Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh
trên th ị trường tài chính tiền tệ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Với nỗ lực giữ
vững thị phần, ổn định và tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam đã từng bước đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng
hóa các họat động sinh lời của mình. Tuy nhiên, với một danh mục sử dụng vốn
trong đó hơn phân nửa là cho vay có thể thấy rằng với hầu hết các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay, cho vay vẫn đang là họat động sử dụng
vốn có tầm quan trọng bậc nhất. Với thực trạng đó, quản trị danh mục cho vay
được xem là biện pháp quan trọng nhằm đạt đ ược các mục tiêu kinh doanh của
ngân hàng thương mại.
Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, hệ thống
ngân hàng cổ phần Việt Nam nói riêng đã có một số thành công trong việc vận
dụng các kỹ thuật quản trị vào hoạt động cho vay, tuy nhiên chủ yếu vẫn là quản trị
trong từng giao dịch cho vay riêng biệt. Vì nhiều lý do khác nhau quản trị danh
mục cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Danh mục cho vay của nhiều ngân
hàng thiếu sự đa dạng hóa, tập trung rủi ro cao. Hiện tượng dồn vốn cho vay một
khách hàng vượt giới hạn an toàn cho phép của luật vẫn xảy ra, dư nợ cho vay một
số ngành nhạy cảm như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản chiếm
tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay của một ngân hàng Những rủi ro tiềm
ẩn này đã trở thành tổn thất nguy hiểm khi nền kinh tế biến động, khách hàng thua
lỗ phá sản, thị trường chứng khoán sụt giảm cùng với sự đóng băng của thị trường
bất động sản trong nửa đầu năm 2008 . Tình trạng đó là hậu quả của một quá trình
thiếu/ ít quan tâm đến quản trị danh mục cho vay, chỉ chú ý đến quản trị từng giao
dịch. Thiết nghĩ, nếu vận dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị danh mục cho
xv
vay theo xu hướng hiện đại các ngân hàng sẽ giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động cho vay, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình.
Với mong muốn hiểu rõ về thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân
hàng TMCP Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị
danh mục cho vay theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại, tác giả chọn chủ đề
“QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
255 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
BÙI DIỆU ANH
QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
BÙI DIỆU ANH
QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, Ngân hàng
Mã số: 62. 31. 12. 01
Người hướng dẫn khoa học:
1. Tiến sĩ Hồ Diệu
2. Tiến sĩ Lê Thị Hiệp Thương
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận án có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ
thể:
Tôi tên là: Bùi Diệu Anh
Sinh ngày 17 tháng 03 năm 1962 – Tại: Hà Nội
Quê quán: Hà Nội
Hiện công tác tại: Khoa Tín dụng Trường Đại học Ngân hảng TP. HCM – 36 Tôn
Thất Đạm – Quận 1 – TP. HCM
Là Nghiên cứu sinh khóa 10 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Mã số học viên: 010110050001
Cam đoan đề tài:
QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
- Hướng dẫn 1: TS. Hồ Diệu
- Hướng dẫn 2: TS. Lê Thị Hiệp Thương
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính
độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ
nội dung này bất kỳ ở đâu (hoặc đã công bố phải nói rõ ràng các thông tin của tài
liệu đã công bố); các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, ngày 31/12/2010
Tác giả
Bùi Diệu Anh
ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
CSH: Chủ sở hữu
DONG A BANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
EXIMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu
GTVT: Giao thông vận tải
HĐQT: Hội đồng quản trị
HSBC: Ngân hàng Hồng kong- Thượng Hải
MB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
OCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
SACOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín
SCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
SOUTHERNBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
SHB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà nội
SHNN: Sở hữu Nhà nước
SAIGONBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương
TECHCOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TMCP: Thương mại cổ phần
TMNN: Thương mại Nhà nước
TCTC: Tổ chức tài chính
iii
VND: Việt Nam đồng
XHTD: Xếp hạng tín dụng
XHTN: Xếp hạng tín nhiệm
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
ATTF: Agence de Transfert de Technologie Financière
ALCO: Asset Liability
BIS: Bank for International Settlements
CDS: Credit Default Swaps
CDOs: Collateralized Debt Obligations
CLOs: Collateralized Loan Obligations
CLOs: Collateralized Loan Obligations
CMOs: Collateralized Mortgage Obligations
CIC: Credit Information Center
EL: Expected Loss
EAD: Exposure at Deafault
GDP: Gross Domestic Product
IMF: International Monetary Fund
LGD: Loss given at Deafaut
PD: Possibility of Deafault
ROA: Return on Assets
ROE: Return on Equity
SPV: The Special Purpose Vehicle
USD: United State Dollar
UL: Unexpected Loss
iv
VaR: Value at Risk
WTO: World Trade Organization
WB: World Bank
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU & PHỤ LỤC
BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY CỦA NHTM ................................ 4
BẢNG 1.2: CÁC PHƯƠNG ÁN PHÂN BỐ LỢI NHUẬN VÀ TỔN THẤT.......22
BẢNG 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGÂN HÀNG……...61
BẢNG 2.2: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN QUY MÔ TÀI SẢN, VỐN………………..70
BẢNG 2.3: CÁC CHỈ SỐ PHẢN ÁNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH ..................... 72
BẢNG 2.4: THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP ................................ ….75
BẢNG 2.5: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ ........ 78
BẢNG 2.6: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ ...... ..81
BẢNG 2.7: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ ...85
BẢNG 2.8: MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIỚI HẠN TRÊN DANH MỤC CHO VAY ... 93
BẢNG 2.9: XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG ......................................................... ..100
BẢNG 2.10: XẾP HẠNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM ................................................ 100
BẢNG 2.11: TỔNG HỢP KẾT QUẢ XẾP HẠNG RỦI RO ............................. ..101
BẢNG 3.1: TÍNH TOÁN TỔN THẤT KỲ VỌNG CHO KHOẢN VAY .......... 146
BẢNG 3.2: XÁC XUẤT CHUYỂN HẠNG CỦA KHOẢN VAY……………..150
BẢNG 3.3: SUẤT CHIẾT KHẤU VÀ PHÍ RỦI RO…………………………...155
BẢNG 3.4: GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA TỪNG KHOẢN VAY .................. ..155
BẢNG 3.5: TÍNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH KỲ VỌNG ………………………153
BẢNG 3.6: MA TRẬN TRẠNG THÁI TÍN DỤNG CHUNG…………………155
BẢNG 3.7: MA TRẬN KẾT HỢP XÁC XUẤT CHUYỂN HẠNG ................... 160
vi
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: CÁC LOẠI VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
PHỤ LỤC 02: CÁCH TÍNH LỢI NHUẬN VÀ TỔN THẤT DANH MỤC
PHỤ LỤC 03: PHÂN NHÓM NGÂN HÀNG TMCP CUỐI NĂM 2010
PHỤ LỤC 04: TỶ TRỌNG THU LÃI TÍN DỤNG TRÊN TỔNG THU NHẬP
PHỤ LỤC 05: TỶ TRỌNG DƯ NỢ SO VỚI TỔNG TÀI SẢN
PHỤ LỤC 06: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 7 ngân
hàng TMCP quy mô lớn)
PHỤ LỤC 07: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 5 ngân
hàng TMCP quy mô trung bình)
PHỤ LỤC 08: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 6 ngân
hàng TMCP quy mô nhỏ)
PHỤ LỤC 09: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 7 ngân
hàng TMCP quy mô cực nhỏ)
PHỤ LỤC 10: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
PHỤ LỤC 11: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO THỜI HẠN
PHỤ LỤC 12: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH
HÀNG
PHỤ LỤC 13: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG NỢ
PHỤ LỤC14: TÍNH GÍA TRỊ TRUNG BÌNH CHO DANH MỤC CHO VAY
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ & ĐỒ THỊ
HÌNH VẼ
HÌNH 1.1: CƠ CẤU CÁC LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA
NHTM………………………………………………………………………..10
HÌNH 1.2: CÁC LOẠI TỔN THẤT TRÊN DANH MỤC CHO VAY...................20
HÌNH 1.3: SƠ ĐỒ HOÁN ĐỔI RỦI RO TÍN DỤNG……………………………33
HÌNH 1.4: SƠ ĐỒ MỘT CLO CẤU TRÚC TRUYỀN THỐNG...........................37
HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỨC HIỆN VÀ GIÁM SÁT DANH MỤC........97
HÌNH 3.1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO………………158
ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ 2.1: TĂNG TRƯỞNG GDP, TỐC ĐỘ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TD.......62
ĐỒ THỊ 2.2: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN QUY MÔ HỆ THỐNG NHTMCP……….71
viii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………...i
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT……………………………………………ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU & PHỤ LỤC………………………………………....iv
DANH MỤC HÌNH VẼ & ĐỒ THỊ……………………………………………...vi
MỤC LỤC...............................................................................................................vii
MỞ
ĐẦU………………………………………………………………………….xiv
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……………………………………………..1
1.1. Danh mục cho vay tại các Ngân hàng thương mại…………………………….1
1.1.1. Hoạt động cho vay và danh mục cho vay của Ngân hàng.........................1
1.1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại……………………..1
1.1.1.2. Danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại.................................3
1.1.2. Rủi ro danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại…………………...8
1.1.2.1. Cơ cấu rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại……….8
1.1.2.2. Hậu quả của rủi ro danh mục cho vay…………………………….11
1.2. Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại…………………...12
1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa quản trị danh mục cho vay đối với NHTM..........12
1.2.1.1. Khái niệm quản trị danh mục cho vay tại NHTM…………………12
1.2.1.2. Ý nghĩa của quản trị danh mục cho vay……………………………12
1.2.2. Các phương pháp quản trị danh mục cho vay…………………………..14
ix
1.2.2.1. Phương pháp quản trị danh mục thụ động.......................................13
1.2.2.2. Phương pháp quản trị danh mục chủ động………………………...17
1.2.3. Nội dung quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động.........18
1.2.3.1. Hoạch định………………………………………………………..18
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay………………...26
1.2.3.3. Điều chỉnh danh mục cho vay……………………………………..29
1.2.4. Các công cụ hiện đại điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay……………..31
1.2.4.1. Hoán đổi rủi ro tín dụng…………………………………………...31
1.2.4.2. Chứng khoán hóa khoản nợ………………………………………..35
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị danh mục cho vay……39
1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại…………….39
1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về môi trường…………………………………42
1.3. Quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại.....................................46
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại.......46
1.3.1.1. Xu hướng quản trị danh mục cho vay trước những năm 90.............45
1.3.1.2. Xu hướng quản trị danh mục cho vay sau những năm 90…………47
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam……………………………...53
Kết luận chương 1…………………………………………………………………59
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM………………………61
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của ngành ngân hàng…………………….61
x
2.1.1. Một số nét nổi bật trong hoạt động của ngành ngân hàng……………...61
2.1.1.1 Sự phát triển mạnh mẽ trên phương diện gia tăng số lượng…………..59
2.1.1.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, huy động vốn……………………….60
2.1.1.3. Phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng sử dụng công nghệ.............63
2.1.1.4. Hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng……………………..64
2.1.1.5. Quy mô vốn của các NHTM.............................................................66
2.1.2. Tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP………………69
2.1.2.1. Về tăng trưởng quy mô tài sản, vốn điều lệ và lợi nhuận................68
2.1.2.2. Về năng lực tài chính.......................................................................71
2.1.2.3. Về tăng trưởng thị phần hoạt động...................................................73
2.2. Thực trạng danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP……………………..77
2.2.1. Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế………………………….77
2.2.2. Cơ cấu danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư………………………...85
2.2.3. Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn………………………………..87
2.2.4. Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng…………………89
2.2.5. Cơ cấu danh mục cho vay theo các tiêu thức khác……………………..90
2.3. Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP…………….91
2.3.1. Những kết quả đạt được………………………………………………...91
2.3.1.1. Hàng năm, một số ngân hàng TMCP đã dự kiến các chỉ tiêu……..89
2.3.1.2. Phần lớn các ngân hàng TMCP đã tổ chức bộ máy……………….93
2.3.1.3 Một số ít các ngân hàng TMCP đã vận hành hệ thống xếp hạng…..95
2.3.1.4. Hầu hết các ngân hàng đã sử dụng biện pháp nội bảng…………...99
2.3.2. Những hạn chế………………………………………………………...103
xi
2.3.2.1. Hầu hết các ngân hàng TMCP chưa thực hiện quản trị danh mục.101
2.3.2.2. Các ngân hàng chưa xây dựng được mô hình đo lường rủi ro…...113
2.3.2.3. Việc điều chỉnh danh mục cho vay ít được chú ý………………..108
2.3.2.4. Cơ cấu tổ chức ở các ngân hàng TMCP chưa thực sự phù hợp….112
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị danh mục cho vay……..116
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng thương mại……………...116
2.3.3.2. Các nguyên nhân khách quan…………………………………….121
Kết luận chương 2………………………………………………………………..126
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DANH
MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM…………….128
3.1. Định hướng hoàn thiện quản trị danh mục cho vay…………………………128
3.1.1. Định hướng hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2020……………...128
3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay..............126
3.1.2.1. Mục tiêu hoàn thiện………………………………………………126
3.1.2.2 Định hướng hoàn thiện……………………………………………127
3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay……………133
3.2.1. Giải pháp có tính chiến lược…………………………………………..133
3.2.1.1. Nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải thay đổi………………….130
3.2.1.2. Những nội dung có tính định hướng chiến lược…………………131
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản trị danh mục……………135
3.2.2.1. Thành lập ủy ban chiến lược và ủy ban quản lý rủi ro…………...135
xii
3.2.2.2. Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro…..136
3.2.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị hoạt động hiệu quả……….138
3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản trị danh mục
hiện đại……………………………………………………………………….140
3.2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ………….140
3.2.3.2. Xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay………….162
3.2.3.3. Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục.................158
3.2.4. Các biện pháp hỗ trợ khác…………………………………………….164
3.2.4.1. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ……………165
3.2.4.2. Các ngân hàng TMCP nhỏ cần sát nhập hợp nhất……………….166
3.2.4.3. Đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn về quản trị…………….167
3.3. Các khuyến nghị đối với ngân hàng Nhà nước……………………………...168
3.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý…………………………………………..168
3.3.2. Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản………………………...171
3.3.3. Hoàn thiện các quy định về giám sát theo chuẩn mực quốc tế………..172
3.3.4. Xây dựng các quy định pháp lý và hình thành thị trường……………..168
3.3.5. Củng cố hoạt động của trung tâm CIC..................................................171
3.4. Các kiến nghị khác…………………………………………………………..171
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ………………………………………………171
3.4.2. Kiến nghị với doanh nghiệp...................................................................173
Kết luận chương 3………………………………………………………………..178
KẾT LUẬN………………………………………………………………………180
xiii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC
xiv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn, khoa học của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh
trên thị trường tài chính tiền tệ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Với nỗ lực giữ
vững thị phần, ổn định và tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam đã từng bước đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng
hóa các họat động sinh lời của mình. Tuy nhiên, với một danh mục sử dụng vốn
trong đó hơn phân nửa là cho vay có thể thấy rằng với hầu hết các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay, cho vay vẫn đang là họat động sử dụng
vốn có tầm quan trọng bậc nhất. Với thực trạng đó, quản trị danh mục cho vay
được xem là biện pháp quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của
ngân hàng thương mại.
Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, hệ thống
ngân hàng cổ phần Việt Nam nói riêng đã có một số thành công trong việc vận
dụng các kỹ thuật quản trị vào hoạt động cho vay, tuy nhiên chủ yếu vẫn là quản trị
trong từng giao dịch cho vay riêng biệt. Vì nhiều lý do khác nhau quản trị danh
mục cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Danh mục cho vay của nhiều ngân
hàng thiếu sự đa dạng hóa, tập trung rủi ro cao. Hiện tượng dồn vốn cho vay một
khách hàng vượt giới hạn an toàn cho phép của luật vẫn xảy ra, dư nợ cho vay một
số ngành nhạy cảm như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản chiếm
tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay của một ngân hàng … Những rủi ro tiềm
ẩn này đã trở thành tổn thất nguy hiểm khi nền kinh tế biến động, khách hàng thua
lỗ phá sản, thị trường chứng khoán sụt giảm cùng với sự đóng băng của thị trường
bất động sản trong nửa đầu năm 2008. Tình trạng đó là hậu quả của một quá trình
thiếu/ ít quan tâm đến quản trị danh mục cho vay, chỉ chú ý đến quản trị từng giao
dịch. Thiết nghĩ, nếu vận dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị danh mục cho
xv
vay theo xu hướng hiện đại các ngân hàng sẽ giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động cho vay, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình.
Với mong muốn hiểu rõ về thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân
hàng TMCP Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị
danh mục cho vay theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại, tác giả chọn chủ đề
“QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan bổ sung
Quản trị danh mục nói chung trong đó có quản trị danh mục cho vay là đề tài
đã được một số tác giả, nhà nghiên cứu các nước đề cập. Cụ thể:
Sách “Credit Portfolio Management” của tác giả Charles W. Smithson do
nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là cuốn sách
đề cập khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến quản trị danh mục tài sản của
ngân hàng. Nội dung cuốn sách bao gồm tiến trình quản trị danh mục, các
mô hình đo lường và quản trị danh mục, các công cụ kỹ thuật sử dụng trong
điều chỉnh danh mục. Do được viết trong bối cảnh chủ yếu là hệ thống tài
chính Mỹ, nên phạm vi bàn luận của cuốn sách gần như không/ít liên quan
đến hệ thống tài chính của các nước ngoài Mỹ. Mặt khác, cuốn sách chủ yếu
tập trung cho danh mục đầu tư chứng khoán, liên quan đến danh mục cho
vay chỉ có một phần rất nhỏ.
Sách “Credit Risk Measurement” của tác giả Anthony Saunders & Linda
Allen do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là
cuốn sách đề cập chủ yếu về đo lường rủi ro danh mục, một nội dung nằm
trong quản trị danh mục tài sản của ngân hàng thương mại. Đặc biệt cuốn
sách này tập trung vào phương pháp đo lường rủi ro thông qua các mô hình
xvi
sử dụng thống kê toán. Hạn chế của cuốn sách là không bàn luận đến toàn bộ
các nội dung thuộc quản trị danh mục/ quản trị danh mục cho vay, mà chỉ
tập trung cho rủi ro và đo lường rủi ro, một nội dung trong toàn bộ các vấn
đề về quản trị danh mục.
Bài báo khoa học “Do banks diversify loan portfolios? A tentative answer
based on individual bank loan portfolios” do nhóm Andreas Kamp
(University of Munster), Andreas Pfingsten (Unversity of Munster), Danek
Prath (Deutsche Bundesbank) thực hiện năm 2005. Bài báo tập trung nghiên
cứu về mức độ đa dạng hóa danh mục các khoản vay tại các ngân hàng của
Đức và ảnh hưởng của nó đến danh mục cho vay của ngân hàng.
Bài báo khoa học “How loan portfolio diversification affects risk, efficiency
and capitalization: A managerial behavior model for Austrian banks” của
Stefania P.S. Rossi, Markus S. Schwaiger và Gerhard Winkler thực hiện
năm 2009. Bài báo nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của việc đa dạng hóa
danh mục cho vay đến rủi ro, tính hiệu quả và khả năng vốn hóa của các
ngân hàng Úc.
Nội dung hai bài nghiên cứu trên đề cập đến đa dạng hóa danh mục cho vay,
xem xét nó dưới góc độ là một cách thức/ phương tiện để giảm thiểu rủi ro trên
danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Mặc dù nội dung gần với quản trị
danh mục cho vay hơn là hai cuốn sách đã đề cập trên đây, tuy nhiên trong khuôn
khổ một bài báo nên cả hai ấn phẩm này không nghiên cứu toàn diện về quản trị
danh mục cho vay, mà chỉ là một nội dung trong đó.
Một điểm nổi bật dễ nhận thấy trong các tài liệu nói trên là các nghiên cứu
đó đều xuất phát từ các nước phát triển (Mỹ, Anh, Úc và Đức) nên không gắn với
thực tiễn Việt Nam. Từ trước đến nay, tại Việt Nam có một số công trình nghiên
cứu như:
xvii
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Thị Huyền Diệu “Luận cứ khoa học về
xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam” bảo vệ tại Học viện Ngân hàng, tháng 9 năm 2010; Nội dung đề
tài này chủ yếu xem xét rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng dưới góc độ rủi ro
giao dịch, chưa đ