Luận án Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa không chỉ thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt đa dạng, mà còn là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của các loài dịch hại ngày càng phức tạp cả về tần suất và mức độ gây hại. Do đó, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất để phòng trừ dịch hại là rất lớn theo hướng ngày càng tăng cả về số lượng, chủng loại. Tính đến 12/2016 ở Việt Nam có tới 1.710 hoạt chất với 3.998 tên thuốc thương phẩm được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (Bộ NN&PTNT, 2016) thông qua hệ thống cung cấp của 31.284 cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn cả nước (Cục BVTV, 2016). Thuốc BVTV có mặt trên thị trường vật tư nông nghiệp với nhiều kênh phân phối và tác nhân tham gia. Với động cơ là thu lợi nhuận các nhà kinh doanh thuốc BVTV sẵn sàng đưa ra thị trường sản phẩm thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng, giá cả không ổn định, nhãn mác không đầy đủ, vv Trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn người sử dụng là hộ nông dân, do không có đầy đủ thông tin về thị trường; thiếu kiến thức về thuốc BVTV nên mua và sử dụng thuốc kém chất lượng, thậm chí sử dụng thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng. Vì vậy, vấn đề lạm dụng và sử dụng tùy tiện thuốc BVTV đã và đang diễn ra ở nhiều nơi và là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), tổn hại đến sức khỏe con người và môi trường (Hoàng Bá Thịnh, 2009). Thanh Hóa là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp khá lớn, ngành trồng trọt phát triển mạnh, là thị trường đầy tiềm năng cho các đơn vị kinh doanh thuốc BVTV. Mạng lưới cung ứng thuốc BVTV đã và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, số lượng sản phẩm đa dạng. Tính đến 6/2016 trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa có 43 công ty đăng ký cung ứng thuốc BVTV thông qua 07 đại lý phân phối lớn, 1.106 đại lý/cửa hàng bán buôn, bán lẻ và khoảng trên 420 hộ buôn bán thời vụ với trên 420 loại thuốc thương phẩm (Chi cục BVTV tỉnh Thanh Hóa, 2016a). Song hành với sự phát triển đó, đã gây ra không ít khó khăn, thách thức và nảy sinh nhiều bất cập trong quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh như: (i) Thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo về chất lượng và nhãn mác, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng, vẫn còn tồn tại trên thị trường; (ii) Không có kho lưu chứa các thuốc BVTV vi phạm bị tịch thu, thu giữ; (iii) Sự hiểu biết của cán bộ kỹ thuật cơ sở, đặc biệt là chính quyền cấp xã/phường về thuốc BVTV còn hạn chế; (iv) Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh và người sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh còn ít. Năm 2016, Chi cục BVTV tỉnh triển khai 8 cuộc thanh kiểm tra đối với 254 lượt cơ sở kinh doanh, thì có tới 30 cơ sở vi phạm với các lỗi vi phạm phổ biến là không đủ điều kiện kinh doanh, không niêm yết giá, kho không đúng quy định và bán thuốc chung với thức ăn chăn nuôi. Tình trạng người sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh vi phạm nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng diễn ra phổ biến (Chi cục BVTV Thanh Hóa, 2016).

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ LÊ VĂN CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Thuận Phản biện 1: PGS.TS. Lê Hữu Ảnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Thị Bắc Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi 08hngày 28 tháng 12 năm 2017 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa không chỉ thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt đa dạng, mà còn là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của các loài dịch hại ngày càng phức tạp cả về tần suất và mức độ gây hại. Do đó, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất để phòng trừ dịch hại là rất lớn theo hướng ngày càng tăng cả về số lượng, chủng loại. Tính đến 12/2016 ở Việt Nam có tới 1.710 hoạt chất với 3.998 tên thuốc thương phẩm được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (Bộ NN&PTNT, 2016) thông qua hệ thống cung cấp của 31.284 cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn cả nước (Cục BVTV, 2016). Thuốc BVTV có mặt trên thị trường vật tư nông nghiệp với nhiều kênh phân phối và tác nhân tham gia. Với động cơ là thu lợi nhuận các nhà kinh doanh thuốc BVTV sẵn sàng đưa ra thị trường sản phẩm thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng, giá cả không ổn định, nhãn mác không đầy đủ, vv Trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn người sử dụng là hộ nông dân, do không có đầy đủ thông tin về thị trường; thiếu kiến thức về thuốc BVTV nên mua và sử dụng thuốc kém chất lượng, thậm chí sử dụng thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng. Vì vậy, vấn đề lạm dụng và sử dụng tùy tiện thuốc BVTV đã và đang diễn ra ở nhiều nơi và là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), tổn hại đến sức khỏe con người và môi trường (Hoàng Bá Thịnh, 2009). Thanh Hóa là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp khá lớn, ngành trồng trọt phát triển mạnh, là thị trường đầy tiềm năng cho các đơn vị kinh doanh thuốc BVTV. Mạng lưới cung ứng thuốc BVTV đã và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, số lượng sản phẩm đa dạng. Tính đến 6/2016 trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa có 43 công ty đăng ký cung ứng thuốc BVTV thông qua 07 đại lý phân phối lớn, 1.106 đại lý/cửa hàng bán buôn, bán lẻ và khoảng trên 420 hộ buôn bán thời vụ với trên 420 loại thuốc thương phẩm (Chi cục BVTV tỉnh Thanh Hóa, 2016a). Song hành với sự phát triển đó, đã gây ra không ít khó khăn, thách thức và nảy sinh nhiều bất cập trong quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh như: (i) Thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo về chất lượng và nhãn mác, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng, vẫn còn tồn tại trên thị trường; (ii) Không có kho lưu chứa các thuốc BVTV vi phạm bị tịch thu, thu giữ; (iii) Sự hiểu biết của cán bộ kỹ thuật cơ sở, đặc biệt là chính quyền cấp xã/phường về thuốc BVTV còn hạn chế; (iv) Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh và người sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh còn ít. Năm 2016, Chi cục BVTV tỉnh triển khai 8 cuộc thanh kiểm tra đối với 254 lượt cơ sở kinh doanh, thì có tới 30 cơ sở vi phạm với các lỗi vi phạm phổ biến là không đủ điều kiện kinh doanh, không niêm yết giá, kho không đúng quy định và bán thuốc chung với thức ăn chăn nuôi. Tình trạng người sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh vi phạm nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng diễn ra phổ biến (Chi cục BVTV Thanh Hóa, 2016). 2 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam đã có như Nguyễn Phượng Lê (2013); Trần Thị Ngọc Lan và cs. (2014); Nguyễn Thúy Lan Chi và cs. (2015) Các nghiên cứu này thường mới đề cập tới từng khía cạnh cụ thể ở các địa phương và các vùng khác nhau, mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu kết hợp đồng thời cả quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, nhất là trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn cần giải quyết trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng việc tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần hạn chế các tiêu cực trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV nhằm thực hiện tốt luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV; - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Đối tượng khảo sát chủ yếu của đề tài là: Các đơn vị kinh doanh thuốc BVTV; Các trang trại, hộ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt); Các cơ quan quản lý Nhà nước (UBND tỉnh, huyện, xã, Sở NN&PTNT, Chi cục BVTV, trạm BVTV các huyện); các tổ chức kinh tế xã hội khác và các cơ chế chính sách có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi không gian Luận án sẽ được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại một số huyện đại diện. 3 1.4.2. Phạm vi thời gian - Dữ liệu, thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu này được thu thập trong giai đoạn 3 - 5 năm gần đây (2012 - 2016); - Dữ liệu, thông tin sơ cấp được khảo sát trong năm 2015 và 2016; - Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. 1.4.3. Phạm vi nội dung Tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng quản lý (chủ yếu là quản lý Nhà nước) hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; Thực trạng thực hiện các quy định pháp luật của người kinh doanh & sử dụng thuốc BVTV; Các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Các loại thuốc BVTV chủ yếu là thuốc phòng trừ dịch hại, gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ ốc, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ chuột. 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: Đã làm rõ hơn lý luận về quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV như: Thuốc BVTV là hàng hóa kinh doanh và sử dụng có điều kiện theo hướng giảm thiểu tối đa tần suất và mức độ sử dụng; Cung và cầu thuốc BVTV luôn có mối quan hệ chặt chẽ nhưng khác với các hàng hóa dịch vụ thông thường ở chỗ có cung thì có cầu. Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là quản lý cung, quản lý sử dụng là quản lý cầu. Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV cần dựa vào các quy định pháp luật của nhà nước, song rất cần có sự phối hợp chặt chẽ không chỉ các cơ quan nhà nước mà còn có sư tham gia quản lý của các tổ chức cộng đồng. Về thực tiễn: Đã gắn kết giữa quản lý kinh doanh và quản lý sử dụng thuốc BVTV; Tổng kết được 4 bài học kinh nghiệm thực tiễn về quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; Định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; Đề xuất các giải pháp có tính khả thi và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan cấp tỉnh tham khảo để hoạch định chính sách quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Về phương pháp: Đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại như phân tích nhân tố khám phá với thang đo likert để đánh giá mức độ tuân thủ các qui định pháp luật trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, kiểm định ý nghĩa thống kê để lựa chọn biến cho phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập. 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Đã sử dụng lý thuyết về ứng xử của người dân, lý thuyết cung, cầu trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV. Sử dụng thang đo likert để xác định mức độ tuân thủ các qui định pháp luật. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá để kiểm định và chọn lọc các yếu tố ảnh 4 hưởng. Sử dụng phân tích hồi qui đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách. Ý nghĩa thực tiễn: Đã chỉ ra: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực và thay đổi hàng năm; Khối lượng thuốc BVTV sử dụng ở tỉnh Thanh Hóa có giảm, nhưng vẫn cao hơn so với bình quân cả nước; Trong kinh doanh thuốc BVTV các đại lý, cửa hàng lớn tuân thủ các qui định pháp luật tốt hơn các cửa hàng nhỏ lẻ; Nông dân của tỉnh Thanh Hóa ít chú ý đến sức khỏe bản thân và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Các nhận xét này có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THƯC VẬT 2.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Các công trình nghiên cứu có liên quan được tổng quan thuộc 2 nhóm chính (về sử dụng thuốc BVTV và quản lý kinh doanh & sử dụng thuốc BVTV). Các nghiên cứu này được tiến hành tương đối đa dạng cả về nội dung và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên còn có các khoảng trống về lĩnh vực, nội dung và địa bàn nghiên cứu. Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu cũng xác định chưa có nghiên cứu nào về quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.2.1. Một số khái niệm Thuốc BVTV được hiểu là các chất độc hóa học hay chất độc tự nhiên dùng để diệt trừ, ngăn chặn, phòng ngừa, xua đuổi, dẫn dụ, hoặc kiểm soát các loài sinh vật gây hại thực vật. Kinh doanh thuốc BVTV được hiểu là những hoạt động mua và bán (buôn bán và trao đổi hàng hoá) thuốc BVTV trên thị trường. Như vậy, trong kinh doanh thuốc BVTV sẽ có 2 đối tượng chính là người mua (cầu), người bán (cung) trên một thị trường nào đó. Tùy thuộc thị trường, quan hệ và phương thức hoạt động mà hoạt động kinh doanh được thực hiện phù hợp. Sử dụng thuốc BVTV là hoạt động của con người nhằm dùng thuốc BVTV với nhiều hình thức khác nhau như phun, xông hơi (dạng khói), bón (dạng hạt)...trong môi trường sống của sinh vật gây hại (sâu, nấm bệnh, vi khuẩn, cỏ dại, chuột...) nhằm mục đích bảo vệ cây trồng theo hướng dẫn cụ thể. Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV thực chất là quản lý nhà nước, được hiểu là quá trình tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc 5 BVTV của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với các đơn vị kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế ngoài các cơ quan quản lý nhà nước là chủ thể quản lý các hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, còn có sự tham gia của cộng đồng như các tổ chức đoàn thể (HTX, hội nông dân, hội phụ nữ, khuyến nông và người dân) trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. 2.2.2. Vai trò của quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Vai trò của quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gồm có: (i) Cung cấp thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng cho người sử dụng; (ii) Hạn chế những bất lợi của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người, động vật và môi trường sinh thái; (iii) Đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp;(iv) Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. 2.2.3. Đặc điểm của quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Đặc điểm của quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV: (i) Quản lý dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước; (ii) Quản lý thông qua các quy định, tiêu chuẩn cụ thể; (iii) Quản lý có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp cung ứng và các tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng; (iv) Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV là quản lý mối quan hệ cung cầu đặc biệt; (v) Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV là một quá trình lâu dài. 2.2.4. Mục tiêu và công cụ quản lý 2.2.4.1. Mục tiêu Mục tiêu quản lý: (i) Nâng cao nhận thức trách nhiệm người dân trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (ii) Khuyến khích đầu tư, hiện đại hóa công nghệ sản xuất phát triển sản xuất các dạng thuốc BVTV mới an toàn cho người sử dụng; (iii) Thực hiện các quy định quốc tế cũng như qui định của Chính phủ Việt Nam về kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. 2.2.4.2. Công cụ quản lý Công cụ quản lý gồm: (i) Công cụ hành chính; (ii) Công cụ pháp luật; (iii) Công cụ kinh tế. 2.2.5. Nội dung quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thưc vật Theo chức năng, nội dung quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV gồm: (i) Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (ii) Phổ biến, xây dựng cơ chế thực hiện chính sách, pháp luật; (iii) Xây dựng kế hoạch trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốcBVTV; (iv) Tập huấn các quy định trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (v) Thanh, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (vi) Đánh giá kết quả, hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thưc vật Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV gồm: (i) Nội dung và cách thức triển khai thực hiện văn bản pháp luật; (ii) Năng lực quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (iii) Hiểu biết và ý thức chấp hành pháp 6 luật của cơ sở kinh doanh và người sử dụng thuốc BVTV; (iv) Kinh phí, cơ sở vật chất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; (v) Sự phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan quản lý. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV của một số nước trên thế giới gồm: Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và một số tỉnh của Việt Nam là Nghệ An, Bắc Giang, Nam Định. Tác giả đã rút ra các bài học kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV có thể áp dụng cho tỉnh Thanh Hóa là: (i) Xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố cở sở dữ liệu về danh mục thuốc cho các huyện, thị; (ii) Tăng cường bộ máy quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV với cơ sở vật chất được trang bị phù hợp; (iii) Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cấp chứng chỉ chuyên môn cho các có sở kinh doanh; (iv) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và khuyến khích vai trò của các tổ chức đoàn thể cộng đồng (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên,....) trong quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng 4 phương pháp tiếp cận là: Tiếp cận vùng, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận thể chế chính sách và tiếp cận theo đối tượng quản lý. Khung phân tích quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV (Sơ đồ 3.1). Sơ đồ 3.1. Khung phân tích quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 7 3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Dựa vào điều kiện tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp và diện tích gieo trồng các loại cây trồng, cùng với sự phân bố các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV (có đại lý lớn, đại lý nhỏ và cửa hàng bán lẻ) và ý kiến tư vấn của Chi cục BVTV tỉnh Thanh Hóa, tác giả chọn 5 huyện đại diện cho 3 vùng đặc trưng của tỉnh là: Huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân đại diện cho vùng trung du miền núi; huyện Thiệu Hóa và thành phố Thanh Hóa đại diện cho vùng đồng bằng; huyện Hoằng Hóa đại diện cho vùng ven biển. 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN 3.3.1. Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu, thông tin đã được công bố qua tạp chí, niên giám thống kê, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu, các văn bản pháp luật của Nhà nước, tỉnh ban hành, các báo cáo của các sở, ban, ngành liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thu thập từ văn phòng các sở, ban, ngành của tỉnh; từ thư viện các trường đại học, Học viện, Viện nghiên cứu và các trang website khoa học. 3.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp Các dữ liệu về hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV của các cơ sở kinh doanh, hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV, các ý kiến của các cán bộ quản lý và các chuyên gia được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu, phỏng vấn, thảo luận nhóm PRA và quan sát thực địa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể: (i) Điều tra chọn mẫu 176 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV; 421 hộ nông dân từ 5 huyện đại diện. Phân bổ số mẫu cho các huyện theo phương pháp chọn mẫu điển hình tỷ lệ, trong đó các mẫu chọn ra từ mỗi huyện theo phương pháp chọn ngẫu nhiên; (ii) Phỏng vấn 20 cán bộ quản lý cấp tỉnh; 9 cán bộ quản lý cấp huyện và 18 cán bộ quản lý cấp xã; (iii) Tổ chức thảo luận nhóm PRA với sự tham gia của cán bộ lãnh đạo; cán bộ quản lý chuyên môn; người kinh doanh; người sử dụng thuốc BVTV. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN Các phương pháp xử lý & phân tích thông tin gồm: Thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp SWOT, phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi qui đa biến. Sử dụng kết quả của phân tích nhân tố khám phá, hai mô hình hồi quy đa biến được áp dụng là: Mô hình 1: Phân tích ảnh hưởng của các nhóm yếu tố tới kết quả quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Mô hình có dạng: Y= A0 + A1X1 + A2X2+ A3X3+ A4X4+ A5X5 +Ui Trong đó: Y: Kết quả quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV (Đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh và sử dụng; kinh doanh và sử dụng thuốc đúng danh mục; Xử lý thuốc hư hỏng và bao bì đúng qui định); Xi (i = 1 -5): X1: Hiểu biết và sự tuân thủ của người kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, X2: Nội dung và cách thức triển khai thực hiện văn bản pháp luật, X3: Năng lực cán bộ quản lý, X4: Phối kết hợp 8 của các Sở, Ban, Ngành, X5: Kinh phí; Ai (i = 1 -5): Hệ số ảnh hưởng của các nhóm Xi; Ui: Là các biến ngoài mô hình. Mô hình 2: Phân tích hồi quy ảnh hưởng của sự tuân thủ các nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV đến mức độ an toàn trong sản xuất rau (nghiên cứu đại diện). Mô hình có dạng: Y= B0 + B1X1 + B2X2+ B3X3+ B4X4+ B5X5 +Ui Trong đó: Y: Mức độ an toàn sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau (an toàn cho người sử dụng thuốc BVTV; an toàn cho người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp; an toàn đối với môi trường); Xi (i = 1 -5): X1: Tuân thủ nguyên tắc đúng thuốc, X2: Tuân thủ nguyên tắc đúng nồng độ và liều lượng, X3: Tuân thủ nguyên tắc đúng lúc, X4: Tuân thủ nguyên tắc đúng cách, X5: Xử lý sau sử dụng; Bi (i = 1 -5): Hệ số ảnh hưởng của các nhóm Xi; Ui: Là các biến ngoài mô hình 3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Gồm 3 nhóm chỉ tiêu nghiên cứu: (i) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (ii) Nhóm chỉ tiêu thể hiện quản lý nhà nước về kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (iii) Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 4.1.1. Thực trạng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật 4.1.1.1. Mạng lưới kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Mạng lưới
Luận văn liên quan