Luận án Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội)

Trong 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa. Theo đó, tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 3,8 con/phụ nữ năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019, trong đó TFR ở khu vực thành thị giảm mạnh, hiện chỉ đạt 1,83 con/phụ nữ. Một số vùng đô thị, kinh tế - xã hội phát triển, mức sinh đã xuống thấp, có nơi thấp xa so với mức sinh thay thế, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương đầu tàu về kinh tế cũng như mức độ đô thị hóa song mức sinh chỉ đạt 1,36 con/phụ nữ. Theo Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng nhiều cặp vợ chồng không có nhu cầu sinh con thứ hai, ngại sinh con thứ hai diễn ra phổ biến trong những năm gần đây ở thành phố. Hà Nội là khu vực đô thị có nhiều tương đồng về phát triển kinh tế - xã hội với thành phố Hồ Chí Minh hiện cũng đang có xu hướng tương tự khi tình trạng nhiều cặp vợ chồng trẻ chỉ sinh một con hoặc ngại sinh con thứ hai đang ngày càng phổ biến [90]. Mặc dù hiện nay mức sinh của Hà Nội vẫn đạt mức sinh thay thế song nguy cơ giảm sinh của Hà Nội vẫn luôn tiềm ẩn, đặc biệt là khu vực đô thị của Thành phố nếu như không có các biện pháp khuyến khích người dân sinh con kịp thời. Khi mức sinh xuống thấp kéo dài không đủ sản sinh ra những đoàn hệ dân số (con cái) thay thế cha mẹ trong một thời gian dài sẽ tác động trực tiếp đến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, đồng thời làm biến đổi cơ cấu dân số, tăng nhanh tỷ trọng nhóm người già. Mức sinh thấp góp phần đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số; gia tăng các dòng di cư (do mức sinh thấp, lực lượng lao động thiếu hụt tác động đến các chính sách di cư làm tăng các dòng di cư, thu hút lao động nhập cư) và gây những áp lực lớn đối với tăng trưởng kinh tế cũng như hệ thống an sinh xã hội của quốc gia.

pdf191 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Lan MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 1.1. Các nghiên cứu về giá trị cảm xúc của con cái 10 1.2. Các nghiên cứu về giá trị xã hội của con cái 14 1.3. Các nghiên cứu về giá trị kinh tế của con cái 19 1.4. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái 27 1.5. Khoảng trống trong các nghiên cứu 30 1.6. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu 34 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Các khái niệm và lý thuyết nghiên cứu về giá trị con cái 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu 57 2.3. Khái quát bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam và thành phố Hà Nội hiện nay 65 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CON CÁI CỦA CÁC BẬC CHA MẸ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 73 3.1. Quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị cảm xúc của con cái 73 3.2. Quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị xã hội của con cái 85 3.3. Quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị kinh tế của con cái 98 3.4. Thang bậc giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ 109 3.5. Quan niệm về giá trị con cái và mong muốn sinh con của các bậc cha mẹ 112 Chƣơng 4: ẢNH HƢỞNG CỦA YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CÁC BẬC CHA MẸ ĐẾN QUAN NIỆM CỦA HỌ VỀ GIÁ TRỊ CON CÁI 122 4.1. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị cảm xúc của con cái 123 4.2. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị xã hội của con cái 133 4.3. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị kinh tế của con cái 146 KẾT LUẬN 158 KHUYẾN NGHỊ 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 166 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC 178 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thông tin mẫu nghiên cứu 61 Bảng 3.1: Số con trung bình mong muốn sinh của các bậc cha mẹ phân theo đặc trưng của người trả lời 114 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của quan niệm về giá trị con cái đến số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ 115 Bảng 4.1: Quan niệm về lợi ích cảm xúc của con cái và đặc trưng của các bậc cha mẹ 123 Bảng 4.2: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến các quan niệm về lợi ích cảm xúc của con cái 126 Bảng 4.3: Quan niệm về phí tổn tinh thần cho con cái và đặc trưng của các bậc cha mẹ 128 Bảng 4.4: Tác động của các yếu tố cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm về phí tổn tinh thần của cha mẹ khi có con cái 131 Bảng 4.5: Quan niệm về lợi ích xã hội của con cái và đặc trưng của các bậc cha mẹ 134 Bảng 4.6: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm về lợi ích xã hội của con cái 138 Bảng 4.7: Quan niệm về con cái hạn chế cơ hội của cha mẹ và các đặc trưng của người trả lời 141 Bảng 4.8: Tác động của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm về phí tổn cơ hội xã hội của cha mẹ khi có con cái 145 Bảng 4.9: Quan niệm về lợi ích kinh tế của con cái và đặc trưng của các bậc cha mẹ 147 Bảng 4.10: Tác động của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm về phí tổn kinh tế của con cái 151 Bảng 4.11: Quan niệm về chi phí kinh tế cho con cái và đặc trưng của các bậc cha mẹ 152 Bảng 4.12: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm về phí tổn kinh tế cho con cái 156 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Quan niệm của các bậc cha mẹ về các lợi ích cảm xúc của con cái 74 Biểu đồ 3.2: Quan niệm của các bậc cha mẹ về về lợi ích cảm xúc của con trai và con gái 76 Biểu đồ 3.3: Quan niệm của các bậc cha mẹ về các phí tổn tinh thần khi có con cái 79 Biểu đồ 3.4: Quan niệm của các bậc cha mẹ về những khó khăn của họ trong việc giáo dục con cái 82 Biểu đồ 3.5: Quan niệm của các bậc cha mẹ về phí tổn tinh thần của họ khi có con trai và con gái 84 Biểu đồ 3.6: Quan niệm của các bậc cha mẹ về các lợi ích xã hội của con cái 86 Biểu đồ 3.7: Quan niệm của các bậc cha mẹ về lợi ích xã hội của con trai và con gái 90 Biểu đồ 3.8: Quan niệm của các bậc cha mẹ về các phí tổn cơ hội xã hội của cá nhân khi có con cái 95 Biểu đồ 3.9: Quan niệm của các bậc cha mẹ về phí tổn cơ hội xã hội của cá nhân họ khi có con trai và con gái 98 Biểu đồ 3.10: Quan niệm của các bậc cha mẹ về lợi ích kinh tế của con cái 101 Biểu đồ 3.11: Quan niệm của các bậc cha mẹ về lợi ích kinh tế của con trai và con gái 102 Biểu đồ 3.12: Quan niệm của các bậc cha mẹ về phí tổn kinh tế cho con cái 106 Biểu đồ 3.13: Quan niệm của các bậc cha mẹ về những khó khăn trong nuôi dưỡng con cái 107 Biểu đồ 3.14: Quan niệm của các bậc cha mẹ về phí tổn kinh tế cho con trai và con gái 108 Biểu đồ 3.15: Vị trí thang bậc giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ 111 Biểu đồ 3.16: Số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ 113 Biểu đồ 3.17: Mong muốn giới tính đứa con muốn sinh của các bậc cha mẹ 117 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa. Theo đó, tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 3,8 con/phụ nữ năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019, trong đó TFR ở khu vực thành thị giảm mạnh, hiện chỉ đạt 1,83 con/phụ nữ. Một số vùng đô thị, kinh tế - xã hội phát triển, mức sinh đã xuống thấp, có nơi thấp xa so với mức sinh thay thế, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương đầu tàu về kinh tế cũng như mức độ đô thị hóa song mức sinh chỉ đạt 1,36 con/phụ nữ. Theo Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng nhiều cặp vợ chồng không có nhu cầu sinh con thứ hai, ngại sinh con thứ hai diễn ra phổ biến trong những năm gần đây ở thành phố. Hà Nội là khu vực đô thị có nhiều tương đồng về phát triển kinh tế - xã hội với thành phố Hồ Chí Minh hiện cũng đang có xu hướng tương tự khi tình trạng nhiều cặp vợ chồng trẻ chỉ sinh một con hoặc ngại sinh con thứ hai đang ngày càng phổ biến [90]. Mặc dù hiện nay mức sinh của Hà Nội vẫn đạt mức sinh thay thế song nguy cơ giảm sinh của Hà Nội vẫn luôn tiềm ẩn, đặc biệt là khu vực đô thị của Thành phố nếu như không có các biện pháp khuyến khích người dân sinh con kịp thời. Khi mức sinh xuống thấp kéo dài không đủ sản sinh ra những đoàn hệ dân số (con cái) thay thế cha mẹ trong một thời gian dài sẽ tác động trực tiếp đến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, đồng thời làm biến đổi cơ cấu dân số, tăng nhanh tỷ trọng nhóm người già. Mức sinh thấp góp phần đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số; gia tăng các dòng di cư (do mức sinh thấp, lực lượng lao động thiếu hụt tác động đến các chính sách di cư làm tăng các dòng di cư, thu hút lao động nhập cư) và gây những áp lực lớn đối với tăng trưởng kinh tế cũng như hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Trong bối cảnh mức sinh suy giảm mạnh ở nước ta hiện nay, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 588/QĐ-TTg với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp và bảo đảm mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế (mỗi phụ nữ sinh 2,1 con) trên 2 toàn quốc. Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 cũng xác định đây là 1 trong 8 mục tiêu quan trọng (đến năm 2030) Việt Nam cần đạt được. Đối với Hà Nội, Kế hoạch số 74-KH/TU về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Thành phố Hà Nội về công tác dân số trong tình hình mới cũng xác định việc cần bảo đảm duy trì vững chắc mức sinh thay thế là một trong những mục tiêu quan trọng mà công tác dân số của Thành phố cần quan tâm chú trọng thực hiện. Tổng tỷ suất sinh (TFR) là một trong những thước đo chính phản ánh mức sinh và được hiểu là số con sinh ra sống bình quân của một người phụ nữ trong suốt cuộc đời họ [102]. Trong mối liên quan với với nhu cầu của cha mẹ về con cái, Hoffman cho rằng, mức sinh là kết quả của quá trình ra quyết định có mục đích bằng cách đề cập đến nhu cầu của cha mẹ được đáp ứng bởi trẻ em [37]. Nhận thức giá trị của con cái hình thành nên động cơ sinh đẻ và sinh sản của cha mẹ. Giá trị của con cái bắt nguồn từ những lợi ích mà chúng mang lại cho gia đình cũng như thể hiện trong các phí tổn mà gia đình, các bậc cha mẹ phải bỏ ra cho chúng. Các phương pháp tiếp cận kinh tế, xã hội và tâm lý khác nhau nhằm tìm hiểu các phí tổn và lợi ích cụ thể của việc có con đã cho thấy tầm quan trọng của chúng đối với các ý định và hành vi sinh sản của các cộng đồng dân số [36, tr.61-78]. Do đó, việc nghiên cứu các giá trị con cái trong quan điểm, đánh giá của người dân có ý nghĩa quan trọng trong gợi mở các cơ hội duy trì mức sinh thay thế (2,1con/phụ nữ), từ đó đưa ra các giải pháp, hàm ý chính sách khuyến sinh phù hợp. Hà Nội là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh, sự phân bố đô thị không đồng đều (khu vực đô thị trung tâm, đô thị mở rộng và nông thôn), có sự phân tầng sâu sắc trong mức sống, thu nhập của người dân, đa dạng trong văn hóa, lối sống của người cư trú. Trong bối cảnh đan xen giữa đô thị hóa mạnh mẽ ở khu vực trung tâm với những thay đổi sâu sắc về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, trình độ dân trí, hình thành lối sống hiện đại trong cộng đồng này và sự manh nha chuyển đổi từ nông thôn thành đô thị của các vùng quê truyền thống, liệu rằng những giá trị cuộc sống, trong đó có giá trị con cái trong quan điểm, đánh giá của 3 người dân có sự thay đổi như thế nào? Các giá trị con cái có mối liên quan như thế nào với mong muốn sinh con của người dân hiện nay? Ở các nhóm xã hội khác nhau, nhóm các bậc cha mẹ có đặc điểm xã hội khác nhau sẽ có những quan niệm về giá trị con cái khác nhau như thế nào? Nghiên cứu làm rõ những vấn đề này sẽ là cơ sở thực tiễn góp phần xây dựng các giải pháp khuyến khích các nhóm xã hội sinh con bảo đảm duy trì mức sinh thay thế của Hà Nội thời gian tới. Vì những lý do trên, nghiên cứu “Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) là đề tài nghiên cứu được nghiên cứu sinh lựa chọn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhận diện quan niệm về giá trị con cái đối với cha mẹ trong các gia đình tại Hà Nội hiện nay, đồng thời phân tích ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị con cái. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất kiến nghị và hàm ý chính sách khuyến khích sinh con đối với người dân thủ đô Hà Nội thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giá trị con cái. - Xây dựng thang đo quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ trong các gia đình ở Thành phố Hà Nội. - Phân tích thực trạng quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ ở Thành phố Hà Nội hiện nay - Phân tích ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ ở Thành phố Hà Nội đến quan niệm của họ về giá trị con cái. - Đề xuất kiến nghị và hàm ý chính sách nhằm khuyến khích sinh con đối với người dân ở Hà Nội thời gian tới. 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay 4 3.2. Khách thể nghiên cứu Người dân trong độ tuổi từ 18-60 sinh sống tại các các quận đô thị trung tâm, quận đô thị mở rộng và huyện nông thôn của Thành phố Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại Hà Nội hiện nay qua đánh giá của các bậc cha mẹ về lợi ích của con cái mang lại cho cha mẹ và phí tổn của cha mẹ cho con cái, đồng thời phân tích ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị con cái. - Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ tháng 6-2020 đến tháng 3-2022. - Phạm vi không gian Nghiên cứu thực hiện khảo sát người dân sinh sống tại các khu đô thị trung tâm, đô thị mở rộng và các khu vực nông thôn của Thành phố Hà Nội. 4. Câu hỏi nghiên cứu Toàn bộ Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: CH1: Quan niệm về giá trị của con cái đối với cha mẹ trong các gia đình hiện nay biểu hiện như thế nào? CH2: Yếu tố đặc điểm cá nhân của các bậc cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến quan niệm của họ về giá trị con cái? 5. Giả thuyết nghiên cứu GT1a: Quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ trong gia đình biểu hiện qua đánh giá của các bậc cha mẹ về lợi ích của con cái mang lại cho cha mẹ và phí tổn của cha mẹ cho con cái, trong đó, lợi ích cảm xúc của con cái là lợi ích lớn nhất và chi phí kinh tế cho con cái là phí tổn lớn nhất. GT1b: Trong quan niệm của các bậc cha mẹ, giá trị cảm xúc từ con cái cao hơn so với giá trị kinh tế của con cái. GT2: Giới tính, độ tuổi, khu vực cư trú, học vấn và thu nhập của các bậc cha mẹ có ảnh hưởng đến quan niệm của họ về giá trị con cái. 5 6. Khung phân tích và các biến số 6.1. Khung phân tích 6.2. Các biến số - Biến số độc lập: Các đặc điểm nhân khẩu: tuổi, giới tính, thu nhập, học vấn, nghề nghiệp của các bậc cha mẹ - Biến số phụ thuộc: + Các quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ + Số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ 7. Phƣơng pháp luận Để xác định các nhóm giá trị con cái đang hiện diện trong quan niệm của các bậc cha mẹ ở Thành phố Hà Nội, những đánh giá của các bậc cha mẹ về lợi ích của con cái và phí tổn cho con cái trên các phương diện cảm xúc, xã hội và kinh tế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ hiện nay, luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo lý thuyết về giá trị con cái của các tác giả: Hoffman Lois và Hoffman Martin [37]; Cigdem Kagitcibasi [41, 42, 43]; David Lucas và Paul Mayer [52]. Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi, giới tính, khu vực cư trú, thu nhập, học vấn, nghề nghiệp, của các bậc cha mẹ Quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ Giá trị cảm xúc Giá trị xã hội Giá trị kinh tế Lợi ích cảm xúc Lợi ích xã hội Lợi ích kinh tế Phí tổn tinh thần Phí tổn cơ hội Phí tổn kinh tế Số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ 6 Lý thuyết giá trị con cái của Hoffman Lois - Hoffman Martin và Cigdem Kagitcibasi cho thấy cần phải nghiên cứu giá trị con cái với đầy đủ các giá trị vật chất và tinh thần trên các chiều cạnh kinh tế, cảm xúc, xã hội; đồng thời cần phải tìm ra vị trí thứ bậc cao, thấp của các giá trị thành phần của giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ hiện nay. Từ đó sẽ xác định được các nhu cầu cao hơn hay thấp hơn, là nhu cầu mang tính vật chất (kinh tế) hay phi vật chất (cảm xúc, xã hội) mà cha mẹ mong muốn được thỏa mãn nhiều hơn từ con cái trong bối cảnh xã hội hiện đại. Do đó khi nghiên cứu về giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ, tác giả sẽ xây dựng thang đo về giá trị con cái đầy đủ trên các chiều cạnh: giá trị cảm xúc, giá trị xã hội và giá trị kinh tế của con cái mang lại cho cha mẹ; đồng thời nghiên cứu, xác định vị trí các thang bậc giá trị cảm xúc, giá trị xã hội và giá trị kinh tế của con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ, từ đó tìm ra nhu cầu nào là nhu cầu cao hơn hay thấp hơn mà cha mẹ mong muốn được thỏa mãn từ con cái trong xã hội hiện đại hiện nay. Tiếp cận giá trị con cái từ quan điểm lý thuyết của David Lucas và Paul Mayer, tác giả nhận thấy, việc nghiên cứu, xác định giá trị con cái cần tìm hiểu đầy đủ các lợi ích mà con cái mang lại cho cha mẹ và các phí tổn mà cha mẹ bỏ ra khi có con cái. Giá trị con cái được xác định chính xác nhất thông qua việc lấy tổng các lợi ích mà cha mẹ nhận được từ con cái trừ đi các chi phí cho con cái của họ. Do đó, khi xây dựng thang đo giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ trên các phương diện cảm xúc, xã hội và kinh tế, tác giả sẽ xây dựng chỉ báo đo lường các giá trị này trên 2 chiều cạnh: các lợi ích mà con cái mang lại cho cha mẹ và các phí tổn của cha mẹ cho con cái. Lý thuyết giá trị con cái của các tác giả trên cũng cho thấy khi nghiên cứu về giá trị con cái cần phải tìm thấy sự liên quan của các giá trị con cái trong quan niệm của người dân với mong muốn sinh con của họ; ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân của các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị con cái. Từ đó sẽ có thể nhận thấy những ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến mong muốn sinh con của người dân. Do đó khi nghiên cứu, tìm hiểu mối liên quan giữa quan niệm về giá trị con cái và số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ ở Thủ đô Hà Nội, tác giả sẽ xây dựng mô hình thực nghiệm kiểm chứng mối quan hệ này; đồng thời tìm ra các yếu 7 tố về đặc điểm cá nhân của các bậc cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến quan niệm của họ về giá trị con cái? từ đó có những đề xuất khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm khuyến khích sinh đẻ đối với người dân ở Thủ đô Hà Nội thời gian tới. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8.1. Ý nghĩa khoa học Luận án sẽ góp phần làm rõ, bổ sung, hoàn thiện thêm về khái niệm giá trị con cái cũng như làm sáng tỏ các chiều cạnh lý thuyết khi vận dụng nghiên cứu về giá trị con cái ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể, Luận án sẽ góp phần làm rõ và hoàn thiện thêm về khái niệm giá trị con cái với các giá trị thành phần: giá trị cảm xúc, giá trị xã hội và giá trị kinh tế của con cái được đo lường đầy đủ trên các chiều cạnh tích cực và tiêu cực mà con cái mang lại cho cha mẹ. Ngoài ra, nghiên cứu còn có ý nghĩa kiểm chứng các lý thuyết được ứng dụng, bao gồm lý thuyết về giá trị con cái của Hoffman, Kagitcibasi, Lucas và Mayer để nhìn nhận và phân tích các giá trị thành phần của con cái, vị trí thứ bậc các thang giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ, từ đó tìm ra các nhu cầu mong muốn thỏa mãn từ con cái của các bậc cha mẹ; đồng thời phân tích và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa quan niệm về giá trị con cái với mong muốn sinh con của các bậc cha mẹ, phân tích ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị con cái, từ đó Luận án có cơ sở lý luận đề xuất các kiến nghị hàm ý chính sách khuyến khích người dân sinh con. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án được thực hiện nhằm góp phần làm rõ thực trạng quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị con cái hiện nay thông qua quan niệm của họ về các lợi ích của con cái mang lại và các phí tổn mà cha mẹ phải bỏ ra để nuôi dạy con cái, qua đó phản ánh các nhu cầu mong muốn được thỏa mãn từ con cái của các bậc cha mẹ, đồng thời cho thấy được các khó khăn trong cuộc sống mà cha mẹ có thể gặp phải khi có con cái trong bối cảnh xã hội hiện đại. Trên cơ sở kiểm chứng mối quan hệ giữa quan niệm về giá trị con cái và số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ, phân tích ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị con cái, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách về dân số có thêm dữ 8 liệu thông tin và tham khảo trong quá trình xây dựng các chính sách dân số, đặc biệt là các chính sách khuyến sinh phù hợp nhằm duy trì và bảo đảm mức sinh thay thế của thủ đô Hà Nội thời gian tới. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để tham khảo về mặt thực tiễn cho việc giảng dạy các môn học về dân số và phát triển, xã hội học giới và gia đình. 9. Điểm mới của Luận án Thứ nhất, qua việc thao tác hóa khái niệm giá trị con cái và xây dựng thang đo quan niệm giá trị con trên hai chiều cạnh tích cực và tiêu cực của các giá trị mà con cái mang lại cho cha mẹ; là các lợi ích của con cái và các phí tổn của cha mẹ cho con cái, Luận án khẳng định cách tiếp cận mới về giá trị con cái - Giá trị con cái cần được tiếp cần đầy đủ trên cả 2 chiều cạnh, mặt tích cực của con cái mang lại cho cha mẹ và mặt tiêu cực là những phí tổn mà cha mẹ phải bỏ ra cho con cái. Qua đó xá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_niem_ve_gia_tri_con_cai_trong_gia_dinh_hien_nay.pdf
  • pdfCv Nguyễn Thị Lan.pdf
  • pdfThông tin kết luận mới của LA _ Nguyễn Thị Lan.pdf
  • pdfTTLA-Nguyễn Thị Lan-EN.pdf
  • pdfTTLA-Nguyễn Thị Lan-VN.pdf
Luận văn liên quan