Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ chính trị trung tâm của trường đại học, sứ mệnh của GD&ĐT là cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Quá trình đào tạo được cấu trúc bởi các thành tố cơ bản như mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp đào tạo, chủ thể,
đối tượng đào tạo và vận hành theo kế hoạch đào tạo đã xác định. Chất lượng đào tạo là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và uy tín, thương hiệu của nhà trường. Theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã xác định quan điểm chỉ đạo: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [3, tr.2]. Thực tiễn phát triển giáo dục đất nước khẳng định tính đúng đắn của quan điểm đó, nhưng để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, quy mô, loại hình, nội dung và hình thức đào tạo của nhà trường đặt ra đòi hỏi cần có sự điều chỉnh cần thiết về QLĐT để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Đảm bảo chất lượng đào tạo đòi hỏi quản lý tổng thể quá trình đào tạo, từ quản lý đầu vào (tuyển sinh), quản lý quá trình đào tạo (các yếu tố của đào tạo) và quản lý đầu ra (kết quả đào tạo) hay gọi là QLĐT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM). Theo đó nhà trường đại học trong đó có Học viện Hàng không Việt Nam cần có các biện pháp khả thi với trong điều kiện đảm bảo có thể, môi trường đào tạo nhằm mang lại hiệu quả quản lý. Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể là một nội dung quan trọng, có nhiều ưu thế của công tác quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học.
Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở GDĐH công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, hoạt động theo Điều lệ trường đại học và Học viện, bên cạnh những điểm chung của hệ thống giáo dục đại học. Học viện có những nét đặc thù riêng là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Hàng không; là cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đạt chứng chỉ ISO 9001:2005; thành viên chính thức của Chương trình Đào tạo Hàng không Quốc tế - TRAINAIR PLUS. Quán triệt chủ trương, chiến lược, nghị quyết của Đảng, Chính phủ và kế thừa kết quả nghiên cứu về hoạt động đào tạo và QLĐT và trước yêu cầu sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, xu hướng chung của đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ngành hàng không của các nước trên thế giới.
229 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Bùi Thị Mỹ Hảo
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Cán bộ quản lý
CBQL
2
Điểm lệch chuẩn
ĐLC
3
Điểm trung bình
ĐTB
4
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
5
Giáo dục đại học
GDĐH
6
Giáo dục và đào tạo
GD&ĐT
7
Nhóm đối chứng
NĐC
8
Nhóm thực nghiệm
NTN
9
Quản lý đào tạo
QLĐT
10
Quản lý giáo dục
QLGD
11
Total Quality Management
TQM
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
15
1.1.
Những công trình khoa học nghiên cứu về đào tạo ở các trường đại học
15
1.2.
Những công trình khoa học nghiên cứu về quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
18
1.3.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
32
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
36
2.1.
Những vấn đề lý luận về đào tạo ở trường đại học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
36
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
45
2.3.
Những yếu tố tác động đến quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
72
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
80
3.1.
Khái quát chung về tổ chức khảo sát thực trạng
80
3.2.
Thực trạng đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
85
3.3.
Thực trạng quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
94
3.4.
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
111
3.5.
Đánh giá chung, nguyên nhân thực trạng và kinh nghiệm quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
113
Chương 4
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
120
4.1.
Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các chủ thể trong quản lý đào tạo
120
4.2.
Chỉ đạo hoàn thiện các cơ chế, quy định về quản lý đào tạo
125
4.3.
Chỉ đạo đổi mới công tác tuyển sinh đáp ứng yêu cầu tổ chức đào tạo của Học viện
129
4.4.
Tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tiễn quản lý chất lượng tổng thể
133
4.5.
Tổ chức đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học
136
4.6.
Quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hướng coi trọng đảm bảo chất lượng
140
4.7.
Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đầu ra
143
Chương 5
KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM
149
5.1.
Khảo nghiệm
149
5.2.
Thử nghiệm
156
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
178
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
181
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
182
195
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Bảng số liệu về khách thể khảo sát
80
2
Bảng 3.2
Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan
82
3
Bảng 3.3
Bảng thang đo các mức độ đánh giá
83
4
Bảng 3.4
Đánh giá độ tin cậy thang đo những nội dung quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
83
5
Bảng 3.5
Thực trạng mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam
86
6
Bảng 3.6
Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên
ở Học viện Hàng không Việt Nam
88
7
Bảng 3.7
Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên ở Học viện Hàng không Việt Nam
90
8
Bảng 3.8
Kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam
94
9
Bảng 3.9
Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam
94
10
Bảng 3.10
Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở Học viện Hàng không Việt Nam
97
11
Bảng 3.11
Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
100
12
Bảng 3.12
Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam
103
13
Bảng 3.13
Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
108
14
Bảng 3.14
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
111
15
Bảng 5.1
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết các biện pháp
150
16
Bảng 5.2
Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý
152
17
Bảng 5.3
So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
154
18
Bảng 5.4
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới chương trình dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trước thử nghiệm 1
163
19
Bảng 5.5
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới nội dung đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trước thử nghiệm 1
164
20
Bảng 5.6
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trước thử nghiệm 1
164
21
Bảng 5.7
Kết quả kiểm định mức độ tổ chức đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể bằng T- Test trước thử nghiệm lần 1
165
22
Bảng 5.8
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới chương trình
theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể sau thử nghiệm lần 1
166
23
Bảng 5.9
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới nội dung theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể sau thử nghiệm lần 1
167
24
Bảng 5.10
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới phương pháp
theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể sau thử nghiệm lần 1
167
25
Bảng 5.11
Kết quả kiểm định mức độ tổ chức đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể bằng T- Test sau thử nghiệm lần 1
168
26
Bảng 5.12
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới chương trình dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trước thử nghiệm lần 2
169
27
Bảng 5.13
Kết quả đo về mức độ tổ chức đổi mới nội dung dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trước thử nghiệm lần 2
170
28
Bảng 5.14
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trước thử nghiệm lần 2
171
29
Bảng 5.15
Kết quả kiểm định mức độ tổ chức đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể bằng T- Test trước thử nghiệm lần 2
171
30
Bảng 5.16
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới chương trình dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể sau thử nghiệm lần 2
172
31
Bảng 5.17
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới nội dung dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể sau thử nghiệm lần 2
173
32
Bảng 5.18
Kết quả đo mức độ tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể sau thử nghiệm lần 2
173
33
Bảng 5.19
Kết quả kiểm định mức độ tổ chức đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể bằng T- Test sau thử nghiệm lần 2
174
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT
Tên sơ đồ, biểu đồ
Nội dung
Trang
1
Sơ đồ 4.1
Mối quan hệ giữa các biện pháp
147
2
Biểu đồ 5.1
Mức độ tính cần thiết của các biện pháp quản lý
151
3
Biểu đồ 5.2
Tính khả thi của các biện pháp đề xuất
153
4
Biểu đồ 5.3
So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
154
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài luận án
Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ chính trị trung tâm của trường đại học, sứ mệnh của GD&ĐT là cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Quá trình đào tạo được cấu trúc bởi các thành tố cơ bản như mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp đào tạo, chủ thể,
đối tượng đào tạo và vận hành theo kế hoạch đào tạo đã xác định. Chất lượng đào tạo là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và uy tín, thương hiệu của nhà trường. Theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã xác định quan điểm chỉ đạo: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [3, tr.2]. Thực tiễn phát triển giáo dục đất nước khẳng định tính đúng đắn của quan điểm đó, nhưng để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, quy mô, loại hình, nội dung và hình thức đào tạo của nhà trường đặt ra đòi hỏi cần có sự điều chỉnh cần thiết về QLĐT để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Đảm bảo chất lượng đào tạo đòi hỏi quản lý tổng thể quá trình đào tạo, từ quản lý đầu vào (tuyển sinh), quản lý quá trình đào tạo (các yếu tố của đào tạo) và quản lý đầu ra (kết quả đào tạo) hay gọi là QLĐT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM). Theo đó nhà trường đại học trong đó có Học viện Hàng không Việt Nam cần có các biện pháp khả thi với trong điều kiện đảm bảo có thể, môi trường đào tạo nhằm mang lại hiệu quả quản lý. Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể là một nội dung quan trọng, có nhiều ưu thế của công tác quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học.
Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở GDĐH công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, hoạt động theo Điều lệ trường đại học và Học viện, bên cạnh những điểm chung của hệ thống giáo dục đại học. Học viện có những nét đặc thù riêng là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Hàng không; là cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đạt chứng chỉ ISO 9001:2005; thành viên chính thức của Chương trình Đào tạo Hàng không Quốc tế - TRAINAIR PLUS. Quán triệt chủ trương, chiến lược, nghị quyết của Đảng, Chính phủ và kế thừa kết quả nghiên cứu về hoạt động đào tạo và QLĐT và trước yêu cầu sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, xu hướng chung của đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ngành hàng không của các nước trên thế giới.
Nhiều năm qua, QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít những bất cập hạn chế; nhất là trong đổi mới quản lý từ công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả đầu ra còn theo kinh nghiệm; tính kế hoạch, phương pháp quản lý; vai trò của các chủ thể trong quản lý đào tạo chưa phát huy hết trách nhiệm, tư duy quản lý đào tạo chưa đổi mới vẫn thực hiện theo thói quen nếp cũ; nội dung chương trình đào tạo Vì thế, chất lượng đào tạo thấp, mất cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo; đào tạo chưa gắn với nhu cầu của ngành; kỹ năng hành nghề của sinh viên tốt nghiệp còn yếu, hệ thống đào tạo phân tán, chương trình đào tạo chậm đổi mới; bộ máy QLĐT cồng kềnh, hiệu quả thấp, phương pháp giảng dạy chưa tiếp cận được với khoa học, công nghệ tiên tiến; cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và thực hành thực tập cho sinh viên Hiện trạng trên do nguyên nhân khách quan và chủ quan, song chủ yếu do công tác QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể còn thiếu những giải pháp khoa học và cụ thể.
Vấn đề QLĐT luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới dạng đề tài các cấp, bài viết trong kỷ yếu hội thảo khoa học, nhiều nghiên cứu sinh là CBQL nhà trường, cơ quan đào tạo quan tâm nghiên cứu. Do đó, kết quả nghiên cứu về QLĐT nguồn nhân lực trình độ cao cơ bản hoàn thiện về lý luận, quy trình tổ chức, QLĐT được xác định rõ hơn; nhất là các giải pháp, biện pháp QLĐT được đề xuất có cơ sở khoa học, cụ thể, phù hợp với từng lĩnh vực nghề nghiệp và từng nhà trường. Kết quả các công trình nghiên cứu, tạo nền tảng lý luận cho những nghiên cứu kế tiếp về các lĩnh vực đào tạo, trong đó có ngành Hàng không kế thừa và phát triển làm cho lý luận ngày càng hoàn thiện hơn.
Xuất phát từ lý do trên tác giả luận án chọn vấn đề: “Quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD, với mong muốn đưa ra những giải pháp khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Ngành trong thời kỳ mới của đất nước.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam; đề xuất các biện pháp QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM), đảm bảo chất lượng đồng bộ các yếu tố đào tạo, nhằm nâng cao kết quả đào tạo từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Hàng không Việt Nam, góp phần sự nghiệp đổi mới GD&ĐT của đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó rút ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Xây dựng cơ sở lý luận QLĐT ở trường đại học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
Khảo sát, đánh giá thực trạng QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
Đề xuất các biện pháp QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
Tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của biện pháp được đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM).
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Hàng không Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Về chủ thể quản lý: Ban Giám đốc, cơ quan chức năng, các khoa, bộ môn, giảng viên và tự quản lý của sinh viên ở Học viện Hàng không Việt Nam.
Về khách thể điều tra, khảo sát: Cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên các chuyên ngành đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam.
Về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra năm 2020, các số liệu tổng hợp giới hạn từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2021.
4. Giả thuyết khoa học
Kết quả đào tạo là chất lượng tổng hòa của các yếu tố của quá trình đào tạo, tuy nhiên các yếu tố đó ở Học viện Hàng không Việt Nam thực hiện còn những bất cập, hạn chế. Nếu dựa trên kết hợp tiếp cận qúa trình và tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể để đề xuất các biện pháp QLĐT như: Chỉ đạo hoàn thiện các thiết chế, quy định, kế hoạch về QLĐT; Chỉ đạo đổi mới tuyển sinh; Quản lý hoạt động học tập của sinh viên... thì hiệu quả quản lý tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Hàng không Việt Nam, góp phần sự nghiệp đổi mới GD&ĐT của đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được xây dựng dựa trên lý luận của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục và QLGD; quan điểm, chủ trương, chỉ đạo về GD&ĐT của Nhà nước mà trước tiếp là những vấn đề lý luận về đào tạo, QLĐT của Giáo dục học và QLGD.
Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin, đồng thời vận dụng các quan điểm: hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgic và quan điểm thực tiễn trong thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu; trên cơ sở đó làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận QLCL tổng thể (TQM) và các tiếp cận: tiếp cận quá trình kết hợp hoạt động, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
Tiếp cận quá trình kết hợp hoạt động: Đào tạo ở trường đại học là quá trình ở đó diễn ra sự vận hành các thành tố của đào tạo như: mục tiêu, chương trình, hoạt động của người dạy, hoạt động của người học... Chất lượng đào tạo là tổng hợp chất lượng của các thành tố cấu thành quá trình đào tạo; do vậy cần quản lý tổng thể các thành tố, các hoạt động của đào tạo.
Tiếp cận thực tiễn: Từ thực tiễn QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể như: quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý cơ sở trang thiết bị, quản lý môi trường, quản lý đánh giá kết quả đào tạo và cải tiến chất lượng đào tạo, cũng thư như các mối liên hệ bên trong và bên ngoài những yếu tố tác động đến quản lý đào tạo ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể. Đây là cơ sở để tác giả tiếp cận từ thực tiễn để nghiên cứu đề tài.
Tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể: Trong đào tạo hệ thống chất lượng là cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, quy trình, phương pháp, phương tiện... quản lý chất lượng ở phạm vi từ cơ sở đào tạo đến toàn ngành. Quản lý chất lượng gồm các cấp độ: Kiểm soát chất lượng, kiểm soát chất lượng toàn diện, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể. Quản lý chất lượng tổng thể có thể xem là triết lý, là phương pháp, công cụ tập trung vào chất lượng, quản lý từ khâu đầu vào (tuyển sinh) đến khâu đầu ra (sản phẩm) nhằm giám sát chất lượng, đảm bảo chất lượng, thực hiện các chính sách chất lượng để nâng cao chất lượng đào tạo thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên trong và bên ngoài.
Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu phân tích, tổng hợp những công trình khoa học giáo dục về đào tạo và QLĐT ở trong nước và thế giới; khai thác, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu, chọn lọc và vận dụng các luận điểm khoa học đã được chứng minh từ các tài liệu, các công trình khoa học, các kết quả nghiên cứu của các công trình, sách, tạp chí khoa học, luận án trong và ngoài nước có liên quan đến luận án; trên cơ sở đó làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát, tập trung quan sát cách thức tổ chức hoạt động quản lý của lãnh đạo và CBQL các cấp.
Phương pháp điều tra, thiết kế phiếu, chọn mẫu và tiến hành điều tra bằng mẫu phiếu câu hỏi in sẵn với đối tượng CBQL, giảng viên và sinh viên của trường. Nội dung tìm hiểu thực trạng QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
Phương pháp phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm với CBQL, GV các cấp và một số sinh viên về những vấn đề lý luận và thực trạng đào tạo và QLĐT ở Nhà trường.
Phương pháp phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLĐT ở Trường Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể; các mối liên hệ bên trong và bên ngoài những yếu tố tác động đến QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
Phương pháp chuyên gia, xin ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, CBQL giáo dục trong và ngoài ngành, trao đổi phỏng vấn hoặc phản biện về nội dung nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục, Đào tạo là một quá trình, theo đó luận án sử dụng những kết quả, thành tựu và kinh nghiệm thành công và cả những kinh nghiệm cứu thành công trong tổ chức quá trình đào tạo để nhân lên những ưu điểm, hạn chế những sai lầm đã mắc trong quá khứ, rút ra những bài học để có những chỉ đạo phù hợp.
Phương pháp thử nghiệm, để kiểm chứng một biện pháp, xác định quy trình thử nghiệm, xây dựng các tiêu chí thang đo kết quả thử nghiệm và tiến hành thử nghiệm trên cơ sở vận dụng toán thống kê để tổng hợp tính toán các số liệu.
- Nhóm phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê và xử lý kết quả nghiên cứu, dựa trên phần mềm SPSS 20 để xử lý kết quả, phương pháp ngoại suy, phương pháp so sánh tương quan.
6. Những đóng góp mới của luận án
Bổ sung, phát triển và cụ thể hóa một số vấn đề lý luận về QLĐT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, làm cơ sở khoa học để giải quyết vấn đề về QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ thực tiễn, kinh nghiệm cho các CBQL giáo dục trong QLĐT. Các biện pháp QLĐT ở Học viện Hàng không Việt Nam theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể được đề xuất có ý nghĩa đối với