Bên cạnh đó, Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ (1952) cũng thể hiện mong muốn bình đẳng hóa địa vị của nam giới và nữ giới trong việc hưởng và thực hiện các quyền chính trị, theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người. Công ước quy định tại Điều 2: Phụ nữ có quyền được bầu vào mọi cơ quan nhà nước do dân cử được thành lập theo quy định của pháp luật quốc gia, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào; Điều 3: Phụ nữ có quyền làm việc tại các cơ quan nhà nước và thực hiện mọi chức năng công quyền theo quy định của pháp luật, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
Vào năm 1945, trong lời mở đầu của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cơ quan này khẳng định sự tin tưởng vào những quyền cơ bản của con người, về quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã mở ra một trang mới cho phong trào phụ nữ thế giới. Theo đó, cuối năm 1945, Đại hội Phụ nữ Thế giới lần thứ nhất được tổ chức ở Paris, nước Pháp đã quyết định thành lập một tổ chức phụ nữ toàn thế giới lấy tên là Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế. Mục đích của Liên đoàn là tập hợp phụ nữ trên toàn thế giới không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, nhằm cùng nhau hoạt động để giành lại và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, người mẹ, người lao động, bảo vệ nhi đồng, đảm bảo hòa bình dân chủ và độc lập dân tộc.
Tại Đại hội đồng LHQ lần thứ nhất, được tổ chức năm 1946, các đại biểu phụ nữ yêu cầu một sự quan tâm đặc biệt về những vấn đề liên quan đến phụ nữ. Năm 1946, cuộc họp đầu tiên và duy nhất của tiểu ban này đã nhất trí bỏ phiếu về việc cần thiết thành lập một ban hoàn chỉnh phụ trách về địa vị của phụ nữ. Cũng trong năm này, vào Tháng 6/ 1946, ban về Địa vị của Phụ nữ (United Nations Commission on the Status of Women) được thành lập. Đến Năm 1948, Hội nghị quốc tế lần đầu tiên về phụ nữ do Liên Hợp Quốc tổ chức đã diễn ra, tập trung vào hai vấn đề nổi bật, đó là bình đẳng giới về kinh tế và bình đẳng về chính trị - phụ nữ có quyền bầu cử. Nổi bật nhất là Điều 2 của Bản Tuyên ngôn chung về Nhân quyền tuyên bố: “Mọi người đều được hưởng tất cả các loại quyền và tự do đã được nêu trong Tuyên ngôn này, không có sự phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính”.
198 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------
NGUYỄN NGỌC HƯƠNG
SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐẨY NHANH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA
(Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------
NGUYỄN NGỌC HƯƠNG
SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐẨY NHANH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA
(Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
Ngành: Xã hội học
Mã số: 9.31.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Chí Dũng
Hà Nội - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết quả của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ
Nguyễn Ngọc Hương
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo -
PGS. TS. Nguyễn Chí Dũng, Người đã hướng dẫn khoa học, chỉ dẫn nhiệt
tình, động viên và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu
luận án.
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học xã
hội, Khoa Xã hội học cùng các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã giúp đỡ
trong quá trình tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và
bạn đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Ngọc Hương
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 12
1.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................. 12
1.1.1. Quan điểm và quy định pháp lý về sự tham gia của phụ nữ trong
hệ thống chính trị trên thế giới ...................................................................... 12
1.1.2. Các nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ trong chính trị ............... 16
1.1.3. Các nghiên cứu về yếu tố và giải pháp tăng cường cho sự tham gia
chính trị của phụ nữ......................................................................................... 20
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 28
1.2.1. Quan điểm và quy định pháp lý về sự tham gia của phụ nữ trong
hệ thống chính trị ở Việt Nam ..................................................................... 28
1.2.2. Các nghiên cứu về phụ nữ tham gia chính trị và công tác lãnh đạo ...... 31
1.2.3. Các nghiên cứu về yếu tố và giải pháp tăng cường sự tham gia
chính trị của phụ nữ ....................................................................................... 36
1.3. Đánh giá khái quát kết quả những công trình đã công bố và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................. 43
1.3.1. Đánh giá khái quát những công trình được tác giả tổng quan. .......... 43
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................... 43
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 45
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ..... 46
2.1. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án ......................................... 46
2.1.1. Hệ thống chính trị................................................................................ 46
2.1.2. Sự tham gia chính trị ........................................................................... 47
2.1.3. Phụ nữ tham gia hệ thống chính trị .................................................... 48
2.1.4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) và công tác phụ
nữ trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH .................................................... 51
2.1.5. Khái niệm vai trò xã hội...................................................................... 56
2.1.6. Khái niệm bình đẳng giới ................................................................... 57
2.2. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................. 58
2.2.1. Lý thuyết hệ thống .............................................................................. 58
2.2.2. Lý thuyết vai trò xã hội ....................................................................... 60
2.2.3. Lý thuyết di động xã hội ..................................................................... 61
2.2.4. Lý thuyết nữ quyền Mác xít ................................................................ 64
2.3. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công
tác cán bộ nữ ...................................................................................................... 66
2.4. Chủ trương, quan điểm và kế hoạch hành động của tỉnh Tiền
Giang về công tác Bình đẳng giới và sự tham gia của phụ nữ trong
HTCT .................................................................................................................. 72
2.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 74
2.6. Mô hình phân tích ...................................................................................... 77
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................. 78
Chương 3: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ Ở TIỀN GIANG ......................................................... 79
3.1. Phụ nữ tham gia trong hệ thống chính trị ở tỉnh Tiền Giang .............. 79
3.1.1. Phụ nữ tham gia vào các cấp ủy Đảng ............................................... 80
3.1.2. Phụ nữ tham gia ở các cấp chính quyền ............................................. 84
3.1.3. Phụ nữ tham gia các tổ chức chính trị - xã hội ................................... 93
3.1.4. Chất lượng cán bộ nữ tham gia HTCT tỉnh Tiền Giang qua các thời kỳ .. 98
3.2. Đánh giá về đội ngũ cán bộ nữ tham gia hệ thống chính trị ............... 109
3.2.1: Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của phụ nữ khi tham gia HTCT ....... 109
3.2.2. Mức độ tín nhiệm cán bộ nữ tham gia hệ thống chính trị ................ 111
Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 116
Chương 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA
PHỤ NỮ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỈNH TIỀN GIANG ........ 117
4.1. Yếu tố thể chế, chính sách ....................................................................... 117
4.2. Khuôn mẫu giới truyền thống và định kiến giới .................................. 123
4.3. Yếu tố gia đình .......................................................................................... 128
4.4. Yếu tố cá nhân........................................................................................... 133
4.4.1. Yếu tố tuổi ......................................................................................... 133
4.4.2. Yếu tố trình độ học vấn và trình độ chuyên môn ............................. 137
4.4.3 Yếu tố về trình độ tin học .................................................................. 144
4.4.4 Yếu tố về trình độ ngoại ngữ ............................................................. 147
Tiểu kết Chương 4 .......................................................................................... 150
KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM
GIA CỦA PHỤ NỮ VÀO HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG THỜI
KỲ ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA Ở TỈNH TIỀN GIANG ......................................................................... 151
1. Kết luận .................................................................................................... 151
2. Khuyến nghị về đảm bảo điều kiện cho phụ nữ tham gia HTCT .......... 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............. 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 162
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 174
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH Công nghiệp hóa
CBLĐ Cán bộ Lãnh đạo
CSTĐCS Chiến sĩ thi đua cơ sở
CSTĐCT Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh
CSTĐCB Chiến sĩ thi đua cấp bộ
HĐH Hiện đại hóa
HTCT Hệ thống chính trị
KHTNV Không hoàn thành nhiệm vụ
LĐTT Lao động tiên tiến
LLCT Lý luận chính trị
HTXSNV Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
HTTNV Hoàn thành tốt nhiệm vụ
HTNV Hoàn thành nhiệm vụ
HĐND Hội đồng nhân dân
QLNN Quản lý nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Cơ cấu mẫu khảo sát (%) ......................................................................... 8
Bảng 3.1: Chức vụ Đảng của phụ nữ ở các cấp ủy Đản giai đoạn 10 năm
chia theo giới (%) ................................................................................................ 80
Bảng 3.2: Chức vụ Đảng của phụ nữ khi tham gia cấp ủy Đảng qua các giai
đoạn 10 năm chia theo cấp công tác (%) ............................................................ 82
Bảng 3.3: Tỷ lệ nữ tham gia Ban thường vụ Đảng ủy cấp tỉnh, huyện và xã
giai đoạn 2010-2020 (%) ..................................................................................... 83
Bảng 3.4: Sự tham gia của phụ nữ trong HTCT cấp chính quyền ở Tiền
Giang chia theo giới (%) ..................................................................................... 85
Bảng 3.5: Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2011-2016, nhiệm kỳ 2016-2020 (%) ................................................................. 87
Bảng 3.6: Tỷ lệ đại biểu nữ tham gia HĐND các cấp chia theo chức vụ
công tác (%) ......................................................................................................... 88
Bảng 3.7: Tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo chính quyền, cơ quan quản lý nhà
nước cấp địa phương (%) .................................................................................... 90
Bảng 3.8. Sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính trị - xã hội qua
các thời kỳ (%) ..................................................................................................... 94
Bảng 3.9: Tỷ lệ phụ nữ tham gia các tổ chức chính trị xã hội ở Tiền Giang
theo cấp công tác (%) .......................................................................................... 95
Bảng 3.10: Học vấn của cán bộ chia theo giới ở Tiền Giang (%) ..................... 98
Bảng 3.11: Trình độ tin học, ngoại ngữ hiện nay của CB trong HTCT tỉnh
Tiền Giang theo giới (%) ................................................................................... 105
Bảng 3.12: Danh hiệu thi đua đạt được của cán bộ nữ trong HTCT tỉnh
Tiền Giang qua các năm công tác (%) .............................................................. 110
Bảng 4.1: Vai trò của chính sách đối với công tác cán bộ hiện nay theo giới
(%) ...................................................................................................................... 119
Bảng 4.2: Quan điểm về chức vụ chủ chốt đối với giới trong HTCT tỉnh
Tiền Giang (%) .................................................................................................. 124
Bảng 4.3: Số lượng cán bộ nữ tham gia đảm nhận nhiệm vụ các chức vụ
lãnh đạo các cấp chính quyền chia theo nhóm tuổi (%) ................................... 136
Bảng 4.4: Tương quan giữa trình độ học vấn/chuyên môn với chức vụ công
tác của phụ nữ trong các cấp HĐND (%) ......................................................... 140
Bảng 4.5: Tỷ lệ nữ đảm nhận công tác lãnh đạo chính quyền, cơ quan quản
lý nhà nước cấp địa phương tỉnh Tiền Giang năm 2022 chia theo trình độ
học vấn (%) ........................................................................................................ 142
Bảng 4.6: Tương quan giữ vị trí công tác với trình độ học vấn của phụ nữ
trong các tổ chức chính trị xã hội (%) ............................................................... 143
Bảng 4.7: Tương quan giữa trình độ tin học với chức vụ công tác của phụ
nữ trong các cấp ủy Đảng (%) ........................................................................... 145
Biểu 4.8: Tương quan giữa trình độ tin học với chức vụ công tác của phụ
nữ trong các cấp chính quyền (%)..................................................................... 146
Biểu 4.9: Tương quan giữa trình độ tin học với cấp công tác của cán bộ nữ
(%) ...................................................................................................................... 147
Bảng 4.10: Tương quan giữa trình độ ngoại ngữ với chức vụ công tác của
phụ nữ trong các cấp ủy Đảng (%).................................................................... 148
Bảng 4.11: Tương quan giữa trình độ ngoại ngữ với chức vụ công tác của
phụ nữ trong các cấp chính quyền (%) ............................................................. 149
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 3.1: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ tỉnh Tiền Giang theo giới*** 102
Biểu 3.2: Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ tỉnh Tiền Giang chia theo
giới ** ................................................................................................................ 103
Biểu 3.3: Mức độ tín nhiệm của cơ quan đối với cán bộ chủ chốt các cấp ở
Tiền Giang chia theo giới * ............................................................................... 112
Biểu 3.4: Đánh giá của địa phương nơi cán bộ đang sinh sống và làm việc* . 113
Biểu 4.1: Những thuận lợi của giới khi tham gia HTCT .................................. 119
Biểu 4.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia HTCT của giới** ............... 125
Biểu 4.3: Mức sống của gia đình cán bộ nữ ở tỉnh Tiền Giang ....................... 130
Biểu 4.4. Nghề nghiệp chồng của CB nữ khi tham gia HTCT ........................ 131
Biểu 4.5: Chức vụ công tác của phụ nữ trong các cấp ủy đảng chia theo
nhóm tuổi*** ..................................................................................................... 134
Biểu 4.6: Chức vụ công tác của phụ nữ trong các cấp chính quyền chia theo
nhóm tuổi** ....................................................................................................... 135
Biểu 4.7: Tương quan chức vụ Đảng với trình độ học vấn của phụ nữ trong
các cấp ủy Đảng *** .......................................................................................... 139
Biểu 4.8: Tương quan giữa chức vụ chính quyền với trình độ chuyên môn
của phụ nữ trong HTCT** ................................................................................ 141
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là một trong những mục
tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Tăng
cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ là mục tiêu hướng đến của
các quốc gia, trong đó,vai trò của phụ nữ được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực rõ
nét nhất đó là vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị càng được nâng cao; tỷ
lệ phụ nữ tham gia hoạt động chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng
nhiều hơn, tích cực hơn. Trên thực tế, ở một số quốc gia việc hiện thực hóa bình
đẳng giới về các chỉ tiêu trong lĩnh vực chính trị còn những hạn chế nhất định.
Phụ nữ đang còn phải đối diện với nhiều thách thức trên nhiều phương diện
trong đời sống xã hội, mà nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ định kiến xã hội
đối với phụ nữ.
Việt Nam, một quốc gia chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho giáo
của xã hội truyền thống về phân biệt đối xử giới. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong
gia đình và ngoài xã hội thường thấp hơn nam giới. Vì vậy, trong quá trình phát
triển, Việt Nam luôn nỗ lực phấn đấu đạt được tình trạng cân bằng giới như
nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia được
đánh giá cao về công tác thực hiện bình đẳng giới trong khu vực với nền tảng
chính trị, xã hội tốt cho việc đảm bảo vai trò nữ quyền tham gia hệ thống chính
trị. Việt Nam xếp thứ 87/153 quốc gia về thu hẹp khoảng cách giới. Một trong
10 quốc gia thực hiện tốt nhất về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ
nữ và trẻ em gái[84]. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đạt 30,26% là nữ đại biểu Quốc hội, gần 30% nữ tham
gia Hội đồng nhân dân các cấp[61].Công tác thúc đẩy bình đẳng giới cũng như
phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong bối cảnh đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH) được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt, điều này thể rõ
thông qua Nghị quyết số 11-NQ/TW của bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về Công
tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[12]. Những
quan điểm chỉ đạo, thành quả đạt được trên đây là minh chứng rõ nét cho những
cố gắng của Việt Nam trong quá trình thực hiện bình đẳng giới. Mặc dù vậy, quá
trình thực hiện bình đẳng giới nói chung và công tác phát triển cán bộ nữ ở Việt
Nam nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, nhiều rào cản được xác định trong quá
2
trình thực hiện như: việc thực thi, triển khai luật và chính sách vẫn còn nhiều bất
cập, hạn chế; định kiến giới trong công tác quản lý, lãnh đạo, tuyển dụng, bồi
dưỡng, đề bạt còn chưa đúng, chưa được thực hiện ở một số địa phương, cơ quan
đã cản trở cơ hội tham gia của phụ nữ vào chính trị.
Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là tỉnh
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam. Tiền Giang có vị trí địa lý - tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp toàn
diện theo hướng CNH, HĐH, đặc biệt là nông nghiệp trồng lúa, cây ăn trái và
chăn nuôi.Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tiền Giang đặt
ra yêu cầu khác biệt về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát
triển khoa học và công nghệ phải đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Nguồn lao động nữ đang chiếm
51,0% so với nam giới, do đó công tác phát triển cán bộ nữ được đặc biệt quan
tâm. Trong đó, phụ nữ với lĩnh vực chính trị đang là một trong những chỉ tiêu
mà tỉnh Tiền Giang đang nỗ lực thực hiện để đạt được các mục tiêu của Chương
trình, Chiến lược quốc gia do Chính phủ đề ra, nhằm xóa bỏ những rào cản để
phụ nữ có cơ hội nâng cao năng lực, địa vị xã hội và có nhiều cống hiến cho sự
phát triển bền vững xã hội. Ở tỉnh Tiền Giang, công tác cán bộ nữ trong hoạt
động chính trị từ báo cáo gần đây nhất, ở nhiệm kỳ 2020-2025, các cấp, tỷ lệ nữ
tham gia cấp ủy chỉ chiếm 14,9%, cấp huyện, thành, thị chiếm 22%, cấp xã
chiếm 27,5%.Nữ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh (chiếm 27,87%); cấp
huyện (31,23%); cấp xã (29,67%) [35,80, 81]. Đây là nhiệm kỳ, có tỷ lệ nữ tham
gia cao, nhưng vẫn còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt được so với mục tiêu Chiến lược
về bình đẳng giới của Chính phủ đề ra. Nhằm đạt được các mục tiêu bình đẳng
giới về chính trị, tỉnh Tiền Giang tiếp tục triển khai các hoạt động, kế hoạch
công tác cán bộ nữ trong quá trình thúc đẩy mạnh CNH, HĐH. Dựa vào những
đặc trưng riêng và thế mạnh của tỉnh Tiền Giang về nông nghiệp, điều kiện địa
lý tự nhiên, dân số tình hình chính trị, văn hóa, xã hội. Trong Nghị quyết số
64/2013/NQ-HĐND, ngày 12 tháng 12 năm 2013 về quy hoạch xây dựng vùng
tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, kỳ họp lần thứ 10 khóa VIII,
HĐND tỉnh Tiền Giang xác định, CNH, HĐH tập trung vào 4 nội dung chính
sau: CNH, HĐH là một quá trình toàn diện, lấy nông nghiệp chuyên trái cây,
thủy sản và công nghiệp chế biến – thủy sản làm trung tâm để chuyển dịch kinh
3
tế, cơ cấu