Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công
nghệ thông tin, phân công lao động quốc tế ngày càng cao và sâu sắc, tính chất
toàn cầu hóa trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến
lưu lượng hàng hóa mua bán, trao đổi qua lại giữa các quốc gia cũng tăng lên
một cách nhanh chóng. Điều này cũng có nghĩa khối lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu mỗi ngày một tăng, với nhiều chủng loại hàng hóa và nhiều loại hình xuất
nhập khẩu khác nhau, đòi hỏi việc làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập
khẩu cũng phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu chung.
175 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đại lý làm thủ tục hải quan ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Thái Bùi Hải An
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng, biểu vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Những điểm mới của luận án 4
6. Kết cấu của luận án 6
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu 7
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan 7
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 7
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 9
1.1.3 Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu khoa học 13
1.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 15
1.3 Các câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 16
Kết luận chương 1 18
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về đại lý hải quan và quản lý đại
lý hải quan 20
2.1 Những vấn đề lý luận về đại lý hải quan 20
2.1.1 Khái niệm đại lý hải quan 20
2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của đại lý hải quan 23
2.1.3 Vai trò của đại lý hải quan 28
2.2 Những vấn đề lý luận về quản lý đại lý hải quan 33
iii
2.2.1 Khái niệm quản lý đại lý hải quan 33
2.2.2 Sự cần thiết khách quan phải quản lý đại lý hải quan 35
2.2.3 Nội dung quản lý đại lý hải quan 37
2.2.4 Các phương pháp và công cụ quản lý đại lý hải quan 44
2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý đại lý hải quan 49
2.3 Kinh nghiệm quản lý đại lý hải quan của các nước và bài học cho
Việt Nam 51
2.3.1 Kinh nghiệm quản lý đại lý hải quan của Hải quan Philipin 51
2.3.2 Kinh nghiệm quản lý đại lý hải quan của Hải quan Nhật Bản 53
2.3.3 Kinh nghiệm quản lý đại lý hải quan của Hải quan Hoa Kỳ 57
2.3.4 Kinh nghiệm quản lý đại lý hải quan của Hải quan Australia 59
2.3.5 Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý đại lý hải quan ở Việt
Nam 61
Kết luận chương 2 63
Chương 3: Thực trạng quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam thời
gian qua 65
3.1 Quá trình hình thành và phát triển đại lý hải quan ở Việt Nam 65
3.1.1 Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 65
3.1.2 Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014 67
3.2 Thực trạng quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam thời gian qua 76
3.2.1 Thực trạng định hướng sự phát triển của đại lý hải quan 77
3.2.2 Thực trạng tạo lập môi trường cho sự phát triển của đại lý hải
quan 78
3.2.3 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý đối với đại lý hải quan 86
3.2.4 Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý hải quan 89
3.2.5 Thực trạng điều chỉnh hoạt động của đại lý hải quan 92
3.3 Đánh giá thực trạng quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam thời gian
qua 94
3.3.1 Những kết quả đạt được 94
iv
3.3.2 Những hạn chế của quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam 100
3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế về phát triển đại lý hải quan và
quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam thời gian qua 108
Kết luận chương 3 119
Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý đại lý hải quan ở
Việt Nam 121
4.1 Định hướng phát triển đại lý hải quan và những yêu cầu đặt ra đối
với quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam 121
4.1.1 Mục tiêu phát triển của Hải quan Việt Nam và định hướng phát
triển đại lý hải quan Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa hải quan 121
4.1.2 Quan điểm quản lý và những yêu cầu đặt ra đối với quản lý đại
lý hải quan ở Việt Nam 123
4.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam 126
4.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập môi trường cho sự phát
triển của đại lý hải quan 126
4.2.2 Tập trung đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho nhân viên đại lý
hải quan 129
4.2.3 Triển khai thực hiện có hiệu quả chế độ ưu tiên hải quan đối với
đại lý hải quan đủ điều kiện 133
4.2.4 Sớm thành lập Hiệp hội đại lý hải quan Việt Nam 138
4.2.5 Tổ chức bộ máy quản lý đại lý hải quan theo hướng hiện đại,
chuyên nghiệp 142
4.2.6 Xây dựng cơ chế phối kết hợp chặt chẽ và hiệu quả trong quản lý
đại lý hải quan 145
4.2.7 Áp dụng đồng bộ và hiệu quả các phương pháp quản lý và công
cụ quản lý đại lý hải quan 147
4.2.8 Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức hải quan quốc tế 148
Kết luận chương 4 149
KẾT LUẬN 151
v
Danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 154
Danh mục tài liệu tham khảo 155
Phụ lục 1 163
Phụ lục 2 166
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AEO : Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CBFCA : Hiệp hội giao nhận và đại lý hải quan Australia
CBP : Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ
JCBA : Hiệp hội đại lý hải quan Nhật Bản
TP : Thành phố
VCIS : Hệ thống thông tin tình báo hải quan
VNACCS : Hệ thống thông quan hàng hóa tự động
WCO : Tổ chức Hải quan thế giới
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
XNK : Xuất nhập khẩu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Thống kê đại lý hải quan ở Việt Nam đến năm 2007 68
Bảng 3.2: Thống kê đại lý hải quan ở Việt Nam đến năm 2010 70
Bảng 3.3: Thống kê đại lý hải quan ở Việt Nam đến năm 2012 71
Bảng 3.4: Thống kê đại lý hải quan ở Việt Nam đến năm 2013 73
Bảng 3.5: Thống kê đại lý hải quan ở Việt Nam đến năm 2014 74
Bảng 3.6: Tốc độ tăng đại lý hải quan giai đoạn 2010-2014 76
Bảng 3.7: Số lượng đại lý hải quan ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014 98
Bảng 3.8: Các công việc đại lý hải quan thực hiện theo hợp đồng đại
lý hải quan ký với chủ hàng 103
Bảng 3.9: Những khó khăn đại lý hải quan thường gặp trong quá
trình làm thủ tục hải quan 106
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 3.1: Tổng số tờ khai XNK và số lượng tờ khai do đại lý hải
quan khai, ký tên, đóng dấu giai đoạn 2010-2014 75
Đồ thị 3.2: Tình hình thực hiện nộp báo cáo hoạt động cho cơ quan
hải quan của các đại lý hải quan 90
Đồ thị 3.3: Số lượng đại lý hải quan ở Việt Nam giai đoạn 2010-
2014 99
Đồ thị 3.4: Tỷ lệ tham gia đào tạo nghiệp vụ khai hải quan của các
đại lý hải quan ở Việt Nam 105
Đồ thị 3.5: Khảo sát ý kiến đồng ý thành lập Hiệp hội đại lý hải quan
ở Việt Nam 118
Sơ đồ 4.1: Vai trò của Hiệp hội đại lý hải quan Việt Nam 140
Sơ đồ 4.2. Mô hình quản lý đối với đại lý hải quan ở Việt Nam 143
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công
nghệ thông tin, phân công lao động quốc tế ngày càng cao và sâu sắc, tính chất
toàn cầu hóa trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến
lưu lượng hàng hóa mua bán, trao đổi qua lại giữa các quốc gia cũng tăng lên
một cách nhanh chóng. Điều này cũng có nghĩa khối lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu mỗi ngày một tăng, với nhiều chủng loại hàng hóa và nhiều loại hình xuất
nhập khẩu khác nhau, đòi hỏi việc làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập
khẩu cũng phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu chung.
Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người làm
thủ tục hải quan phải am hiểu pháp luật hải quan và các luật pháp liên quan như
chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa, chính sách thuế, các quy định về vận tải
quốc tế, các điều kiện về thanh toán quốc tế, về giao hàng, các quy định về xuất
xứ hàng hóa, trị giá tính thuế, xác định mã số hàng hóa, các quy định về thương
mại quốc tế Người làm thủ tục hải quan càng chuyên nghiệp, tinh thông
nghiệp vụ thì việc làm thủ tục hải quan càng được thực hiện nhanh chóng, chính
xác, tạo thuận lợi cho cả cơ quan hải quan lẫn chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu. Chính vì vậy, nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, các chủ hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thay vì trực tiếp làm thủ tục hải quan, sẽ ủy quyền cho
một bên thứ ba, hiểu biết và nắm rõ về pháp luật hải quan, được gọi là đại lý làm
thủ tục hải quan (Customs Broker), thay mặt mình thực hiện thủ tục hải quan với
cơ quan hải quan.
Ở Việt Nam, hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan (sau đây gọi là đại lý
hải quan) bắt đầu hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước và được điều
chỉnh hoạt động dựa trên cơ sở Pháp lệnh Hải quan năm 1990. Thời gian đầu, đại
lý hải quan hoạt động một cách tự phát, đơn thuần là hoạt động theo ủy quyền
của chủ hàng hóa xuất nhập khẩu. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập và hiện đại hóa
hải quan, cùng với sự ra đời của Luật Hải quan năm 2001, hoạt động đại lý hải
2
quan đã được ghi nhận về địa vị pháp lý cũng như được quy định cụ thể hơn về
quyền và trách nhiệm của người khai hải quan và đại lý hải quan. Mặc dù đã có
những văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện cho sự phát
triển của đại lý hải quan, nhưng đại lý hải quan ở Việt Nam vẫn hoạt động chưa
đúng với ý nghĩa của nó. Các đại lý hải quan hoạt động còn manh mún, tự phát
và chưa thực sự là “cánh tay nối dài” hỗ trợ cho công tác quản lý của cơ quan hải
quan.
Trước yêu cầu hội nhập, quản lý đại lý hải quan là một trong những nội
dung then chốt cần được cải cách, hiện đại hóa để vừa tạo thuận lợi cho hoạt
động thương mại quốc tế, vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó
xu hướng quản lý đại lý hải quan là vừa phải khuyến khích phát triển vừa phải
định hướng phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Mạng lưới đại lý
hải quan phát triển mạnh sẽ làm tăng hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan,
giúp cơ quan hải quan nói riêng và cơ quan quản lý nhà nước nói chung thực
hiện chức năng quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chặt chẽ,
tập trung và dễ dàng áp dụng các phương tiện và phương pháp quản lý hải quan
hiện đại, triển khai nhanh chóng các văn bản pháp luật, quy trình nghiệp vụ và
khoa học kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong quá trình thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu không được quản lý bài bản, khoa học và hợp lý, sẽ
xảy ra tình trạng đại lý hải quan phát triển tự phát, hoạt động kém chuyên
nghiệp, không đồng bộ, dẫn đến quản lý phức tạp hơn.
Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý đại lý hải quan ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, góp phần tạo thuận lợi
cho các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh XNK hàng hóa, đồng thời hỗ
trợ tích cực cho cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về hải quan. Xuất phát từ lí do đó, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài
“Quản lý đại lý làm thủ tục hải quan ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu luận án nhằm mục đích sau:
3
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đại lý hải quan và quản lý đại lý
hải quan.
- Đánh giá thực trạng quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam thời gian qua.
- Đưa ra các giải pháp tăng cườngquản lý đại lý hải quan nhằm thúc đẩy
sự phát triển của đại lý hải quan và đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước
đối với đại lý hải quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đại lý hải quan và quản lý đại lý hải
quan, trong đó quản lý đại lý hải quan bao gồm quản lý đại lý hải quan và quản
lý hoạt động của đại lý hải quan. Việc nghiên cứu đại lý hải quan và quản lý đại
lý hải quan được đặt trong bối cảnh hiện đại hóa hải quan ở Việt Nam để phân
tích, đánh giá và bình luận, bởi tiến trình hiện đại hóa hải quan tất yếu đòi hỏi
phải phát triển đại lý hải quan và quản lý đại lý hải quan.
Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của đại lý
hải quan cũng như quản lý đại lý hải quan của Việt Nam từ năm 2001 - khi Luật
Hải quan được ban hành và lần đầu tiên ghi nhận địa vị pháp lý của đại lý hải
quan trong văn bản luật - cho đến hết năm 2014.
Phạm vi nghiên cứu của luận án chủ yếu là đánh giá thực trạng quản lý đại
lý hải quan ở Việt Nam dựa trên các nội dung quản lý đại lý hải quan, trong đó
lồng ghép các phương pháp quản lý, công cụ quản lý trong các nội dung quản lý
đại lý hải quan để phân tích và đánh giá.
Để có số liệu phục vụ nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu
về hoạt động quản lý đại lý hải quan của cơ quan Hải quan và nghiên cứu một số
đại lý hải quan điển hình tại Hà Nội, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh kể từ năm
2005, khi hoạt động đại lý hải quan phát triển.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu và phù hợp với đối tượng, phạm
vi nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4
- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này được vận
dụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiên cứu
có liên quan tới đề tài luận án.
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích, thống kê: Thông qua
các phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và
xâu chuỗi thành từng nhóm vấn đề; được phân tích, khái quát hóa để xây dựng
khung phân tích theo yêu cầu của đề tài luận án.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối
chiếu giữa quy định pháp luật và các nội dung khác với thực tế thực hiện theo
yêu cầu của đề tài luận án.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Thông qua nghiên cứu
trường hợp điển hình ở một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này được sử dụng để khảo
sát tình hình hoạt động của các đại lý hải quan, các doanh nghiệp kinh doanh
XNK và cơ quan hải quan để nắm bắt thực trạng hoạt động đại lý hải quan hiện
nay cũng như quan điểm quản lý của cơ quan hải quan.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tham vấn ý
kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đồng nghiệp trong nước và ngoài nước về
những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, quá trình thực hiện đề tài luận án
cũng dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luôn dựa trên
các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh
tế - xã hội.
5. Những điểm mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa lý luận về đại lý hải quan và quản lý
đại lý hải quan. Trong đó, luận án khẳng định đại lý hải quan là “người” thay
mặt chủ hàng hoá xuất nhập khẩu thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan
5
và thực hiện các công việc khác về thủ tục hải quan theo thoả thuận trong hợp
đồng. Quản lý đại lý hải quan là sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước đến
đại lý hải quan và hoạt động của đại lý hải quan bằng các phương pháp quản lý
và công cụ quản lý nhất định nhằm đạt được các mục tiêu nhất định.
Thứ hai, luận án đưa ra một số kết luận đánh giá mang tính khoa học, góp
phần tạo luận cứ về lý luận và thực tiễn cho việc quản lý đại lý hải quan. Luận án
xác định các nội dung quản lý đại lý hải quan cụ thể gồm năm nội dung chính:
Định hướng sự phát triển của đại lý hải quan; Tạo lập môi trường cho sự phát
triển của đại lý hải quan; Tổ chức bộ máy quản lý đối với đại lý hải quan; Thực
hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý hải quan; và Điều chỉnh hoạt động
của đại lý hải quan.
Thứ ba, luận án cho rằng điểm mạnh của quản lý đại lý hải quan ở Việt
Nam thời gian qua là đã xây dựng được khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của
đại lý hải quan, xác định rõ thẩm quyền của cơ quan hải quan trong tổ chức quản
lý nhà nước đối với đại lý hải quan. Với tư cách quản lý nhà nước về đại lý hải
quan, ngành Hải quan đã có chỉ đạo đúng hướng, quan tâm và mong muốn phát
triển nhanh đại lý hải quan để hỗ trợ cơ quan hải quan nhiều hơn trong quá trình
cải cách, hiện đại hóa hải quan. Tuy nhiên, điểm hạn chế của quản lý đại lý hải
quan ở Việt Nam hiện nay là chưa thúc đẩy được sự phát triển của đại lý hải
quan theo định hướng phát triển đại lý hải quan trong bối cảnh cải cách và hiện
đại hóa hải quan; hoạt động đại lý hải quan chưa đảm bảo độ tin cậy cho các
doanh nghiệp kinh doanh XNK; trình độ quản lý và khả năng thích ứng của đại
lý hải quan còn thấp, chưa thể hiện tính chất chuyên nghiệp và chuyên môn hóa
cao; chưa thiết lập được mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng
đồng đại lý hải quan.
Thứ tư, luận án chỉ rõ nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong phát
triển đại lý hải quan và quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam thời gian qua là do
quy mô của các doanh nghiệp kinh doanh XNK ở Việt Nam chủ yếu là doanh
nghiệp vừa và nhỏ nên chưa có thói quen sử dụng dịch vụ đại lý hải quan và
thường tự làm thủ tục hải quan để tiết kiệm chi phí; một số quy định trong các
6
văn bản pháp luật về đại lý hải quan chưa đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng hoặc
chưa phù hợp với thực tiễn; công tác tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho các nhân viên đại lý hải quan chưa đáp ứng tốt yêu cầu cải cách
và hiện đại hóa hải quan; cơ chế hỗ trợ và phối kết hợp giữa cơ quan hải quan và
các đại lý hải quan chưa thường xuyên và hiệu quả; chưa có Hiệp hội đại lý hải
quan đại diện tiếng nói chung của các đại lý hải quan và là đầu mối liên hệ giữa
các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng đại lý hải quan; việc kiểm tra, giám
sát hoạt động đại lý hải quan chưa thường xuyên, xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật của đại lý hải quan chưa kịp thời.
Thứ năm, luận án đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường
quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa hải quan, trong
đó đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập môi trường cho sự phát triển
của đại lý hải quan; Tập trung đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho nhân viên đại
lý hải quan; Triển khai thực hiện có hiệu quả chế độ ưu tiên hải quan đối với đại
lý hải quan đủ điều kiện; Đề xuất thành lập Hiệp hội đại lý hải quan Việt Nam
trong thời gian sớm nhất; Tổ chức bộ máy quản lý đại lý hải quan theo hướng
hiện đại, chuyên nghiệp; Xây dựng cơ chế phối kết hợp chặt chẽ và hiệu quả
trong quản lý đại lý hải quan; Áp dụng đồng bộ và hiệu quả các phương pháp và
công cụ quản lý đại lý hải quan; và Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức
hải quan quốc tế.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về đại lý hải quan và quản lý đại lý hải
quan.
Chương 3: Thực trạng quản lý đại lý hải quan ở Việt Nam thời gian qua.
Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý đại lý hải quan ở Việt
Nam.
7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan
Trong thời gian qua, đã có một số công trình, bài viết trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài luận án hoặc liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề
tài được công bố trên các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo
trình bày tại hội thảo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ,
các tin bài được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể
như sau:
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
- The Broker Management handbook, by the U.S. Customs and Border
Protection (CBP) (2002), là cẩm nang quản lý đại lý hải quan của Hải quan Hoa
Kỳ. Tài liệu đã đề cập đến quy trình kiểm tra, cấp phép cho đại lý hải quan cũng
như các quy định về hủy bỏ, bãi miễn, đình chỉ việc cấp phép hay giấy phép. Bên
cạnh đó là các quy định khác về quản lý đại lý hải quan như quản lý rủi ro, giám
sát tuân thủ của đại lý hải quan, quản lý tài khoản của đại lý hải quan
- Customs Act 1901 of Australia (amendments up to Act No. 67, 2002)
(Reprinted on 25 September 2002) là cuốn sách về Luật Hải quan Australia năm
1901 (bổ sung, sửa đổi năm 2002), trong đó có Phần XI của Luật quy định về đại
lý hải quan và nhân viên đại lý hải quan. Cụ thể đó là các nội dung về quyền và
nghĩa vụ của đại lý hải quan, việc cấp phép đại lý hải quan, gia hạn giấy phép đại
lý, điều kiện, thủ tục đăng ký và xin cấp phép hành nghề nhân viên đại lý hải
quan. Phần cuối đề cập các nội dung liên quan đến Hội đồng tư vấn cấp phép đại
lý hải quan quốc gia.