1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại là một trong những bộ phận quan trọng của hoạt động kinh
tế, là yếu tố chủ yếu thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nền sản xuất
hàng hóa. Từ thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, thương mại “là
một pháo đài bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành” [57, tr.602].
Do đó, hoạt động thương mại nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia,
cho nên pháp luật trong lĩnh vực thương mại ngoài đặc trưng riêng của quốc
gia còn có mối liên hệ với pháp luật thương mại quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM Lào), Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Lào (CHDCND Lào) đã đề ra chương trình cải cách hành chính và đổi
mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước đối với tất cả các lĩnh
vực, các ngành, trong đó có thương mại nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào đến năm 2020.
177 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
KEOVICHITH KHAYKHAMPHITHUONE
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
KEOVICHITH KHAYKHAMPHITHUONE
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN MẠNH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Keovichith Khaykhamphithuone
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
1.2. Nhận xét, đánh giá chung về những công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 18
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP
LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO 24
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 24
2.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại
ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 40
2.3. Các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 47
2.4. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
hoạt động thương mại và các giá trị tham khảo đối với Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Lào 58
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 71
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng
hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 71
3.2. Quá trình phát triển và thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 92
Chương 4: YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO
ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 117
4.1. Yêu cầu khách quan bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay 117
4.2. Quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 121
4.3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay 126
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA : Khu mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
EU : Liên minh Châu Âu
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GMS : Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
NDCM Lào : Nhân dân Cách mạng Lào
UNESCO : Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc
UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
UNODC : Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm liên hợp quốc
WB : Ngân hàng thế giới
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Lào (2006-2015) 77
Bảng 3.2: Đầu tư nước ngoài tại Lào (2001 - 2015) 79
Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu của Lào vào các thị trường giai đoạn
(2006 - 2015) 80
Bảng 3.4: Phân bổ dòng FDI vào Lào giai đoạn 2011 - 2015 81
Bảng 3.5: Đầu tư của Nhà nước Lào từ năm 2011 - 2015 82
Bảng 3.6: Sản lượng nông sản chủ yếu của Lào 83
Bảng 3.7: Cơ cấu kinh tế trong tổng GDP và GDP trên đầu người 84
Bảng 3.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào giai đoạn 2011 - 2016 86
Bảng 3.9: Cơ cấu xuất khẩu của Lào giai đoạn 2011-2016 phân theo
nhóm hàng 87
Bảng 3.10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa chính của Lào giai đoạn
2011 - 2015 88
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Cán cân thương mại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào năm
2001-2015 89
Biểu đồ 3.2: Đội ngũ cán bộ Bộ Thương mại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 109
Biểu đồ 3.3: Đội ngũ cán bộ thương mại cấp tỉnh, huyện 109
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại là một trong những bộ phận quan trọng của hoạt động kinh
tế, là yếu tố chủ yếu thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nền sản xuất
hàng hóa. Từ thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, thương mại “là
một pháo đài bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành” [57, tr.602].
Do đó, hoạt động thương mại nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia,
cho nên pháp luật trong lĩnh vực thương mại ngoài đặc trưng riêng của quốc
gia còn có mối liên hệ với pháp luật thương mại quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM Lào), Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Lào (CHDCND Lào) đã đề ra chương trình cải cách hành chính và đổi
mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước đối với tất cả các lĩnh
vực, các ngành, trong đó có thương mại nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào đến năm 2020.
Trọng tâm của chương trình cải cách và đổi mới quản lý nhà nước về
kinh tế là hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý, đảm bảo thực hiện
những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước đề
ra phù hợp với xu thế của thời đại mới. Vì vậy, đòi hỏi tất cả các ngành kinh tế
quốc dân nói chung và ngành thương mại nói riêng phải đổi mới cơ chế, chính
sách, các công cụ và phương pháp quản lý vĩ mô cho phù hợp với điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở
CHDCND Lào, ngành thương mại có vai trò rất quan trọng trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, góp
phần tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập dân cư,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội, thực hiện chính sách xóa
đói giảm nghèo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu.
2
Hoạt động thương mại trong nước và quốc tế càng phát triển đòi hỏi
phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật về thương mại, tổ chức thực hiện pháp
luật đó trong thực tiễn; kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi
phạm, nghĩa là phải tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động thương mại nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các doanh nghiệp và
công dân, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại.
Những năm qua thực hiện đường lối chính sách kinh tế mới của Đảng
NDCM Lào từ năm 1990 đến nay, ngành thương mại Lào đã có những bước
phát triển, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quản lý trong lĩnh vực thương mại
có những bước đổi mới rõ rệt. Tuy nhiên so với nhu cầu, mục tiêu và nhiệm
vụ mới của Đảng và nhà nước giao phó thì trình độ quản lý nhà nước về
thương mại Lào hiện nay còn nhiều bất cập, khiếm khuyết, kém hiệu lực, hiệu
quả nên cần tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động thương mại ở CHDCND Lào.
Bước sang thế kỷ XXI, với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực,
CHDCND Lào đã và đang chuẩn bị mọi điều kiện để thích ứng với mở cửa,
hội nhập, thực hiện nghĩa vụ thành viên của các tổ chức như khu thương mại
tự do ASEAN (AFTA) và các tổ chức thương mại quốc tế khác. Chính vì vậy,
CHDCND Lào phải đổi mới chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế nói
chung, thương mại nói riêng, nhằm phát huy nội lực và lợi thế của đất nước,
tạo tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trong những thập niên tới. Do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý
nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Lào” để viết luận án tiến sỹ luật học, chuyên ngành Lý luận
lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm sáng tỏ lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
hoạt động thương mại, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
3
thương mại ở Lào, luận án có mục đích, đề xuất một số quan điểm, giải pháp bảo
đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở
CHDCND Lào trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần thực hiện
các nhiệm vụ sau:
- Phân tích, khái quát cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với hoạt động thương mại cụ thể như: Phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò,
nội dung và các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động thương mại ở CHDCND Lào.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
hoạt động thương mại ở CHDCND Lào từ 1986 đến nay. Chỉ rõ những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài học đối với Lào trong quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại thời gian tới.
- Luận chứng về yêu cầu khách quan tăng cường quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào; xác định quan
điểm và đề xuất một số giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Quản lý nhà nước bằng
pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào. Các vấn đề được
tiếp cận nghiên cứu là Luật Doanh nghiệp (thương mại được quy định rõ
trong Luật Doanh nghiệp, vì Lào chưa có Luật Thương mại riêng), đường lối
lãnh đạo của Đảng NDCM Lào và việc thực hiện đường lối đó của các Bộ,
ban ngành từ Trung ương đến cơ sở (từ năm 1986 đến nay).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực
tiễn của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở
CHDCND Lào.
4
- Về không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại trên toàn bộ lãnh thổ CHDCND Lào.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng NDCM Lào đối với lĩnh vực thương mại, hoạt động thương mại và
thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại từ
1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng NDCM Lào, của lãnh tụ Cayxỏn Phômvihản về nhà
nước, pháp luật, quản lý bằng pháp luật; bám sát đường lối của Đảng NDCM
Lào về phát triển đất nước, về chính sách đối ngoại và về quan điểm hợp tác, hội
nhập quốc tế và khu vực gắn với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển
thương mại và quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng phương pháp luận của triết học
Mác - Lênin bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
như: Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích - tổng
hợp, phương pháp dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể); kết hợp với nhiều
phương pháp cụ thể của các bộ môn khoa học khác như: Phương pháp phân
tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, v.v..
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình chuyên khảo tương đối có hệ thống về quản lý
nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào
dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật, luận án có những đóng góp mới
sau đây:
- Từ các khái niệm công cụ như thương mại, hoạt động thương mại,
quản lý nhà nước, quản lý nhà nước bằng pháp luật, NCS đã đưa ra khái niệm
quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại.
5
- Phân tích các đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với hoạt động thương mại.
- Làm rõ các nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
thương mại bao gồm pháp luật về thương mại; tổ chức thực hiện pháp luật
thương mại và giám sát kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật thương mại.
- Phân tích, xác định các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng
pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào bao gồm điều kiện
về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; về pháp lý; về tổ chức, hoạt động của
bộ máy quản lý nhà nước; về nguồn nhân lực.
- Phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động thương mại của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và rút ra các giá trị
tham khảo cho CHDCND Lào.
- Phân tích, đánh giá những kết quả, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài
học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
thương mại ở CHDCND Lào từ 1986 đến nay.
- Đề xuất một số quan điểm giải pháp cụ thể, khả thi bảo đảm quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về quản lý nhà nước
bằng pháp luật nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động thương mại ở CHDCND Lào; góp phần tổng kết thực tiễn quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với Chính phủ, các Bộ và chính quyền tỉnh, huyện ở
CHDCND Lào trên lĩnh vực thương mại trong quá trình đổi mới đất nước, hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng
dạy về nhà nước pháp luật, về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong các cơ
sở đào tạo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án
gồm 4 chương 11 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại
trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu,
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa
XHCN Việt Nam và CHDCND Lào thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản
lý, nhà khoa học. Trong điều kiện hoạt động thương mại ngày càng sôi động
đặt ra nhiều vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, ở CHDCND Lào và Cộng hòa XHCN
Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài.
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại là vấn
đề có ý nghĩa quan trọng đối với hội nhập nền kinh tế thế giới của tất cả các
nước. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án, được tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau như xây dựng nhà nước pháp
quyền, pháp luật về thương mại, quản lý nhà nước về thương mại v.v..
1.1.1.1. Về xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội theo pháp luật
Trình bày về những vấn đề lý luận của pháp luật thương mại, quy chế
thương nhân và luật điều chỉnh những hành vi thương mại cụ thể, có cuốn
sách “Tìm hiểu pháp Luật Thương mại Việt Nam” của Phạm Duy Nghĩa [65].
Cuốn sách này, giúp nghiên cứu sinh hiểu cụ thể về Luật thương mại Việt
Nam.
Cuốn “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” của Trần Hậu Thành [92].
Với công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập tới lịch sử nhà nước pháp quyền,
khai thác một cách triệt để, đầy đủ những giá trị tư tưởng của loài người đã
được các nhà tư tưởng ở mọi thời đại viết về nhà nước; nêu ra một số quan
7
điểm về nhà nước pháp quyền, khái quát lại những giá trị phổ biến của tư tưởng
nhà nước pháp quyền trong sự phát triển của xã hội, nhất là yêu cầu quản lý
nhà nước bằng pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Cuốn “Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước” của Nguyễn Đăng
Dung [17]. Trên cơ sở luận chứng của mình về sự cần thiết của nhà nước đối
với xã hội và sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Để tránh sự lạm quyền và chế
ước quyền lực bằng cơ chế của Hiến pháp, pháp luật và phân chia quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp ba nhánh quyền lực đó chế ước lẫn nhau, đảm bảo
các nhánh quyền lực không được lạm quyền “quyền lực giám sát quyền lực”.
Vì vậy, để thực hiện quyền lực giám sát quyền lực có hiệu quả, đòi hỏi phải
xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền và giám sát xã hội đối với quyền lực
nhà nước. Đây là công trình có tính chất tham khảo tốt để nghiên cứu sinh
nghiên cứu nội dung về trách nhiệm trong quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại.
Cuốn “Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” của Đào Trí Úc [102]. Cuốn sách tiếp cận dưới góc độ
pháp lý, trên cơ sở khái quát về mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới,
nêu bật sự khác biệt và tính phổ quát về nhà nước pháp quyền. Trong đó khẳng
định xây dựng nhà nước pháp quyền là yêu cầu, giá trị cơ bản của chế độ dân
chủ, tạo nên sự đồng thuận xã hội. Với bản chất nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, tác giả đã khái quát và chỉ ra những đặc điểm của nhà nước
pháp quyền, những đặc trưng của nhà nước pháp quyền Việt Nam, đồng thời đề
xuất mô hình tổng thể tổ chức cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt
Nam. Tài liệu có ý nghĩa tham khảo đối với nghiên cứu sinh trong quá trình
thực hiện luận án.
Cuốn “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đào Trí Úc, Phạm
Hữu Nghĩa [103]. Cuốn sách đã nghiên cứu về đặc trưng của nhà nước pháp
8
quyền Việt Nam, trên cơ sở phân tích, xác định, khẳng định giám sát xã hội đối
với việc thực hiện quyền lực nhà nước là tất yếu, bởi lẽ quyền lực nhà nước do
con người cụ thể thực thi, trong bản thân con người bao giờ cũng có chứng
bệnh quan liêu, độc đoán, chuyên quyền có thể dẫn đến việc áp dụng sai pháp
luật mặc dù pháp luật vốn là công bằng và hợp lý. Vì vậy, nhằm đảm bảo
quyền lực nhà nước vận hành đúng quỹ đạo bản chất Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bảo đảm
quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực nhà nước. Để
thực hiện quyền giám sát ấy, phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới
chức năng của nhà nước pháp quyền, xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra,
giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong hoạt động và quyết định của cơ
quan công quyền, hiện thực hóa dân chủ trên cơ sở mở rộng xã hội dân sự ở
Việt Nam, cải cách tư pháp đảm bảo tính độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp
luật. Công trình nghiên cứu là cơ sở khoa học cho nghiên cứu sinh tham khảo,
tiếp thu rất bổ ích.
Cuốn “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Lý
luận và thực tiễn” của Nguyễn Văn Mạnh [61]. Nội dung của cuốn sách, tác
giả đã tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận, những đặc trưng cơ bản của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; trong đó đã khái quát có hệ thống những
quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại, quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật
kiểu mới. Bên cạnh đó, tác giả đã đánh giá những thành tựu cũng như những
hạn chế tồn tại trong thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam trong những năm qua, đồng thời đã đưa ra yêu cầu khách quan, cấp
bách và một số quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục x