDL trong bối cảnh hội nhập, xác định thực trạng quản lý ĐNGV các trường CĐDL hiện nay, nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ĐNGV các trường CĐDL nhằm phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hội nhập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: ĐNGV ở trường Cao đẳng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý ĐNGV các trường CĐDL trong bối cảnh hội nhập.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý ĐNGV tại các trường CĐDL hiện nay đã được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế, bất cập trong các nội dung quản lý ĐNGV so với yêu cầu phát triển ĐNGV trong bối cảnh hội nhập. Trên cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn, có thể đề xuất được các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường CĐDL trong bối cảnh hội nhập có tính cần thiết, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV trong trường CĐDL.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ĐNGV ở trường CĐDL trong bối cảnh hội nhập.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV và quản lý ĐNGV ở các trường CĐDL.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý ĐNGV các trường CĐDL trong bối cảnh hội nhập. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp quản lý ĐNGV tại trường CĐDL Nha Trang.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
- Về lý luận: Nghiên cứu tập trung phân tích, hệ thống các lý luận liên quan đến đội ngũ giảng viên trường cao đẳng như: tiêu chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên cao đẳng. Đặc biệt, đề tài phân tích lý luận quản lý đội ngũ giảng viên cao đẳng du lịch theo các nội dung: Quy hoạch, xây dựng kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng, kiểm tra và đánh giá giảng viên, các điều kiện đảm bảo thực hiện quản lý đội ngũ giảng viên trường cao đẳng du lịch.
- Về thực trạng: Dựa trên co sở lý luận được xác lập, nghiên cứu tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giảng viên; Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng du lịch. Đề xuất hệ thống giải pháp và thực nghiệm một số giải pháp quản lý ĐNGV tại trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang nhằm chứng minh tính khả thi và hiệu quả của giải pháp đề xuất.
6.2. Về chủ thể quản lí: CBQL trường CĐDL công lập
6.3. Về địa bàn và đối tượng khảo sát
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trường, cấp phòng, khoa và giảng viên của 08 trường CĐDL công lập gồm: Trường CĐDL Hà Nội, CĐDL Hải Phòng, CĐDL Huế, CĐDL Đà Nẵng, CĐDL Nha Trang, CĐDL Đà Lạt, CĐDL Vũng Tàu, CĐDL Cần Thơ.
- Cán bộ, chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ VH,TT,DL, Cán bộ Tổng cục GDNN - Bộ LĐ, TB&XH.
6.4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2021.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
ĐNGV các trường CĐDL là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo. Việc phát triển ĐNGV các trường CĐDL phải gắn với việc xác định mục tiêu, chiến lược phát triển các nhà trường trong bối cảnh hội nhập. Đó là hệ thống gồm nhiều yếu tố cấu trúc có mối liên hệ mặt thiết với nhau và có mối quan hệ với việc phát triển hoạt động GDNN trong các nhà trường. Nghiên cứu ĐNGV trường CĐDL là nghiên cứu các yếu tố về số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNGV, đồng thời xem chất lượng ĐNGV là sự thống nhất các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhân cách người GV. Nghiên cứu quản lí ĐNGV là sự thống nhất các nội dung quản lí nhân sự và các chức năng quản lí ĐNGV.
7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic
Nghiên cứu quản lí ĐNGV trong trường CĐDL là nghiên cứu quá trình hình thành, vận động và phát triển của ĐNGV có tính đến các điều kiện của các trường ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, để đào tạo được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập Asean và quốc tế, các trường cần phải có ĐNGV tương thích. Chính điều này đã đặt ra yêu cầu đối với các trường là phải đổi mới công tác quản lý ĐNGV cho phù hợp. Với cách tiếp cận này, nghiên cứu đã kế thừa, phát triển có chọn lọc các kinh nghiệm thực tiễn, các thành tựu nghiên cứu về ĐNGV, quản lí ĐNGV trường Du lịch trên thế giới và Việt Nam. Tiếp cận lịch sử - logic định hướng nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đề tài và đề xuất các biện pháp quản lí ĐNVG trường du lịch trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng.
7.1.3. Tiếp cận thực tiễn
Cách tiếp cận này cho phép nghiên cứu quản lý ĐNGV các trường CĐDL xuất phát từ thực tiễn, vì vậy một mặt cần dựa vào kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV các trường CĐDL theo các yêu cầu của chuẩn nhà giáo GDNN hiện hành để đề xuất biện pháp, mặt khác các biện pháp này sẽ vận dụng vào thực tiễn để góp phần nâng cao hiệu quả quản lí ĐNGV các trường CĐDL trong bối cảnh hội nhập.
7.1.4. Tiếp cận quản lí nguồn nhân lực
Tiếp cận mô hình quản lí nguồn nhân lực theo Leonard Nadle (1980) gồm 3 nội dung chính là phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và tạo môi trường làm việc cho nguồn nhân lực. Quá trình quản lí nguồn nhân lực là: thu hút lực lượng nhân lực có chất lượng liên quan đến quy hoạch, lập kế hoạch, tuyển dụng nhân lực; phát triển nhân lực có chất lượng liên quan đến sử dụng nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; duy trì lực lượng nhân lực liên quan đến duy trì đội ngũ, đánh giá và tạo động lực hoạt động cho nhân lực. (Nguyễn Lộc, 2010). Từ mô hình quản lí nguồn nhân lực để xác định các nội dung quản lí ĐNGV trường CĐDL gồm quy hoạch, kế hoạch; tuyển dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá và tạo môi trường và điều kiện phát triển ĐNGV.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu, hệ thống hóa, khái quát tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của quản lý ĐNGV trường Cao đẳng Du lịch thời kỳ hội nhập.
- Nội dung: các tiều liệu được tìm kiếm, phân tích, khái quát để thiết lập cơ sở lý luận liên quan gồm: Vai trò, năng lực, tiêu chuẩn, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên cao đẳng trong bối cảnh hội nhập. Các lý luận liên quan đến công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tọa và bồi dưỡng, kiểm tra và đánh giá đội ngũ giảng viên cao đẳng du lịch làm nền tảng thiết lập khung lý luận về quản lý đội ngũ giảng viên cao đẳng du lịch.
- Đối tượng: Văn bản pháp lý liên quan đến quản lý hoạt động của trường cao đẳng du lịch, quản lý đội ngũ giảng viên; Sách, giáo trình, bài báo khoa học trên các tạp chí, các đề tài nghiên cứu liên quan đến đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên cao đẳng du lịc