Luận án Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay

Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng giáo dục và đào tạo và đã khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh. GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI trên cơ sở kế thừa những tư tưởng chỉ đạo có tầm chiến lược của các kỳ đại hội trước, với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện GD&ĐT đã chỉ rõ: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới mạnh mẽ toàn diện và phát triển nhanh GD&ĐT, tập trung chuyển đào tạo từ chiều rộng sang chiều sâu, quan tâm đặc biệt đến đào tạo nghề

pdf206 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Đề tài: QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Về lý luận Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức coi trọng giáo dục và đào tạo và đã khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội, GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh. GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI trên cơ sở kế thừa những tƣ tƣởng chỉ đạo có tầm chiến lƣợc của các kỳ đại hội trƣớc, với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện GD&ĐT đã chỉ rõ: Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đổi mới mạnh mẽ toàn diện và phát triển nhanh GD&ĐT, tập trung chuyển đào tạo từ chiều rộng sang chiều sâu, quan tâm đặc biệt đến đào tạo nghề. Chiến lƣợc phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2020, đến năm 2020, nền giáo dục nƣớc ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lƣợng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu: “...Bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS, THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau 2 phổ thông có chất lƣợng....”, Nghị quyết cũng chỉ rõ: “...Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của Chủ nghĩa Mác-Lenin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Tăng cƣờng giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hƣớng nghiệp.....”. Nhƣ vậy, hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Theo Chiến lƣợc phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020, đến năm 2020 dạy nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; chất lƣợng đào tào tạo của một số nghề đạt trình độ các nƣớc phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho ngƣời lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. 1.2. Về thực tiễn Tỉnh Bình Dƣơng hiện nay có 29 khu công nghiệp (8721 ha), 8 cụm công nghiệp (600 ha) và 1 khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị (4.196 ha). GDP của tỉnh tăng bình quân 14% hàng năm; cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỉ trọng tƣơng ứng 63% - 32,6% - 4,4%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 30,1 triệu đồng. Định hƣớng tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm thời kỳ 2011-2015 là 13,5-14 %. Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Theo Sở Lao động và Thƣơng binh Xã hội, hàng năm Bình Dƣơng cần khoảng 50.000 lao động, trong khi nguồn lao động tại chỗ chỉ đáp ứng đƣợc 15.000 - 20.000 [107]. Tuy vậy, hiệu quả của hoạt động GDHN trong thời gian qua còn thấp chƣa đáp ứng yêu cầu xã hội, nhiều học sinh rất lúng túng trong việc lựa chọn hƣớng đi của mình sau khi tốt nghiệp THCS và không xác định đƣợc khả năng của mình để định hƣớng nghề nghiệp tƣơng lai. Đa số học sinh có tâm lý học xong THCS phải vào 3 THPT, học xong THPT phải vào đại học hoặc cao đẳng, rất ít học sinh chấp nhận vào học các trƣờng TCCN hoặc trung cấp nghề, mặc dù xã hội rất cần các nghề ở hệ trung cấp. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ nguồn nhân lực đã đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo cả nƣớc nói chung và của tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Tình trạng học sinh sau khi tốt nghiệp đại học, nhiều em không xin đƣợc việc làm hoặc làm những công việc trái với ngành nghề đƣợc đào tạo, gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Mục tiêu của hƣớng nghiệp, dạy nghề và phân luồng học sinh chƣa đạt yêu cầu. Nguyên nhân cơ bản là Bình Dƣơng chƣa có định hƣớng tốt cho việc đào tạo công nhân lành nghề, việc quản lý hoạt động GDHN, TVHN cho học sinh chƣa có hiệu quả. Chất lƣợng hoạt động GDHN trong các trƣờng phổ thông và nhất là các trƣờng THPT vẫn còn nhiều bất cập. Để đáp ứng với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, GD&ĐT Bình Dƣơng cần phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Với những khó khăn, hạn chế đã nêu trên, việc đầu tƣ phát triển ngành giáo dục nói chung, trong đó, việc định hƣớng cho học sinh THPT vào các lĩnh vực nghề nghiệp hoặc tiếp tục học lên đang trở thành một trong những yêu cầu cấp bách để đáp ứng cho nhu cầu lao động về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay” thực sự cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng luận cứ khoa học và các giải pháp triển khai hệ thống quản lý GDHN ở các trƣờng THPT góp phần bảo đảm và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trƣờng lao động khu vực cả nƣớc và địa phƣơng. Từ những phân tích lý luận và thực tiễn về quản lý GDHN nhằm định hƣớng, đề xuất những giải pháp quản lý GDHN cho học sinh THPT tỉnh Bình Dƣơng. 4 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động GDHN tại các trƣờng THPT và các trung tâm GDTX - KTHN. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý GDHN cấp trung học phổ thông của các trƣờng THPT, các trung tâm GDTX – KTHN. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý GDHN ở các trƣờng THPT, Trung tâm GDTX-KTHN ở Bình Dƣơng còn nhiều mặt hạn chế về: quản lý nội dung, hình thức tổ chức, phƣơng pháp, tổ chức hoạt động....Nếu đề xuất đƣợc các giải pháp có tính thực tiễn và khả thi theo hƣớng tiếp cận các chức năng quản lý và các thành tố quản lý GDHN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GDHN cho HS cấp THPT tỉnh Bình Dƣơng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý GDHN cho học sinh THPT, quan điểm, ý nghĩa, tác dụng của hoạt động GDHN đối với học sinh góp phần định hƣớng nguồn nhân lực phù hợp công cuộc phát triển kinh tế - xã hội; chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về giáo dục hƣớng nghiệp... - Khảo sát thực tiễn quản lý hoạt động GDHN các trƣờng THPT tại tỉnh Bình Dƣơng; chỉ ra các thành quả và tồn tại, những vấn đề đặt ra cho công tác giáo dục hƣớng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh nhà - Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDHN vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài; các giải pháp không chỉ riêng cho Bình Dƣơng mà còn có thể ứng dụng đƣợc cho nhiều tỉnh, thành cả nƣớc đang trên con đƣờng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, - Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về GDHN ở cấp trung học phổ thông. 5 - Giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tiễn ở 6 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên - kỹ thuật hƣớng nghiệp, 4 trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng; 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp tiếp cận quản lý GDHN theo chức năng: chức năng kế hoạch hóa GDHN; chức năng tổ chức; chức năng chỉ đạo; chức năng kiểm tra, đánh giá GDHN gắn với các thành tố mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức hoạt động GDHN. - Quan điểm hệ thống, cấu trúc: nghiên cứu xem xét quản lý GDHN trong các trƣờng THPT, các Trung tâm GDTX-KTHN một cách toàn diện, nhiều mặt, phân tích các nội dung công tác quản lý, chỉ ra đƣợc mối quan hệ chặt chẽ công tác quản lý GDHN có liên quan đến tạo nguồn nhân lực. - Quan điểm lịch sử, logic: xác định phạm vi thời gian, không gian và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để điều tra, thu thập số liệu chính xác phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. - Quan điểm thực tiễn: luôn bám sát thực tiễn công tác quản lý hoạt động GDHN của các trung tâm GDTX-KTHN, các trƣờng THPT để tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu, những nguyên nhân, hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp mang tính khả thi. - Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn kiện, văn bản, tài liệu, sách, báo, thông tin trên internet, các tạp chí khoa học trong và ngoài nƣớc phục vụ nội dung luận án. - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: thu thập thông tin qua phiếu “Trƣng cầu ý kiến” dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các trung tâm GDTX-KTHN, THPT ở Bình Dƣơng. - Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến chuyên gia: xin ý kiến một số nhà quản lý giáo dục, chuyên viên có kinh nghiệm từ cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT, các chuyên viên chuyên môn của Sở GD&ĐT để làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp hợp lý. 6 - Phƣơng pháp thống kê toán học: để xử lý thông tin từ “phiếu trƣng cầu ý kiến”. Từ đó phân tích đƣợc thực trạng và tìm ra các giải pháp quản lý phù hợp, thiết thực phục vụ luận án. 8. Những Luận điểm bảo vệ Những phân tích sâu sắc về chức năng, vai trò của quản lý hoạt động GDHN góp phần tạo điều kiện thực hiện phân luồng học sinh một cách tích cực và có hiệu quả; khai thác chức năng quản lý GDHN gắn với các thành tố để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của quản lý GDHN. Những vấn đề có tính thực tiễn: thành tựu và những bất cập trong hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp ở địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Thông qua kết quả khảo sát thực tiễn khẳng định nguyên nhân của sự bất cập trong quản lý GDHN. Từ đó đề ra các giải pháp thích hợp cho hoạt động quản lý. Những giải pháp cần thiết phải thực hiện ngay trong thời gian trƣớc mắt nhằm nâng cao hiệu quả thực sự của hoạt động GDHN tại các trƣờng THPT và các Trung tâm GDTX. Các giải pháp thực hiện trên cơ sở bám sát chức năng quản lý có tích hợp với các thành tố liên quan lĩnh vực hoạt động GDHN nhằm thúc đẩy hoạt động GDHN có hiệu quả. 9. Đóng góp mới của luận án Luận án đã tiếp cận và cụ thể hóa một số quan điểm nội dung của lý thuyết về quản lý GDHN đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong tƣơng lai. Luận án đã chỉ ra thực trạng về quản lý GDHN, nêu bật tình hình hoạt động từ thực tiễn sinh động tại các trung tâm GDTX - KTTH, một số trƣờng trung học phổ thông (những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân những bất cập và những thành công) cũng nhƣ việc áp dụng các giải pháp quản lý GDHN đã tổng kết đƣợc trong thực tiễn. 7 Luận án đã đề xuất đƣợc mô hình quản lý GDHN góp phần định hƣớng phát triển nghề nghiệp tƣơng lai học sinh phù hợp với phát triển KT - XH của địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu luận án đã đƣa ra những điểm mới về quản lý GDHN cấp THPT trong giai đoạn hiện nay phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng của đất nƣớc nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. 10. Kết cấu của luận án: Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1.Các nghiên cứu nƣớc ngoài: Thời kì C.Mác “Tiếp theo sự phân chia, tách biệt những thao tác khác nhau trong lao động sản xuất, ngƣời công nhân cũng đƣợc phân chia, phân hóa, phân nhóm họp theo năng lực mà họ có đƣợc, nhờ đó mà những đặc điểm tự nhiên của ngƣời công nhân đã đƣợc hình thành dựa trên mãnh đất tự nhiên của sự phân công lao động và về mặt khác, công trƣờng thủ công sẽ phát triển lực lƣợng lao động theo chính bản chất tự nhiên vốn có của mình chỉ theo một chức năng chuyên biệt” [69]. Điều đó chứng tỏ trong phát triển nghề nghiệp có sự phân hóa, thích ứng với nhu cầu công việc cụ thể và năng lực cá nhân trong quá trình tổ chức lao động sản xuất. Hơn nữa, khi nền kinh tế phát triển, sản xuất dây chuyền trong các nhà máy thì yêu cầu ngƣời lao động phải có trình độ chuyên môn và một nghề nhất định. GDHN và quản lý GDHN dần dần đã trở thành yêu cầu cấp thiết ở mỗi quốc gia, một quốc gia phát triển thì nền kinh tế phát triển và nguồn nhân lực có chất lƣợng, vì vậy GDHN có vai trò định hƣớng và phân hóa lao động một cách hợp lý. “Đầu thế kỷ 20, Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển đều xuất hiện cơ sở dịch vụ hƣớng nghiệp. Ở Nga, những thập kỉ đầu thế kỉ 20, công tác hƣớng nghiệp rất đƣợc chú trọng, làm cơ sở để phát triển nguồn nhân lực phục vụ nền công nghiệp hóa đất nƣớc bấy giờ. Tƣ vấn hƣớng nghiệp đƣợc hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm, trong nửa đầu thế kỉ 20, do tăng trƣởng nền công nghiệp hóa, nhiều tác giả Keller và Viteles, 1937; Watts, 1966; Super, 1974 đề cập đến tác phẩm Parson ở Hoa Kì trong những năm 1900, tác phẩm của Lahy trong lựa chọn nhân sự ở Pháp năm 1910; nỗ lực của Gemelli trong lựa chọn nhân sự ở Ý năm 1912, và sự tập trung vào hƣớng nghiệp của 9 Christianen ở Bỉ năm 1911,1912 và những tác phẩm tiên phong ở Genneva và London năm 1914 và 1915 do Reuchlin miêu tả (1964) những nỗ lực ban đầu trong thiết lập tƣ vấn và hƣớng nghiệp ở Hoa Kì và Châu Âu” [108] Năm 1937, Keller và Viteles đƣa ra tầm nhìn toàn thế giới về tƣ vấn và hƣớng nghiệp, họ khảo sát so sánh các quốc gia ở Châu Âu, châu Á.. Ở một số quốc gia, các thuật ngữ nhƣ “hƣớng dẫn nghề - vocational guidance” , “tƣ vấn nghề - vocational counselling”, “thông tin, tƣ vấn và hƣớng dẫn – information, advice ad guidance” đều chỉ các hoạt động tƣ vấn và hƣớng nghiệp [34-36]. Suốt thế kỉ 20 và đầu thập kỉ thế kỉ 21, tƣ vấn và hƣớng nghiệp phát triển mạnh mẽ trong môi trƣờng giáo dục. Ngoài bối cảnh đặc thù của mỗi quốc gia, giáo dục hƣớng nghiệp ở các nƣớc đều xuất hiện các vấn đề chung cả lí luận và thực tiễn cần làm rõ nhằm tìm ra con đƣờng khả thi và hiệu quả cho hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp [108, tr.33-34]. Các tác giả nƣớc ngoài trên trong quá trình bàn về hƣớng nghiệp và GDHN cấp trung học đều khẳng định: Quản lý GDHN là một nội dung quản lý trƣờng học, là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý GDHN để đạt mục đích GDHN. Nội dung quản lý GDHN là xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hoạt động GDHN bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chƣơng trình hoạt động GDHN, xác định từng bƣớc đi, những điều kiện, phƣơng tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ hoạt động GDHN. Một trong những khâu quan trọng của việc quản lý GDHN chính là tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chƣơng trình hoạt động GDHN ở các trƣờng THPT. Đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng không thể thiếu đƣợc trong quá trình giáo dục; có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phƣơng pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lƣợng đào tạo con ngƣời theo mục tiêu giáo dục. Giáo dục trung học là giai đoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn cho mình con đƣờng bƣớc vào cuộc sống lao động thực sự. Hƣớng nghiệp tạo điều kiện cho học sinh lựa 10 chọn một trong nhiều con đƣờng khác nhau. Các hệ thống giáo dục cần phải đƣợc thiết kế linh hoạt để tính đến sự khác biệt cá nhân trong việc tổ chức các mô hình học tập, tạo cầu nối cho những ngƣời bị gián đoạn học tập có thể trở lại học theo hình thức chính qui. Việc lựa chọn con đƣờng riêng biệt của giáo dục nghề hay giáo dục phổ thông cần phải dựa trên những đánh giá thận trọng về điểm mạnh và điểm yếu của học sinh. Nói cách khác, hƣớng nghiệp đòi hỏi sự đánh giá dựa trên sự kết hợp những tiêu chí vế giáo dục và dự báo về nhân cách tƣơng lai. Vì vậy, cần phải có những nhà tƣ vấn hƣớng nghiệp chuyên môn để giúp học sinh lựa chọn khóa học thích hợp (có tính đến nhu cầu của thị trƣờng lao động), dự báo những khó khăn trong học tập và giúp giải quyết những vấn đề xã hội khi cần thiết. Ở Anh: mô hình DOTS gồm khung cơ bản của tƣ vấn và hƣớng nghiệp (giáo dục nghề nghiệp) (Mc. Cash, 2006), đƣợc xác định theo 4 mục đích: học quyết định, nhận thức cơ hội, học chuyển đổi và tự nhận thức. Ông đã miêu tả một số ý kiến khung gắn kết với nhau, các ý kiến đó gồm SeSiFuUn với kết quả của nhận thức, chọn lọc và hiểu biết và CPI gồm các lứa tuổi, quá trình, ảnh hƣởng. Luật sửa đổi (2006) đƣa ra cách tiếp cận mới “một bộ đề xuất các cải cách để chúng ta có thể giúp học sinh phổ thông và đại học học cách quản lí cuộc sống của họ”. Các quốc gia Bắc Âu đều có cùng mục tiêu hoặc kết quả học tập (mô hình DOTS). Tuy nhiên nhấn mạnh sự khác biệt, theo Plant (2003), phần nhận thức cơ hội nhấn mạnh nhất, tiếp đến là tự nhận thức, học quyết định và học chuyển đổi ít đƣợc quan tâm hơn. Các điểm chung: Các nƣớc Châu Âu có sự phát triển mạnh về khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, kinh tế. Để phù hợp với xu thế phát triển, nền giáo dục ở Châu Âu đặc biệt quan tâm đến trình độ giáo dục phổ thông và giáo dục nghề và đƣợc gắn kết giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề và hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông. 11 Các nƣớc đều chú trọng đến giáo dục “tiền nghề nghiệp” cho học sinh ngay ở bậc học phổ thông; PLHS sớm ngay từ lớp 9 hoặc lớp 10, chủ yếu 2 nhánh học nghề và lên THPT (nhƣ ở Ba Lan, Cộng hòa Pháp); ở Đức hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông sớm hơn ngay ở bậc tiểu học. Trong giáo dục phổ thông và GDHN, các nƣớc đều giảm thời lƣợng hàn lâm mà chú trọng tính thực tiễn nhiều hơn (Ba Lan, Đức và Pháp). Các điểm riêng: Ở Pháp phân hóa hẹp sau trung học cao trung, phân hóa cấp 2,3 theo hƣớng phân ban, phân chia 50/50 theo luồng phổ thông và kĩ thuật, nghề kĩ thuật dạy theo mô đun gồm 6 lĩnh vực nhƣ: Kĩ thuật nghề, Toán, Khoa học, Thế giới, Quốc ngữ, Ngoại ngữ; Ở Ba Lan chú trọng đến phân hóa rộng nhằm phát triển toàn diện các lĩnh vực. Ở Đức, các nhà sƣ phạm quan tâm đến cơ sở khoa học dạy học lao động nghề nghiệp, phối hợp giữa trƣờng phổ thông và các trung tâm kĩ thuật tổng hợp để lập kế hoạch thực tập cho học sinh, xác lập mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông và nghề nghiệp, hƣớng nghiệp và phân loại học sinh hƣớng nghiệp ngay sau bậc tiểu học, sau lớp 10 học sinh đƣợc chia 2 nhánh loại học trở thành công nhân lành nghề, loại học hết lớp 12 phổ thông, sau lớp 12 lại đƣợc tiếp tục phân loại lần nữa hoặc vào đại học hoặc vào trung cấp nghề. Còn ở Liên bang Nga đƣa nội dung đào tạo miễn phí sơ cấp nghề vào giáo dục trung học (3 năm), đề cập đến liên thông trong giáo dục nghề nghiệp (sơ cấp, trung cấp và đại học), chú trọng đến giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp. Châu Á (các điểm chung): Các nƣớc Châu Á đều chú trọng đến việc tổ chức giáo dục nghề sau trung học cơ sở, hầu hết các nƣớc PLHS theo hai hƣớng chính là một bộ phận tiếp tục học lên THPT, một bộ phận chuyển sang học nghề, đó là trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc). 12 Tích hợp các môn hƣớng nghiệp và giáo dục phổ thông, các môn văn hóa, khoa học kỹ thuật, lao động (Trung Quốc, Philippine); Chú trọng đến năng lực thực hành và nghiên cứu thực tiễn trong hoạt động GDHN (Philippine, Malaysia) Quan tâm đến môn học tự chọn sau bậc học THCS (Nhật, Hàn) Ngày nay, hầu nhƣ mọi quốc gia trên thế giới đều coi nhân tố con ngƣời, nguồn lực con ngƣời hay NNL là yếu tố cơ bản, có vai trò đối với sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia. Nhờ có sự đầu tƣ và phát triển cho NNL mà một số nƣớc chỉ trong thới gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc,GD&ĐT, trong đó có phân GDNN góp phần hết sức to lớn trong việc phát triển NNL cho đất nƣớc. Các cơ sở GDNN đào tạo , bồi dƣỡng và cung cấp mộ
Luận văn liên quan