Luận án Quyền hưởng dụng theo pháp luật Việt Nam

2.2.1. Hạn chế về mô hình lý thuyết tiếp cận và cấu trúc pháp luật về quyền hưởng dụng2.2.1.1. Hạn chế về mô hình lý thuyết tiếp cậnChúng ta đều biết rằng lý thuyết pháp luật có vai trò rất quan trọng, cần thiết, là bệ đỡ, là nền tảng, là cơ sở cho mọi quy định pháp luật ra đời, tồn tại và phát huy vai trò điều chỉnh của nó244. Không những thế lý thuyết pháp luật có giá trị soi đường, định hướng tư duy với những người thực hành luật khi nó khiến họ suy nghĩ về cơ sở của những gì họ đang làm là gì245. Mô hình lý thuyết pháp luật là kim chỉ nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Trong hệ thống luật tư (mà luật gốc ở đây là BLDS) của Việt Nam nói riêng và của các quốc gia theo hệ thống luật Romano-Germanic chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết vật quyền. Đúng như nhận định "Trong hệ thống các chủ thuyết pháp lý nền tảng của luật dân sự, chủ thuyết vật quyền luôn được các học giả luật từ thời cổ đại La Mã cho đến nay coi là "khuôn vàng, thước ngọc" để thiết kế điều luật bảo đảm tổng thể lợi ích của các chủ thể được xác lập trên cùng tài sản"246. Tuy nhiên như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu đều thấy rằng: Bộ luật Dân sự hiện hành của Việt Nam mặc dù đã có những quy định mang tính khái quát, thể hiện rõ nét hơn về học thuyết vật quyền nhưng vẫn chưa thực sự tiếp cận một cách đầy đủ, triệt để học thuyết vật quyền. Sự tiếp cận chưa thực sự đầy đủ, triệt để học thuyết vật quyền đã hiện hữu trong các quy định của BLDS năm 2015 về chế định tài sản, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tàiluận án, nghiên cứu sinh sẽ có sự nhìn nhận, đánh giá về sự tiếp cận học thuyết vật quyền về quyền hưởng dụng và những nội dung liên quan đến quyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015 và các luật chuyên ngành có liên quan.Những bất cập này chủ yếu xuất phát từ sự thiếu vắng các quy định mang tính khái quát về vật quyền. Mặc dù BLDS năm 2015 đã tiếp cận về lý thuyết vật quyền nhưng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận và quy định một số vấn đề như quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản mà chưa tiếp cận một cách có hệ thống lý thuyết này. Do đótrong BLDS năm 2015 hoàn toàn không có các quy định mang tính chất quy định chung về vật quyền. Từ đó dẫn đến các quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản không có sự liên hệ với nhau, cũng như không có sự phân tách rạch ròi giữa vật quyền và trái quyền. Sự tồn tại này thể hiện ở không chỉ trong phần quy định về quyền hưởng dụng mà còn thấy ở các quyền khác đối với tài sản còn lại. Nghiên cứu sinh sẽ đề cập cụ thể điểm bất cập này ở nội dung dưới đây.

pdf266 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền hưởng dụng theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ASGTYJUIOP[Ư BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI QUYỀN HƯỞNG DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nộ i 2025 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI QUYỀN HƯỞNG DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 9 38 01 03 LỜI CAM ĐOAN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ HUỆ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa2. đưTS.ợ cNGUY công bỄốN trong MINH bất kTUỳ côngẤN trình nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này./. Hà Nội 2025 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu trong Luận án này là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này./. Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2025 Tác giả luận án Nguyễn Thị Phương Hải LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Huệ - Người hướng dẫn khoa học thứ nhất và TS. Nguyễn Minh Tuấn - Người hướng dẫn khoa học thứ hai; các thầy giáo, cô giáo trong các Hội đồng bảo vệ chuyên đề, bảo vệ cơ sở đã góp ý, chỉ bảo tận tình để tác giả có thể hoàn thành luận án này. Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, Khoa Pháp luật dân sự, Phòng Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Luật Hà Nội; các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, Khoa Pháp luật Dân sự và kiểm sát dân sự Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã tạo điều kiện để tác giả có thể hoàn thành và bảo vệ luận án trước Hội đồng bảo vệ cấp trường. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành bản luận án này. Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2025 Tác giả luận án Nguyễn Thị Phương Hải DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự TAND Tòa án nhân dân Nxb Nhà xuất bản i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của luận án .................................................................................... 1 2. Mục đích của luận án ............................................................................................ 3 3. Nhiệm vụ của luận án ........................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án ...................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................................................... 3 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 4 6. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 4 7. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án ................................................ 5 8. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 5 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................. 6 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án .............................................................................................................. 6 1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước ............................................. 6 1.1.1. Đề tài nghiên cứu khoa học ............................................................................... 6 1.1.2. Luận án, luận văn .............................................................................................. 6 1.1.3. Các bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành ............................................. 7 1.1.4. Sách chuyên khảo .............................................................................................. 8 1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài ............................................. 8 1.2.1. Luận văn, luận án .............................................................................................. 8 1.2.2. Sách chuyên khảo .............................................................................................. 8 1.2.3. Bài viết đăng trên tạp chí .................................................................................. 9 2. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................... 10 2.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng .......................................................... 10 2.1.1. Khái niệm quyền hưởng dụng ......................................................................... 10 2.1.2. Đặc điểm pháp lý của quyền hưởng dụng ....................................................... 14 2.1.3. Bản chất pháp lý của quyền hưởng dụng ........................................................ 16 ii 2.1.4. Nội dung cơ bản của pháp luật về quyền hưởng dụng .................................... 16 2.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hưởng dụng ............................................................................................... 25 2.2.1. Về khái niệm quyền hưởng dụng .................................................................... 25 2.2.2. Về đối tượng của quyền hưởng dụng .............................................................. 26 2.2.3. Về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng ............................................................. 26 2.2.4. Về hiệu lực của quyền hưởng dụng ................................................................ 27 2.2.5. Về nội dung quyền hưởng dụng ...................................................................... 29 2.2.6. Về căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng và hệ quả pháp lý khi chấm dứt quyền hưởng dụng ................................................................................................................ 30 2.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng .......................... 30 2.3.1. Về khái niệm quyền hưởng dụng .................................................................... 30 2.3.2. Về đối tượng của quyền hưởng dụng .............................................................. 31 2.3.3. Về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng ............................................................. 31 2.3.4. Về hiệu lực của quyền hưởng dụng ................................................................ 32 2.3.5. Về nội dung quyền hưởng dụng ...................................................................... 32 2.3.6. Về căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng và hệ quả pháp lý khi chấm dứt quyền hưởng dụng ................................................................................................................ 33 3. Hệ thống các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án ......................... 34 3.1. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ..................................................... 34 3.1.1. Cơ sở lý luận về quyền hưởng dụng ............................................................... 34 3.1.2. Về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền hưởng dụng ................................................................................................................ 36 3.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ....................................................................... 36 3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................ 36 3.3. Hướng nghiên cứu của luận án ....................................................................... 37 3.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu của luận án ........................................................ 38 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG ...... 39 1.1. Khái niệm, đặc điểm của quyền hưởng dụng ................................................ 39 1.1.1. Khái niệm quyền hưởng dụng ......................................................................... 39 iii 1.1.2. Đặc điểm quyền hưởng dụng .......................................................................... 45 1.2. Bản chất pháp lý của quyền hưởng dụng ...................................................... 48 1.2.1. Quyền hưởng dụng là một vật quyền hạn chế trên tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác ........................................................................................................ 48 1.2.2. Quyền hưởng dụng là quyền sở hữu hạn chế .................................................. 53 1.3. Cơ sở lý thuyết về quyền hưởng dụng ............................................................ 54 1.3.1. Học thuyết vật quyền ...................................................................................... 55 1.3.2. Học thuyết sở hữu kép .................................................................................... 62 1.4. Nội dung cơ bản của pháp luật về quyền hưởng dụng ................................. 68 1.4.1. Nhóm quy định về đối tượng của quyền hưởng dụng ..................................... 69 1.4.2. Nhóm quy định về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng .................................... 71 1.4.3. Nhóm quy định về hiệu lực của quyền hưởng dụng ....................................... 73 1.4.4. Nhóm quy định về nội dung quyền hưởng dụng ............................................. 76 1.4.5. Nhóm quy định về căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng và hệ quả pháp lý khi chấm dứt quyền hưởng dụng ..................................................................................... 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 84 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG ........................................................ 85 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền hưởng dụng .......... 85 2.1.1. Quy định về khái niệm quyền hưởng dụng ..................................................... 85 2.1.2. Quy định về đối tượng quyền hưởng dụng ..................................................... 85 2.1.3. Quy định về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng .............................................. 87 2.1.4. Quy định về hiệu lực của quyền hưởng dụng ................................................. 88 2.1.5. Quy định về nội dung quyền hưởng dụng ....................................................... 90 2.1.6. Quy định về căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng và hệ quả pháp lý khi chấm dứt quyền hưởng dụng ............................................................................................ 101 2.2. Nhận diện một số hạn chế, bật cập trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền hưởng dụng .......................................................................... 104 2.2.1. Hạn chế về mô hình lý thuyết tiếp cận và cấu trúc pháp luật về quyền hưởng dụng ......................................................................................................................... 104 2.2.2. Những hạn chế cụ thể trong quy định về quyền hưởng dụng ....................... 111 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 134 iv CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG ................................................................................................ 135 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền hưởng dụng ................................................................................................. 135 3.1.1. Những kết quả tích cực trong việc áp dụng quy định về quyền hưởng dụng trên thực tiễn ................................................................................................................... 135 3.1.2. Một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp về quyền hưởng dụng .............................................................................................................. 140 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền hưởng dụng ................................................................................................. 149 3.2.1. Kiến nghị về lý thuyết tiếp cận và cấu trúc pháp luật về quyền hưởng dụng..... 149 3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền hưởng dụng ................................................................................................... 153 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 169 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC SỐ 1. NỘI DUNG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN PHỤ LỤC SỐ 2. MỘT SỐ BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN CÁC CẤP GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN HƯỞNG DỤNG 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong hệ thống luật tư nếu như quyền sở hữu đóng vai trò trung tâm và là xương sống của pháp luật các quốc gia thì các quyền khác trên tài sản như: quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền đối với bất động sản liền kề cũng có vị trí rất quan trọng. Do đó, bên cạnh quy định về quyền sở hữu thì việc ghi nhận về các quyền khác trên tài sản cũng rất cần thiết. Bởi lẽ cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng cao. Đặc biệt là nhu cầu khai thác và hưởng lợi phát sinh từ tài sản. Tuy nhiên không phải khi nào mỗi chủ thể cũng có thể sở hữu những tài sản nhất định để thỏa mãn nhu cầu của mình. Thực tế nhiều chủ thể để thỏa mãn nhu cầu của mình, họ đã khai thác và hưởng lợi phát sinh trên tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác. Vì vậy để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể Nhà nước cần ghi nhận và quy định về các quyền khác đối với tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể, cũng như tạo hành lang pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tiễn. Quyền hưởng dụng là một trong các quyền khác đối với tài sản đã được BLDS năm 2015 ghi nhận và quy định. Có thể nói việc quy định quyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015 là sự khẳng định trên cùng một tài sản bên cạnh sự tồn tại của quyền sở hữu thì còn có các quyền khác tồn tại trên tài sản đó. Qua đó có thể thấy rằng "Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có một bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận thông lệ chung của pháp luật dân sự các nước trên thế giới, ghi nhận một số quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản"1. Đồng thời "Với việc chính thức thừa nhận quyền hưởng dụng như một vật quyền tách ra khỏi quyền sở hữu, những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn liên quan đến việc thực hiện quyền của những người được giao tài sản những không có quyền định đoạt, có thể được giải quyết thoả đáng"2. Quả đúng là như vậy, bởi trên thực tế ở thời điểm trước khi có quy định về quyền hưởng dụng thì đã phát sinh quan hệ mang bản chất của quyền hưởng dụng như: Chủ sở hữu tặng cho tài sản (thường là cho một người thân thuộc như con, cháu trực hệ) nhưng không cho phép người được tặng cho bán (nói chung là định đoạt) tài sản; Cha lập di chúc để tài sản lại cho con, nhưng không cho phép con định đoạt tài sản để mẹ còn sống có điều kiện khai thác, thu hoa lợi,... Do đó khi có tranh chấp xảy ra Tòa án thường vận dụng các quy phạm pháp luật tương tự để giải quyết do chưa có quy định pháp luật trực tiếp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể. Hơn nữa đứng dưới góc độ kinh tế thì quyền hưởng dụng là một trong các quyền đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường và tình trạng nguồn tài 1 Phan Chí Hiếu, Nguyễn Thanh Tú, Lê Thị Hoàng Thanh, Đinh Thị Phương Hảo (Đồng chủ biên) (2021), Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản: Pháp luật, thực tiễn và kiến nghị, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, Tr 209 2 Nguyễn Ngọc Điện, Những điểm mới về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7(335)/Kỳ 1, tháng 4/2017, tr.8-19, tr.34. 2 nguyên đang ngày càng khan hiếm. Trong khi đó nhu cầu của con người ngày càng phát triển, con người không chỉ khai thác tài sản của mình mà còn cần đến những tài sản của người khác. Bởi lẽ không phải chủ thể nào cũng có thể sở hữu một tài sản nào đó để khai thác nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình và trong nhiều trường hợp chủ sở hữu đối với tài sản cũng không khai thác hoặc khai thác không hết giá trị của tài sản mà mình sở hữu. Chính vì vậy quy định về quyền hưởng dụng ra đời còn nhằm mục đích khai thác triệt để tài sản, đáp ứng nhu cầu của con người một cách hiệu quả. BLDS năm 2015 quy định từ Điều 257 đến Điều 266 về quyền hưởng dụng là sự tiến bộ rất đáng ghi nhận và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đã đặt ra. Tuy nhiên các quy định về quyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015 còn mang tính khái quát cao, thiếu vắng các quy định cụ thể đã dẫn đến tình trạng khó khăn khi áp dụng trên thực tiễn cũng như dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Bản thân khái niệm về quyền hưởng dụng được ghi nhận tại Điều 257 BLDS năm 2015 cũng chưa thể hiện được bản chất của quyền hưởng dụng và còn khó có thể phân biệt được với quyền sử dụng của người đi thuê, mượn tài sản trong hợp đồng thuê, mượn tài sản. Các quy định về nội dung quyền hưởng dụng còn có sự chồng chéo, không rõ ràng. Cấu trúc quy định về nội dung quyền hưởng dụng chưa thể hiện sự vận dụng triệt để học thuyết vật quyền. Trong nội dung quyền hưởng dụng vẫn quy định theo hướng "quyền" và "nghĩa vụ" của người hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu mang dáng dấp của quan hệ trái quyền. Đồng thời trong quy định về quyền hưởng dụng của BLDS năm 2015 có nhiều quy định dẫn chiếu sang các luật chuyên ngành nhưng hiện nay các luật chuyên ngành chưa có quy định cụ thể về quyền hưởng dụng. Ngay cả những văn bản quy phạm pháp luật vừa mới được ban hành như: Luật Đất đai năm năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Doanh nghiệp năm 2020, cũng không có quy định về quyền hưởng dụng. Qua đó có thể thấy rằng các quy định về quyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015 chưa thực sự hóa thân vào các luật chuyên ngành. Do đó việc vận dụng về quyền hưởng dụng còn gặp nhiều hạn chế trên thực tiễn. Sự bất cập, vướng mắc đó xuất phát từ hạn chế về mô hình lý thuyết tiếp cận về quyền hưởng dụng cũng như hạn chế trong các quy định cụ thể về quyền hưởng dụng. Thời gian qua cũng đã có một số công trình nghiên cứu về quyền hưởng dụng. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu tiếp cận theo quy định của pháp luật thực định của Việt Nam hoặc một số quốc gia trên thế giới mà chưa có nghiên cứu mang tính xuyên suốt từ lý luận đến thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền hưởng dụng. Đặc biệt là tiếp cận quyền hưởng dụng dưới góc độ là một chế định pháp luật. Vì lẽ đó, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu đề tài "Quyền hưởng dụng theo pháp luật Việt Nam" để nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng. Trên cơ sở đó luận án sẽ đi vào phân tích, đánh giá, bình luận các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền hưởng dụng và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về quyền hưởng dụng trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. 3 2. Mục đích của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng. Phân tích, bình luận, đánh giá các quy định trong pháp luật dân sự hiện hành về quyền hưởng dụng và thực tiễn áp dụng, để tìm ra những hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng. 3. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Xác định đúng những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng để nghiên cứu, nhất là xác định bản chất pháp lý của quyền hưởng dụng và các học thuyết pháp lý liên quan đến quyền hưởng dụng. - Phân tích, bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về quyền hưởng dụng. - Xác định những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành từ mô hình lý thuyết tiếp cận đến các quy định cụ thể về quyền hưởng dụng, tạo ra tiền đề trong việc đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng. - Phân tích về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng để đề xuất, kiến hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mô hình lý thuyết tiếp cận, cấu trúc của pháp luật và các quy định cụ thể về quyền hưởng dụng nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt hơn quyền năng của chủ thể hưởng dụng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào những nội dung cơ bản sau: - Hệ thống các lý thuyết pháp lý điển hình hiện nay có ảnh hưởng đến việc xây dựng và thiện pháp luật về quyền hưởng dụng của các quốc gia trên thế giới; - Các quy phạm pháp Việt Nam hiện hành về quyền hưởng dụng; - Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền hưởng dụng; - Các quan điểm khoa học đã được các cá nhân và các tổ chức công bố trong các nghiên cứu về quyền quyền hưởng dụng cả trong và ngoài nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Quyền hưởng dụng là vấn đề rộng và có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, vì vậy, trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản xung quanh quyền hưởng dụng dưới góc độ là một chế định pháp luật được quy định chủ yếu trong BLDS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan. Về thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp có liên quan đến 4 quyền hưởng dụng, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các bản án, quyết định của TAND các cấp trong phạm vi cả nước từ thời điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vậy lịch sử để giải quyết các vấn đề luận án đặt ra. Trong quá trình nghiên cứu, luận án bám sát các quan điểm cơ bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới để luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn được luận án đề cập. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp lịch sử: được sử dụng để nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về quyền hưởng dụng trong pháp luật Việt Nam, Luật La Mã được đề cập trong Chương 1 của luận án. - Phương pháp so sánh: Sử dụng trong Chương 1 khi so sánh các quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hưởng dụng qua các thời kì. Phương pháp này cũng được sử dụng trong Chương 1 khi đề cập tới quy định về quyền hưởng dụng của một số quốc gia trên thế giới. - Phương pháp thống kê được đề cập trong phần Tổng quan về tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. - Phương pháp phân tích, quy nạp, diễn giải được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án để làm rõ những vấn đề được đưa ra. - Ngoài ra đề tài có sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp giả định, tình huống 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học cấp tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu một cách độc lập và có hệ thống về quyền hưởng dụng dưới góc độ là một chế định pháp luật. Luận án có những điểm mới sau: - Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống và đánh giá về các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án để qua đó rút ra những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu và làm rõ. - Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng như: Khái niệm quyền hưởng dụng, đặc điểm quyền hưởng dụng, bản chất pháp lý của quyền hưởng dụng, các học thuyết pháp lý về quền hưởng dụng. Đặc biệt trên cơ sở những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng, luận án đã xây dựng được khung pháp lý về quyền hưởng dụng bao gồm: khái niệm quyền hưởng dụng, đối tượng quyền hưởng dụng, căn cứ xác lập quyền hưởng dụng, hiệu lực của quyền hưởng dụng, nội dung quyền hưởng dụng, căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng. Đây cũng là những nội dung được nghiên cứu tại Chương 2 và là cơ sở để đưa ra những kiến nghị tại Chương 3 của luận án. - Phân tích và làm rõ vị trí, vai trò của quyền hưởng dụng là một vật quyền 5 khác (vật quyền hạn chế) trong hệ thống vật quyền và mối liên hệ giữa quyền hưởng dụng với quyền sở hữu. - Phân tích có hệ thống các quy định về quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành. Đồng thời luận án cũng đã nghiên cứu, tiếp cận về thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền hưởng dụng. Trên cơ sở đó chỉ ra những điểm hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam vềquyền hưởng dụng. - Đề xuất các một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng từ mô hình lý thuyết tiếp cận, mô hình cấu trúc hệ thống pháp luật đến các quy định cụ thể của pháp luật về quyền hưởng dụng. 7. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp vào việc bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng, tạo cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về quyền hưởng dụng và các quy định có liên quan trong Bộ luật Dân sự 2015. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy lý luận về quyền hưởng dụng trong các cơ sở đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam. Ngoài ta, trong một chừng mực nhất định luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan xây dựng và áp dụng pháp luật. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành ba chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền hưởng dụng Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng. 6 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án Ở các cấp độ khác nhau, đã có một số công nghiên nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án, trong đó tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau: 1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước 1.1.1. Đề tài nghiên cứu khoa học (1) Nguyễn Minh Oanh (Chủ nhiệm) (2018), "Chế định vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấp trường), Trường Đại học Luật Hà Nội. (2) Nguyễn Nhật Thanh (Chủ nhiệm) (2022), "Giao dịch xác lập quyền hưởng dụng theo pháp luật dân sự Việt Nam", Đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở (cấp trường), Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.2. Luận án, luận văn (1) Lê Đăng Khoa (2018), "Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam", Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. (2) Lê Thị Liên Hương (2010), "Quyền đối vật trong luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành", Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. (3) Lê Thu Trang (2017), "Tiếp nhận Luật La Mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. (4) Đào Thị Tú Uyên (2017), "Quyền hưởng dụng theo Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015", Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. (5) Trần Thị Cẩm Nhung (2017), "Quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam", Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. (6) Phạm Hữu Đạt (2021), "Quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam", Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. (7) Hoàng Thị Thu Phương (2020), "Pháp luật về quyền hưởng dụng", Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. (8) Lê Hoàng Minh (2021), "Xác lập quyền hưởng dụng theo pháp luật dân sự Việt Nam", Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. (9) Nguyễn Thị Hoàng Điệp (2022), "Quyền hưởng dụng theo pháp luật Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam", Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 7 1.1.3. Các bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành (1) Ngô Huy Cương (2010), "Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự tương lai của Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17/2010, tr. 28–34. (2) Phùng Trung Tập (2016), "Về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 15/2016, tr. 40 – 46. (3) Trần Thị Cẩm Nhung (2017), "Bàn về vấn đề xác lập quyền hưởng dụng theo quy định của luật", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 09 (353)/2017, tr.42-46. (4) Đỗ Văn Đại, Nguyễn Nhật Thanh (2017), "Đối tượng của quyền hưởng dụng trong pháp luật Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23/2017, tr.8-13. (5) Nguyễn Văn Hợi (2017), "Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về các quyền đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015", Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 3/2017, tr.47-54. (6) Nguyễn Ngọc Điện (2017), "Những điểm mới về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 7/2017, tr.8-19. (7) Nguyễn Thị Thúy, Lê Minh Khoa (2017), "Quyền hưởng dụng - Từ góc độ pháp luật dân sự Pháp đến kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí Khoa học pháp lý số 8/2017, tr.26-33. (8) Đỗ Văn Đại (2017), "Quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự năm 2015", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11(339) T6/2017, tr. 47 – 50. (9) Nguyễn Minh Oanh, Chu Thị Lam Giang (2018), "Quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự năm 2015", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2018, tr.39-45. (10) Trần Thị Cẩm Nhung, Võ Nguyễn Nam Trung (2019), "So sánh giữa quyền hưởng dụng và quyền sử dụng đất của người thuê, mượn tài sản", Tạp chí Tòa án nhân dân số 20/2019, tr.27-33. (11) Phùng Trung Tập (2019), "Bàn về nhóm các quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015", Tạp chí Kiểm sát số 16/2019, tr. 22-29. (12) Đoàn Thị Phương Diệp, Nguyễn Thị Vy Quý (2020), "Mối quan hệ giữa quyền hưởng dụng và quyền sở hữu tài sản dưới góc nhìn so sánh", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20/2020, tr.3-9. (13) Nguyễn Thị Hường (2020), "Một số vấn đề về quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự năm 2015", Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/2020, tr.32-36. (14) Phùng Trung Tập (2020), "Những khía cạnh pháp lý của quyền hưởng dụng", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2020, tr.42-52. (15) Nguyễn Thanh Phúc (2020), "Quyền của chủ thể có quyền hưởng dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2020, tr.30-37, 84. (16) Phùng Trung Tập (2021), "Một số khía cạnh của vật quyền hưởng dụng", Tạp chí Kiểm sát số 10/2021, tr.27-31. 8 (17) Lê Thị Hoàng Thanh (2021), "Quyền hưởng dụng - Một số vấn đề đặt ra sau 5 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015", Tạp chí Quản lý nhà nước số 8/2021, tr.34-37. (18) Đặng Thị Thu Phương (2021), "Quyền hưởng dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện", Tạp chí Tòa án nhân dân số 19/2021, tr.5-9, 29. (19) Nguyễn Nhật Thanh, Lê Hoàng Minh (2022), "Thoả thuận xác lập quyền hưởng dụng", Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 11/2022, tr. 52-61. 1.1.4. Sách chuyên khảo (1) Nghiêm Xuân Việt (1974), Dân luật - Tài sản, Luật Khoa Đại học Đường Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn, 1974. (2) Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2016. (3) Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (2017) (Đồng chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. (4) Nguyễn Minh Oanh (Chủ biên) (2018), Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại (Sách chuyên khảo), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. (5) Phùng Trung Tập, Kiều Thị Thùy Linh (Đồng chủ biên) (2021), Tài sản và vật quyền (Sách chuyên khảo), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. (6) Lê Minh Hùng (Chủ biên) (2024), Quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới, Nxb Hồng Đức. 1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài 1.2.1. Luận văn, luận án (1) Самойлов Евгений Иванович (2014), Право пользовладения жилым помещением: Понятие, виды, содержание, Диссертация на соискание ученой степени кандидата юридических наук, Южный федеральный университет. (2) Chisilița Violeta (2015), Probleme teoretice și practice ale servituților personale, Teză de doctor în drept, Universitatea de stat din Moldova. (3) Marianne Rolain (2015), Les limitations au droit de propriete en matiere immobiliere, Droit. Univer site Nice Sophia Antipolis, Francais. (4) Мацакян Гоар Суреновна (2018), Право личного пользовладения: Проблемы теории и практики, Диссертация на соискание ученой степени кандидата юридических наук, Московский государственный юридический университет. 1.2.2. Sách chuyên khảo (1) Ernest J. Schuster (1907), The Principles Of German Civil Law, Oxford At The Clarendon Press. 9 (2) Dr. Josef Köhler (1919), Lehrbuch des Bürgerlichen Rechts, Carl Heymanns Verlag, Berlin. (3) Анатолий Васильевич Венедиктов (1948), Государственная социалистическая собственность, Издательство Академии наук СССР, Москва. (4) Lawrence C. Becker (1977), Property Rights Philosophic Foundations, Routledge & Kegan Paul Ltd. (5) И.Б. Новицкого и И.С. Перетерского (Под редакцией) (2014), Римское частное право, Кнорус, Москва. (6) Е. Д. Тягай (2014), Право собственности на недвижимость в сша: сложноструктурные модели монография, монография, Проспект, Москва, 2014. (7) В. А. Белов (2022), Очерки вещного права, Издательство Юрайт, Москва. 1.2.3. Bài viết đăng trên tạp chí (1) A. N. Yiannopoulos (1967), "Usufruct: General Principles - Louisiana and Comparative Law", Louisiana Law Review, Volume 27/Number 3/1967, p.369 - 422. (2) Лаура Солидоро Маруотти (2004), "Абсолютная собственность и относительная собственность в европейской правовой истории", IVS ANTIQVVM/Древнее право Том. 2.14, Издатель Спарк, c.7-50. (3) В. А. Савельев (2008), "Проблема разделенной собственности и современная теория российского гражданского права", Журнал российского права, №4/2008, C.113-123. (4) О.О. Павленко, Л.В. Красицька (2013), "Узуфрукт як обмежене речове право", Вісник студентського наукового товариства Донецького, Том 1 № 5 (2013), C.82-87. (5) Мицык Галина Юрьевна (2014), "Cодержание объекта права личного пользовладения (узуфрукта) в российской системе ограниченных вещных прав", Научно-методический электронный журнал "Концепт", № 04 (апрель)/2014, C.1-9. (6) Victor Volcinschi, Violeta Chisilița (2014), "Definirea dreptului subiectiv de uzufruct, uz și abitație și locul servituților personale în sistemul drepturilor reale", Revista Naţională De Drept, nr. 11 (169) 2014, p.9-13. (7) В.И. Шабас, "Теоретическая модель собственности в американской юриспруденции: Очерк одной метафоры", Вестник гражданского права, № 2/2014, Тom 14, C.267-301. (8) Мацакян Гоар Суреновна (2017), "Квазиузуфрукт в римском и современном европейском праве: Проблемы рецепции и толкования", Научный журнал "Бизнес. Образование. Право", № 1 (38) февраль/2017, C.240 – 243. (9) Сироткин Алексей Геннадьевич (2017), "История и перспективы развития узуфрукта (пользовладения) в российском гражданском праве", Юридическая наука, № 4/2017, C.112-117. 10 (10) Борис А. Антонов (2018), "Узуфрукт в римском, французском и германском праве: сравнительно-правовое исследование", Вестник РГГУ. Серия "Экономика. Управление. Право", № 2 (12)/2018, С. 23–34. (11) Pavel Petr, Ondřej Horák, Petr Dostalík (2018), "Divided ownership – Development and perspectives", Law, Economics and Social Issues Review, De Gruyter Open, Volume 9/2018, issue 2, p.81–95. Nội dung cụ thể của từng công trình nghiên cứu đã công bố ở trên được đề cập tại Phụ lục số 1 "Nội dung các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án". 2. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu ở cả trong nước và ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy rằng, đã có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về quyền hưởng dụng, tuy nhiên ở một chừng mực nào đó những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định về quyền hưởng dụng vẫn chưa được các công trình đã công bố nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu từ các công trình trên sẽ là cơ sở để tác giả phân tích, luận giải những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng theo góc nhìn so sánh, trong đó có nhiều kết quả nghiên cứu sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa và tiếp tục phát triển. Cụ thể như sau: 2.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng 2.1.1. Khái niệm quyền hưởng dụng Về khái niệm quyền hưởng dụng được rất nhiều các công trình cả trong nước và nước ngoài tiếp cận và nghiên cứu. Dưới góc độ pháp lý, các công trình nghiên cứu đã công bố tiếp cận khái niệm quyền hưởng dụng theo hai giác độ là theo nghĩa chủ quan và theo nghĩa khách quan. Thứ nhất, theo nghĩa khách quan, hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố đều khẳng định: Quyền hưởng dụng là một chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong việc chiếm hữu, sử dụng và hưởng lợi trên tài sản của người khác. Chẳng hạn, trong một công trình nghiên cứu của mình, các tác giả Victor Volcinschi và Violeta Chisilița khẳng định: "Theo nghĩa thiết chế pháp luật hay nói cách khác, theo nghĩa khách quan, quyền hưởng dụng là một tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa người sở hữu một vật (chủ sở hữu thực sự) và người hưởng dụng trong việc chiếm hữu, sử dụng và thụ hưởng các lợi ích của vật này và có nghĩa vụ bảo quản bản chất của vật đó"3. Quan điểm tương tự cũng được tác giả Violeta 3 Xem Victor Volcinschi, Violeta Chisilița (2014), "Definirea dreptului subiectiv de uzufruct, uz și abitație și locul servituților personale în sistemul drepturilor reale", Revista Naţională De Drept, nr. 11 (169) 2014, p.9- 13. Nguồn: Truy cập lần cuối lúc 23h15' ngày 25/11/2023. 11 Chisilița tái khẳng định trong một công trình nghiên cứu được công bố năm 2015 của mình4. Cũng nhìn nhận quyền hưởng dụng theo nghĩa khách quan, trong một công trình nghiên cứu của mình khi đề cập đến quyền hưởng dụng trong sự đối sánh giữa luật tư La Mã, pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Liên bang Đức, tác giả Борис А. Антонов khẳng định: "Khác với luật La Mã hay Bộ luật dân sự Pháp khi quy định quyền hưởng dụng theo nguyên tắc liệt kê thì Bộ luật dân sự Đức quy định về quyền hưởng dụng theo nguyên tắc khái quát và trừu tượng, theo đó quyền hưởng dụng được coi là một thể chế (chế định) pháp luật độc lập và chủ thể có quyền hưởng dụng được thực hiện mọi hành vi trên tài sản của người khác để thỏa mãn lợi ích của mình"5. Ở một khía cạnh khác, mặc dù không trực tiếp đưa ra khái niệm về quyền hưởng dụng theo nghĩa khách quan, nhưng thông qua khái niệm vật quyền hiểu theo nghĩa khách quan thì có thể hiểu quyền hưởng dụng là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về nội dung quyền hưởng dụng; về căn cứ phát sinh, căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng; về nguyên tắc thực hiện, bảo vệ quyền hưởng dụng và về các hạn chế mà người có quyền hượng dụng phải tuân thủ khi thực hiện các quyền năng của mình. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu của mình, tác giả Dương Đăng Huệ cho rằng: "Theo nghĩa khách quan thì vật quyền là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về vật với tư cách là đối tượng của vật quyền, về các loại vật quyền và nội dung của từng loại vật quyền, về căn cứ phát sinh, chấm dứt các loại vật quyền, về nguyên tắc thực hiện, bảo vệ vật quyền, về các hạn chế mà người có vật quyền phải tuân thủ khi thực hiện các quyền năng của mình "6. Quan điểm này cũng được một số tác giả khác đồng tình7. Thứ hai, theo nghĩa chủ quan, các công trình nghiên cứu được khảo cứu tiếp cận quyền hưởng dụng dưới hai góc độ. Một là, tiếp cận quyền hưởng dụng là một vật quyền trên tài sản của người khác. Qua khảo cứu nghiên cứu sinh nhận thấy, các công trình nghiên cứu đã công bố tiếp cận theo hướng này đều cho rằng quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể không phải là chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và thụ hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Cách tiếp cận này xuất phát từ quan niệm của luật La Mã về quyền hưởng dụng, theo đó quyền hưởng dụng được hiểu là quyền sử dụng vật của người khác và thu hoa lợi từ vật nhưng phải giữ nguyên được sự toàn vẹn về chất của vật. Chẳng 4 Xem Violeta Chisilița (2015), Probleme teoretice și practice ale servituților personale, Teză de doctor în drept, Universitatea de stat din Moldova, tr.49. Nguồn: Truy cập lần cuối lúc 22h20' ngày 08/12/2023. 5 Xem Борис А. Антонов (2018), "Узуфрукт в римском, французском и германском праве: сравнительно- правовое исследование", Вестник РГГУ. Серия "Экономика. Управление. Право", № 2 (12)/2018, С. 23– 34. Nguồn: sravnitelno-pravovoe-issledovanie. Truy cập lần cuối lúc 21h30' ngày 08/12/2023. 6 Xem Dương Đăng Huệ (2015), "Nên sử dụng khái niệm vật quyền trong Bộ luật Dân sự", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 13 (293)/2015, tr.04-09. 7 Xem Nguyễn Minh Oanh (Chủ biên) (2018), Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại (Sách chuyên khảo), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr15; Phùng Trung Tập, Kiều Thị Thùy Linh (Đồng chủ biên) (2021), Tài sản và vật quyền (Sách chuyên khảo), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.71-72.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quyen_huong_dung_theo_phap_luat_viet_nam.pdf
  • pdfBAN TOM TAT LUAN AN (TIENG ANH).pdf
  • pdfBAN TOM TAT LUAN AN (TIENG VIET).pdf
  • pdfQUYET DINH THANH LAP HOI DONG DANH GIA LUAN AN TIEN SI CAP TRUONG.PDF
  • pdfTHONG TIN DIEM MOI CUA LUAN AN (TIENG ANH).pdf
  • pdfTHONG TIN DIEM MOI CUA LUAN AN (TIENG VIET).pdf
Luận văn liên quan