Lý do chọn nghiên cứu trường hợp: Tiếp cận nghiên cứu trường hợp được
sử dụng để nghiên cứu mô tả, thăm dò hoặc giải thích và phù hợp với câu hỏi như
thế nào và tại sao. Nghiên cứu các trường hợp điển hình giúp hiểu được quan
điểm của các bên liên quan về sự phối hợp giữa các CBLQ trong hoạt động QLDT
từ đó là cơ sở quan trọng để so sánh, phân tích đánh giá thực trạng nhằm nâng cao
hiệu quả của sự phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT.
Lý do chọn địa bàn để nghiên cứu trường hợp: Để có cơ sở chọn địa bàn
nghiên cứu, NCS đã gặp các bên liên quan tại địa phương như đại diện Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Thái Bình, Bảo tàng tỉnh Thái Bình, Phòng Văn hóa và Thông
tin các huyện Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Thái Thụy, Đông Hưng, Tiền Hải, Hưng Hà,
thành phố Thái Bình, đại diện cộng đồng địa phương như các cụ thủ từ, các vị trụ
trì để nắm bắt được mức độ tham gia phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động
QLDT thông qua các câu hỏi phỏng vấn như sau: 1) Các mô hình QLDT ở địa
phương hiện nay? 2) Cộng đồng địa phương có tham gia tích cực vào hoạt động
QLDT? Sau khi thu thập được thông tin, kết hợp điền dã tại một số địa bàn ở tỉnh
Thái Bình, NCS đã chọn 3 địa bàn điển hình cho nghiên cứu trường hợp là thành
phố Thái Bình, huyện Hưng Hà và huyện Vũ Thư. Ba địa bàn này có các yếu tố
chung để đại diện cho các địa bàn còn lại đồng thời cũng có những yếu tố riêng để
đảm bảo chọn nghiên cứu trường hợp sẽ đáp ứng được các vấn đề mà mục tiêu của
luận án đặt ra. Nếu như địa bàn thành phố Thái Bình đại diện cho yếu tố có tốc độ
phát triển nhanh nhất trong tỉnh thì huyện Vũ Thư lại là một huyện thuần nông có
tốc độ phát triển khá chậm và huyện Hưng Hà đang trong quá trình đô thị hóa tốc
độ tương đối nhanh. Bên cạnh đó 3 địa bàn được lựa chọn cũng có đủ các mô hình
quản lý thực tế đang có trên địa bàn tỉnh (mô hình cấp huyện quản lý và mô hình
cấp xã quản lý) và cuối cùng là có sự đa dạng về loại hình di tích. Qua các cuộc
phỏng vấn, dữ liệu được thu thập và so sánh với nhau giúp xác định những kết quả
giống nhau và tiên đoán những kết quả đối lập.
285 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý di tích lịch sử - Văn hóa ở tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
********
NGUYỄN TRI PHƯƠNG
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
Ở TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
HÀ NỘI, 2023
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
********
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
Ở TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 9229042
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
HÀ NỘI, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức. Những nội dung trình bày trong luận án là kết quả
nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất
kỳ hình thức nào. Những phần sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều
trích dẫn nguồn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Tri Phương
Nguyễn Tri Phương
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ................................................................................................................ 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................................ 2
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ....................................................................... 3
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ -VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ DI
TÍCH LỊCH SỬ -VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................... 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 12
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài luận án ................................................................ 24
1.3. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ở Thái Bình ................... 41
1.4. Bối cảnh chung của địa bàn nghiên cứu trường hợp ................................. 55
Tiểu kết ............................................................................................................. 59
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở
TỈNH THÁI BÌNH NHÌN TỪ CÁC BÊN LIÊN QUAN .................................. 60
2.1. Các chủ thể quản lý và vấn đề phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt
động quản lý di tích .......................................................................................... 60
2.2. Thực trạng phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di
tích .................................................................................................................... 70
2.3. Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản
lý di tích .......................................................................................................... 112
Tiểu kết ........................................................................................................... 117
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA CÁC
BÊN LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ -
VĂN HÓA Ở TỈNH THÁI BÌNH ..................................................................... 119
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ......................................................................... 119
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt
động quản lý di tích ở tỉnh Thái Bình ............................................................ 123
3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng cấp trên ............................ 146
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 148
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐỀN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 167
2
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
[A9, PL8] Xem ảnh số 9, Phụ lục 8
BQL Ban quản lý
CBLQ Các bên liên quan
DSVH Di sản văn hóa
DTLS-VH Di tích lịch sử - văn hóa
GS Giáo sư
KTNT Kiến trúc nghệ thuật
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
PV Phỏng vấn
QLDT Quản lý di tích lịch sử-văn hóa
QG Quốc gia
QGDB Quốc gia đặc biệt
TLPV Tài liệu phỏng vấn
TP Thành phố
Tr Trang
TS Tiến sĩ
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO
VHTTDL
VHTT
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Văn hóa và Thông tin
3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thể hiện các bên liên quan trong quản lý di tích .............................. 37
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di
tích ............................................................................................................................... 39
Sơ đồ 1.3: Đề xuất khung phân tích của luận án ......................................................... 40
Sơ đồ 2.1. Các bên liên quan phối hợp kiểm kê di tích lịch sử-văn hóa ..................... 83
Bảng 1.1. Danh mục phân bố di tích lịch sử - văn hóa tại tỉnh Thái Bình tính đến
tháng 12 năm 2022 ...................................................................................................... 46
Bảng 1.2. Bảng thống kê các loại di tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình ....................... 53
Bảng 2.1. Các bên liên quan phối hợp trong hoạt động lập quy hoạch tại di tích lăng
mộ và đền thờ vua Trần, huyện Hưng Hà ................................................................... 79
Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng di tích đã xếp hạng tại địa bàn nghiên cứu trường
hợp ............................................................................................................................... 86
Bảng 2.3. Phối hợp giữa các bên liên quan thực hiện bảo quản, tu bổ di tích ............ 91
Bảng 2.4: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ chống xuống cấp di tích từ ngân sách tỉnh giai
đoạn 2015 - 2022 ......................................................................................................... 99
Biểu đồ 2.1. Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong việc tham mưu
và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về di tích ................................................... 71
Biểu đồ 2.2. Đánh giá kết quả phối hợp giữa các bên liên quan trong thực hiện văn
bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử - văn hoá ................................................... 74
Biểu đồ 2.3. Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong việc thực hiện
kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ..................................... 81
Biểu đồ 2.4. Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động kiểm
kê di tích lịch sử - văn hóa .......................................................................................... 84
Bảng 2.5. Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan thực hiện kiểm kê di
vật, cổ vật tại các di tích lịch sử - văn hóa .................................................................. 89
Biểu đồ 2.6: So sánh số lượng khách tham quan qua các năm tại di tích chùa Keo –
huyện Vũ Thư .............................................................................................................. 95
Biểu đồ 2.7. So sánh kinh phí đầu tư chống xuống cấp di tích năm 2017 tại 3 địa bàn
nghiên cứu ................................................................................................................. 100
Biểu đồ 2.8. So sánh cơ cấu sử dụng nguồn vốn để tu bổ di tích trên các địa bàn
nghiên cứu ................................................................................................................. 104
Biểu đồ 2.9. Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về di tích lịch sử - văn hóa.................................. 108
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Di tích lịch sử-văn hóa là những di sản văn hóa quý báu của mỗi địa
phương, mỗi dân tộc và của cả nhân loại. Đó là những dấu vết, dấu tích còn lại của
quá khứ, phản ánh những biến cố, những sự kiện lịch sử, văn hóa hay nhân vật qua
các thời kỳ lịch sử. Không những thế di tích lịch sử-văn hóa còn là chứng tích, là tư
liệu sống để các thế hệ mai sau tìm hiểu, nghiên cứu về các thời kỳ lịch sử đó đi qua,
từ đó giáo dục thế hệ trẻ truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trên quan điểm
kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của cha ông và sáng tạo ra những giá trị văn
hóa mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật tạo
điều kiện thuận lợi cho việc bản tồn, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và đã
đạt được nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
Nhiều di tích lịch sử -văn hóa đã được xếp hạng, tu bổ, tôn tạo; rất nhiều cổ vật, di
vật trong đó được bảo vệ; lễ hội truyền thống, diễn xướng, trò chơi dân gian, thuần
phong, mỹ tục được lưu giữ và phát triển. Để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hóa một cách bền vững, chúng ta cần tăng cường phối hợp giữa
các bên liên quan trong quá trình quản lý di tích tại các địa phương thông qua các
nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, nắm bắt được thực trạng công tác quản lý cũng như
giá trị hệ thống di tích lịch sử -văn hóa một cách toàn diện. Trên cơ sở đó, chủ động
điều chỉnh, hoàn thiện bộ máy quản lý, định hướng và xây dựng các kế hoạch, giải
pháp cho công tác quản lý, bảo tồn các di tích lịch sử -văn hóa giải quyết thỏa đáng
mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nói chung, giữa bảo tồn và phát triển nói riêng.
1.2. Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc vùng châu thổ sông Hồng được bao bọc bởi
một bên là biển, ba bề là sông, là tỉnh giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Do điều
kiện tự nhiên và xã hội chi phối, Thái Bình là vùng đất ở nơi đầu sóng, ngọn gió, ba
mặt sông, một mặt biển, trong suốt chiều dài lịch sử, cư dân Thái Bình phải thường
xuyên chống chọi với thiên tai, địch hoạ, chính điều đó đã hình thành, hun đúc nên
truyền thống bất khuất, cần cù, thông minh, sáng tạo của người dân Thái Bình trong
chiến đấu, lao động, sản xuất. Bên cạnh đó, truyền thống hiếu học, đỗ đạt khoa bảng
cũng là nét nổi bật trong văn hóa Thái Bình. Tính đến hết năm 2022, trên toàn tỉnh
Thái Bình có tổng số 2969 di tích trong đó có 2 di tích được xếp hạng Quốc gia đặc
5
biệt là Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo (huyện Vũ Thư) và Di tích lịch sử Khu
lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (huyện Hưng Hà), có 114 di tích xếp hạng
cấp quốc gia, 550 di tích được xếp hạng cấp tỉnh còn lại là các di tích trong danh mục
kiểm kê. Thời gian qua, hoạt động quản lý di tích lịch sử -văn hóa có vị trí quan trọng
trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh. Hoạt động QLDT
đã nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành trong tỉnh, sự phối hợp giữa các
bên liên quan kịp thời góp phần tạo cơ sở cho các di tích ở tỉnh Thái Bình được bảo
tồn một cách khoa học. Tuy nhiên, vấn đề phối hợp giữa CBLQ trong việc thực hiện
các nhiệm vụ quản lý di tích cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Bên cạnh đó,
việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước, việc hưởng ứng tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên các địa bàn
của người dân còn hạn chế. Chính điều đó đã đặt ra vấn đề cần nâng cao hơn nữa
hiệu quả phối hợp của CBLQ trong hoạt động QLDT. Xuất phát từ thực tiễn hiện
nay, công tác quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh
Thái Bình cần được tăng cường sự phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT từ
đó thực hiện được mục tiêu chung nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nhu cầu nghiên cứu, tham quan du
lịch của khách trong, ngoài nước, tạo nền móng vững bền góp phần xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo đúng đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước hướng tới phát triển bền vững.
1.3. Cho đến nay, qua tổng hợp và phân tích mặc dù đã có một số nghiên cứu về
quản lý di tích ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình như các luận văn, bài
tạp chí, bài báo, các bài viết ở các hội thảo khoa học được tổ chức trên địa bàn tỉnh
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống về các vấn
đề lý luận và thực tiễn quản lý di tích lịch sử- văn hóa ở tỉnh Thái Bình nhất là nghiên
cứu quản lý di tích theo lý thuyết các bên liên quan, hướng tiếp cận liên ngành để thấy
được sự phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT. Vì vậy, với mong muốn xác
định và hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng, đánh giá thực trạng phối hợp giữa CBLQ trong
hoạt động QLDT ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn mới hiện nay, NCS đã chọn đề tài:
“Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái Bình” làm Luận án tiến sĩ, chuyên
ngành Quản lý văn hóa với mong muốn tìm hiểu thực trạng tình hình quản lý các di
6
tích lịch sử- văn hóa tại địa phương. Từ đó tìm ra những vấn đề cốt lõi nhằm giải quyết
nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý là bảo tồn sự phát triển bền vững của kho tàng di
sản văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận án là sử dụng lý thuyết các bên liên quan để khảo sát phân
tích thực trạng phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT ở tỉnh Thái Bình từ đó
đề xuất giải pháp góp phần nâng cao sự phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động quản
lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ
cụ thể như sau:
- Tập hợp và phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án. Đánh giá tư liệu có thể kế thừa và tìm ra những nội dung vấn đề cần giải quyết
trong luận án.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử - văn hóa. Nghiên cứu lựa
chọn lý thuyết áp dụng đồng thời tiến hành xây dựng khung phân tích của luận án.
- Khảo sát, phân tích thực trạng phối hợp giữa CBLQ trong công tác quản lý
di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái Bình.
- Xây dựng tiêu chí và đánh giá hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động
QLDT ở tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao sự hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong
hoạt động quản lý di tích lịch sử -văn hóa ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Luận án khảo sát, phân tích thực trạng phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động
quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến nay (Nghiên cứu qua 2 kỳ đại hội Đảng
bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX và lần thứ XX)
- Phạm vi không gian nghiên cứu: NCS lựa chọn 3 địa bàn làm trường hợp nghiên
cứu đó là: Thành phố Thái Bình, huyện Vũ Thư và huyện Hưng Hà của tỉnh Thái Bình.
7
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực trạng phối hợp
giữa CBLQ trong hoạt động QLDT ở tỉnh Thái Bình thông qua thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể của các bên liên quan.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái
Bình”, NCS đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
1. Các bên liên quan tham gia phối hợp trong hoạt động QLDT ở tỉnh Thái Bình?
2. Có những hình thức và nội dung phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động
QLDT ở tỉnh Thái Bình như thế nào?
3. Hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT ở tỉnh Thái Bình như
thế nào?
4. Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CBLQ
trong hoạt động QLDT ở tỉnh Thái Bình?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Xét từ khía cạnh quản lý di tích lịch sử - văn hóa, phối hợp giữa CBLQ là một
phương thức, một hình thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân này thực
hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt
được các lợi ích chung. Nếu CBLQ trong hoạt động QLDT phối hợp chưa đạt hiệu
quả hoặc trong quá trình phối hợp giữa CBLQ có nhiều yếu tố cản trở sẻ ảnh hưởng
tới mục tiêu của hoạt động QLDT. Nếu đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả
phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di tích lịch sử-văn hóa ở
tỉnh Thái Bình phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ góp phần bảo tồn và phát huy được
giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study)
Nghiên cứu trường hợp (Case study) là nghiên cứu về một bối cảnh hoặc
nhiều bối cảnh cụ thể. Trong đó, nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu cả dữ liệu định
8
tính hoặc định lượng để nhận thức đầy đủ được hiện tượng hoặc vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng nghiên cứu trường hợp cho phép khám phá bản chất sự hợp tác và phối hợp
giữa CBLQ trong hoạt động QLDT. Vì vậy, nghiên cứu định tính được sử dụng cho
nghiên cứu trường hợp là phù hợp.
Lý do chọn nghiên cứu trường hợp: Tiếp cận nghiên cứu trường hợp được
sử dụng để nghiên cứu mô tả, thăm dò hoặc giải thích và phù hợp với câu hỏi như
thế nào và tại sao. Nghiên cứu các trường hợp điển hình giúp hiểu được quan
điểm của các bên liên quan về sự phối hợp giữa các CBLQ trong hoạt động QLDT
từ đó là cơ sở quan trọng để so sánh, phân tích đánh giá thực trạng nhằm nâng cao
hiệu quả của sự phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT.
Lý do chọn địa bàn để nghiên cứu trường hợp: Để có cơ sở chọn địa bàn
nghiên cứu, NCS đã gặp các bên liên quan tại địa phương như đại diện Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Thái Bình, Bảo tàng tỉnh Thái Bình, Phòng Văn hóa và Thông
tin các huyện Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Thái Thụy, Đông Hưng, Tiền Hải, Hưng Hà,
thành phố Thái Bình, đại diện cộng đồng địa phương như các cụ thủ từ, các vị trụ
trì để nắm bắt được mức độ tham gia phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động
QLDT thông qua các câu hỏi phỏng vấn như sau: 1) Các mô hình QLDT ở địa
phương hiện nay? 2) Cộng đồng địa phương có tham gia tích cực vào hoạt động
QLDT? Sau khi thu thập được thông tin, kết hợp điền dã tại một số địa bàn ở tỉnh
Thái Bình, NCS đã chọn 3 địa bàn điển hình cho nghiên cứu trường hợp là thành
phố Thái Bình, huyện Hưng Hà và huyện Vũ Thư. Ba địa bàn này có các yếu tố
chung để đại diện cho các địa bàn còn lại đồng thời cũng có những yếu tố riêng để
đảm bảo chọn nghiên cứu trường hợp sẽ đáp ứng được các vấn đề mà mục tiêu của
luận án đặt ra. Nếu như địa bàn thành phố Thái Bình đại diện cho yếu tố có tốc độ
phát triển nhanh nhất trong tỉnh thì huyện Vũ Thư lại là một huyện thuần nông có
tốc độ phát triển khá chậm và huyện Hưng Hà đang trong quá trình đô thị hóa tốc
độ tương đối nhanh. Bên cạnh đó 3 địa bàn được lựa chọn cũng có đủ các mô hình
quản lý thực tế đang có trên địa bàn tỉnh (mô hình cấp huyện quản lý và mô hình
cấp xã quản lý) và cuối cùng là có sự đa dạng về loại hình di tích. Qua các cuộc
9
phỏng vấn, dữ liệu được thu thập và so sánh với nhau giúp xác định những kết quả
giống nhau và tiên đoán những kết quả đối lập.
- Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội,
trong đó có các phương pháp định tính một số kỹ thuật của phương pháp này được sử
dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu gồm:
+ Nghiên cứu văn bản, tài liệu: 1/ Nghiên cứu và đánh giá hệ thống các văn
bản pháp qu