1. Lí do chọn đề tài
Đã từ lâu, qua các công trình nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục học danh
tiếng, TK luôn được xem là một PTDH và giáo dục đạo đức mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh việc góp phần thực hiện chức năng truyền bá tri thức, kinh nghiệm từ thế
hệ này sang thế hệ khác, TK còn được xem là phương tiện không thể thiếu được
trong công tác dạy học, giáo dục các phẩm chất, đạo đức cho con người trong
nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là trong nhà trường. Nguyên nhân là do, dù
được thể hiện dưới hình thức biểu đạt nào, TK bao giờ cũng phản ánh các quan hệ
đạo đức cơ bản của con người trong đời sống xã hội, đồng thời luôn chứa đựng
những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc. Vì thế, dùng TK để dạy học và giáo dục
đạo đức chính là sự “viện dẫn” những bài học luân lí đạo đức kết tinh trong các TK
để hướng tới mục tiêu của bài học. Đây được xem là con đường, cách thức rất phù
hợp với lí luận dạy học cũng như quy luật nhận thức của con người. Nguyễn Văn
Ngọc - học giả nổi tiếng ở nước ta thế kỉ XX đã từng đưa ra quan điểm rất được
đồng tình là: con đường giáo dục luân lý, đạo đức muốn cho dễ thấm thía vào tâm
linh người ta thì nên “đem cái ý này mà gửi vào nhời kia, đưa cái tư tưởng của mình
mà mượn người khác, mượn loài vật, mượn cây cối, mượn thần, Phật,.” [78; tr.6],
tức là nên sử dụng TK theo tinh thần:
“Cứ nói thuần luân lý, thì dễ sinh lòng chán nản;
Có mượn truyện kể ra, thì luân lý mới trôi chảy” [78; tr.6]
167 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2148 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sử dụng truyện kể trong dạy học môn giáo dục công dân phần công dân với đạo đức ở trường trung học phổ thông hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐẶNG XUÂN ĐIỀU
Sö DôNG TRUYÖN KÓ TRONG D¹Y HäC
M¤N GI¸O DôC C¤NG D¢N PHÇN C¤NG D¢N VíI §¹O §øC
ë TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐẶNG XUÂN ĐIỀU
Sö DôNG TRUYÖN KÓ TRONG D¹Y HäC
M¤N GI¸O DôC C¤NG D¢N PHÇN C¤NG D¢N VíI §¹O §øC
ë TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG HIÖN NAY
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Giáo dục Chính trị
Mã số: 62.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS. Đào Thị Ngọc Minh
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu điều tra, tổng hợp, phân tích và đánh giá trong luận án là do tôi
thực hiện. Các tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có
nguồn trích dẫn rõ ràng và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào.
Tác giả
Đặng Xuân Điều
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn hết sức chân thành và sâu sắc tới PGS, TS. Đào Thị Ngọc Minh
- người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực
hiện Luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể Ban Lãnh đạo khoa, cùng các thầy cô
giáo Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu
của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Trường Đại học Sư
phạm Huế, tập thể Khoa Giáo dục Chính trị, giáo viên và học sinh thân yêu ở các
trường Trung học phổ thông đã tham gia trả lời phiếu khảo sát và tạo mọi điều kiện
để công tác thực nghiệm sư phạm được thành công tốt đẹp.
Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2017
Tác giả
Đặng Xuân Điều
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CDVĐĐ Công dân với đạo đức
ĐC Đối chứng
GDCD Giáo dục công dân
GV Giáo viên
HS Học sinh
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
PTDH Phương tiện dạy học
QTDH Quá trình dạy học
SGK Sách giáo khoa
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TK Truyện kể
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỬ
DỤNG TRUYỆN KỂ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ............................................................................................................ 6
1.1. Nghiên cứu về sử dụng truyện kể trong dạy học và dạy học đạo đức ........... 6
1.1.1. Nghiên cứu về sử dụng truyện kể trong dạy học ...................................... 6
1.1.2. Nghiên cứu về sử dụng truyện kể trong dạy học đạo đức ...................... 10
1.2. Nghiên cứu về sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công
dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông ........................ 17
1.3. Những kết quả đã đạt được và các vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ..... 20
1.3.1. Những kết quả đã đạt được..................................................................... 20
1.3.2. Các vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu .................................................. 23
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 24
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TRUYỆN KỂ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN
CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........ 25
2.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục
công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông ............... 25
2.1.1. Sử dụng truyện kể trong dạy học ............................................................ 25
2.1.2. Đặc điểm của việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục
công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông ............. 33
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng truyện kể trong dạy học
môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học
phổ thông .......................................................................................................... 44
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo
dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông ........ 50
2.2.1. Thực trạng sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công
dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông ..................... 50
2.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát thực trạng và những vấn đề đặt ra ................ 63
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 67
Chương 3: NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TRUYỆN
KỂ TRONG DẠY HỌC HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN CÔNG
DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY ......... 68
3.1. Nguyên tắc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân
phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông ............................... 68
3.1.1. Đáp ứng mục tiêu và nội dung của bài học ............................................ 68
3.1.2. Hướng đến phát triển năng lực thực hiện hành vi đạo đức cho học sinh ........ 70
3.1.3. Đảm bảo yếu tố cảm xúc trong quá trình biểu đạt và khai thác truyện kể .... 72
3.1.4. Phát huy tính tích cực của học sinh ........................................................ 74
3.2. Biện pháp sử dụng hiệu quả truyện kể trong dạy học môn Giáo dục
công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông ............... 76
3.2.1. Xây dựng ngân hàng truyện kể đáp ứng mục tiêu và nội dung bài học ....... 76
3.2.2. Kết hợp truyện kể với các phương pháp dạy học ................................... 84
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức biểu đạt của truyện kể ................................. 95
3.2.4. Tổ chức thực hiện quy trình sử dụng truyện kể ................................... 103
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 126
Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 127
4.1. Khái quát chung về công tác thực nghiệm ................................................... 127
4.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 127
4.1.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm .................................................... 127
4.1.3. Giáo viên thực nghiệm sư phạm ........................................................... 128
4.1.4. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 128
4.2. Phương pháp thực nghiệm và công tác chuẩn bị ........................................ 129
4.2.1. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 129
4.2.2. Quá trình chuẩn bị thực nghiệm sư phạm ............................................ 131
4.3. Kết quả thực nghiệm và biện luận ................................................................ 135
4.3.1. Kết quả thực nghiệm theo tiêu chuẩn 1 ................................................ 135
4.3.2. Kết quả thực nghiệm theo tiêu chuẩn 2 ................................................ 140
4.4. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm ...................................................... 143
Tiểu kết chương 4 ................................................................................................... 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tương quan của các dạng phương tiện trong SGK Đạo đức 4 hiện hành .... 14
Bảng 1.2: Tương quan của các dạng phương tiện trong chương trình SGK
môn GDCD ở THCS ............................................................................. 16
Bảng 2.1: Nội dung các bài dạy của phần CDVĐĐ trong môn GDCD ở
trường THPT hiện nay ........................................................................... 35
Bảng 2.2: Phân phối nội dung chương trình phần CDVĐĐ trong môn GDCD
ở trường THPT hiện nay ........................................................................ 36
Bảng 2.3: Nhận định của GV về mức độ cần thiết của việc sử dụng TK trong
dạy môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT ................................... 52
Bảng 2.4: Đánh giá của GV về nguyên nhân của tính cần thiết phải sử dụng
TK trong giảng dạy môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT ......... 54
Bảng 2.5: Mức độ thường xuyên vận dụng TK trong giảng dạy phần
CDVĐĐ (đánh giá của GV) .................................................................. 56
Bảng 2.6: Mức độ thường xuyên vận dụng TK trong giảng dạy phần CDVĐĐ
(đánh giá của HS) .................................................................................. 56
Bảng 2.7: Tiêu chí để lựa chọn TK phục vụ cho việc dạy học phần CDVĐĐ ........... 57
Bảng 2.8: Mức độ thường xuyên của việc đọc truyện và tập kể của GV trước
khi lên lớp .............................................................................................. 58
Bảng 2.9: Mức độ thường xuyên sử dụng TK theo các mục đích khác nhau ........ 59
Bảng 2.10: Thực trạng sử dụng các hình thức biểu đạt TK của GV ........................ 60
Bảng 2.11: Những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình sử dụng TK trong dạy
học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT ................................... 62
Bảng 4.1: Nội dung dạy học thực nghiệm ........................................................... 128
Bảng 4.2: Thang đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức của HS sau khi học tập ....... 132
Bảng 4.3: Bảng đánh giá mức độ của các biểu hiện hứng thú học tập của HS ... 133
Bảng 4.4: Phân phối tần số điểm kiểm tra đầu vào của HS nhóm lớp ĐC và
TN khi chưa có tác động sư phạm ....................................................... 135
Bảng 4.5: Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra đánh giá đầu vào của HS
nhóm ĐC và HS nhóm TN .................................................................. 136
Bảng 4.6: Phân phối tần số điểm đánh giá kết quả học tập của HS nhóm lớp
ĐC và TN qua bài kiểm tra ................................................................. 137
Bảng 4.7: Mức độ kết quả học tập của HS hai nhóm TN và ĐC khi có tác
động sư phạm....................................................................................... 138
Bảng 4.8: Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra .............................................. 139
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá mức độ tích cực trong quá trình học tập của HS ở
lớp TN .................................................................................................. 141
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá mức độ tích cực trong quá trình học tập của HS ở
lớp ĐC .................................................................................................. 141
Bảng 4.11: So sánh về mức độ thường xuyên các biểu hiện tích cực học tập
của HS lớp ĐC và TN.......................................................................... 141
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ tần suất (%) biểu diễn phân loại kết quả bài kiểm tra đầu
vào của lớp TN và ĐC ......................................................................... 136
Hình 4.2: Biểu đồ tần suất (%) biểu diễn phân loại kết quả bài kiểm tra của
lớp TN và ĐC ...................................................................................... 138
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn các mức độ kết quả học tập của HS nhóm TN
và ĐC qua kết quả bài kiểm tra ........................................................... 138
Hình 4.4: Biểu đồ về mức độ thường xuyên của các biểu hiện tích cực học
tập của HS lớp TN và ĐC .................................................................... 142
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đã từ lâu, qua các công trình nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục học danh
tiếng, TK luôn được xem là một PTDH và giáo dục đạo đức mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh việc góp phần thực hiện chức năng truyền bá tri thức, kinh nghiệm từ thế
hệ này sang thế hệ khác, TK còn được xem là phương tiện không thể thiếu được
trong công tác dạy học, giáo dục các phẩm chất, đạo đức cho con người trong
nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là trong nhà trường. Nguyên nhân là do, dù
được thể hiện dưới hình thức biểu đạt nào, TK bao giờ cũng phản ánh các quan hệ
đạo đức cơ bản của con người trong đời sống xã hội, đồng thời luôn chứa đựng
những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc. Vì thế, dùng TK để dạy học và giáo dục
đạo đức chính là sự “viện dẫn” những bài học luân lí đạo đức kết tinh trong các TK
để hướng tới mục tiêu của bài học. Đây được xem là con đường, cách thức rất phù
hợp với lí luận dạy học cũng như quy luật nhận thức của con người. Nguyễn Văn
Ngọc - học giả nổi tiếng ở nước ta thế kỉ XX đã từng đưa ra quan điểm rất được
đồng tình là: con đường giáo dục luân lý, đạo đức muốn cho dễ thấm thía vào tâm
linh người ta thì nên “đem cái ý này mà gửi vào nhời kia, đưa cái tư tưởng của mình
mà mượn người khác, mượn loài vật, mượn cây cối, mượn thần, Phật,...” [78; tr.6],
tức là nên sử dụng TK theo tinh thần:
“Cứ nói thuần luân lý, thì dễ sinh lòng chán nản;
Có mượn truyện kể ra, thì luân lý mới trôi chảy” [78; tr.6]
Ở trường THPT hiện nay, nội dung tri thức của phần CDVĐĐ trong chương
trình môn GDCD ở trường THPT có nhiệm vụ trang bị cho HS những hiểu biết cơ
bản về đặc trưng của đạo đức; vai trò và các giá trị to lớn của nó đối với cuộc sống
của mỗi cá nhân, gia đình cũng như sự phát triển bền vững, thịnh vượng của đất
nước và nhân loại. Trên cơ sở đó, phần này trực tiếp giáo dục ý thức và năng lực
vận dụng các chuẩn mực, thói quen, hành vi đạo đức vào thực hiện bổn phận và
nghĩa vụ của công dân trong cuộc sống đời thường; biết sống và làm việc theo
lương tâm và các chuẩn mực đạo đức phổ biến, tiến bộ vì hạnh phúc của bản thân
và cộng đồng xã hội. Ở khía cạnh khác, đặc thù tri thức của các bài học trong phần
này luôn mang tính khái quát và trừu tượng với hàng loạt những phạm trù, nguyên
2
lí, quy luật, khái niệm đạo đức; luôn xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột giữa lý
luận và thực tiễn, giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, giữa hiểu biết khoa
học với hiểu biết thông thường của HS,... Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đặc thù tri thức
kể trên đòi hỏi người GV trong quá trình dạy học phải sử dụng các PTDH gián tiếp
để tạo ra môi trường cho quá trình “trực quan sinh động” diễn ra trong nhận thức
của HS và cụ thể hóa những nội dung tri thức khái quát, trừu tượng. Trong đó, với
sự hấp dẫn, lý thú vốn có và những bài học nhân văn ẩn chứa đằng sau, TK có nhiều
ưu thế để trở thành PTDH đặc thù trong dạy môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường
THPT. Trong quá trình sử dụng đó, TK sẽ được người GV khai thác để minh họa
nội dung kiến thức; đặt ra vấn đề, giải quyết vấn đề và bồi dưỡng vốn sống và kinh
nghiệm thực tiễn xã hội của HS. Qua đó, hình thành và bồi dưỡng các năng lực,
phẩm chất tốt đẹp; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Bên cạnh đó, những quan sát bước đầu về thực tiễn dạy - học môn GDCD,
phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay cho thấy việc sử dụng TK trong thiết kế bài
dạy học và giảng dạy trên lớp của GV chỉ dừng lại ở mức khởi đầu. Ngoài ra, quá
trình sử dụng phương tiện này trong quá trình dạy học phần này chưa thực sự mang
lại hiệu quả cao. Nhiều GV vẫn sử dụng TK một cách tự phát, kinh nghiệm mà chưa
có những chỉ dẫn đầy đủ, hệ thống về mặt lí luận. Đó là nguyên nhân khiến cho việc
sử dụng hệ thống phương tiện này chưa khai thác được tiềm năng và ưu thế vốn có
của nó trong việc giúp nâng cao kết quả dạy học. Thực tế trên đặt ra vấn đề mang tính
cấp thiết là phải luận giải một cách bài bản và thấu đáo những vấn đề liên quan đến
sử dụng TK trong dạy môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. Từ đây, kết quả
nghiên cứu vấn đề này sẽ giải quyết những khó khăn, lúng túng của GV, góp phần
vào việc nâng cao chất lượng dạy học phần CDVĐĐ nói riêng, môn GDCD nói
chung ở trường THPT hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn tìm ra các biện pháp hữu hiệu
để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục đạo đức cho HS ở nhà trường
THPT hiện nay, tôi chọn vấn đề “Sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục
công dân phần Công dân với đạo đức trong ở trường Trung học phổ thông hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp
dạy học Bộ môn Giáo dục chính trị.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng, đề tài đề xuất các biện
pháp sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả dạy học phần này trong môn GDCD ở trường THPT hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nguyên tắc và biện pháp sử dụng hiệu quả TK trong dạy học môn GDCD
phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ, nếu TK được sử dụng
theo hướng kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH khác, chú trọng khai thác sự đa
dạng về hình thức biểu đạt và được thực hiện theo quy trình hợp lý sẽ sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay.
5. Những luận điểm cần bảo vệ
- Xuất phát từ sự phù hợp với đặc thù tri thức của các bài dạy, TK là PTDH
có nhiều ưu thế và quá trình sử dụng nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn
GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay.
- Để phát huy vai trò của TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở
trường THPT hiện nay, người GV thực hiện các biện pháp sư phạm riêng biệt, trong
đó cần xây dựng được ngân hàng TK, sử dụng hợp lý TK ở từng PPDH; đa dạng hóa
các hình thức biểu đạt và thực hiện có hiệu quả quy trình sử dụng TK trong dạy học.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài.
- Khái quát cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng TK trong dạy học
môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT.
- Đề xuất nguyên tắc và biện pháp sư phạm của việc sử dụng hiệu quả TK
trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ trường THPT hiện nay.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của
các biện pháp sử dụng TK mà luận án đã đề ra.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt lí luận: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu TK dưới góc độ là PTDH và
4
vận dụng vào trong QTDH các bài cụ thể trong phần CDVĐĐ thuộc chương trình
môn GDCD ở trường THPT hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Việc điều tra thực trạng được tiến hành ở một số trường
THPT trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Đắk Nông. Công
tác tổ chức dạy học thực nghiệm được tiến hành ở 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị, Thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Định trong hai năm
học 2014 - 2015 và 2015 - 2016.
8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật (với các quan điểm
toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể) và những nguyên tắc
của lý luận dạy hiện đại làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu v