Kiểm soát nguồn thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công là yêu cầu cơ bản của
tất cả các quốc gia. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu, tầm nhìn trở thành
nước công nghiệp phát triển hiện đại và áp lực hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu,
chính sách thuế lại càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là QLT.
Qua hơn 30 năm thực hiện cải cách thuế (từ 1990-2021), Thủ tướng Chính phủ
đã đưa ra định hướng chiến lược rõ ràng, mạnh mẽ với Quyết định số 201/2004/QĐ-
TTg & 732/2011/QĐ-TTg, giai đoạn 2004-2010 và 2011-2020, QLT đã được quan
tâm; vai trò của Nhà nước về QLT cũng phải được đổi mới và nâng cao hơn, hướng
đến tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên QLT đối với các
DNKVTN vẫn còn hạn chế bởi vẫn tồn tại tư duy và phương pháp tổ chức thực hiện
cũ, chưa tương thích, bắt kịp với sự phát triển, đa dạng, phức tạp của các DNKVTN.
Do đó, việc nghiên cứu, xây dựng QLT đối với DNKVTN hiện đại, hiệu lực,
hiệu quả dựa trên ba trụ cột cơ bản là: (i) thể chế chính sách thuế công bằng, minh
bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ
quốc tế; (ii) nhân lực có chất lượng, liêm chính; (iii) hệ thống công nghệ thông tin
hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao là yêu cầu cấp thiết nhằm thực
hiện chương trình cải cách, hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2030 và định hướng
đến năm 2045, trong đó có QLT đối với các DNKVTN.
Đảng và Chính phủ luôn xác định vai trò là động lực kinh tế của khu vực kinh
tế tư nhân mà trụ cột là các DNKVTN. Theo số liệu thống kê, đến năm 2019, tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ đóng góp GDP, tỷ trọng cơ cấu vốn, tỷ lệ đóng góp NSNN, thu hút việc làm
của DNKVTN trong nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Với vai trò như vậy, nhưng các DNKVTN hiện nay còn thiếu bình đẳng với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước về tiếp cận cơ hội sản
xuất, kinh doanh và các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên.
184 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
HÀ MINH HẢI
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN - NGHIÊN CỨU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
HÀ MINH HẢI
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN - NGHIÊN CỨU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 9310102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN VIỆT TIẾN
HÀ NỘI - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh
Hà Minh Hải
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................... 9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến thuế .............................. 9
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thuế .............. 12
1.3. Kết quả rút ra và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu .............................. 20
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN ............................................. 23
2.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp khu vực tư nhân và quản lý thuế .. 23
2.1.1. Doanh nghiệp khu vực tư nhân: Quan niệm, đặc điểm và vai trò ................ 23
2.1.2. Quản lý thuế: Quan niệm, nguyên tắc .......................................................... 27
2.2. Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân .............................. 32
2.2.1. Quan niệm, đặc điểm và sự cần thiết quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
khu vực tư nhân ...................................................................................................... 32
2.2.2. Nội dung quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân .............. 36
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu
vực tư nhân ............................................................................................................. 47
2.3. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân của một
số địa phương và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội ....................................... 57
2.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ............................................................ 57
2.3.2. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội ............................................................ 61
iii
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........ 65
3.1. Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội có liên quan đến quản lý thuế đối với
các doanh nghiệp khu vực tư nhân và tình hình doanh nghiệp khu vực tư nhân
trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................... 65
3.1.1. Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội có liên quan đến quản lý thuế đối với các
doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................. 65
3.1.2. Tình hình các doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội ....... 68
3.2. Phân tích thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................................................... 72
3.2.1. Thực trạng chiến lược thuế .......................................................................... 72
3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................................................... 75
3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực
tư nhân ..................................................................................................................... 91
3.3. Đánh giá quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 ............................................................................ 93
3.3.1. Những thành tựu ........................................................................................... 93
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................................... 97
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 110
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................... 111
4.1. Bối cảnh tác động đến hoàn thiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035 tầm nhìn đến
năm 2045 ................................................................................................................. 111
4.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và thành phố Hà Nội ................................... 111
4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ............................................................... 111
4.1.2. Xu hướng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045 .. 119
4.1.3. Xu hướng vận động của các doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn
thành phố Hà Nội .................................................................................................. 122
iv
4.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân
trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 ............... 124
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân
trên địa bàn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 ........................................... 127
4.3.1. Hoàn thiện hoạch định chiến lược thuế ..................................................... 127
4.3.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện quản lý thuế ................................................. 128
4.2.3. Hoàn thiện thanh tra, giám sát thực hiện quản lý thuế ............................... 133
4.3.4. Hoàn thiện bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức liên
quan đễn quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân ...................... 134
4.3.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân
và nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của quản lý thuế. ................. 137
4.3.6. Tăng cường sự phối hợp các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý thuế .... 139
4.3.7. Đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện quản lý thuế ..................................... 140
4.4. Một số kiến nghị ............................................................................................. 141
4.4.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ ............................................................ 141
4.4.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế .......................................... 144
4.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp khu vực tư nhân ...................................... 147
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................... 149
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .................... 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 153
PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA .................................................................. 163
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
CCT
CQT
Cưỡng chế thuế
Cơ quan thuế
CSDL Cơ sở dữ liệu
CSDLTTVT Cơ sở dữ liệu thông tin về thuế
DNKVTN Doanh nghiệp khu vực tư nhân
GQKNVT Giải quyết khiếu nại về thuế
GTGT Giá trị gia tăng
KK và KTT
KTNB
Kê khai và kế toán thuế
Kiểm tra nội bộ
NSNN Ngân sách Nhà nước
QLN Quản lý nợ
QLT Quản lý thuế
TNCN
TNDN
TTĐB
TTHTVT
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Tiêu thụ đặc biệt
Tuyên truyền hỗ trợ về thuế
TTKT
TP
UBND
Thanh tra, kiểm tra
Thành phố
Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2016 -2018 ......................... 58
Bảng 3.1: Tình hình doanh nghiệp cả nước và TP Hà Nội ........................................... 70
Bảng 3.2: Đánh giá xây dựng chiến lược thuế (đối tượng hỏi: cán bộ quản lý) ........... 75
Bảng 3.3: Kết quả khai, nộp thuế điện tử giai đoạn 2015-2020 .................................... 79
Bảng 3.4: CSDLTTVT tập trung của DNKVTN giai đoạn 2015-2020 ........................ 80
Bảng 3.5: Kết quả TTKT chấp hành nghĩa vụ thuế theo kế hoạch giai đoạn 2015-2020 ........ 83
Bảng 3.6: Kết quả truy thu sau TTKT chấp hành nghĩa vụ thuế giai đoạn 2015-202083
Bảng 3.7: Kết quả TTKT chấp hành nghĩa vụ thuế theo chuyên đề giai đoạn 2015-2020 ........ 84
Bảng 3.8: Công tác đôn đốc nợ sau TTKT chấp hành nghĩa vụ thuế giai đoạn 2015-2019 ....... 85
Bảng 3.9: Đánh giá công tác TTKT (đối tượng hỏi: cán bộ và cán bộ quản lý) ........... 85
Bảng 3.10: Phân loại tiền nợ thuế qua 05 năm từ 2015 - 2019 ..................................... 86
Bảng 3.11: Kết quả thực hiện công tác cưỡng chế thuế ................................................ 87
Bảng 3.12: Đánh giá QLN (Đối tượng hỏi công chức và cán bộ quản lý) .................... 88
Bảng 3.13: Kết quả GQKNVT giai đoạn 2015 - 2020 .................................................. 90
Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra, giám sát độc lập giai đoạn 2015-2020 ........................... 92
Bảng 3.15: CSDL về đăng ký thuế của các ngân hàng thương mại cổ phần (dữ liệu
31/12/2019) .................................................................................................................... 98
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát đánh giá chức năng KK và KTT ..................................... 99
Bảng 3.17: Kết quả khảo sát, đánh giá hoạt động TTKT thuế .................................... 101
Bảng 3.18: Kết quả khảo sát chức năng QLN và CCT ............................................... 102
Bảng 3.19: Tổng hợp số lần, giờ, chỉ số nộp thuế của Việt Nam giai đoạn 2015-2019 ... 105
vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU
Hình 3.1: Hệ thống dịch vụ khai nộp thuế điện tử eTax ............................................... 77
Hình 3.2: Hệ thống ứng dụng dịch vụ thuế trực tuyến trên địa bàn TP Hà Nội............ 78
Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức nhân lực theo chức năng QLT .............................................. 96
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thu NSNN từ doanh nghiệp từng khu vực năm 2015 và năm 2020 ...... 67
Biểu đồ 3.2: Thực hiện/Dự toán thu giai đoạn 2015-2020 ............................................ 76
Biểu đồ 3.3: Thực hiện/Dự toán thu theo sắc thuế giai đoạn 2015-2020 ..................... 76
Biểu đồ 3.4: Tăng trưởng thu NSNN theo sắc thuế của các DNKVTN giai đoạn 2015-2020. 93
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thu NSNN từ các doanh nghiệp theo từng khu vực năm 2015,
2019, 2020 ............................................................................................... 94
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Tổ chức thực hiện hoạt động TTKT nghĩa vụ thuế đối với các DNKVTN 82
Sơ đồ 3.2: Tổ chức thực hiện công tác GQKNVT ........................................................ 89
Sơ đồ 3.3: Giám sát hoạt động các đoàn TTKT ............................................................ 91
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu bộ máy ngành thuế theo kiến nghị của tác giả ............................... 143
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát nguồn thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công là yêu cầu cơ bản của
tất cả các quốc gia. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu, tầm nhìn trở thành
nước công nghiệp phát triển hiện đại và áp lực hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu,
chính sách thuế lại càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là QLT.
Qua hơn 30 năm thực hiện cải cách thuế (từ 1990-2021), Thủ tướng Chính phủ
đã đưa ra định hướng chiến lược rõ ràng, mạnh mẽ với Quyết định số 201/2004/QĐ-
TTg & 732/2011/QĐ-TTg, giai đoạn 2004-2010 và 2011-2020, QLT đã được quan
tâm; vai trò của Nhà nước về QLT cũng phải được đổi mới và nâng cao hơn, hướng
đến tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên QLT đối với các
DNKVTN vẫn còn hạn chế bởi vẫn tồn tại tư duy và phương pháp tổ chức thực hiện
cũ, chưa tương thích, bắt kịp với sự phát triển, đa dạng, phức tạp của các DNKVTN.
Do đó, việc nghiên cứu, xây dựng QLT đối với DNKVTN hiện đại, hiệu lực,
hiệu quả dựa trên ba trụ cột cơ bản là: (i) thể chế chính sách thuế công bằng, minh
bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ
quốc tế; (ii) nhân lực có chất lượng, liêm chính; (iii) hệ thống công nghệ thông tin
hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao là yêu cầu cấp thiết nhằm thực
hiện chương trình cải cách, hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2030 và định hướng
đến năm 2045, trong đó có QLT đối với các DNKVTN.
Đảng và Chính phủ luôn xác định vai trò là động lực kinh tế của khu vực kinh
tế tư nhân mà trụ cột là các DNKVTN. Theo số liệu thống kê, đến năm 2019, tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ đóng góp GDP, tỷ trọng cơ cấu vốn, tỷ lệ đóng góp NSNN, thu hút việc làm
của DNKVTN trong nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Với vai trò như vậy, nhưng các DNKVTN hiện nay còn thiếu bình đẳng với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước về tiếp cận cơ hội sản
xuất, kinh doanh và các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên.
Các DNKVTN hiện nay hoạt động kinh doanh có lợi nhuận thấp, số lượng doanh
nghiệp đăng ký nhưng không kinh doanh ngày càng gia tăng và các nguồn lực còn hạn
chế. Bởi vậy, tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ và thu hút nguồn lực đầu tư trở thành nhân
tố có ảnh hưởng rất mạnh đến nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển ổn định, bền vững.
Chính vì thế, cần có các biện pháp tích cực khơi thông các kênh tài chính, giải quyết bài toán
2
thường xuyên đói vốn và thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ cho sự phát
triển của các DNKVTN.
Thuế là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước có vai trò rất quan trọng đến hỗ
trợ cho sự phát triển bền vững của các DNKVTN và có tác động lớn đến giải quyết bài
toán về khuyến khích đầu tư, về vốn cho các DNKVTN.
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách về khuyến khích đầu tư,
giảm thuế TNDN cho các doanh nghiệp, trong đó có các DNKVTN. Chính sách hỗ trợ
của Chính phủ thông qua thuế được hầu hết các DNKVTN đánh giá có tác dụng tích cực
trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước, giúp doanh
nghiệp duy trì, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên thực tế nền kinh tế Việt
Nam, các mức thuế vẫn chưa phù hợp, vẫn còn khá cao và có dấu hiệu tận thu
DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội cũng nằm trong tình trạng chung đó của cả nước.
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có khoảng trên 155 nghìn DNKVTN đang hoạt
động. Về quy mô, DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, trong đó chỉ có xấp xỉ 1/3 số doanh nghiệp có phát sinh thuế GTGT và thuế
TNDN. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội phát
triển, đồng thời quản lý hiệu quả nguồn thu phải có những biện pháp QLT phù hợp với
đặc điểm của DNKVTN là dễ trốn thuế, khai không đúng thuế. Điều này dẫn đến thất
thu NSNN.
Do đó, nghiên cứu QLT đối với DNKVTN, góp phần thực hiện chính sách thuế
được tốt hơn, đạt được kết quả cao hơn thông qua việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
các khoản thuế, đồng thời đảm bảo lợi ích của các DNKVTN, tạo điều kiện để
DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội phát triển.
Hiện nay, do tác động của đại dịch covid - 19 và cuộc chiến Nga - Ucraina ảnh
hưởng đến sự phát của nền kinh tế và của DNKVTN. Trong bối cảnh đó đòi hỏi QLT
phải đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước, đồng thời phải đảm bảo lợi ích của các
DNKVTN, tránh hiện tượng lạm thu và tận thu là vấn đề cấp bách, cần giải quyết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “QLT đối
với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các phương hướng và giải pháp
hoàn thiện QLT đối với các DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội thời gian tới.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận án là:
- Luận giải những vấn đề lý luận về QLT đối với các DNKVTN và kinh nghiệm
của một số địa phương về QLT đối với các DNKVTN.
- Phân tích thực trạng QLT đối với các DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội, chỉ
ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLT đối với các DNKVTN trên
địa bàn TP Hà Nội thời gian tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận án đã đưa ra câu hỏi nghiên cứu
như sau:
- QLT đối với DNKVTN thể hiện ở những nội dung nào? Những nhân tố
ảnh hưởng đến QLT đối với DNKVTN ?
- QLT đối với DNKVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020
có những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ?
- Để hoàn thiện QLT đối với DNKVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội cần có
những phương hướng và giải pháp nào ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLT đối với các DNKVTN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Luận án nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội. Trên địa bàn TP
Hà Nội, có nhiều cơ quan liên quan đến QLT, trong đó cơ quan trực tiếp QLT đối với
DNKVTN là Cục Thuế TP Hà Nội. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ nghiên cứu
QLT đối với DNKVTN của Cục Thuế TP Hà Nội. Các cơ cơ có liên quan luận án cũng
có nghiên cứu với mục đích làm rõ hơn chức năng QLT của Cục Thuế TP Hà Nội
- Về nội dung:
QLT đối với các DNKVTN - Nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội là việc CQT
thực thi chính sách thuế đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNKVTN
bằng các phương thức quản lý theo chức năng với các qui trình nghiệp vụ và công cụ quản
lý nhằm thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế phát sinh từ các DNKVTN vào NSNN đảm bảo
dự toán thu do Nhà nước giao theo từng năm tài khóa, nhưng đồng thời phải đảm bảo lợi
ích của các DNKVTN, tạo điều kiện để DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội phát triển.
Như vậy có thể thấy, nội dung của QLT rất rộng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu
các nội dung QLT đối với các DNKVTN như sau:
4
Thứ nhất, hoạch định chiến lược thuế
Thứ hai, tổ chức thực hiện QLT đối với DNKVTN. Nội dung này luận án
nghiên cứu:
(i) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thuế
(ii) Thanh tra, kiể