1.1. Phát triển tố chất thể lực (TCTL) là một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục mầm non (GDMN). Phát triển TCTL giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về cơ thể. Đây là việc làm cần thiết giúp trẻ nâng cao thể lực, giữ gìn sức khỏe, tầm vóc phù hợp với giới tính, lứa tuổi, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân ở hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, phát triển TCTL giúp trẻ phát triển các phẩm chất đạo đức, khả năng giao tiếp, ứng xử, rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tinh thần đồng đội, tính kiên trì, có ý thức tập thể, tinh thần kỷ luật cao, có năng lực vượt qua khó khăn, phòng tránh được các nguy hiểm, Từ đó, trẻ dễ dàng thích nghi với cuộc sống, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội và xây dựng niềm tin, tinh thần lạc quan cho mọi người, làm giảm tình trạng căng thẳng, lo âu ở con người. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy việc phát triển TCTL cho trẻ giúp hệ thần kinh của trẻ hoạt động tốt, đây là tiền đề phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, khả năng học tập, lao động,vui chơi của trẻ . Ở trường mầm non (MN), việc phát triển TCTL giúp trẻ tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục có hiệu quả và chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Vì vậy, phát triển TCTL là một trong những mục tiêu quan trọng cho lứa tuổi MN nói chung và cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng.
1.2. Trong những năm gần đây, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiều chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục vận động cho trẻ trong trường MN, giai đoạn 2013 - 2016 ”, “Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”, “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2021 - 2025”, “Định hướng mục tiêu và giải pháp cho Giáo dục MN trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”, những thay đổi cho thấy, ngành học MN đã và đang tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức nuôi dạy trẻ. Một trong những đổi mới là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục đã hướng vào trẻ, lấy trẻ em là trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Trong xu hướng này, hoạt động chủ đạo của mỗi giai đoạn được phát huy một cách tối đa. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo (MG). Hoạt động vui chơi được xem là một phương tiện, con đường cơ bản để tổ chức hoạt động học tập và giáo dục trẻ em lứa tuổi MG.
1.3. Hoạt động vui chơi nói chung, trò chơi vận động (TCVĐ) nói riêng tiếp tục được xem là phương tiện, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động học tập có hiệu quả, nhất là trong việc phát triển TCTL cho trẻ MG. TCVĐ góp phần giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vận động, nhu cầu chơi của trẻ. Khi chơi TCVĐ các quá trình trao đổi chất được tăng cường, sự tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá. hoạt động tốt, hoạt động của cơ bắp trở nên nhanh, mạnh, khéo, bền. Qua đó, TCTL của trẻ được nâng cao trên ba hình thái: thực hiện chuẩn xác động tác về định hướng không gian và thời gian, xử lí tình huống nhanh và chính xác.
232 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 13
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sử dụng trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LƯU NGỌC SƠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội – 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LƯU NGỌC SƠN
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Mã số: 9.14.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Đặng Hồng Phương
2. TS. Đinh Văn Vang
Hà Nội – 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 05 tháng 2 năm 2023
Tác giả
Lưu Ngọc Sơn
LỜI CẢM ƠN
Luận án “Sử dụng trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Giáo dục Mầm non, các thầy cô và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Hồng Phương, TS. Đinh Văn Vang - những người đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ, định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non, các cháu lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non: Sao Mai, Phong Châu, Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình của tôi đã luôn động viên, bên cạnh, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án.
Tác giả
Lưu Ngọc Sơn
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS - GD
ĐC
ĐHĐL
GD
GDTC
GV
GVMN
HĐNT
KNVĐ
MG
MN
SL
TL
TCTL
TCVĐ
TN
TB
Chăm sóc - Giáo dục
Đối chứng
Định hình động lực
Giáo dục
Giáo dục thể chất
Giáo viên
Giáo viên mầm non
Hoạt động ngoài trời
Kĩ năng vận động
Mẫu giáo
Mầm non
Số lượng
Tỉ lệ
Tố chất thể lực
Trò chơi vận động
Thực nghiệm
Trung bình
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi 62
Bảng 2.2. Thang đánh giá mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi theo từng bài tập vận động 62
Bảng 2.3. Bảng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi 63
Bảng 2.4. Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của việc sử dụng TCVĐ phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi 63
Bảng 2.5. Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của việc sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi (xét theo thâm niên công tác) 64
Bảng 2.6. Thời điểm GVMN tổ chức TCVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi 65
Bảng 2.7. Mục đích sử dụng TCVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi của GVMN 65
Bảng 2.8. Mục đích sử dụng TCVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi của GVMN (xét theo thâm niên công tác) 66
Bảng 2.9. Mục đích sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi của GVMN 67
Bảng 2.10. Những biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi của GVMN nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi 68
Bảng 2.12. Những điều kiện cần thiết để sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi 71
Bảng 2.13. Nhận thức của cha mẹ trẻ về sự cần thiết phải phát triển các TCTL cho trẻ ngay từ lứa tuổi MN 73
Bảng 2.14. Mức độ khó khăn của cha mẹ trẻ khi sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 75
Bảng 2.15. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi 76
Bảng 2.16. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi (xét theo địa bàn cư trú) 77
Bảng 2.17. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi (xét theo giới tính) 78
Bảng 2.18. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi (xét theo từng TCTL và giới tính) 79
Bảng 4.1. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi trước TN 117
Bảng 4.2. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi trước TN (xét theo từng TCTL) 119
Bảng 4.3. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi sau TN 124
Bảng 4.4. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi sau TN (xét theo từng TCTL ) 128
Bảng 4.5. Kiểm định giá trị thống kê t về ý nghĩa sự khác biệt mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi theo từng tiêu chí ở nhóm TN trước và sau TN 142
Bảng 4.6. Mối tương quan tuyến tính về sự phát triển giữa các TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi sau TN 142
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi trước TN 117
Biểu đồ 4.2. Mức độ phát triển các TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm TN và nhóm ĐC trước TN 124
Biểu đồ 4.3. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi sau TN 125
Biểu đồ 4.4. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm TN và ĐC trước và sau TN 126
Biểu đồ 4.5. Mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi sau TN (xét theo từng TCTL) 129
Biểu đồ 4.6. Mức độ phát triển các TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi ở nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau TN 141
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quy trình sưu tầm, thiết kế TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi 91
Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi 112
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Phát triển tố chất thể lực (TCTL) là một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục mầm non (GDMN). Phát triển TCTL giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về cơ thể. Đây là việc làm cần thiết giúp trẻ nâng cao thể lực, giữ gìn sức khỏe, tầm vóc phù hợp với giới tính, lứa tuổi, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân ở hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, phát triển TCTL giúp trẻ phát triển các phẩm chất đạo đức, khả năng giao tiếp, ứng xử, rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tinh thần đồng đội, tính kiên trì, có ý thức tập thể, tinh thần kỷ luật cao, có năng lực vượt qua khó khăn, phòng tránh được các nguy hiểm, Từ đó, trẻ dễ dàng thích nghi với cuộc sống, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội và xây dựng niềm tin, tinh thần lạc quan cho mọi người, làm giảm tình trạng căng thẳng, lo âu ở con người. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy việc phát triển TCTL cho trẻ giúp hệ thần kinh của trẻ hoạt động tốt, đây là tiền đề phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, khả năng học tập, lao động,vui chơi của trẻ. Ở trường mầm non (MN), việc phát triển TCTL giúp trẻ tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục có hiệu quả và chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Vì vậy, phát triển TCTL là một trong những mục tiêu quan trọng cho lứa tuổi MN nói chung và cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng.
1.2. Trong những năm gần đây, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiều chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục vận động cho trẻ trong trường MN, giai đoạn 2013 - 2016 ”, “Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”, “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2021 - 2025”, “Định hướng mục tiêu và giải pháp cho Giáo dục MN trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”, những thay đổi cho thấy, ngành học MN đã và đang tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức nuôi dạy trẻ. Một trong những đổi mới là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục đã hướng vào trẻ, lấy trẻ em là trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Trong xu hướng này, hoạt động chủ đạo của mỗi giai đoạn được phát huy một cách tối đa. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo (MG). Hoạt động vui chơi được xem là một phương tiện, con đường cơ bản để tổ chức hoạt động học tập và giáo dục trẻ em lứa tuổi MG.
1.3. Hoạt động vui chơi nói chung, trò chơi vận động (TCVĐ) nói riêng tiếp tục được xem là phương tiện, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động học tập có hiệu quả, nhất là trong việc phát triển TCTL cho trẻ MG. TCVĐ góp phần giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vận động, nhu cầu chơi của trẻ. Khi chơi TCVĐ các quá trình trao đổi chất được tăng cường, sự tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá... hoạt động tốt, hoạt động của cơ bắp trở nên nhanh, mạnh, khéo, bền. Qua đó, TCTL của trẻ được nâng cao trên ba hình thái: thực hiện chuẩn xác động tác về định hướng không gian và thời gian, xử lí tình huống nhanh và chính xác.
1.4. Trong thực tiễn GDMN hiện nay, TCVĐ được sử dụng tích hợp trong năm lĩnh vực giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng TCVĐ như một phương tiện phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi chưa đạt được kết quả như mong muốn, vẫn còn một số bất cập như: Nội dung của TCVĐ thường không phù hợp với mục đích của việc phát triển TCTL hoặc nội dung của trò chơi thấp hơn so với khả năng vận động của trẻ; TCVĐ vẫn đơn điệu, nghèo nàn; GV chưa nắm chắc biện pháp kích thích hứng thú trẻ khi chơi TCVĐ; các tố chất thể lực của trẻ trong TCVĐ còn hạn chế: trẻ vận động khá chậm chạp, nhanh mệt mỏi, chưa linh hoạt, Do đó, việc nghiên cứu vấn đề sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu “Sử dụng trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” là một vấn đề cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của việc phát triển TCTL cho trẻ ở trường MN. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phong phú cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ MN nói chung, phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi, đề tài nghiên cứu đề xuất biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN, góp phần phát triển toàn diện thể chất trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa việc sử dụng TCVĐ với việc phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN.
4. Giả thuyết khoa học
TCVĐ là một phương tiện phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi. Thực tế ở trường MN, biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ của GVMN còn hạn chế. Nếu xây dựng được các biện pháp sử dụng TCVĐ đa dạng, phù hợp với hứng thú, kích thích tính tích cực vận động của trẻ, tác động trực tiếp vào các nhóm cơ, tạo tâm thế cho trẻ sẵn sàng vận động tích cực để giải quyết nhiệm vụ vận động trong trò chơi thì TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi sẽ phát triển tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận của việc sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
- Đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi và mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN.
- Đề xuất biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN.
- Thực nghiệm sư phạm xác định hiệu quả và tính khả thi của những biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi đã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu TCVĐ và biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN.
6.2. Về khách thể nghiên cứu
- Khảo sát được tiến hành trên 125 GVMN, 120 cha mẹ trẻ và 482 trẻ 5 – 6 tuổi thuộc 3 tỉnh: Phú Thọ, Hà Nội, Yên Bái.
- Tổ chức thực nghiệm trên 210 trẻ 5 - 6 tuổi tại 3 trường MN:Trường MN Hùng Vương, Trường MN Phong Châu, Trường MN Sao Mai thuộc Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.
6.3. Về địa bàn nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng tại 5 trường MN thuộc 3 tỉnh: Phú Thọ, Hà Nội, Yên Bái (Trường MN Hùng Vương, Trường MN Phong Châu, Trường MNSao Mai thuộc Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ; Trường MN Hoa Hồng, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội; Trường MN Sơn Thịnh, Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái)
- Triển khai thực nghiệm tại 3 trường MN:Trường MN Hùng Vương, Trường MN Phong Châu, Trường MN Sao Mai thuộc Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.
6.4. Về thời gian nghiên cứu
- Thời gian khảo sát thực trạng từ tháng 09/2018 đến tháng 01/2019
- Thời gian thực nghiệm từ tháng 9/2019 đến tháng 01/2020
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
7.1.1. Tiếp cận hệ thống và phát triển
Xem sự phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi là một hệ thống, gồm nhiều TCTL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
TCTL của trẻ luôn vận động và phát triển, bắt đầu từ việc hình thành cho trẻ kĩ năng vận động (KNVĐ), qua quá trình luyện tập, TCTL của trẻ được hình thành và phát triển.
7.1.2. Tiếp cận hoạt động
Xem xét hoạt động là con đường cơ bản để phát triển TCTL của trẻ, do vậy các biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 của GVMN chỉ có hiệu quả khi các biện pháp này hướng vào việc tạo cơ hội, môi trường cho trẻ được thực hành, trải nghiệm vận động.
7.1.3. Tiếp cận tích hợp
TCTL là sản phẩm hoạt động vận động của trẻ. Sự phát triển TCTL của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: chế độ dinh dưỡng, môi trường vận động của trẻ, việc rèn luyện cho trẻ qua các bài tập vận động, đặc biệt là qua việc tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ,... Bởi vậy, nghiên cứu sự phát triển TCTL cho trẻ, cần phải xem xét mọi yếu tố có liên quan.
7.1.4. Tiếp cận liên ngành
Tiếp cận liên ngành để xem xét việc nghiên cứu biện pháp sử dụng TCVĐ của GVMN trong mối quan hệ và liên hệ với nhiều ngành khoa học khác nhau. Sử dụng thành quả nghiên cứu của nhiều khoa học có liên quan (như tâm lí học, sinh lí học, giáo dục học, xã hội học, ) làm cơ sở cho việc xây dựng khung lí thuyết và đề xuất biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá những nguồn tài liệu có liên quan tới đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận của sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi, với các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng để khảo sát thực trạng việc sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi của GVMN, khảo sát mức độ phát triển TCTLcủa trẻ 5 - 6 tuổi; phát hiện những thay đổi về TCTL của trẻ khi sử dụng biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL của trẻ trong quá trình thực nghiệm.
7.2.2.2. Phương pháp điều tra viết
Bằng hệ thống câu hỏi được in sẵn tiến hành điều tra GVMN nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan tới biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN.
7.2.2.3. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, trò chuyện, phỏng vấn GVMN và trò chuyện trực tiếp với trẻ để thu thập các thông tin có liên quan tới đề tài nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân của thực trạng và làm sáng tỏ những thông tin nhận được từ điều tra bằng phiếu.
7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu, phân tích giáo án và những TCVĐ GVMN đã sử dụng nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN trong quá trình GDTC khi tổ chức HĐNTcho trẻ ở trường MN.
7.2.2.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này sử dụng để chính xác hóa một số khái niệm được sử dụng trong đề tài; các bước triển khai nghiên cứu; xác định sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tác động sư phạm đã đề xuất.
7.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm phát hiện
Sử dụng các bài tập vận động để đo mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi tại một thời điểm cụ thể.
7.2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng để xác định hiệu quả và tính khả thi của những biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi đã đề xuất. Ngoài ra, để tăng độ tin cậy của TN, chúng tôi còn sử dụng nghiên cứu điển hình.
7.2.3. Phương pháp xử lí thông tin bằng thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán thống kê như: Tính phần trăm, tính điểm trung bình, tính độ lệch chuẩn, tính giá trị kiểm định t-student, hệ số tương quan, nhằm lượng hóa kết quả nghiên cứu thực tiễn, làm cơ sở để phân tích, bình luận các kết quả nghiên cứu.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Trẻ 5 – 6 tuổi có thể phát triển tốt các TCTL nếu GV sử dụng TCVĐ phát triển TCTL hàng ngày.
8.2. Sự phát triển TCTL của trẻ 5 – 6 tuổi được bắt đầu việc nâng cao mức độ TCTL từ thấp đến cao qua quá trình luyện tập TCVĐ có hệ thống.
8.3. Các biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL sẽ có hiệu quả nếu được thực hiện bằng cách sưu tầm và thiết kế hệ thống TCVĐ tác động trực tiếp đến các TCTL, xây dựng môi trường GD an toàn, thuận lợi để trẻ tham gia trò chơi và sử dụng nó trong các hoạt động giáo dục ở trường MN. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Những đóng góp về lí luận
- Luận án góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lí luận về TCVĐ, vai trò của TCVĐ trong việc phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi và vấn đề sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Chỉ ra cơ sở khoa học của việc xây dựng biện pháp sử dụng TCVĐ trong việc phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi.
9.2. Những đóng góp về thực tiễn
- Chỉ ra thực trạng việc sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường MN và thực trạng mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi.
- Xây dựng được 5 biện pháp sử dụng TCVĐ phù hợp nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN. Những biện pháp này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc tổ chức TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ mầm non của GVMN và cha mẹ trẻ.
- Luận án đã sưu tầm và thiết kế được 62 TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi
- Luận án là tư liệu hữu ích cho các nhà quản lí, các nhà nghiên cứu, các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, các trường mầm non trong việc sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi.
10. Cấu trúc luận án
Cấu trúc luận án bao gồm:
- Mở đầu
- Chương 1. Tổng quan và cơ sở lí luận của sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
- Chương 2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi
- Chương 3. Biện pháp sử dụng TCVĐ nhằm phát triển TCTL cho trẻ 5 - 6 tuổi
- Chương 4. Thực nghiệm sư phạm
Kết luận và kiến nghị sư phạm
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SỬ DỤNGTRÒ CHƠI
VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂNTỐ CHẤT THỂ LỰC
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔIỞ TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong giáo dục thể chất (GDTC) nói chung, phát triển TCTL nói riêng cho trẻ MN, TCVĐ được xem là một phương tiện quan trọng. Do vậy, TCVĐ, TCTL và vấn đề sử dụng TCVĐ phát triển TCTL cho trẻ được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tựu trung lại, có thể tổng hợp thành các hướng nghiên cứu chính như sau:
1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển tố chất thể lực cho trẻ MN
Các nghiên cứu về phát triển TCTL cho trẻ MN được nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học ở ngoài nước và trong nước quan tâm nghiên cứu: P.Ph Lexgáp [32]; V.V. Gorinhépxki [theo 47]; E.A.Arkin [2]; N.K. Krúpxkaia [13]; E. G. Levi - Gorinhépxkaia [80]; A.I. Bưcốpva [Theo 47]; A.V.Kenheman và Đ.V.Khúckhlaieva [24]; Checda Lenec [77]; Lưu Tân [53]; Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên [18]; Lê Văn Xem [78]; Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn [61], [62]; Nguyễn Ánh Tuyết [64]; Nguyễn Thị Ngọc Chúc [9]; Đào Thanh Âm [1]; Nguyễn Thị Hòa [20]; Đặng Hồng Phương [47], [48]; Lương Kim Chung, Đào Duy Thu [10]; Lâm Thị Tuyết Thuý [60]Các công trình nghiên cứu của những tác giả này phần lớn tập trung vào việc xác định khái niệm tố chất thể lực và phát triển tố chất thể lực; phân loại TCTL; một số đặc điểm phát triển TCTL của trẻ MN; các ý nghĩa, vai trò của sự phát triển TCTL cho trẻ MN; vấn đề phân loại TCTL của trẻ MN và các hình thức, phương pháp phát triển TCTL cho trẻ MN.
- Về khái niệm TCTL và phát triển TCTL cho trẻ MN: Bàn về khái niệm TCTL và sự phát triển TCTL cũng có nhiều quan niệm khác nhau, song không mâu thuẫn nhau và có một số điểm chung là coi TCTL là thành phần riêng biệt trong thể lực của con người. Các TCTL được phát triển theo quy luật, có liên quan mật thiết với sự hoàn thiện các KNVĐ. Theo đó, P.Ph Lexgáp [32], cho rằng thể lực là năng lực vận động c