Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn
hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK) đã chứng minh: giữa TTCK và tăng
trưởng, phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau,
trong đó sự phát triển bền vững, hiệu quả của TTCK tạo cơ sở để thúc đẩy tăng
trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Cùng với các thị trường khác như thị
trường tín dụng ngân hàng TTCK là thành tố quan trọng của hệ thống tài chính; là
một thể chế bậc cao và không thể thiếu của kinh tế thị trường hiện đại. Sự phát triển
và hoàn thiện của TTCK sẽ góp phần tạo nên một thị trường tài chính hoàn chỉnh,
phục vụ hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân
171 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI KIM THANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI KIM THANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62 34 04 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS TRẦN MINH TUẤN
2. TS NGÔ HOÀI ANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận án
Bùi Kim Thanh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
6
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý nhà nước đối
với thị trường chứng khoán
6
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước nước về quản lý nhà nước
đối với thị trường chứng khoán
11
1.3. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đề
đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
20
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
25
2.1. Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán 25
2.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán 33
2.3. Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở một số nước và
bài học cho Việt Nam
51
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
73
3.1. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển và hội nhập của thị trường
chứng khoán Việt Nam
73
3.2. Hội nhập quốc tế và những tác động đặt ra đối với quản lý nhà
nước về thị trường chứng khoán
78
3.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt
Nam trong hội nhập quốc tế
83
3.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam những năm qua
111
Chương 4: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
120
4.1. Cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán
Việt Nam trong hội nhập quốc tế
120
4.2. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế
131
KẾT LUẬN 148
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CK : Chứng khoán
CK & TTCK : Chứng khoán và thị trường chứng khoán
CPH : Cổ phần hóa
CTCK : Công ty chứng khoán
CTCP : Công ty cổ phần
CTNY : Công ty niêm yết
CTQLQ : Công ty quản lý quỹ
DN : Doanh nghiệp
DNNN
DNNY : Doanh nghiệp niêm yết
ĐKGD : Đăng ký giao dịch
ĐTCK : Đầu tư chứng khoán
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
GDCK
‘
: Giao dịch chứng khoán
HNQT
HNQT : Hội nhập quốc tế
IOSCO : Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán
KDCK : Kinh doanh chứng khoán
KTTT : Kinh tế thị trường
LKCK : Lưu ký chứng khoán
NĐT : Nhà đầu tư
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NYCK : Niêm yết chứng khoán
PHCK : Phát hành chứng khoán
QLNN : Quản lý nhà nước
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán
TCNY : Tổ chức niêm yết
TTCK : Thị trường chứng khoán
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTLKCK : Trung tâm lưu ký chứng khoán
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các tiêu chí đánh giá nội dung quản lý thị trường chứng khoán 46
Bảng 3.1: Cam kết cụ thể trong lĩnh vực chứng khoán 80
Bảng 3.2: Quy mô số lượng công ty niêm yết của thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2006-2013
90
Bảng 3.3: Kết quả so sánh hoạt động quản trị công ty năm 2009 và 2010 95
Bảng 3.4: Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán năm 2013 98
Bảng 3.5: Thống kê số liệu về các trường hợp vi phạm đã bị xử phạt năm
2009-2010
110
Bảng 4.1: Kinh tế thế giới giai đoạn 2014 - 2015, triển vọng giai đoạn 2016 - 2020 121
DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu đồ 2.1: Mức độ cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trường
chứng khoán Việt Nam
38
Biểu đồ 3.1: Vốn hóa thị trường/GDP (%) của thị trường chứng khoán Việt
Nam giai đoạn 2000-2013
77
Biểu đồ 4.1: GDP theo đóng góp của vốn, lao động và TFP 126
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý thị trường chứng khoán Mỹ 52
Sơ đồ 2.2: Mô hình giám sát hai cấp của thị trường chứng khoán Mỹ 56
Sơ đồ 2.3: Mô hình quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán của
Thái Lan
63
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với thị trường
chứng khoán Việt Nam
84
Sơ đồ 3.2: Mô hình quản lý các tổ chức tự quản trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
87
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn
hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK) đã chứng minh: giữa TTCK và tăng
trưởng, phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau,
trong đó sự phát triển bền vững, hiệu quả của TTCK tạo cơ sở để thúc đẩy tăng
trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Cùng với các thị trường khác như thị
trường tín dụng ngân hàng TTCK là thành tố quan trọng của hệ thống tài chính; là
một thể chế bậc cao và không thể thiếu của kinh tế thị trường hiện đại. Sự phát triển
và hoàn thiện của TTCK sẽ góp phần tạo nên một thị trường tài chính hoàn chỉnh,
phục vụ hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, Chính phủ nước ta đã tiến hành hàng loạt các
bước chuẩn bị và đến tháng 7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK)
ở nước ta đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ hình
thành và phát triển TTCK ở Việt Nam. Đây cũng là sự kiện ghi nhận bước phát triển
quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam. Đến nay, sau 15 năm hoạt động, quy mô thị trường có bước tăng
trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài
hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước. Song từ sau năm 2008 đến nay, TTCK Việt Nam diễn biến khá phức tạp và
có nhiều tác động bất lợi đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Bất chấp
các biện pháp "giải cứu" của Nhà nước cũng như các tín hiệu tích cực khác, TTCK
vẫn tiếp tục đà lao dốc với những diễn biến bất thường, khó kiểm soát: năm 2009,
mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%; năm 2011, TTCK chứng
kiến mức đáy sâu nhất trong lịch sử của HNX-Index tại mức 56 điểm (27-12-2011),
giảm 50% so với mức đỉnh trong năm và VN-Index cũng chính thức ghi nhận mức
đáy 347 điểm.
Cùng với những chuyển biến của TTCK Việt Nam thời gian qua, công tác
QLNN đối với thị trường này cũng có những bước tiến đáng kể, trong đó phải kể
2đến những động thái hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tạo lập hành lang pháp lý, tạo
hàng hóa cho thị trường, xây dựng và chuyển đổi mô hình hoạt động của UBCKNN
với Sở Giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch
chứng khoán tại Hà Nội (HNX), thành lập Trung tâm Lưu ký chứng khoán
(TTLKCK) v.v Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng vào quá trình
hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam gia
nhập WTO, thì hoạt động QLNN đối với TTCKVN vẫn còn có những yếu kém nhất
định, chưa theo kịp với những động thái trên thị trường, tổ chức bộ máy quản lý
TTCK đã tỏ rõ những bất cập, khung pháp lý chưa đồng bộ, giám sát hoạt động
chưa hiệu quả, thiếu minh bạch, mua bán chứng khoán thông qua các thông tin nội
gián còn nhiều, nguyên tắc công khai chưa được tuân thủ một cách triệt để Tất cả
những tồn tại đó đã làm chậm tiến trình phát triển của TTCK Việt Nam và có
nguyên nhân đặc biệt quan trọng từ vai trò quản lý của Nhà nước.
Xuất phát từ thực tế đó và với mong muốn góp phần khắc phục những hạn chế
trên, tôi đã chọn vấn đề "Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt
Nam trong hội nhập quốc tế" làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với
TTCK; khảo sát, phân tích thực trạng QLNN đối với TTCK Việt Nam giai đoạn
2000-2015 (đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay), từ đó đề xuất giải
pháp tăng cường QLNN đối với TTCK Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế (xét đến năm 2020) đảm bảo tính ổn định, hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về TTCK và QLNN đối với
TTCK, hệ thống hoá và xác định rõ các nội dung, tiêu chí QLNN đối với TTCK;
+ Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong QLNN đối với
TTCK của một số quốc gia trên thế giới (chú trọng nghiên cứu một số trường hợp
điển hình và các nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam), Luận án rút ra
những bài học có thể tham khảo đối với Việt Nam;
3+ Thông qua nghiên cứu thực tiễn phát triển TTCK Việt Nam thời gian qua,
đánh giá tác động của HNQT đến QLNN đối với TTCK cũng như qua việc đánh giá
thực trạng QLNN đối với TTCK ở nước ta giai đoạn 2000-2015, Luận án rút ra
những thành công, hạn chế và yếu kém trong QLNN đối với TTCK Việt Nam làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trong chương 4;
+ Trên cơ sở cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển của TTCK Việt Nam
trong HNQT, Luận án đề xuất giải pháp tăng cường QLNN đối với TTCK Việt
Nam tới năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung, chính sách, tổ chức quản lý của
nhà nước đối với TTCK Việt Nam thời gian qua xét trên phương diện các chủ thể
tham gia trên TTCK (QLNN đối với tổ chức phát hành, tổ chức trung gian thị
trường, NĐT và QLNN đối với thị trường thứ cấp), chú trọng đi sâu phân tích, đánh
giá thực trạng QLNN đối với TTCK kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên WTO.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: nghiên cứu QLNN đối với TTCK Việt Nam kể từ khi
TTCK chính thức được thành lập (năm 2000) tới năm 2015, đặc biệt chú trọng thời
điểm từ khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11/2006) đến nay.
- Về mặt không gian: nghiên cứu QLNN đối với thị trường chứng khoán Việt
Nam, được giới hạn ở Sàn Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh và Sàn Giao
dịch chứng khoán Hà Nội.
- Về mặt nội dung:
+ Thứ nhất, nghiên cứu QLNN đối với TTCK dưới góc độ quản lý chủ thể
gồm: quản lý các tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán, nhà
đầu tư, các tổ chức có liên quan trên TTCK (đơn vị quản lý và tổ chức phụ trợ)
không nghiên cứu QLNN theo các nghiệp vụ của TTCK và chức năng quản lý của
nhà nước.
+ Thứ hai, TTCK được nghiên cứu trong luận án chỉ gồm thị trường giao dịch
cổ phiếu tập trung, không đề cập đến thị trường trái phiếu hay TTCK phi tập trung,
thị trường giao dịch tương lai
44. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn trong từng phần của nội dung nghiên
cứu, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau và trong từng giai đoạn
nghiên cứu sẽ vận dụng phương pháp thích hợp nhất, có kế thừa các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước làm cơ sở cho việc lý luận.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu dựa trên các tư liệu
thực tế: Đối với Luận án, nguồn số liệu thống kê thứ cấp được thu thập chủ yếu từ
cơ quan quản lý như: Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính
quốc gia, Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch
chứng khoán Hà Nội Ngoài ra, luận án còn kế thừa số liệu nghiên cứu từ các
công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Từ những số liệu và tài
liệu đã được thống kê, sẽ phân tích, tổng hợp để tìm ra nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế và xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu trong tương lai;
từ đó đề xuất được những biện pháp thích hợp và hiệu quả.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương án này để so sánh hiện
trạng công tác quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với TTCK trong tương quan một
số nước, cũng như trong giai đoạn trước đó.
- Phương pháp khảo sát điều tra: Đối tượng nghiên cứu của đề tài có nội dung
rộng, liên quan đến nhiều bộ ngành cũng như các doanh nghiệp. Vì vậy, để tăng tính
thực chứng cho nội dung và nhận định nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng bảng
hỏi, gồm 11 câu với 427 phiếu hợp lệ và sử dụng phần mềm SPSS để cập nhật, phân
tích thông tin.
5. Đóng góp mới của luận án
- Một là, góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về TTCK và QLNN
đối với TTCK (tiệm cận dưới góc độ QLNN đối với chủ thể tham gia trên TTCK),
đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; chỉ ra các tác động của HNQT tới
QLNN đối với TTCK Việt Nam.
- Hai là, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của quốc tế trong QLNN đối với
TTCK (qua điển hình Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan), luận án rút ra 04 bài học
kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam trong quản lý TTCK trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
5- Ba là, cung cấp một cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về QLNN đối với
TTCK Việt Nam thời gian qua (đặc biệt là kể từ tháng 11/2006 - thời điểm Việt
Nam chính thức gia nhập WTO) trên các bình diện: tổ chức bộ máy quản lý, tạo lập
môi trường pháp lý cho tới việc tổ chức, điều hành và giám sát hoạt động của các
chủ thể trên TTCK trên các phương diện: QLNN đối với tổ chức phát hành, tổ chức
kinh doanh dịch vụ trên TTCK, quản lý tổ chức liên quan (đơn vị quản lý, và tổ
chức phụ trợ) và quản lý NĐT.
- Bốn là, trên cơ sở nhận định cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển
TTCK Việt Nam trong HNQT (chú trọng phân tích từ mốc thời gian Việt Nam gia
nhập WTO đến nay), Luận án đưa ra một cách tiếp cận mới mẻ về trong việc nhìn
nhận, xem xét vai trò của cơ quan quản lý đối với TTCK trong bối cảnh hội nhập.
Từ đó, Luận án đề xuất 07 nhóm giải pháp tăng cường công tác QLNN đối với
TTCK Việt Nam tới năm 2020.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, 12 tiết.
6Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trước tiên, cần khẳng định, CK, TTCK và quản lý TTCK là chủ đề thu hút sự
quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế - tài chính. Các tác giả đề cập đến khá nhiều vấn đề: hình thành và tạo lập
TTCK, hình thành và phát triển các tổ chức tham gia TTCK, tạo lập hàng hóa cho
TTCK, v.v Dưới đây là tổng quan những công trình chủ yếu nghiên cứu về
TTCK và QLNN đối với TTCK ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay,
nhất là trong 10 năm gần đây.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thị trường chứng khoán được coi là một thể chế bậc cao và không thể thiếu
của kinh tế thị trường hiện đại, là một kênh huy động vốn chủ đạo để phát triển nền
kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển không bền vững của thị TTCK lại là nhân tố chủ
yếu gây nên những bất ổn của kinh tế khu vực và toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ châu Á 1997, gần đây nhất là khủng hoảng kinh tế - tài chính năm
2008 là một minh chứng rất rõ ràng cho sự cần thiết phải phát triển bền vững
TTCK. Vì vậy, nghiên cứu lý thuyết về QLNN đối với TTCK luôn là chủ đề thu hút
sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế trong đó có một
số nghiên cứu tiêu biểu như:
- The regulation of non-bank financial institutions: The United States, the
European Union, and Other Countries (Quy định của những thể chế tài chính phi
ngân hàng: Mỹ, Liên minh châu Âu và các quốc gia khác) [54] đây là tài liệu giới
thiệu kết quả nghiên cứu, phân tích sự gia tăng nhanh chóng và rộng lớn của các thể
chế tài chính phi ngân hàng trong những năm gần đây, vị trí của hệ thống tài chính
phi ngân hàng ở những nước khác nhau và những thách thức, rủi ro trong hệ thống
tài chính. Đặc biệt, xem xét chi tiết quy định và sự giám sát các hoạt động và thể
chế phi ngân hàng. Trong đó, TTCK được xem xét như một thể chế tài chính phi
7ngân hàng đặc trưng và phổ biến với những khuôn khổ pháp luật đã được thông qua
ở một số thị trường phát triển như Mỹ, Liên minh châu Âu và thảo luận những vấn
đề quy định đang xuất hiện ở một vài thị trường mới nổi như Trung Quốc, Thái
Lan. Từ đó, khuyến khích thảo luận và cung cấp những lựa chọn chính sách cho các
nhà hoạch định chiến lược ở các nền kinh tế.
- The Dual Role of the government: securities market regulation in China
1980-2007 (Vai trò kép của Chính phủ: Quy định thị trường chứng khoán Trung
Quốc từ 1980 đến 2007) [61] nghiên cứu đã nêu bật đặc trưng riêng về vai trò kép
của chính phủ Trung Quốc vừa là chủ sở hữu vừa là người điều chỉnh TTCK, phân
tích tác động của đặc điểm đó đến quá trình hình thành, điều chỉnh và phát triển quy
định TTCK Trung Quốc từ năm 1980 đến năm 2007. Quản lý TTCK là nhiệm vụ
của Chính phủ nhằm đối phó với những thất bại của thị trường thông qua những
công cụ luật pháp, chính sách kinh tế, thủ tục hành chính và bản thân chính những
quy định. Theo những nghiên cứu đã được thực hiện về điều chỉnh TTCK từ viễn
cảnh kinh tế học thông thường, việc Chính phủ điều chỉnh TTCK là cần thiết và là
phương pháp hiệu quả để giải quyết "những thất bại thị trường" nếu các hoạt động
điều chỉnh được xác định phù hợp và thực hiện có hiệu quả. Dựa vào những nghiên
cứu này, nhóm tác giả Đại học Thanh Hoa đã cho rằng vai trò của chính phủ trong
điều chỉnh TTCK là cạnh tranh với thị trường, là đối lập với việc tham gia vào thị
trường. Toàn bộ những nghiên cứu tồn tại về chủ đề này đã dẫn đến một sự thừa
nhận ngấm ngầm rằng, chính phủ và thị trường là độc lập với nhau về sở hữu và
quyền sở hữu (ownership and property right).
Tuy nhiên, những lập luận này không thể áp dụng trong trường hợp của Trung
Quốc bởi vì kể từ cuộc cải cách kinh tế năm 1980, khi Chính phủ Trung Quốc sở
hữu các sở giao dịch chứng khoán thì chính phủ giữ một vai trò kép trong TTCK,
vừa là chủ sở hữu, vừa là người điều chỉnh thị trường. Điều đó cho thấy học thuyết
giả định về độc lập giữa chính phủ và thị trường là không phù hợp với Trung Quốc.
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết khi Chính phủ vừa là chủ sở hữu, vừa là người
điều chỉnh TTCK, quá trình điều chỉnh thị trường sẽ diễn ra theo một lộ trình thay
đổi thường mang tính bắt buộc, tập trung vào định hướng của chính phủ hơn là theo
8định hướng thị trường, phản ứng phù hợp với thay đổi thể chế theo nhu cầu thị trường.
Sử dụng trường hợp Trung Quốc, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng độc nhất về quá
trình điều chỉnh chứng khoán như thế nào trong phản ứng giám sát và quản lý của
Chính phủ nếu Chính phủ vừa là người sở hữu, vừa là người điều chỉnh TTCK.
- The Chinese stock market: pitfalls of a policy-driven market (Thị trường
chứng khoán Trung Quốc: Cạm bẫy của 1 thị trường được điều chỉnh bởi chính
sách) [34], cuốn sách cho biết những đặc trưng của 1 thị trường được điều chỉnh
bằng chính sách và TTCK Trung Quốc đã được chính sách tác động như thế nào?
Đặc biệt, cuốn sách này tập trung phân tích vào mâu thuẫn giữa thị trường chứng
khoán - một thể chế kinh tế phi xã hội chủ nghĩa mới và nhà nước Trung Quốc với
thể chế chủ nghĩa Lênin cũ, liệu có thể hình thành một thể chế TTCK lành mạnh,
tăng trưởng và cạnh tranh khi chủ nghĩa Lênin vẫn có ý nghĩa quan trọng đến hoạt
động quản lý hành chính và chính trị. Kể từ khi thành lập, TTCK Trung Quốc đã
cho thấy những quy tắc cụ thể, khác biệt so với sự hiểu biết thông thường về các thị
trường chứng khoán. Sự lãnh đạo chính trị đặt ra một loạt quy định có tính chất định
hướng như tập trung hỗ trợ doanh nghiệp Nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng thị
trường nhanh với một phí tổn phù hợp với những tiêu chuẩn quy định.
Do đó, có thể thấy rõ ràng hơn, TTCK Trung Quốc là một thị trường được
điều chỉnh bởi chính sách. Đó là thị trường mà sự can thiệp hành chính, những
nhiệm vụ chính trị, các tính toán chính trị là yếu tố xác định sự biến động về giá
quan trọng hơn những động lực cạnh tranh của thị trường. Đó là thị trường được
phân chia với những c