Đào tạo nhân lực luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những định hướng ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qua các giai đoạn phát triển của đất nước nói chung, của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nói riêng. Nhân lực các cấp trình độ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết định cho sự thành công của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” [23, tr. 231].
Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đề ra mục tiêu tổng quát:
“Phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.” [69, tr. 2].
Trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của nước ta, các trường trung cấp đang trong giai đoạn phát triển về số lượng và chất lượng theo xu thế phát triển chung của giáo dục nghề nghiệp trên thế giới. Mạng lưới các trường trung cấp được phân bổ rộng khắp cả nước, đa dạng hóa về loại hình, ngành nghề, phương thức đào tạo, theo hướng hội nhập với thế giới. Quy mô đào tạo tăng nhanh, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Chất lượng đào tạo đã có những chuyển biến tích cực về nhiều mặt. Trong đó hoạt động xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp đang được triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong công tác quản lý chất lượng ở các trường trung cấp trên phạm vi cả nước.
Thực tiễn cho thấy chất lượng chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập; nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các nguồn lực, thiếu giáo viên có chuyên môn sâu; chương trình đào tạo chưa thật phù hợp; chưa tạo được sự liên kết chặt trong đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo giữa nhà trường, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng lao động qua đào tạo; chất lượng thực hành, thực tập của học sinh tại doanh nghiệp chưa tốt. đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo nhân lực các cấp trình độ khác nhau, có nhiều nghiên cứu ứng dụng các mô hình quản lý chất lượng trong đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu độc lập, chuyên sâu về quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
241 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Đặng Văn Đại
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
13
1.1.
Những công trình nghiên cứu về chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo
13
1.2.
Những nghiên cứu về quản lý chất lượng đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
18
1.3.
Giá trị của các công trình đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
28
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
32
2.1.
Chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp
32
2.2.
Quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp
48
2.3.
Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
61
2.4.
Khái quát các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
75
2.5.
Các yếu tố tác động đến quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
78
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
88
3.1.
Khái quát về khảo sát thực trạng
88
3.2.
Thực trạng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
92
3.3.
Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
103
3.4.
Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận bảo đảm chất lượng
115
3.5.
Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân
118
Chương 4
BIỆN PHÁP VÀ KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
124
4.1.
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
124
4.2.
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
152
4.3.
Thử nghiệm một biện pháp
161
KẾT LUẬN
177
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
181
PHỤ LỤC
192
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Các chữ viết tắt
Các chữ viết đầy đủ
1
CBQL
Cán bộ quản lý
2
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3
CLĐT
Chất lượng đào tạo
4
CSVC
Cơ sở vật chất
5
CSĐT
Cơ sở đào tạo
6
CTĐT
Chất lượng đào tạo
7
ĐBCL
Đảm bảo chất lượng
8
ĐNGV
Đội ngũ giáo viên
9
GDNN
Giáo dục nghề nghiệp
10
KTĐG
Kiểm tra đánh giá
12
QLGD
Quản lý giáo dục
13
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2.1.
Danh sách các trường trung cấp công lập của Thành phố Hồ Chí Minh
76
Bảng 2.2.
Số lượng học sinh 10 trường trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm
76
Bảng 3.1.
Bảng thang đo các mức độ đánh giá
91
Bảng 3.2.
Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan
91
Bảng 3.3.
Thực trạng nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
92
Bảng 3.4.
Tổng hợp thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
95
Bảng 3.5.
Thực trạng chất lượng hoạt động học tập của học sinh ở các
trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
97
Bảng 3.6.
Thực trạng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
100
Bảng 3.7
Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tuyển sinh ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
103
Bảng 3.8.
Tổng hợp đánh giá về thực trạng quản lý chương trình đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
104
Bảng 3.9.
Tổng hợp thực trạng hoạt động học nghề ở trường trung cấp Đông Sài gòn năm học 2020-2021
107
Bảng 3.10.
Kết quả đánh giá về chất lượng CSVC và phương tiện kỹ thuật phục vụ đào tạo các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
108
Bảng 3.11.
Kết quả đánh giá về thực trạng quản lý quá trình đào tạo của các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
111
Bảng 3.12.
Quản lý đầu ra các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh
113
Bảng 3.13.
Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận bảo đảm chất lượng.
115
Bảng 4.1.
Tổng hợp các đối tượng khảo nghiệm
153
Bảng 4.2:
Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp (n=235)
153
Bảng 4.3.
Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp (n-235)
157
Bảng 4.4.
So sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi
159
Bảng 4.5.
Đánh giá về mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tập nghề của học sinh Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Quận 7 (nhóm thử nghiệm n=50)
164
Bảng 4.6.
Đánh giá về mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tập nghề của học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 (nhóm đối chứng n=50)
165
Bảng 4.7.
Mức độ thực tập nghề của lớp đối chứng sau thử nghiệm lần 1
169
Bảng 4.8.
Mức độ thực tập nghề của nhóm đối chứng sau thử nghiệm lần 1
169
Bảng 4.9
Mức độ thực tập nghề của lớp đối chứng sau thử nghiệm lần 2
171
Bảng 4.10.
Mức độ thực tập nghề của lớp thử nghiệm sau thử nghiệm lần 2
171
Bảng 4.11.
Mức độ thực tập nghề của học sinh sau 2 lần thử nghiệm
174
Biểu đồ 4.1
Tính cấp thiết của các biện pháp
155
Biểu đồ 4.2
Tính khả thi của các biện pháp
158
Biểu đồ 4.3
So sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp
160
Biểu đồ 4.4.
Mức độ đạt được về kỹ năng thực tập nghề của học sinh sau 2 lần thử nghiệm
174
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài luận án
Đào tạo nhân lực luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những định hướng ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qua các giai đoạn phát triển của đất nước nói chung, của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nói riêng. Nhân lực các cấp trình độ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết định cho sự thành công của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” [23, tr. 231].
Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đề ra mục tiêu tổng quát:
“Phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.” [69, tr. 2].
Trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của nước ta, các trường trung cấp đang trong giai đoạn phát triển về số lượng và chất lượng theo xu thế phát triển chung của giáo dục nghề nghiệp trên thế giới. Mạng lưới các trường trung cấp được phân bổ rộng khắp cả nước, đa dạng hóa về loại hình, ngành nghề, phương thức đào tạo, theo hướng hội nhập với thế giới. Quy mô đào tạo tăng nhanh, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Chất lượng đào tạo đã có những chuyển biến tích cực về nhiều mặt. Trong đó hoạt động xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp đang được triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong công tác quản lý chất lượng ở các trường trung cấp trên phạm vi cả nước.
Thực tiễn cho thấy chất lượng chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập; nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các nguồn lực, thiếu giáo viên có chuyên môn sâu; chương trình đào tạo chưa thật phù hợp; chưa tạo được sự liên kết chặt trong đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo giữa nhà trường, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng lao động qua đào tạo; chất lượng thực hành, thực tập của học sinh tại doanh nghiệp chưa tốt. đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo nhân lực các cấp trình độ khác nhau, có nhiều nghiên cứu ứng dụng các mô hình quản lý chất lượng trong đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu độc lập, chuyên sâu về quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” là đề tài luận án tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp; đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động qua đào tạo của Thành phố hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án, rút ra những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.
Xây dựng cơ sở lý luận chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp và thử nghiệm sư phạm một biện pháp quản lý đề xuất trong luận án.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu: “Quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” dựa trên nhiều tiếp cận khác nhau trong luận án này sử dụng tiếp cận CIPO là tiếp cận chính để xác định nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Phạm vi về khách thể khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu khảo sát, tọa đàm, trao đổi với các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ở 10 trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài chỉ thử nghiệm biện pháp 5 “Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà tuyển dụng trong thực tập nghề”. Trường thử nghiệm là Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Quận 7. Đơn vị doanh nghiệp thử nghiệm là công ty Thang máy Thiên Phong.
Phạm vị giới hạn chủ thể quản lý: Có nhiều chủ thể tham gia vào quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm đa chủ thể: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, ban chức năng, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng...chủ thể chính là: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, ban chức năng.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn từ năm 2018 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học
Kết quả đào tạo là chất lượng tổng hòa của các yếu tố của quá trình đào tạo, tuy nhiên các yếu tố đó ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện còn những bất cập, hạn chế. Nếu dựa trên kết hợp tiếp cận quá trình và tiếp cận quản lý theo CIPO đề xuất các biện pháp quản lý CLĐT như: Xây dựng kế hoạch quản lý; Chỉ đạo đổi mới hoạt động tư vấn hướng nghiệp và tổ chức tuyển sinh; Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh học đáp ứng chuẩn đầu ra; Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà tuyển dụng lao động; Đảm bảo cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động dạy - học; Chỉ đạo tự đánh giá chất lượng đào tạo thì sẽ quản lý được chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực lao động của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Nghiên cứu đề tài luận án dựa theo quan điểm duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối đổi mới giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài lựa chọn vận dụng phối hợp các tiếp cận sau:
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Quản lý các hoạt động giáo dục, đào tạo nói chung, quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp nói riêng cũng tuân theo tính quy luật. Khi xem xét vấn đề đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp theo tiếp cận đảm bảo chất lượng cần xem xét các thành tố cấu trúc quá trình hay hoạt động dạy - học, xem xét các mối quan hệ tương tác giữa các thành tố đó để phát hiện vai trò, chức năng, đặc điểm của chúng, xác định chiều hướng phát triển, từ đó tìm tác động hiệu quả để thúc đẩy hoạt động đạt mục đích đặt ra.
Tiếp cận lịch sử - lôgíc
Tính chất của quản lý hoạt động đào tạo ở các trường trung cấp luôn vận động phát triển theo thời gian, tức là có lịch sử phát triển cụ thể. Mỗi giai đoạn phát triển luôn phản ánh điều kiện lịch sử cụ thể của các yếu tố tham gia quá trình và môi trường đã diễn ra quá trình đó. Đào tạo và quản lý đào tạo ở trường trung cấp luôn được sự tham gia của những cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh cụ thể, diễn ra trong môi trường nhà trường. Kết quả, chất lượng đào tạo của nhà trường phản ánh những điều kiện lịch sử, cụ thể đó, đồng thời là quá trình vận động tiến bộ liên tục của học sinh dưới những tác động dạy học. Vì vậy, nghiên cứu quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh phải xem xét đầy đủ những logic biến đổi đó của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong những điều kiện cụ thể của nhà trường và xã hội để có biện pháp tác động phù hợp.
Tiếp cận thực tiễn
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu để chỉ ra những mâu thuẫn, tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu; trong phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh như: những ưu điểm, những hạn chế, bất cập và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, bất cập đó; đề xuất được những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn trong kiểm chứng những kết quả nghiên cứu đã đạt được thông qua việc khảo nghiệm, thử nghiệm các biện pháp luận án đề xuất.
Tiếp cận theo chức năng quản lý
Các quá trình và hoạt động đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh gắn với nhiều lực lượng, diễn ra trong thời gian dài, trong nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Để tổ chức và quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp, đòi hỏi phải bám sát các chức năng quản lý để định hướng, tổ chức và điều chỉnh những hoạt động đó đúng kế hoạch, đạt mục đích đào tạo các trường trung cấp đã đặt ra.
Tiếp cận đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể
Luận án sử dụng tiếp đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể trong phân tích quá trình cán bộ quản lý, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện tay nghề cho học sinh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng nhằm làm cho học sinh phát huy tinh thần nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân, đồng thời biết tương trợ, giúp đỡ nhau, phối hợp, chia sẻ với nhau để cả nhóm, trong lớp hoàn thành nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, lớp. Tiếp cận đảm bảo chất lượng là tiếp cận chính để nghiên cứu quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đào tạo hệ thống chất lượng tổng thể là cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, quy trình, phương pháp, phương tiện, quản lý chất lượng ở phạm vi từ cơ sở đào tạo đến toàn ngành. Quản lý chất lượng gồm các cấp độ: Kiểm soát chất lượng, kiểm soát chất lượng toàn diện, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể. Quản lý chất lượng tổng thể có thể xem là triết lý, là phương pháp, công cụ tập trung vào chất lượng, quản lý từ khâu đầu vào (tuyển sinh) đến khâu đầu ra (sản phẩm) nhằm giám sát chất lượng, đảm bảo chất lượng, thực hiện các chính sách chất lượng để nâng cao chất lượng đào tạo thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên trong và bên ngoài.
Tiếp cận năng lực và chuẩn đầu ra
Là một trong những tiếp cận năng lực, giúp làm rõ hệ thống năng lực cần hình thành cho người học thông qua chuẩn đầu ra theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Mặt khác, phải chứng tỏ được việc làm thế nào để giúp người học đạt được những chuẩn đầu ra đó. Tiếp cận chuẩn đầu ra cũng là tiếp cận tích hợp giúp chương trình đào tạo ở các trường trung cấp đảm bảo được yêu cầu: tích hợp các môn học chuyên ngành trong cùng một chủ đề, dự án; tích hợp các kỹ năng và tố chất cá nhân, nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, hợp tác trong đào tạo để đảm bảo cho người học có khả năng giải quyết những vấn đề phức hợp của thực tiễn nghề nghiệp.
Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn chất lượng công tác đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, các báo cáo sơ kết, tổng kết về đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh, các tài liệu, tư liệu, số liệu điều tra khảo sát thu thập của nghiên cứu sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp: Phương pháp hệ thống tài liệu lý luận, sách chuyên khảo, các bài báo, trình bày nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; phân tích những cơ sở lý luận để đưa ra những nhận định, đánh giá theo quan điểm riêng của tác giả...
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
Phương pháp điều tra, trao đổi, tọa đàm với cán bộ quản lý các cấp ở 10 trường trùng cấp của Thành phố Hồ Chí Minh. Thiết kế phiếu, chọn mẫu và tiến hành điều tra bằng mẫu phiếu câu hỏi in sẵn với đối tượng cán bộ QLGD, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường. Nội dung tìm hiểu thực trạng chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp; làm rõ các bất cập, hạn chế trong thực tiễn quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường, đồng thời khẳng định tính khách quan của một số nhận định trong luận án.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, và nghiên cứu sản phẩm hoạt động, Đào tạo là một quá trình, theo đó luận án sử dụng những kết quả, thành tựu và kinh nghiệm thành công và cả những kinh nghiệm cứu thành công trong tổ chức quá trình đào tạo để nhân lên những ưu điểm, hạn chế những sai lầm đã mắc trong quá khứ, rút ra những bài học để có những chỉ đạo phù hợp. Thông qua các báo cáo của các cơ quan, đơn vị quản lý và của nhà trường để góp phần làm rõ thực trạng, tìm ra nguyên nhân, hạn chế, bất cập trong quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường.
Phương pháp chuyên gia, xin ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ QLGD trao đổi phỏng vấn hoặc phản biện về nội dung nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Phương pháp thử nghiệm, để kiểm chứng biện pháp 5 “Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà tuyển dụng trong thực tập nghề”, xây dựng các tiêu chí thang đo cho nhóm thử nghiệm, vận dụng toán thống kê để tổng hợp tính toán các số liệu.
Nhóm phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu, dựa trên phần mềm để xử lý kết quả, phương pháp ngoại suy, phương pháp so sánh tương quan, sử dụng công thức Spearman để tính tỷ lệ tương quan của các biện pháp.
6. Những đóng góp mới của luận án
Góp phần luận giải những vấn đề lý luận về quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp theo tiếp cận bảo đảm chất lượng và vận dụng lý luận bảo đảm chất lượng vào quản lý chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khảo sát, đánh giá thực trạng