Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế là tiền đề để hệ thống pháp
luật, những quy định và thể chế cho lĩnh vực hải quan ngày càng hoàn thiện. Là một
lĩnh vực quản lý mang tính tuân thủ cao, quản lý hải quan nói chung, quản lý hải
quan tại cửa khẩu quốc tế (CKQT) đường bộ dường như ít xuất hiện những vấn đề
cần phải nghiên cứu, mà chủ yếu dừng lại ở việc quản lý tuân thủ, việc áp dụng
những quy tắc và chuẩn mực hải quan hiện đại. Tuy nhiên, mô hình “một cửa, một
điểm dừng” (SWI/SSI) lại hoàn toàn khác, hoàn toàn mới, đầu tiên và duy nhất trên
phạm vi toàn cầu tính đến thời điểm này, đã và đang được triển khai tại CKQT Lao
Bảo. Về mặt lý thuyết, hoàn toàn có cơ sở để xây dựng các khu thương mại tự do
biên giới, tuy nhiên, trên thực tế, việc hình thành một cơ chế hoạt động chung giữa
hai quốc gia với hai thể chế kinh tế khác nhau đặt ra rất nhiều vấn đề từ góc độ quản
lý và CKQT Lao Bảo không phải là ngoại lệ.
Sự phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế khu vực và thế giới của nước ta, nhất là khi trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cơ hội nhưng cũng là thách thức
đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, trong đó có quản lý hải quan.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 05/8/2014 về tăng
cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, trong
đó, yêu cầu Bộ Tài chính “Tổ chức thực hiện tốt Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế
hải quan một cửa quốc gia theo đúng cam kết với ASEAN, đưa công nghệ thông tin
vào hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa hải quan” [75, tr.3]. Quản lý hải quan đặt ra
yêu cầu tiếp tục cải cách cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, hiện đại hóa quản lý hải
quan, vừa tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế và sức cạnh tranh
của nền kinh tế trong tình hình mới, vừa đảm bảo việc chấp hành, tuân thủ các quy
định của pháp luật, đảm bảo an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, giữ vững vai trò “người
gác cửa nền kinh tế”.
203 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
THÁI THỊ HỒNG MINH
QU¶N Lý H¶I QUAN TRONG §IÒU KIÖN
§ÈY M¹NH HéI NHËP QUèC TÕ T¹I CöA KHÈU
QUèC TÕ LAO B¶O
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
THÁI THỊ HỒNG MINH
QU¶N Lý H¶I QUAN TRONG §IÒU KIÖN
§ÈY M¹NH HéI NHËP QUèC TÕ T¹I CöA KHÈU
QUèC TÕ LAO B¶O
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học: GS,TS NGUYỄN XUÂN THẮNG
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Thái Thị Hồng Minh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ HẢI QUAN TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TẠI
CỬA KHẨU QUỐC TẾ LAO BẢO .......................................................................... 17
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý hải quan trong điều kiện
đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo .............................. 17
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án ................... 27
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HẢI QUAN TẠI
CỬA KHẨU QUỐC TẾ ĐƢỜNG BỘ ....................................................................... 31
2.1. Khái quát về quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ ................. 31
2.2. Nội dung quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ ........................ 35
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ....... 53
2.4. Kinh nghiệm quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế đường bộ của một
số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm quản lý hải quan tại Cửa
khẩu quốc tế Lao Bảo ....................................................................................... 57
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HẢI QUAN TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ
LAO BẢO TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ..................... 66
3.1. Điều kiện, tiềm năng và thực trạng hoạt động hải quan tại Cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo ............................................................................................... 66
3.2. Thực trạng quản lý hải quan tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ......................... 75
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý hải quan tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ....... 110
Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ HẢI QUAN TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ LAO BẢO ................................................................. 123
4.1. Dự báo và phương hướng quản lý hải quan tại Cửa khẩu quốc tế
Lao Bảo .......................................................................................................... 123
4.2. Giải pháp cải cách hoạt động quản lý hải quan tại Cửa khẩu quốc tế
Lao Bảo .......................................................................................................... 126
4.3. Kiến nghị ................................................................................................. 139
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ......... 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 151
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 166
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADB The Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do
ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
CBCC Cán bộ công chức
CCA
CKQT
Common Control Area Địa điểm kiểm tra chung
Cửa khẩu quốc tế
CNTT Công nghệ thông tin
EWEC East-West Economic Corridor Hành lang kinh tế Đông - Tây
GMS The Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Kông
GMS-CBTA The Greater Mekong Subregion
Cross-Border Transport
Facilitation Agreement
Hiệp định tạo thuận lợi cho vận
tải người và hàng hóa qua lại
biên giới giữa các nước Tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng
GTGT Giá trị gia tăng
HQCK Hải quan cửa khẩu
IDC Thời điểm đăng ký tờ khai trên
Hệ thống VNACCS/VCIS
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế
KPI Key Performance Indicator Chỉ số đo lường hiệu quả công việc
MOU Memorandum of Understanding Biên bản ghi nhớ
NK Nhập khẩu
NSNN Ngân sách nhà nước
QC Quá cảnh
QLRR Quản lý rủi ro
SWI/SSI Single Windows
Inspection/Single Stop
Inspection
Kiểm tra “một cửa, một điểm
dừng”
TF Trade Facility Hiệp định tạo thuận lợi thương
mại trong WTO
UN The United Nations Liên hiệp quốc
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan thế giới
WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
XNK Xuất nhập khẩu
XNC Xuất nhập cảnh
XK Xuất khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Thống kê đặc điểm của doanh nghiệp ......................................................... 13
Bảng 2: Phân bố đối tượng khảo sát theo quy mô và theo tần xuất giao dịch .......... 13
Bảng 3: Phân bố đối tượng khảo sát theo mức độ gắn bó và theo tần xuất giao dịch ... 14
Bảng 2.1: Các bước trong quy trình giải phóng hàng từ thời điểm hàng đến ........... 42
Bảng 3.1: Số liệu làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu hải quan qua Cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo từ 2006 - 2017 .............................................................. 73
Bảng 3.2: Số liệu thu thuế tại Chi cục HQCK Lao Bảo từ 2006 - 2017 ................... 73
Bảng 3.3: Số liệu làm thủ tục hải quan thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS từ
khi bắt đầu áp dụng 28/5/2014 cho đến 31/12/2017 ................................ 76
Bảng 3.4: Thang đo nhân tố hải quan điện tử ........................................................... 77
Bảng 3.5: Thống kê ý kiến doanh nghiệp đối với hải quan điện tử tại Cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo ....................................................................................... 78
Bảng 3.6: Kết quả đo thời gian giải phóng hàng tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
Lao Bảo năm 2016 và 2017 ..................................................................... 80
Bảng 3.7: Thống kê ý kiến doanh nghiệp về thời gian thông quan tại Cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo ....................................................................................... 83
Bảng 3.8: Thống kê ý kiến đánh giá thời gian thực hiện cho từng khâu trong
quy trình thông quan hàng hóa XNK ....................................................... 83
Bảng 3.9: Thang đo nhân tố chi phí tài chính ........................................................... 85
Bảng 3.10: Thống kê ý kiến đánh giá về chi phí tài chính ........................................ 85
Bảng 3.11: Số liệu làm thủ tục hải quan kiểm tra chung từ 2006-2017.................... 90
Bảng 3.12: Thang đo nhân tố SWI/SSI ..................................................................... 92
Bảng 3.13: Thống kê ý kiến đánh giá doanh nghiệp về mô hình SWI/SSI ........................ 93
Bảng 3.14: Số liệu kiểm tra hải quan tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo năm 2017 .......... 100
Bảng 3.15: Thang đo nhân tố quan hệ hải quan - doanh nghiệp ............................. 104
Bảng 3.16: Thống kê ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về quan hệ hải quan –
doanh nghiệp .......................................................................................... 104
Bảng 3.17: Thống kê doanh nghiệp cảm nhận mình là đối tượng hợp tác hải quan ... 106
Bảng 3.18: Thang đo nhân tố đội ngũ CBCC Hải quan Lao Bảo ........................... 107
Bảng 3.19: Thống kê ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về kỹ năng tác nghiệp
của đội ngũ CBCC hải quan tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ................. 108
Bảng 3.20: Thống kê ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về thái độ tác nghiệp của
đội ngũ CBCC Hải quan tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ......................... 109
Bảng 3.21: Đánh giá kết luận về đội ngũ CBCC Hải quan tại Cửa khẩu quốc tế
Lao Bảo .................................................................................................. 109
Bảng 3.22: Thống kê về sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ công của
hải quan tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ................................................. 110
Bảng 3.23: Thống kê về sự gắn bó của doanh nghiệp đối với Cửa khẩu quốc tế
Lao Bảo .................................................................................................. 111
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Mô hình tiền đề và trung gian chất lượng dịch vụ của Dabholkar và
cộng sự (2000).............................................................................................. 36
Hình 2.2: Mô hình tổng quát nội dung quản lý hải quan tại cửa khẩu quốc tế
đường bộ do tác giả đề xuất, phát triển dựa trên Mô hình tiền đề và
trung gian về chất lượng dịch vụ của Dabhobar và cộng sự (2000) ............ 36
Hình 2.3: Ma trận tạo thuận lợi/kiểm soát (Facilitation/control) .............................. 49
Hình 2.4: Mô hình khuôn khổ cải cách của Mike H. Lane trong ICMP ................... 54
Hình 3.1: Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị ................................... 70
Hình 3.2: Trình độ chuyên môn CBCC và người lao động của Cục Hải quan
tỉnh Quảng Trị .............................................................................................. 71
Hình 3.3: Bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo ....................... 72
Hình 3.4: Trình độ chuyên môn CBCC và người lao động của Chi cục Hải
quan cửa khẩu Lao Bảo ................................................................................ 72
Sơ đồ 3.1: Sự thay đổi chính sách phí hạ tầng cửa khẩu theo thời gian của Cửa
khẩu quốc tế Lao Bảo và Cha Lo ................................................................. 88
Sơ đồ 3.2: Quy trình 4 bước đầy đủ thủ tục SWI/SSI theo Hiệp định GMS tại
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ........................................................................... 90
Biểu đồ 3.1: So sánh Phí hạ tầng cửa khẩu áp dụng trên 11 loại phương tiện
vận tải qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Cha Lo ....................................... 86
Biểu đồ 3.2: So sánh phí hạ tầng cửa khẩu áp dụng trên phương tiện vận tải gỗ
hiện hành tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Cha Lo ................................... 89
Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về Tổ tư vấn hải
quan - doanh nghiệp làm việc có trách nhiệm ........................................... 105
Biểu đồ 3.4: Kết quả khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về Tổ tư vấn hải
quan - doanh nghiệp giúp doanh nghiệp giải quyết công việc nhanh
chóng, thuận lợi .......................................................................................... 105
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế là tiền đề để hệ thống pháp
luật, những quy định và thể chế cho lĩnh vực hải quan ngày càng hoàn thiện. Là một
lĩnh vực quản lý mang tính tuân thủ cao, quản lý hải quan nói chung, quản lý hải
quan tại cửa khẩu quốc tế (CKQT) đường bộ dường như ít xuất hiện những vấn đề
cần phải nghiên cứu, mà chủ yếu dừng lại ở việc quản lý tuân thủ, việc áp dụng
những quy tắc và chuẩn mực hải quan hiện đại. Tuy nhiên, mô hình “một cửa, một
điểm dừng” (SWI/SSI) lại hoàn toàn khác, hoàn toàn mới, đầu tiên và duy nhất trên
phạm vi toàn cầu tính đến thời điểm này, đã và đang được triển khai tại CKQT Lao
Bảo. Về mặt lý thuyết, hoàn toàn có cơ sở để xây dựng các khu thương mại tự do
biên giới, tuy nhiên, trên thực tế, việc hình thành một cơ chế hoạt động chung giữa
hai quốc gia với hai thể chế kinh tế khác nhau đặt ra rất nhiều vấn đề từ góc độ quản
lý và CKQT Lao Bảo không phải là ngoại lệ.
Sự phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế khu vực và thế giới của nước ta, nhất là khi trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cơ hội nhưng cũng là thách thức
đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, trong đó có quản lý hải quan.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 05/8/2014 về tăng
cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, trong
đó, yêu cầu Bộ Tài chính “Tổ chức thực hiện tốt Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế
hải quan một cửa quốc gia theo đúng cam kết với ASEAN, đưa công nghệ thông tin
vào hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa hải quan” [75, tr.3]. Quản lý hải quan đặt ra
yêu cầu tiếp tục cải cách cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, hiện đại hóa quản lý hải
quan, vừa tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế và sức cạnh tranh
của nền kinh tế trong tình hình mới, vừa đảm bảo việc chấp hành, tuân thủ các quy
định của pháp luật, đảm bảo an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, giữ vững vai trò “người
gác cửa nền kinh tế”.
Quản lý hải quan tại CKQT Lao Bảo là một trong những nhiệm vụ quan
trọng đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu của ngành Hải quan trong điều kiện
đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thực thi cam kết các thỏa thuận tạo thuận lợi thương
mại và đầu tư qua biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) và góp
phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở vùng biên giới
2
Việt Nam - Lào và địa phương. Việc lựa chọn quản lý hải quan tại CKQT Lao Bảo
cho đề tài luận án với mong muốn nghiên cứu mô hình quản lý hải quan thí điểm
mới, riêng biệt đầu tiên và duy nhất hiện nay, mô hình quản lý thủ tục SWI/SSI
mang tính đột phá trong ngành Hải quan và trên Hành lang kinh tế Đông - Tây
(EWEC); thông qua đó, có thể tiếp tục nghiên cứu nhân rộng đối với các cặp CKQT
đường bộ tại Việt Nam nói riêng và các cặp CKQT đường bộ của các nước GMS
nói chung. Đồng thời, CKQT Lao Bảo với vị trí là điểm đầu cầu, cửa ngõ trên
EWEC, đòi hỏi phải trở thành “đầu tàu”, truyền lực phát triển chung cho EWEC trở
thành huyết mạch quan trọng, kết nối bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar
cũng như GMS hướng mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn
hóa cho các quốc gia thành viên.
Quản lý hải quan tại CKQT Lao Bảo đang thực hiện tốt theo hướng hiện đại,
hiệu quả, tạo thuận lợi thương mại, tuy nhiên trong quá trình quản lý hải quan tại
CKQT Lao Bảo vẫn gặp rất nhiều tồn tại hạn chế như quản lý hải quan điện tử chỉ
điện tử hóa một phần, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, quản lý rủi ro (QLRR) còn
nhiều bất cập, nguồn nhân lực chưa đáp ứng đầy đủ trong tình hình mới, mất lợi thế
cạnh tranh, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ trong quá trình phối hợp các lực
lượng chức năng tại Cửa khẩu, nhất là mô hình SWI/SSI mang tính thí điểm và qua
thời gian thực hiện đã bộc lộ những bất cập, khó khăn, thậm chí nếu không có giải
pháp để cải cách hoạt động quản lý hải quan có thể dẫn đến chậm quá trình thông
quan hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK), phương tiện xuất nhập cảnh (XNC), đi
ngược với mục tiêu đề ra trong áp dụng quản lý hải quan hiện đại, đòi hỏi phải
nghiên cứu về hoạt động quản lý hải quan nghiêm túc, rà soát, đánh giá một cách
tổng thể. Hơn nữa hội nhập quốc tế làm gia tăng các loại hình về gian lận thương
mại, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhất là với những khu
vực trọng điểm như biên giới Việt Nam và Lào. Do đó, tăng cường quản lý hải quan
sẽ có ý nghĩa để thực hiện mục tiêu phát triển chung về kinh tế - xã hội, quốc phòng
an ninh, trong đó trọng tâm cải thiện môi trường kinh doanh, gia tăng lợi ích của
quá trình hội nhập quốc tế, hợp tác quản lý vùng biên và góp phần nâng cao vị thế
Việt Nam trong khu vực GMS.
Vì vậy, việc chọn Đề tài "Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội
nhập quốc tế tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo" là hết sức cấp thiết cả về lý luận và
thực tiễn.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở khái quát hóa, có bổ sung làm rõ
một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của quản lý hải quan cửa khẩu
(HQCK) quốc tế đường bộ; chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân trên cơ
sở phân tích định tính và định lượng thực trạng quản lý hải quan tại CKQT Lao
Bảo; đề xuất giải pháp cải cách chất lượng quản lý hải quan tại CKQT Lao Bảo
trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế, hướng đến đề xuất mô hình quản lý hải
quan đối với CKQT đường bộ đầu tiên và duy nhất áp dụng mô hình SWI/SSI theo
Hiệp định GMS.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích trên, quá trình nghiên cứu đề tài luận án phải hoàn
thành các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài để
làm rõ những kết quả đã đạt được, những điểm đã thống nhất, những vấn đề còn
chưa thống nhất, chưa được nghiên cứu.
Thứ hai, hệ thống hóa có bổ sung, làm rõ một số nội dung lý thuyết, lý luận
và kinh nghiệm nhằm xây dựng khung lý thuyết về quản lý hải quan trong điều kiện
đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại CKQT đường bộ.
Thứ ba, phân tích kinh nghiệm quản lý hải quan tại CKQT đường bộ của một
số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm quản lý hải quan tại CKQT Lao Bảo.
Thứ tư, tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ lý luận và thực tiễn về cơ sở pháp
lý, mục tiêu, yêu cầu, điều kiện quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập
quốc tế tại CKQT Lao Bảo.
Thứ năm, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng trong việc triển khai
quản lý hải quan tại CKQT Lao Bảo, nhất là đối với mô hình SWI/SSI được triển
khai đầu tiên trong khu vực GMS; chỉ ra nguyên nhân, hạn chế, vấn đề đặt ra đối
với nâng cao chất lượng quản lý hải quan tại CKQT Lao Bảo.
Thứ sáu, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm cải cách chất lượng quản lý hải
quan tại CKQT Lao Bảo, phù hợp điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong thời
gian tới.
4
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nội dung quản lý hải quan của
chủ thể quản lý đối với hàng hóa XNK tại CKQT đường bộ cấp Cục dưới góc độ
quản lý kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung làm rõ những nội dung về quản
lý hải quan đối với hàng hóa XNK tại CKQT Lao Bảo trong điều kiện đẩy mạnh hội
nhập quốc tế, bao gồm: ứng dụng hải quan điện tử; quản lý chi phí thời gian và tài
chính; thực hiện thủ tục SWI/SSI; ứng dụng QLRR; tổ chức quan hệ đối tác hải
quan - doanh nghiệp; và quản lý nguồn nhân lực hải quan.
Chủ thể quản lý hải quan trong nghiên cứu là Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. Đối
tượng quản lý là hàng hóa XNK tại CKQT Lao Bảo. Phương tiện và con người XNC
không thuộc phạm vi khảo sát của luận án.
- Phạm vi về không gian: Giới hạn trong phạm vi quản lý tại CKQT Lao Bảo.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các hoạt động quản lý, nội dung quản lý
trong phạm vi giai đoạn từ năm 2006 - 2017. Đây là giai đoạn quản lý hải quan gắn
với quá trình đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hải quan trong tình hình đẩy mạnh hội
nhập quốc tế, nhất là năm 2006 là thời điểm đánh dấu bắt đầu triển khai thí điểm và
áp dụng thành công mô hình SWI/SSI tại CKQT Lao Bảo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích và quy trình nghiên cứu
4.1.1. Phương pháp phân tích
* Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu
Từ góc độ chuyên ngành Quản lý kinh tế, 03 phương án chủ đạo thường
được sử dụng để tiếp cận nghiên cứu gồm: Tiếp cận quá trình; tiếp cận nội dung
quản lý nhà nước và tiếp cận quản lý chất lượng.
(1) Phương pháp tiếp cận quá trình, để ngh