Luận án Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước basel

Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Điều này đặc biệt đúng với các nền kinh tế đang phát triển và chậm phát triển, nơi cần rất nhiều vốn cho hoạt động đầu tư, trong đó có nền kinh tế Việt Nam. Với việc ký kết Hiệp ước thương mại song phương (Bilateral Trade Agreement – BTA) với Hoa Kỳ tháng 12 năm 2001 và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO) tháng 11 năm 2006, ngành dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam chính thức chấp nhận sự hiện diện và cạnh tranh trực tiếp của các định chế tài chính nước ngoài trên thị trường nội địa. Các cam kết mở cửa của Việt Nam với tư cách là thành viên của khối APEC và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN với lộ trình cụ thể cho việc mở cửa từng ngành kinh tế vừa là cơ hội để ngành tài chính ngân hàng Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường, nhưng đồng thời cũng là những thách thức rất rõ ràng, rất thực tế. Việc làm thế nào để hệ thống ngân hàng thương mại và các dịch vụ tài chính Việt Nam thực sự đóng góp vào quá trình phát triển của một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã trở thành vấn đề cấp thiết cần giải quyết hơn bao giờ hết. Hơn hai thập kỷ qua, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đã có sự trưởng thành và phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank – WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF) và cả những tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn, có uy tín trên thế giới về ngành ngân hàng Việt Nam như Fitch Ratings và Moody’s thì công tác quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng của hầu hết các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam là từ yếu đến rất yếu. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam mới chỉ tập trung chú ý đến một loại rủi ro đó là rủi ro tín dụng. Trong khi đó, thực tiễn quản trị rủi ro hoạt động NHTM của các nước trên thế giới đã tiến một bước xa so với thời điểm quản trị rủi ro tín dụng với sự tập trung vào Giá trị danh mục (Porfolio Value) và sử dụng công cụ Giá trị rủi ro (Value at 2 risk – VAR), trong đó tính đến cả rủi ro tác nghiệp, rủi ro kinh doanh, rủi ro tổ chức, Bản chất của mọi hoạt động ngân hàng đều xoay quanh công tác quản trị rủi ro. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ngành ngân hàng Việt Nam (bao gồm cả về cơ chế quản lý nhà nước cũng như thực tiễn hoạt động kinh doanh) hiện tại cũng như trong thời gian tới là phải phát triển được những khuôn khổ pháp lý và quy trình quản trị rủi ro, giám sát an toàn, tiếp cận dần tới việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Vì chỉ có đáp ứng được các yêu cầu của các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, các dịch vụ do NHTM Việt Nam cung cấp mới được chấp nhận trong các giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, ngay cả trên thị trường trong nước, quản trị rủi ro theo các nguyên tắc và thông lệ quốc tế giúp các ngân hàng thương mại đảm bảo mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiệp ước quốc tế về Đo lường vốn và các chuẩn mực về vốn (International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards) - thường gọi là Hiệp ước vốn Basel (Basel Capital Accord) hay Hiệp ước Basel - là thoả thuận về một cơ chế quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của hệ thống NHTM nhằm mục đích quản trị rủi ro, ổn định thị trường tài chính được các ngân hàng trung ương của 10 nước phát triển là thành viên của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Setttlement - BIS) cùng xây dựng và thống nhất áp dụng. Hiệp ước Basel đưa ra một loạt các chuẩn mực tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR – Capital Adequacy Ratio), chuẩn mực quản trị rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và cơ chế giám sát. Theo lộ trình mà Uỷ ban Basel đặt ra, bắt đầu từ năm 2006, Basel chính thức được áp dụng trong khuôn khổ các nước thành viên và trong khối Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD). Ngoài ra, có 1 năm để các quốc gia này hiện thực hoá các nội dung trong Hiệp ước Basel thành các quy định pháp lý tại quốc gia mình cũng như để các nước có quyền phản ánh những mặt chưa phù hợp. Do những lợi ích mà các chuẩn mực này mang lại, một loạt các nước không phải thành viên của BIS cũng như các nước đang phát triển đã bắt đầu nghiên cứu và áp dụng. Các tổ chức tài chính trên khắp thế giới, kể cả trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những tổ chức tài chính có hoạt động kinh doanh ngân hàng quốc tế, đều coi việc áp dụng và 3 tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel là nhiệm vụ và điều kiện tiên quyết đối với công tác quản trị rủi ro của mình

pdf266 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2689 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước basel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN ANH TUẤN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO HIỆP ƯỚC BASEL LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------o0o-------- NGUYỄN ANH TUẤN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO HIỆP ƯỚC BASEL Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.07.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS, TS, Nguyễn Thị Quy 2. PGS, TS, Nguyễn Đình Thọ Hà Nội, 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sỹ có tiêu đề “QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO HIỆP ƯỚC BASEL” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2012 Tác giả luận án Nguyễn Anh Tuấn Lời cảm ơn Trong quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy, cô trong Ban giám hiệu, Sau Đại học, khoa Tài chính Ngân hàng và Trường Đại học Ngoại thương. Đặc biệt, học viên nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS, TS, Nguyễn Thị Quy và PGS,TS, Nguyễn Đình Thọ. Nhân dịp này, cho phép học viên được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS, TS, Nguyễn Thị Quy, PGS, TS, Nguyễn Đình Thọ và các thầy cô trong khoa Sau đại học. Đồng thời, nghiên cứu sinh cũng xin cảm ơn Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á châu, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và một số ngân hàng khác đã tạo điều kiện hỗ trợ về thông tin, dữ liệu và tài liệu trong quá trình nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Nguyễn Anh Tuấn Nghiên cứu sinh khóa 12 Trường ĐH Ngoại thương i MỤC LỤC MỤC LỤC………………………………………………………………………..…i Danh mục viết tắt……………………………………………………………….....iv Danh mục bảng biểu...…………………...……..……………………………..….vii Danh mục hình vẽ…………………….……………………..………………...…viii CHƢƠNG 1 ................................................................................................................ 8 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO HIỆP ƢỚC BASEL ...................... 8 1.1. Ngân hàng thƣơng mại và quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM ……………………………………………………………………………...8 1.1.1. Ngân hàng thương mại.......................................................................... 8 1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM ................................ 12 1.1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM .................. 16 1.2. Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM theo Hiệp ƣớc Basel ..... 22 1.2.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp ước Basel ....................... 22 1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM theo Hiệp ước Basel…………. .................................................................................................. 28 1.3. Tình hình áp dụng Hiệp ƣớc Basel tại các NHTM của một số nƣớc trên thế giới…………. ..................................................................................................... 54 1.3.1. Việc áp dụng Basel tại các NHTM nhóm nước G-10 ........................ 55 1.3.2. Việc áp dụng Basel tại các NHTM của một số nước đang phát triển ngoài G-10 ......................................................................................................... 57 1.3.3. Bài học rút ra từ thực tiễn áp dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tại một số nước trên thế giới ......................................................................... 61 CHƢƠNG 2 .............................................................................................................. 63 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA NHTM VIỆT NAM THEO HIỆP ƢỚC BASEL ............................................................... 63 2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam ............................................... 63 2.1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................. 63 2.1.2. Năng lực hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam ......................... 67 ii 2.1.3. Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam ............................................................................................... 72 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ƣớc Basel ................................................................................................. 77 2.2.1. Thực trạng quản trị vốn của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel……… ....................................................................................................... 78 2.2.2. Thực trạng công tác thanh tra, giám sát hoạt động và tuân thủ các quy định pháp luật của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo Hiệp ước Basel ..... 102 2.2.3. Thực trạng vấn đề công bố thông tin thống kê theo nguyên tắc thị trường tại các NHTM Việt Nam ..................................................................... 112 2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ƣớc Basel ................................................................ 118 2.3.1. Các kết quả đạt được ............................................................................. 118 2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân ............................................................. 123 CHƢƠNG 3 ............................................................................................................ 130 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM THEO HIỆP ƢỚC BASEL 130 3.1. Đánh giá khả năng áp dụng Hiệp ƣớc Basel trong công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam ....................................................................................... 130 3.1.1. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel .................................. 130 3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển và hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam .......................................................................................................... 133 3.1.3. Cơ hội và thách thức trong việc áp dụng Hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam ......................................................... 137 3.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ƣớc Basel ......................................................... 146 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ và NHNN .................................... 146 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với NHTM để đáp ứng các nguyên tắc về vốn tối thiểu………….. ................................................................................................ 148 iii 3.2.3. Nhóm giải pháp đáp ứng các chuẩn mực của Basel về quy trình rà soát, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng .............................................. 154 3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm đáp ứng nguyên tắc thị trường, công bố thông tin…………… .................................................................................................. 162 3.2.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ đối với NHTM để áp dụng thành công hệ thống chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel ............................................ 164 3.3. Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM theo Hiệp ƣớc Basel ..................... 169 3.3.1. Về phía bản thân các ngân hàng thương mại ..................................... 169 3.3.2. Về phía Ngân hàng nhà nước ............................................................... 170 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 172 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục iv DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Tiếng Việt ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CNTT Công nghệ thông tin HĐQT Hội đồng quản trị KSNB Kiểm soát nội bộ Maritimebank Ngân hàng TMCP Hàng hải MHB Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín TCTD Tổ chức tín dụng TSC/TSN Tài sản có/Tài sản nợ VBSD Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam v DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt AMA Advanced Measurement Phương pháp tiếp cận đo lường nâng Approach cao ASEAN Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asia Nations ASRF Asymptotic Single Risk Mô hình giả định một nhân tố rủi ro Factor CRE Commercial Real Estate Bất động sản thương mại BIA Basic Indicator Approach Phương pháp chỉ số cơ bản BCBS Basel Committee on Banking Ủy bản Basel về giám sát hoạt động Supervision ngân hàng BIS Bank for International Ngân hàng thanh toán quốc tế Settlement CAR Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ vốn tối thiểu CCF Credit Conversion Factor Hệ số quy đổi tín dụng CRC Credit Risk Capital Vốn rủi ro tín dụng EAD Exposure at Default Giá trị rủi ro khi người vay không trả được nợ EL Expected Loss Tổn thất dự kiến FSI Financial Stability Institute Viện ổn định tài chính IRB Internal Rating-based Phương pháp đánh giá nội bộ Approach KPI Key Performance Indexes Chỉ số đánh giá cơ bản vi LCR Liquidity Coverage Ratio Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản MRC Market Risk Capital Vốn rủi ro thị trường NSFR Net Stable Funding Ratio Tỷ lệ nguồn vốn ổn định thuần ORC Operational Risk Capital Vốn rủi ro tác nghiệp RAROC Risk Adjusted Return on Tỷ lệ sinh lời trên vốn đã điều chỉnh Capital theo rủi ro RRE Residential Real Estate Bất động sản cư trú RWA Risk-weighted Asset Tài sản có theo trọng số rủi ro SA Standardised Approach Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn UL Unexpected Loss Tổn thất ngoài dự kiến VAR Value At Risk Giá trị rủi ro WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Trọng số rủi ro theo loại tài sản…………………………………….…..31 Bảng 1.2: Giá trị LGD tối thiểu đối với tỷ trọng đảm bảo của các hoạt động chính…………………………………………………………………………….…35 Bảng 1.3: Mối tương quan giữa mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh…………………………………………………………………………40 Bảng 1.4: Lộ trình thực hiện yêu cầu về vốn theo Hiệp ước Basel III……...……..53 Bảng 1.5: Tình hình thực hiện Hiệp ước Basel II tính đến tháng 9/201…………..59 Bảng 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của NHTM (tính đến 31/12/2011)…79 Bảng 2.2: Quy mô vốn điều lệ của các NHTM NN tính đến tháng 12/2011………81 Bảng 2.3: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTMCP tính đến tháng 12/2011……83 Bảng 2.4: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực năm 2010…………………………………………………………………………...83 Biểu đồ 2.1: Diễn biến huy động vốn từ nền kinh tế giai đoạn 2001 – 2013e…….67 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng huy động vốn năm 2010……………………………..……..68 Biểu đồ 2.3: Diễn biến tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2001 – 2013e…………….69 Biểu đồ 2.4: Diễn biến tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2007 – 2010…...…71 Biểu đồ 2.5: Mức tăng tổng phương tiện thanh toán năm 2011 so với cuối năm 2010……………………………………………………………………..………….71 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của một số NHTM 2011……………………………………………………………………….…….….72 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm 200 – 2013e……73 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011……………...…74 Biểu đồ 2.9: Thống kê tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2003 – 2011………………………………..……………………………………………….85 viii DANH MỤC HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1: Chức năng trung gian tín dụng của NHTM……………………………10 Hình 1.1: Một số hình thức rủi ro tín dụng……………………………….…….….14 Sơ đồ 1.2: Cấu trúc cơ bản của phương pháp IRB………………………..…...…..37 Hình 1.2: Khung quản trị rủi ro tác nghiệp cơ bản………………………..……….42 Hình 2.1: Quy trình FTP………………………………………………………….101 Hình 3.1: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tại nhiều NHTM trên thế giới………...151 Hình 3.2: Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả theo thông lệ quốc tế…………….....153 Hình 3.3: Mô hình tổ chức Tổng cục Giám sát ngân hàng…………………….....155 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Điều này đặc biệt đúng với các nền kinh tế đang phát triển và chậm phát triển, nơi cần rất nhiều vốn cho hoạt động đầu tư, trong đó có nền kinh tế Việt Nam. Với việc ký kết Hiệp ước thương mại song phương (Bilateral Trade Agreement – BTA) với Hoa Kỳ tháng 12 năm 2001 và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO) tháng 11 năm 2006, ngành dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam chính thức chấp nhận sự hiện diện và cạnh tranh trực tiếp của các định chế tài chính nước ngoài trên thị trường nội địa. Các cam kết mở cửa của Việt Nam với tư cách là thành viên của khối APEC và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN với lộ trình cụ thể cho việc mở cửa từng ngành kinh tế vừa là cơ hội để ngành tài chính ngân hàng Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường, nhưng đồng thời cũng là những thách thức rất rõ ràng, rất thực tế. Việc làm thế nào để hệ thống ngân hàng thương mại và các dịch vụ tài chính Việt Nam thực sự đóng góp vào quá trình phát triển của một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã trở thành vấn đề cấp thiết cần giải quyết hơn bao giờ hết. Hơn hai thập kỷ qua, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đã có sự trưởng thành và phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank – WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF) và cả những tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn, có uy tín trên thế giới về ngành ngân hàng Việt Nam như Fitch Ratings và Moody’s thì công tác quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng của hầu hết các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam là từ yếu đến rất yếu. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam mới chỉ tập trung chú ý đến một loại rủi ro đó là rủi ro tín dụng. Trong khi đó, thực tiễn quản trị rủi ro hoạt động NHTM của các nước trên thế giới đã tiến một bước xa so với thời điểm quản trị rủi ro tín dụng với sự tập trung vào Giá trị danh mục (Porfolio Value) và sử dụng công cụ Giá trị rủi ro (Value at 2 risk – VAR), trong đó tính đến cả rủi ro tác nghiệp, rủi ro kinh doanh, rủi ro tổ chức,… Bản chất của mọi hoạt động ngân hàng đều xoay quanh công tác quản trị rủi ro. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ngành ngân hàng Việt Nam (bao gồm cả về cơ chế quản lý nhà nước cũng như thực tiễn hoạt động kinh doanh) hiện tại cũng như trong thời gian tới là phải phát triển được những khuôn khổ pháp lý và quy trình quản trị rủi ro, giám sát an toàn, tiếp cận dần tới việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Vì chỉ có đáp ứng được các yêu cầu của các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, các dịch vụ do NHTM Việt Nam cung cấp mới được chấp nhận trong các giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, ngay cả trên thị trường trong nước, quản trị rủi ro theo các nguyên tắc và thông lệ quốc tế giúp các ngân hàng thương mại đảm bảo mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiệp ước quốc tế về Đo lường vốn và các chuẩn mực về vốn (International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards) - thường gọi là Hiệp ước vốn Basel (Basel Capital Accord) hay Hiệp ước Basel - là thoả thuận về một cơ chế quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của hệ thống NHTM nhằm mục đích quản trị rủi ro, ổn định thị trường tài chính được các ngân hàng trung ương của 10 nước phát triển là thành viên của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Setttlement - BIS) cùng xây dựng và thống nhất áp dụng. Hiệp ước Basel đưa ra một loạt các chuẩn mực tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR – Capital Adequacy Ratio), chuẩn mực quản trị rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và cơ chế giám sát. Theo lộ trình mà Uỷ ban Basel đặt ra, bắt đầu từ năm 2006, Basel chính thức được áp dụng trong khuôn khổ các nước thành viên và trong khối Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD). Ngoài ra, có 1 năm để các quốc gia này hiện thực hoá các nội dung trong Hiệp ước Basel thành các quy định pháp lý tại quốc gia mình cũng như để các nước có quyền phản ánh những mặt chưa phù hợp. Do những lợi ích mà các chuẩn mực này mang lại, một loạt các nước không phải thành viên của BIS cũng như các nước đang phát triển đã bắt đầu nghiên cứu và áp dụng. Các tổ chức tài chính trên khắp thế giới, kể cả trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những tổ chức tài chính có hoạt động kinh doanh ngân hàng quốc tế, đều coi việc áp dụng và 3 tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel là nhiệm vụ và điều kiện tiên quyết đối với công tác quản trị rủi ro của mình. Tại Việt Nam, sau khi gia nhập WTO, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN năm 2005, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi quyết định 493/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro; Quyết định 457/QĐ-NHNN năm 2005 và Thông tư 13/2010/TT-NHNN năm 2010 về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn tối thiểu; Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN và Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN quy định kiểm tra kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng là bước tiến quan trọng trong việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel tại Việt Nam. Khảo sát thực tế cho thấy đối với các NHTM tại Việt Nam, cùng với quá trình phát triển nhanh chóng thời gian qua cả về quy mô hoạt động lẫn cơ cấu sở hữu, theo đó sự tham gia của các cổ đông là ngân hàng nước ngoài ngày càng mở rộng, những nội dung của Hiệp ước Basel đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản trị rủi ro. Tuy nhiên, quá trình triển khai áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel không phải đơn giản, mà đòi hỏi phải có thời gian với những điều kiện nhất định và bước đi thích hợp. Với mục tiêu hệ thống hóa nội dung của Hiệp ước Basel và đề xuất những nhóm giải pháp thực tế giúp các NHTM hoàn thiện hơn quy trình quản trị rủi ro của mình, từng bước tiếp cận các chuẩn mực của Basel, nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam theo Hiệp ƣớc B
Luận văn liên quan