Luận án Sự tham gia của người dân trong bảo vệ môi trường (Nghiên cứu trường hợp xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định và An Giang)

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó, phát triển nông nghiệp và nông thôn luôn được các cấp chính quyền từ cơ sở đến trung ương đặc biệt quan tâm. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ “Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” [37]. Nghị quyết số 26- NQ/TW cũng nhấn mạnh “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới dự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” [37]. Cụ thể hóa các nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Quyết định 800/2010/QĐ-TTg đã nêu rõ mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu chung là “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [95]. Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu chung này, Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới bao gồm 5 nhóm nội dung được cụ thể bằng 19 tiêu chí với 39 chỉ số. Các nhóm nội dung bao gồm Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế xã hội; Kinh tế và tổ chức sản xuất; Văn hóa - xã hội - môi trường và Hệ thống chính trị. Thực hiện Chương trình nông thôn thành công với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới là một chương trình phát triển tổng thể từ phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng đến vệ sinh môi trường.

pdf187 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự tham gia của người dân trong bảo vệ môi trường (Nghiên cứu trường hợp xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định và An Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Nghiên cứu trường hợp Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định và An Giang) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 931 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS, TS. LÊ NGỌC HÙNG HÀ NỘI, 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các dữ liệu và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Ngọc Huy iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 7 5. Các biến số và khung lý thuyết .......................................................................................... 8 6. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 10 7. Điểm mới của luận án ...................................................................................................... 15 8. Đóng góp mới của luận án ............................................................................................... 15 9. Kết cấu của luận án .......................................................................................................... 16 Chương 1 ............................................................................................................................. 17 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN ............................................................................................................................ 17 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG THÔN MỚI ................................... 17 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN .................................................................................................... 25 1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀ SỰ THAM GIA TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN ............................................................. 32 1.4. NHỮNG NỘI DUNG TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN ................ 45 Chương 2 ............................................................................................................................. 47 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ............................................... 47 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................ 47 2.1.1. Một số khái niệm ....................................................................................................... 47 2.1.1. Nông thôn .................................................................................................................. 47 2.1.2. Nông thôn mới ........................................................................................................... 48 2.1.3. Sự tham gia ................................................................................................................ 49 2.1.4. Sự tham gia của người dân trong bảo vệ môi trường ................................................ 51 2.1.2.2. Quan điểm về phát triển nông thôn và nông thôn mới ........................................... 54 2.1.3. Một số lý thuyết nghiên cứu về sự tham gia .............................................................. 58 2.1.3.1. Lý thuyết về sự tham gia ......................................................................................... 58 2.3.1.1. Lý thuyết của Sherry R. Arstein ............................................................................. 58 2.3.1.2. Lý thuyết của Thomas C. Beierle và Jerry Cayford ............................................... 59 2.3.1.3. Lý thuyết “Bánh xe tham gia của người dân” ......................................................... 60 2.3.1.4. Tiếp cận nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam ......................................... 61 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................................... 68 2.2.1. Truyền thống tham gia của người dân ....................................................................... 68 2.2.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về sự tham gia của người dân ......................... 69 iv 2.2.3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .................... 76 Chương 3 ............................................................................................................................. 82 SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN MỚI Ở NAM ĐỊNH VÀ AN GIANG ................................................................................. 82 3.1. ĐỊA BÀN VÀ MẪU KHẢO SÁT ................................................................................ 82 3.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN MỚI .................. 90 3.3. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN MỚI TẠI NAM ĐỊNH VÀ AN GIANG ................................................................. 94 Chương 4 ........................................................................................................................... 124 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN MỚI ................................................................................ 124 4.1. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÌNH THỨC THAM GIA TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN MỚI ......................................................................................... 124 4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN MỚI ................................................................. 137 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 146 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 151 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia ND Nông dân NTM Nông thôn mới TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông VSCC Vệ sinh công cộng vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân, “tam nông” qua các kỳ Đại hội của Đảng, 1986- 2021 57 Bảng 2.2 Tám nấc thang mô tả sự tham gia của người dân của Arnstein 59 Bảng 2.3 Cơ chế tham gia theo Thomas C. Beierle và Jerry Cayford 60 Bảng 2.4 Cơ chế tham gia theo Nguyễn Trung Kiên và Lê Ngọc Hùng 62 Bảng 2.5 Hình thức và mức độ tham gia 63 Bảng 2.6 Nội dung cơ bản của pháp lệnh dân chủ cơ sở 74 Bảng 2.7 Tiêu chí môi trường NTM theo từng giai đoạn 76 Bảng 2.8 Hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường 79 Bảng 3.1 Một số kết quả về đặc điểm nhân khẩu – xã hội của mẫu khảo sát 88 Bảng 3.2 Kết quả thực hiện NTM theo vùng 92 Bảng 3.3 Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường giữa các vùng 94 Bảng 3.4 So sánh kết quả thực hiện tiêu chí môi trường, 2018 96 Bảng 3.5 Nội dung người dân tham gia theo loại công trình 109 Bảng 3.6 Nội dung tham gia của người dân theo tỉnh 111 Bảng 3.7 Cấp độ tham gia của người dân 116 Bảng 3.8 Các hoạt động của người dân tham gia BVMT NTM 118 Bảng 3.9 Quyền quyết định các hoạt động bảo vệ môi trường NTM 120 Bảng 4.1 Nghề nghiệp và quá trình tham gia của người dân 125 Bảng 4.2 Các hoạt động tham gia theo nghề nghiệp 126 Bảng 4.3 Nghề nghiệp và hoạt động xây dựng hệ thống nước thải 127 Bảng 4.4 Mức sống và các hoạt động tham gia của người dân 129 Bảng 4.5 Kết quả tương quan giữa địa bàn với các hoạt động trong xây dựng công trình VSCC 133 Bảng 4.6 Tương quan giữa các yếu tố với hình thức trao đổi trong cuộc họp 136 Bảng 4.7 Tương quan giữa các yếu tố cá nhân với mức độ tham gia 138 Bảng 4.8 Tương quan các yếu tố thuộc về gia đình và mức độ tham gia 139 Bảng 4.9 Tương quan giữa các yếu tố tổ chức thực hiện với mức độ tham gia 141 Bảng 4.10 Mức độ hài lòng của người dân khi tham gia thực hiện môi trường NTM 144 vii DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu 3.1 Hình thức tham gia trong hoạt động sử dụng nước sạch 99 Biểu 3.2 Hình thức tham gia trong hoạt động sử dụng nước sạch theo tỉnh 99 Biểu 3.3 Hình thức tham gia trong xây dựng hệ thống thoát nước thải 102 Biểu 3.4 Hình thức tham gia trong xây dựng hệ thống thoát nước thải theo tỉnh 103 Biểu 3.5 Hình thức tham gia trong hoạt động thu gom rác 105 Biểu 3.6 Hình thức tham gia trong hoạt động thu gom rác thải theo tỉnh 106 Biểu 3.7 Hình thức tham gia trong xây dựng công trình vệ sinh công cộng 108 Biểu 3.8 Hình thức tham gia trong xây dựng công trình vệ sinh công cộng theo tỉnh 109 Biểu 3.9 Mức độ tham gia của người dân trong bảo vệ môi trường 115 Biểu 3.10 Các hoạt động của người dân tham gia BVMT nông thôn mới 118 Biểu 3.11 Quyền quyết định các hoạt động bảo vệ môi trường NTM 120 Biểu 3.12 Mức độ hài lòng khi tham gia BVMT nông thôn theo tỉnh 123 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó, phát triển nông nghiệp và nông thôn luôn được các cấp chính quyền từ cơ sở đến trung ương đặc biệt quan tâm. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ “Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” [37]. Nghị quyết số 26- NQ/TW cũng nhấn mạnh “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới dự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” [37]. Cụ thể hóa các nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Quyết định 800/2010/QĐ-TTg đã nêu rõ mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu chung là “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [95]. Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu chung này, Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia 2 nông thôn mới bao gồm 5 nhóm nội dung được cụ thể bằng 19 tiêu chí với 39 chỉ số. Các nhóm nội dung bao gồm Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế xã hội; Kinh tế và tổ chức sản xuất; Văn hóa - xã hội - môi trường và Hệ thống chính trị. Thực hiện Chương trình nông thôn thành công với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới là một chương trình phát triển tổng thể từ phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng đến vệ sinh môi trường. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện trên toàn quốc từ năm 2010 đến nay. Kết quả thực hiện nông thôn mới đã đạt được nhiều thành công bước đầu. Theo Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2018, cả nước có 3838 xã (chiếm 43,02%) đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân cả nước đạt 14,57 tiêu chí/xã, có 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tuy nhiên, có những tiêu chí khó đạt được trong quá trình thực hiện nông thôn mới. Tại Hội thảo Toàn cảnh 10 năm xây dựng nông thôn mới, các ý kiến cho thấy một trong những tiêu chí khó hoàn thành là tiêu chí số 17 - môi trường. Theo thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết tại hội thảo “Trong 10 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đã có 786 xã đạt tiêu chí Môi trường và An toàn thực phẩm, đạt 34,5%... chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận là công tác bảo vệ môi trường nhiều nơi gặp khó khăn, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc” [11:tr.48]. Tiêu chí số Môi tường cũng được coi là “tiêu chí làm khó không ít địa phương trong xây dựng NTM”. Có ý kiến cho rằng “Nếu hỏi về những tiêu chí “làm khó” chính quyền và người dân trong quá trình xây dựng NTM thì chắc chắn câu trả lời sẽ à tiêu chí 17-một tiêu chí tưởng đơn giản nhưng vô cũng khó khăn” [11]. Trong tiêu chí môi trường thì chỉ tiêu về chất thải, nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đúng quy định cho thấy kết quả thực hiện còn hạn chế, đa số cac địa phương chưa quan tâm đầu tư biện pháp, công trình về xử lý nước thải; chất thải chăn nuôi chưa được xử lý đạt quy chuẩn theo quy định; tỷ lệ thu gom chất thải rắn nhiều địa phương còn hạn chế [11]. 3 Các nghiên cứu nghiên cứu khoa học về xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2016 cho thấy, tiêu chí Môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới là một tiêu chí khó thực hiện thành công. Một số nghiên cứu về Chương trình MTQG xây dựng NTM, cho thấy, trong số 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia NTM dành cho cấp xã thì tiêu chí số 17 – tiêu chí môi trường là thực hiện chậm và gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ xã thực hiện thành công tiêu chí Môi trường cũng thấp. Kết quả khảo sát với 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới đã chỉ ra những hạn chế, khó khăn trong thực hiện và khẳng định “Tiêu chí về môi trường: đối với việc quy hoạch nghĩa trang nhân dân, cần phải có thời gian để quy hoạch và thuyết phục nhân dân, vì với nhiều vùng vẫn còn những tập quán lâu đời không thể thay đổi trong thời gian ngắn,... Các tiêu chí về nước sạch hợp vệ sinh, thu gom rác thải cũng cần thời gian. Quy định mỗi xã có một bãi rác là khó, có nơi đã hình thành đội thu gom rác nhưng đội này vẫn chưa đi vào hoạt động” (Trần Minh Yến, 2013: 119). Nghiên cứu về xây dựng NTM tại Vùng Duyên hải Nam trung bộ cũng cho thấy, tỷ lệ xã đạt tiêu chí môi trường thấp. Theo nghiên cứu này thì “Cái “khó” khi thực hiện tiêu chí môi trường... chính là phương diện nước sạch và “nghĩa trang” bởi nó vừa liên quan đến nguồn kinh phí hoạt động, vừa liên quan đến phong tục, thói quen, tập quán của bà con nông dân trong sinh hoạt hàng ngày” [38; tr.193]. Đến năm 2020 tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM vẫn là tiêu chí khó đat được, theo các báo cáo mặc dù tỷ lệ xã đạt tiêu chí môi trường NTM đã tăng từ 47,5% năm 2016 lên 62,0% năm 2020 [20: tr.137], nhưng đây vẫn là tỷ lệ thấp và thấp hơn so với các tiêu chí khác trong bộ tiêu chí NTM quốc gia dành cho cấp xã. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới, sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường, đồng thời ô nhiễm môi trường cũng đang tác động tiêu cực tới đời sống của người dân cũng như tới hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đang ảnh 4 hưởng làm suy giảm môi trường tự nhiên như đô thị hóa, phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp... Trong đó, phát triển kinh tế nông nghiệp và làng nghề ở khu vực nông thôn đang có những tác động tiêu cực đến môi trường. Tính đến năm 2020, cả nước có 4575 làng nghề, trong đó 1951 làng nghề được công nhận. Về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động của các làng nghề chưa được coi trọng đúng mức, rất ít làng nghề có hệ thống thu gom rác thải và xử lý chất thải rắn; chỉ có 16% làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu; tỷ làng nghề có điểm thu gom chất thải công nghiệp khoảng 20,9% [20; tr.12]. Hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp cũng đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Mặc dù giai đoạn 2016 – 2020, ngành kinh tế nông nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đang phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP khu vực nông nghiệp bình quân đạt 2,71%/năm và đang tạo ra sức ép lớn lên môi trường từ việc sử dụng các loại hóa chất trong hoạt động trồng trọt, thức ăn dư thừa trong hoạt động chăn nuôi. Thực tế trong sản xuất nông nghiệp cho thấy, việc sử dụng phân bón là yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng nông phẩm. Tuy nhiên, sử dụng phân bón mất cân đối, ít sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, thời gian bón phân và cách bón phân không khoa học đang tạo ra ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và làm mất khả năng sản xuất. Đồng thời với sự lạm dụng phân bón, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, lượng chất thải rắng phát sinh từ hoạt động trồng trọt, đặc biệt là bao bì thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng nhanh và khó kiểm soát. Theo tính toán, hàng năm có khoảng 50%-70% lượng phân bón vô cơ không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường [20: tr.24]. Hoạt động chăn nuôi cũng đang tạo ra sức ép lên môi trường, nhất là giai đoạn vừa qua khi nhiều loại dịch bệnh xảy ra trên cả nước như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm...Khi dịch bệnh gia tăng dẫn đến tình trạng người chăn nuôi vứt lợn chết ra đường, xuống sông, kênh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới đời sống người dân nông thôn. 5 Bảo vệ môi trường là một nội dung quan trong của phát triển bền vững và trong Chương trình Nghị sự 30 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp quốc đã đưa ra một mục tiêu về mội trường, đó là mục tiêu số 6 “Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người”. Việt Nam là một quốc gia thành viên của Liên Hợp quốc, đang rất tích cực thực hiện 17 mục tiêu, trong đó có mục tiêu 6. Kết quả 5 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cho thấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công, trong đó có nội dung về môi trường. Đối với mục tiêu 6, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đã tăng từ 90% năm 2010 lên gần 96% năm 2018, tỷ lệ này tăng cả ở thành thị và nông thôn. Tuy nhiên tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh thấp hơn thành thị (93,7% so với 99,5%). Báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững khẳng định, đối với mục tiêu số 6, Việt Nam đã đạt được 3/6 mục tiêu cụ thể, nhưng xét về tổng thể vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức để đạt các mục tiêu cụ thể về nước sạch và vệ sinh môi trường. Hai mục tiêu cụ thể khó đạt được nhất là mục tiêu cụ thể 6.3 về “Kiểm soát chất lượng nguồn nước và nô nhiễm nước” và mục tiêu cụ thể 6.4 về “Hiệu quả sử dụng nguồn nước” [83]. Như vậy, có thể thấy bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng đối với việc hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững số 6, đảm bảo bền vững về môi trường. Hiện nay, nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang được nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực quan tâm nghiên cứu. Chương trình NTM đã được triển khai nhiều năm, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu về nông thôn chủ yếu tập trung vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_tham_gia_cua_nguoi_dan_trong_bao_ve_moi_truong_ng.pdf
  • pdfBản giải trình sửa chữa LA -HUY.pdf
  • pdfCV Nguyễn Ngọc Huy.pdf
  • pdfThong tin LA.En.pdf
  • pdfThong tin LA.Vn.pdf
  • pdfTom tat luan an TS. Nguyen Ngoc Huy. Eng.pdf
  • pdfTom tat Luan an TS. Nguyen Ngoc Huy. VIE.pdf
Luận văn liên quan