Hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế, luôn giữ một vị trí
vô cùng quan trọng. Các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong những năm qua đã đạt
đƣợc những thành tựu đáng khích lệ nhƣ: góp phần ổn định và kiềm chế lạm phát, thực
thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, phát huy vai trò kênh dẫn vốn lƣu thông
trong nền kinh tế thị trƣờng Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng, rủi ro kinh
doanh là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
vì nó có thể gây ra phản ứng dây truyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự
sụp đổ của ngân hàng ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - xã
hội và có thể lan rộng ra khỏi phạm vi cả một quốc gia thậm chí cả khu vực và trên thế
giới. Bên cạnh những rủi ro về lãi suất, hối đoái, đạo đức rủi ro về nợ xấu là vấn đề
nghiêm trọng, cần đƣợc xử lý hiệu quả trong điều kiện hiện nay.
199 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
NGUYỄN THỊ THU CÚC
qu¶n lý nî xÊu t¹i Ng©n hµng N«ng nghiÖp
vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n ViÖt Nam
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
NGUYỄN THỊ THU CÚC
qu¶n lý nî xÊu t¹i Ng©n hµng N«ng nghiÖp
vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n ViÖt Nam
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. HOÀNG VĂN QUỲNH
2. PGS, TS. LÊ THỊ KIM NHUNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Cúc
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 5
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ............................................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng và rủi ro ngân hàng thƣơng mại ............... 5
1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam................................................................................ 8
1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 10
1.2.1. Nghiên cứu sẽ tìm ra điều gì ............................................................................ 10
1.2.2. Điều đó khác nghiên cứu khác ở đâu? ............................................................ 10
1.3. ĐIỂM YẾU VÀ ĐIỂM MẠNH CỦA NGHIÊN CỨU ........................................... 11
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................. 11
1.4.1. Về ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 11
1.4.2. Về ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 11
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN
LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................... 12
2.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................... 12
2.1.1. Khái niệm và đặc trƣng của ngân hàng thƣơng mại ...................................... 12
2.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại ............................................ 13
2.2. NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI .......................................................................................................... 15
2.2.1. Khái niệm nợ xấu ............................................................................................. 15
2.2.2. Tác động tiêu cực của nợ xấu .......................................................................... 21
2.3. QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................. 23
2.3.1. Quan niệm về quản lý nợ xấu .......................................................................... 23
2.3.2. Nội dung quản lý nợ xấu.................................................................................. 24
2.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại .......... 44
2.3.4. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá công tác quản lý nợ xấu của ngân
hàng thƣơng mại ............................................................................................. 49
2.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI Ở NƢỚC NGOÀI VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHO
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM ................................................................................................................. 52
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thƣơng mại ở
nƣớc ngoài ....................................................................................................... 52
2.4.2. Bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam ........................................................................................................ 67
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................... 69
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ................ 70
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM ....................................................................................... 70
3.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam ................................................................................................. 70
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam ................................................................................................. 72
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................... 73
3.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ............................................................. 77
3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam .............................................................................. 77
3.2.2. Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam ................................................................................................. 83
3.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ...................................... 88
3.3.1. Thực trạng nhận diện, phân loại, đánh giá nợ xấu của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .......................................... 89
3.3.2. Thực trạng ngăn ngừa nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam .............................................................................. 94
3.3.3. Thực trạng xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam trong thời gian qua .................................................... 100
3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .............................................................. 109
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân ..................................................... 109
3.4.2. Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân.................................................... 113
Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................... 136
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI ............................................................................................................ 137
4.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ........................................................................ 137
4.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ......... 138
4.2.1. Quan điểm quản lý nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam ............................................................................ 138
4.2.2. Mục tiêu quản lý nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam ..................................................................................... 140
4.3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .................................................... 141
4.3.1. Hoàn thiện chiến lƣợc và mô hình quản trị rủi ro tín dụng, tổ chức
lại bộ máy quản trị rủi ro tín dụng ............................................................... 141
4.3.2. Hoàn thiện việc nhận diện, đánh giá, phân loại nợ xấu ............................... 145
4.3.3. Nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng ................... 152
4.3.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực gắn với giáo dục đạo đức
nghề nghiệp ................................................................................................... 159
4.3.5. Đổi mới công nghệ ngân hàng ...................................................................... 160
4.3.6. Chú trọng tăng trƣởng tín dụng bền vững .................................................... 161
4.3.7. Nâng cao sức mạnh tài chính ........................................................................ 163
4.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN VÀ HỖ TRỢ ........................................................ 167
4.4.1. Nhóm giải pháp từ Nhà nƣớc ........................................................................ 167
4.4.2. Nhóm giải pháp từ Ngân hàng Nhà nƣớc ..................................................... 176
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 180
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 181
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 182
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 189
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BASEL Uỷ ban giám sát về các hoạt động ngân hàng
CIC Trung tâm thông tin khách hàng
DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
GDP Thu nhập quốc nội
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHTM Ngân hàng Thƣơng mại
NHTW Ngân hàng Trung ƣơng
ROA Thu nhập trên tổng tài sản
ROE Thu nhập trên vốn chủ sở hữu
RRTD Rủi ro tín dụng
TSBĐ Tài sản bảo đảm
TCTD Tổ chức tín dụng
USD Đô la Mỹ
VNĐ Đồng Việt Nam
WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1: Quy trình cấp tín dụng ...................................................................................... 34
Bảng 2.2: Nợ xấu của các ngân hàng Hàn Quốc .............................................................. 53
Bảng 2.3: Mua nợ xấu theo loại hình nợ của KAMCO ................................................... 55
Bảng 3.1: Cơ cấu và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn qua các năm ................................... 73
Bảng 3.2: Kết quả cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 ............. 74
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện chỉ tiêu phân loại nợ ở NHNo&PTNT Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2014 ....................................................................................... 83
Bảng 3.4: Tỷ lệ nợ xấu ở NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2010- 2014 .................... 84
Bảng 3.5: Tổng hợp dƣ nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam theo ngành kinh
tế giai đoạn 2010- 2014 .................................................................................... 86
Bảng 3.6: Phân tích về tỷ lệ nợ xấu ................................................................................... 88
Bảng 3.7: Kết quả phân loại nợ theo điều 6 và điều 7 Quyết định 493/QĐ-
NHNN ở một số thời điểm từ năm 2012 - 2013 ............................................. 92
Bảng 3.8: Tình hình khai thác nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn
2010 - 2014 ..................................................................................................... 102
Bảng 3.9: Tình hình thanh lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn
2010 - 2014 ..................................................................................................... 104
Bảng 3.10: Kết quả trích dự phòng, xử lý nợ xấu từ DPRR của NHNo&PTNT
Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................... 105
Bảng 3.11: Tỷ trọng nợ xấu đƣợc xử lý bằng từng biện pháp tại NHNo&PTNT
Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................... 107
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ xấu (% / tổng dƣ nợ) của hệ thống Ngân hàng Thái Lan
(giai đoạn 2005 - 2011) ................................................................................. 59
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận kinh doanh và lợi nhuận ròng của hệ thống Ngân hàng
Thái Lan (giai đoạn 1995 - Q3/2007) .......................................................... 64
Biểu đồ 2.3: Tổng tài sản của các ngân hàng thƣơng mại và Công ty tài chính ở
Thái Lan vào tháng 6/1997 và tháng 12/2006 ............................................. 64
Biểu đồ 3.1: Thị phần tín dụng của các NHTMNN giai đoạn 2010-2014 ..................... 77
Biểu đồ 3.2: Số lƣợng chi nhánh, PGD và ATM của các NHTM Việt Nam
năm 2014 ........................................................................................................ 82
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM Việt Nam thời điểm 31/12/2014 ............ 84
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn ngành ngân hàng 2010-2014 ........................ 85
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng nợ xấu đƣợc xử lý bằng từng biện pháp tại NHNo&PTNT
Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................ 107
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ xấu đƣợc xử lý tại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn
2010 - 2014 .................................................................................................. 108
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy quản lý điều hành của NHNo&PTNT
Việt Nam ........................................................................................................ 72
Sơ đồ 3.2: Khái quát mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT
Việt Nam ....................................................................................................... 97
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế, luôn giữ một vị trí
vô cùng quan trọng. Các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong những năm qua đã đạt
đƣợc những thành tựu đáng khích lệ nhƣ: góp phần ổn định và kiềm chế lạm phát, thực
thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, phát huy vai trò kênh dẫn vốn lƣu thông
trong nền kinh tế thị trƣờng Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng, rủi ro kinh
doanh là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
vì nó có thể gây ra phản ứng dây truyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự
sụp đổ của ngân hàng ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - xã
hội và có thể lan rộng ra khỏi phạm vi cả một quốc gia thậm chí cả khu vực và trên thế
giới. Bên cạnh những rủi ro về lãi suất, hối đoái, đạo đức rủi ro về nợ xấu là vấn đề
nghiêm trọng, cần đƣợc xử lý hiệu quả trong điều kiện hiện nay.
Nợ xấu luôn tồn tại trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, là một phần rủi ro
phát sinh trong quá trình hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, nợ xấu lớn cũng đồng nghĩa
với một lƣợng vốn tƣơng ứng không đƣợc quay vòng, dòng tiền trong nền kinh tế
không lƣu thông đƣợc và hệ thống ngân hàng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản. Nợ xấu
lớn cũng làm ảnh hƣởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và quản lý
thị trƣờng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc. Nếu cứ để các tổ chức tín dụng và các
doanh nghiệp có nợ xấu tự xử lý thì thời gian kéo dài, số lƣợng doanh nghiệp không có
vốn sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản sẽ gia tăng. Điều này
sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính quốc gia nói riêng và của
nền kinh tế nói chung. Do vậy, ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, khi nợ xấu đủ lớn đe
dọa sự an toàn hệ thống ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô thì đòi hỏi Chính phủ cũng
nhƣ các tổ chức tín dụng lập tức phải can thiệp xử lý nợ xấu, kể cả sử dụng nguồn ngân
sách hoặc vốn vay từ nội lực hay bên ngoài.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng
thƣơng mại hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế ở Việt
Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thời gian qua, hoạt
động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng
kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì hoạt động kinh doanh của
2
NHNo&PTNT Việt Nam cũng còn những hạn chế cần khắc phục, trong đó tỷ lệ nợ
xấu ở mức cao, công tác quản lý nợ xấu còn nhiều bất cập nhƣ việc nhận diện, phân
loại, ngăn ngừa nợ xấu chƣa chính xác, kịp thời, xử lý nợ xấu chƣa dứt điểm, hiệu
quả thấp, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong các khâu quản lý nợ xấu. Đây là vấn đề
nan giải, đòi hỏi cần có sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu trong hoạt
động quản trị ngân hàng.
Chính vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án
tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
- Tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc trong quản lý nợ xấu của các ngân hàng
thƣơng mại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam
trong thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nợ xấu của NHNo&PTNT
Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động
tín dụng của ngân hàng thƣơng mại nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Về không gian: Luận án tập trung đánh giá thực trạng về quản lý nợ xấu
trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời, các giải pháp
nhằm quản lý nợ xấu đƣợc tiếp cận ở góc độ quản lý của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ 2010-2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả
đã sử dụng các phƣơng pháp sau:
3
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương
pháp hệ thống: Việc nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam
đƣợc thực hiện một cách đồng bộ gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể.
Các nội dung của quản lý nợ xấu đối với NHNo&PTNT Việt Nam đƣợc xem xét trong
mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian.
Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng số liệu thống kê thích hợp để phục vụ
cho việc phân tích thực trạng công tác quản lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam
Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể,
tác giả đƣa ra những đánh giá chung về thực trạng quản lý nợ xấu của NHNo&PTNT
Việt Nam.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Quản lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt
Nam đƣợc xem xét trên cơ sở có sự so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn, cũng nhƣ so
sánh với thực trạng quản lý nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và trên
thế giới.
5. Các nguồn số liệu
- Các nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm: Các số liệu thống kê, các văn bản do các
cơ quan Chính phủ, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam hoặc các tổ chức khác công bố .
Các công trình nghiên cứu, luận án, các ấn phẩm xuất bản, các bài báo có liên quan đến
đề tài. Thu thậ