Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của
công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn
thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên và được khẳng định
trong nhiều điều ước quốc tế khác. Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính
trị năm 1966 đã khẳng định mọi người đều có quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền
đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức, phương pháp tùy
theo sự lựa chọn của họ. Hiện nay, đa phần các quốc gia tiến bộ trên thế giới đều
đã có những ghi nhận nhất định về quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc
gia bởi vai trò của quyền này trong việc hiểu và nhận thức hướng tới tôn trọng và
bảo đảm quyền, tự do cơ bản cũng như nhân phẩm con người và việc tạo cơ hội
cho dân chúng nhận thức về quyền năng của chính mình. Điều này cũng phù hợp
với xu hướng toàn cầu về mở rộng quyền tiếp cận thông tin, xu hướng này gắn liền
với nhu cầu dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội, minh bạch hóa pháp luật, bảo
đảm quyền con người của các quốc gia và thực tiễn các giá trị của thông tin đem
lại cho con người ngày càng trở nên hữu hình.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã rất quan tâm, chú trọng
xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của
công dân. Trước hết là Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa quy định về “quyền được
thông tin” của Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi thành “quyền tiếp cận thông tin”
(Điều 25). Việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin với tư cách là quyền
gốc cũng là nhằm đảm bảo thực hiện các quyền khác của con người, của công dân
mà Hiến pháp đã quy định, như quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền
bầu cử, quyền ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo Sau Hiến pháp 2013, nhiều Luật
và các văn bản dưới Luật được ban hành (như Luật Đất đai 2013, Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Trưng cầu ý dân 2015 ) đã ghi nhận các cơ sở pháp lý
bảo đảm việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
181 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TRUNG THÀNH
QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN
TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội, 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TRUNG THÀNH
QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN
TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
Ngành, chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã ngành số : 9.38.01.02
Người hướng dẫn khoa học 1:PGS.TS. Lê Mai Thanh
2: TS. Trần Kim Liễu
Hà Nội, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy
định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận án này.
Tác giả luận án
Nguyễn Trung Thành
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
EU Liên minh Châu Âu
FTA Hiệp định thương mại tự do
HĐND Hội đồng nhân dân
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
TAND Tòa án nhân dân
TCTT Tiếp cận thông tin
TTHC Tố tụng hành chính
UBND Ủy ban nhân dân
UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................ 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ........................................................... 7
7. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA TRONG LUẬN ÁN ..................................................................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 9
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................... 32
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu .................... 35
CHƯƠNG 2.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG
TIN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH ........................................................ 38
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ..... 38
2.2. Nội dung của quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ................ 56
2.3. Các nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính .... 63
2.4. Điều kiện và thiết chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính .... 68
CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG TỐ
TỤNG HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................ 77
3.1. Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền tiếp cận thông tin
trong tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay ................................................... 77
3.2. Thực trạng các thiết chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành
chính ở Việt Nam hiện nay ............................................................................... 120
3.3. Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành
chính ở Việt Nam hiện nay ............................................................................... 134
CHƯƠNG 4.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP
CẬN THÔNG TIN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ...... 143
4.1. Phương hướng bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở
Việt Nam ........................................................................................................... 143
4.2. Giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam ........148
KẾT LUẬN ................................................................................................... 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 167
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của
công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn
thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên và được khẳng định
trong nhiều điều ước quốc tế khác. Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính
trị năm 1966 đã khẳng định mọi người đều có quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền
đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức, phương pháp tùy
theo sự lựa chọn của họ. Hiện nay, đa phần các quốc gia tiến bộ trên thế giới đều
đã có những ghi nhận nhất định về quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc
gia bởi vai trò của quyền này trong việc hiểu và nhận thức hướng tới tôn trọng và
bảo đảm quyền, tự do cơ bản cũng như nhân phẩm con người và việc tạo cơ hội
cho dân chúng nhận thức về quyền năng của chính mình. Điều này cũng phù hợp
với xu hướng toàn cầu về mở rộng quyền tiếp cận thông tin, xu hướng này gắn liền
với nhu cầu dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội, minh bạch hóa pháp luật, bảo
đảm quyền con người của các quốc gia và thực tiễn các giá trị của thông tin đem
lại cho con người ngày càng trở nên hữu hình.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã rất quan tâm, chú trọng
xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của
công dân. Trước hết là Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa quy định về “quyền được
thông tin” của Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi thành “quyền tiếp cận thông tin”
(Điều 25). Việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin với tư cách là quyền
gốc cũng là nhằm đảm bảo thực hiện các quyền khác của con người, của công dân
mà Hiến pháp đã quy định, như quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền
bầu cử, quyền ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo Sau Hiến pháp 2013, nhiều Luật
và các văn bản dưới Luật được ban hành (như Luật Đất đai 2013, Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Trưng cầu ý dân 2015) đã ghi nhận các cơ sở pháp lý
bảo đảm việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân. Đặc biệt, ngày
2
06/04/2016, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, đã thông qua Luật Tiếp cận thông
tin. Có thể xem đây là một bước đột phá, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước
trong việc ban hành cơ sở pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân,
đồng thời cũng nhằm góp phần xây dựng một Nhà nước công khai, minh bạch, của
Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, huy động và phát huy được vai trò của
Nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Luật đã quy định một
cách cơ bản nhất các nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, chủ thể thực
hiện quyền tiếp cận thông tin, thông tin được tiếp cận, thông tin không được tiếp
cận, thông tin được tiếp cận có điều kiện, công khai thông tin, cung cấp thông tin
theo yêu cầu và hơn thế Luật còn cho phép công dân có quyền khiếu nại, tố cáo,
khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chínhNhư vậy, cùng với
quy định của Hiến pháp 2013, Luật Tiếp cận thông tin 2016 cũng như các quy định
của Luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật khác liên quan về quyền tiếp cận
thông tin từ nhiều góc độ chung đến các lĩnh vực hoạt động cụ thể và thực tiễn thi
hành các quy định này cho thấy sự tiến bộ đáng ghi nhận trong nhận thức cũng như
trong pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay.
Hoạt động tố tụng hành chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong quản lý hành chính nhà
nước, bảo vệ trật tự, kỉ cương quản lý hành chính nhà nước theo hướng công khai,
dân chủ, pháp quyền. Trong hoạt động tố tụng hành chính, thông tin là cơ sở pháp
lý quan trọng để hoạt động xét xử vụ án hành chính được bảo đảm sự công bằng
và liêm chính. Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực này tức
là bảo đảm sự tôn nghiêm của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của nhà
nước pháp quyền, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ sự công
bằng trong xã hội. Quyền tiếp cận thông tin của đương sự là một trong những điều
kiện cơ bản để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo pháp
luật, bảo vệ các lợi ích chính đáng được pháp luật thừa nhận. Công dân chỉ có thể
tiếp cận được thông tin khi mọi tổ chức, hoạt động của nhà nước được thông tin
đầy đủ, kịp thời, rõ ràng và công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin
3
đại chúng, nhất là các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Hạ tầng thông
tin cần bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt, dễ tiếp cận và việc bảo đảm công khai,
minh bạch và trách nhiệm giải trình thông tin của cơ quan hành chính nhà nước
các cấp chính là cơ sở để thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nhất là
những thông tin liên quan đến hành vi hành chính và quyết định hành chính trong
các vụ án hành chính. Chính vì vậy, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong
hoạt động xét xử vụ án hành chính đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của mọi
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực tố
tụng nói chung và tố tụng hành chính nói riêng ở nước ta hiện nay còn nhiều
vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Thực tế cho
thấy, nhu cầu thông tin của công dân ngày càng nhiều, nhất là các thông tin liên
quan trực tiếp đến việc thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
(như thông tin trong quy hoạch đất đai, giao thông, xây dựng, đền bù, giải phóng
mặt bằng,). Trong khi đó, việc công khai và cung cấp thông tin của các cơ quan
nhà nước chưa thực sự đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân; người
dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin một cách chủ động,
nhanh chóng và thuận tiện. Mặt khác, hệ thống pháp luật về bảo đảm và thực hiện
quyền tiếp cận thông tin của công dân trong tố tụng hành chính cho thấy, phương
thức, hình thức tiếp cận thông tin chưa được quy định rõ và thống nhất, chưa quy
định một cách rành mạch thông tin được tiếp cận và thông tin không được hoặc
bị hạn chế tiếp cận, không quy định rõ loại hình thông tin phải được công khai
rộng rãi và thông tin được cung cấp theo yêu cầu của công dân. Do đó, phạm vi
thông tin được công khai, hình thức công khai thông tin theo yêu cầu tại các cơ
quan nhà nước chưa được thực hiện thống nhất, còn phụ thuộc vào quyết định của
từng cơ quan và thái độ phục vụ của công chức trực tiếp tiếp nhận yêu cầu trong
bối cảnh các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện hành chính đang gia tăng. Tuy nhiên,
trong thời gian qua, các nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về tiếp cận thông tin
4
trong tố tụng hành chính ở Việt Nam còn rất ít, tản mạn và đây cũng là một trong
những lý do cần thiết để tác giả triển khai nghiên cứu đề tài này.
Ngoài ra, nhận thức pháp luật về quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành
chính của cán bộ, công chức, đương sự và hoạt động xét xử vụ án hành chính của tòa
án ở nước ta hiện nay còn tồn tại những hạn chế nhất định, pháp luật còn chưa quy
định trách nhiệm pháp lý đầy đủ trong việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ
tiếp cận thông tin của đương sự cũng như trách nhiệm pháp lý trong việc thực hiện
nghĩa vụ công khai, minh bạch của cơ quan nhà nước cũng còn bất cập, hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trên một phần do vẫn còn tồn tại nhiều
khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn về quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh
vực tố tụng nói chung và trong tố tụng hành chính nói riêng chưa được nghiên
cứu thấu đáo. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu luận án về “Quyền
tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu một
cách toàn diện về mặt lý luận cũng như thực tiễn về quyền tiếp cận thông tin trong
tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích toàn diện lý luận về quyền tiếp
cận thông tin trong tố tụng hành chính; đánh giá thực trạng quy định pháp luật và
thực tiễn bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính, nhằm đưa ra
các giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án triển khai thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm quyền tiếp cận thông tin
trong tố tụng hành chính cũng như phân tích vai trò, nội dung quyền tiếp cận thông
tin trong tố tụng hành chính và các điều kiện bảo đảm, thiết chế bảo đảm quyền
tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính.
5
- Đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền tiếp
cận thông tin trong tố tụng hành chính trong bối cảnh các điều kiện cụ thể cùng
hệ thống các thiết chế bảo đảm tương ứng ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
trong tố tụng hành chính ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu luận án gồm:
- Các quan điểm khoa học về quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính.
- Chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng
hành chính.
- Thực tiễn thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính tại
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu quyền tiếp cận thông tin trong tố
tụng hành chính của các chủ thể là cá nhân khởi kiện. Về mặt lý luận cũng như thực
tiễn, đương sự trong tố tụng hành chính (bao gồm người khởi kiện, người bị kiện,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) có thể là các tổ chức, cá nhân và cơ quan
nhà nước - với những nhu cầu tiếp cận thông tin khác nhau. Do đó, luận án lựa chọn
nghiên cứu quyền của nhóm chủ thể quyền con người khi khởi kiện vụ án hành
chính hay nói cách khác, luận án chỉ tập trung vào quyền tiếp cận thông tin của cá
nhân khởi kiện vụ án hành chính, đây chính là đối tượng yếu thế trong mối quan hệ
với bên bị kiện và họ còn có những bất lợi so với người khởi kiện là tổ chức.
Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu quyền tiếp cận thông
tin trong tố tụng hành chính tại Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến nay khi Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 được ban hành.
6
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận: Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận án
sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp vận
dụng các quan điểm, định hướng phát triển quyền con người, quyền công dân,
quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động tư pháp, cũng như tư tưởng xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay làm nền tảng, cơ sở
lý luận cho quá trình nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
liên ngành, đa ngành luật học; phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành khoa
học xã hội.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng như: Phương pháp lịch
sử cụ thể, phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp
quy nạp, diễn giải... Cụ thể:
Chương 1: Để khảo cứu các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài luận án, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, trên cơ sở đó đưa ra đánh giá, nhận định những kết quả của các
công trình nghiên cứu trước đó và đặt ra hướng nghiên cứu mới phù hợp với nội
dung nghiên cứu của luận án.
Chương 2: Luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để
luận giải các vấn đề lý luận về quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính.
Luận án sử dụng cách tiếp cận dựa trên quyền để luận bàn về việc trao quyền cho
bên khởi kiện tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính và tạo lập các điều kiện bảo
đảm cũng như cơ chế thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính.
Chương 3: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so
sánh, tình huống để đánh giá thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong các tố tụng
hành chính tại Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, sử dụng cách
tiếp cận dựa trên quyền để làm rõ các quan điểm, chủ trương, chính sách của
7
Đảng, pháp luật của Nhà nước và những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay,
từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quyền tiếp cận
thông tin trong tố tụng hành chính.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học, luận án nghiên cứu về quyền
tiếp cận thông tin nói chung và quyền tiếp cận thông tin trong các ngành, lĩnh
vực cụ thể nói riêng, tuy nhiên hiện chưa có sản phẩm khoa học toàn diện nào đi
sâu nghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin của đương sự trong tố tụng hành
chính nói chung và của cá nhân khởi kiện vụ án hành chính nói riêng ở Việt
Nam. Dưới góc độ luận án tiến sĩ luật học, luận án có những đóng góp khoa học
nhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Luận án nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận về quyền tiếp
cận thông tin trong tố tụng hành chính, trong đó đã làm rõ đặc điểm của quyền
này gắn với chủ thể là cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đồng thời làm rõ nội
dung và nguyên tắc cơ bản của quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính
Thứ hai: Luận án đã đánh giá toàn diện thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận
thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh các điều kiện cụ thể
của Việt Nam cũng như năng lực có chế bảo đảm quyền này trong tố tụng hành
chính. Luận án đã chỉ ra những bất cập của các quy định pháp luật và thực tiễn
thực hiện quy định pháp luật liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của cá nhân
khởi kiện vụ án hành chính trong một số vụ việc thực tế hiện nay.
Thứ ba: Luận án đã đề xuất hệ thống các phương hướng và giải pháp bảo
đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở Việt Nam dựa trên bối
cảnh thực tiễn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm rõ hơn nội hàm khái niệm,
vị trí, vai trò quyền tiếp cận thông tin của cá nhân khởi kiện vụ án hành chính;
8
phân tích nội dung và các điều kiện bảo đảm quyền tiếp cận thông tin và vai trò
của tòa án trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính
nói chung và của cá nhân khởi kiện vụ án hành chính nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu và giảng
dạy trong khoa học luật hành chính nói chung và luật tố tụng hành chính nói riêng,
cũng như đối với đương sự là chủ thể quyền, cơ quan quản lý nhà nước nắm giữ
thông tin và cuối cùng là Tòa án Nhân dân trong vai trò bảo đảm quyền tiếp cận
thông tin trong tố tụng hành chính.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra trong
luận án.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng
hành chính.
Chương 3: Thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính ở
Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Phương hướng