Thứ hai: Đề xuất giải pháp về các nội dung chi tiêu công cho Vùng 1- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Tập trung phát triển các ngành sản xuất côngnghiệp và dịch vụ hiện đại. Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, đi đầu trongphát triển khoa học, công nghệ. Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninhtrở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á.Đầu tư vào hạ tầng giao thông: Nâng cao chất lượng và mở rộng mạng lướiđường bộ, đường sắt và cảng biển để tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóavà phát triển kinh tế. Đặc biệt, có thể tăng cường phát triển CSHT giao thông nội đôvà nối liền các khu công nghiệp, khu đô thị với trung tâm kinh tế chính.Phát triển khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt: Xây dựng các khu côngnghiệp, khu kinh tế đặc biệt với CSHT hiện đại, thu hút đầu tư trong và ngoài nước,đẩy mạnh sự chuyển đổi công nghệ và nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, tạođiều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là cácdoanh nghiệp công nghệ cao.Khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp thông minh: Đồng bằng Sông Hồng làmột vùng nông nghiệp quan trọng của Việt Nam. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệtrong nông nghiệp, khuyến khích sự chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sangnông nghiệp thông minh, sử dụng các phương pháp nuôi trồng hiện đại, quản lý tàinguyên nước và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp.Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và gia công: Tăng cường đầu tư vào côngnghiệp chế biến, gia công hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến nông sản vàcông nghiệp sản xuất gỗ. Điều này sẽ giúp tạo ra giá trị gia tăng, thúc đẩy xuất khẩuvà tạo việc làm cho người dân trong khu vực.
329 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
TRẦN THỊ HUYỀN LAN
TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
TRẦN THỊ HUYỀN LAN
TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM
Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 9340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Nguyễn Văn Thuận
2. TS. Nguyễn Đức Thanh
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế của các địa phương tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học
của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Thuận và TS. Nguyễn Đức
Thanh.
Các dữ liệu được trình bày trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin
cậy. Kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố trước đó ngoại trừ một số kết quả
được công bố trong các bài báo khoa học của chính tác giả.
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Huyền Lan
i LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Thuận và TS.
Nguyễn Đức Thanh đã tận tình hướng dẫn, động viên và cho tôi những lời
khuyên hữu ích trong suốt thời gian tôi thực hiện Luận án.
Bên cạnh đó, tôi cũng vô cùng biết ơn Quý Thầy Cô trường Đại Học Tài
chính – Marketing, đặc biệt là các Thầy, Cô trong Khoa Tài chính – Ngân hàng
và Viện Đào tạo Sau đại học đã truyền đạt nhưng kiến thức quý giá, hỗ trợ và
giúp đỡ tôi để tôi có được công trình nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn các cấp Lãnh đạo, đồng nghiệp đang công tác tại Hệ
thống Kho bạc Nhà nước, gia đình và bạn bè đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và
động viên tôi để tôi có thêm nghị lực thực hiện Luận án.
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Huyền Lan
ii MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................xiv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
1.5. Đóng góp mới của Luận án (về mặt khoa học và về mặt thực tiễn) ............ 8
1.5.1. Về mặt khoa học.......................................................................................... 8
1.5.2. Về mặt thực tiễn .......................................................................................... 9
1.6. Bố cục và cấu trúc của Luận án ................................................................. 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ CHI TIÊU
CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ..............................................................1
2.1. Các khái niệm và đo lường về chi tiêu công, thể chế và tăng trưởng kinh tế
địa phương ........................................................................................................... 13
2.1.1. Các khái niệm và đo lường về chi tiêu công ............................................. 13
2.1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 13
2.1.1.2. Đặc điểm của chi tiêu công ..................................................................... 13
2.1.1.3. Phân loại chi tiêu công ............................................................................ 14
2.1.1.4. Đo lường hiệu quả chi tiêu công ............................................................. 15
2.1.2. Các khái niệm và chỉ số đo lường về thể chế chính quyền địa phương .. 18
iii 2.1.3. Các khái niệm và đo lường về tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế
địa phương ........................................................................................................... 20
2.1.3.1. Các khái niệm ......................................................................................... 20
2.1.3.2. Các chỉ số đo lường mức tăng trưởng kinh tế phổ biến ........................ 21
2.1.3.3. Các chỉ số đo lường mức tăng trưởng kinh tế địa phương ................... 23
2.2. Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế............................. 25
2.2.1. Đường cong RAHN ................................................................................... 25
2.2.2. Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế .......................... 27
2.3. Các lý thuyết nền tảng ................................................................................ 29
2.3.1. Nhóm lý thuyết tiêu biểu về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế .................................................................................................................. 29
2.3.1.1. Lý thuyết trường phái Keynes – Mô hình Harrod – Domar ................. 29
2.3.1.2. Lý thuyết tân cổ điển – Mô hình Solow hay mô hình kinh tế ngoại sinh
32
2.3.1.3. Lý thuyết kinh tế hiện đại - Các mô hình tăng trưởng nội sinh ............ 33
2.3.2. Nhóm lý thuyết về tăng trưởng kinh tế vùng miền .................................. 37
2.3.2.1. Lý thuyết vị trí công ty ........................................................................... 37
2.3.2.2. Các lý thuyết tân cổ điển truyền thống .................................................. 37
2.3.2.3. Lý thuyết Keynes .................................................................................... 37
2.3.2.4. Lý thuyết lõi-ngoại vi .............................................................................. 38
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế địa phương ..................... 40
2.4.1. Nhóm yếu tố tác động đến tổng cung ....................................................... 40
2.4.2. Nhóm yếu tố tác động đến tổng cầu ......................................................... 42
2.4.3. Nhóm yếu tố thể chế tác động đến tổng cung lẫn tổng cầu ..................... 43
iv 2.4.4. Cú sốc kinh tế vĩ mô .................................................................................. 44
2.5. Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan ........................................... 45
2.5.1. Các nghiên cứu quốc tế về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế .................................................................................................................. 45
2.5.1.1. Chi tiêu công tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ...................... 45
2.5.1.2. CTC kích thích TTKT (tác động tích cực) ............................................ 47
2.5.2. Các nghiên cứu trong nước về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam ............................................................................................ 50
2.5.3. Các nghiên cứu ngưỡng chi tiêu công tối ưu............................................ 56
2.6. Các khoảng trống nghiên cứu..................................................................... 60
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 65
3.1. Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 65
3.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 68
3.3. Dữ liệu và phương pháp định lượng .......................................................... 72
3.3.1. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng gộp .......................................................... 74
3.3.2. Phương pháp xác định ngưỡng chi tiêu công tối ưu ................................ 77
3.4. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 78
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 81
4.1. Phân tích thực trạng chi tiêu công và hiệu quả chi tiêu công của các địa
phương xét trong bối cảnh thay đổi Luật NSNN và tác động của Covid – 19 .. 81
4.1.1. Thực trạng về chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế trước và sau khi áp
dụng Luật NSNN năm 2015 ................................................................................ 81
4.1.1.1. Quy mô các thành phần chi tiêu công so với GRDP hiện hành trước và
sau khi áp dụng Luật NSNN năm 2015 ............................................................ 83
v 4.1.1.2. Cơ cấu các thành phần chi tiêu công so với GRDP so sánh trước và sau
khi áp dụng Luật NSNN năm 2015 ................................................................... 87
4.1.2. Thực trạng về chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các địa phương
Việt Nam khi có ảnh hưởng của Đại dịch Covid – 19 ........................................ 90
4.1.2.1. Cơ cấu Tổng chi tiêu công so với GRDP của 6 vùng KT – XH trong
điều kiện bị ảnh hưởng của Đại dịch Covid - 19 .............................................. 91
4.1.2.2. Cơ cấu Chi ĐTPT so với GRDP của 6 vùng KT – XH trong điều kiện
bị ảnh hưởng của Đại dịch Covid - 19 .............................................................. 93
4.1.2.3. Cơ cấu Chi TX so với GRDP của 6 vùng KT – XH trong điều kiện bị
ảnh hưởng của Đại dịch Covid – 19 .................................................................. 95
4.1.3. Thực trạng về thể chế chính quyền địa phương tương tác với TTKT thông
qua Chỉ số PAPI và Chỉ số PCI .......................................................................... 97
4.1.3.1. Chỉ số PAPI và TTKT của 6 vùng KT – XH khi thay đổi Luật NSNN
trong bối cảnh có Đại dịch Covid – 19 .............................................................. 97
4.1.3.2. Chỉ số PCI và TTKT của 6 vùng KT – XH khi thay đổi Luật NSNN
trong bối cảnh có Đại dịch Covid – 19 ............................................................ 100
4.1.4. Thực trạng về hiệu quả đầu tư công tại các địa phương Việt Nam trước
và sau khi áp dụng Luật NSNN năm 2015 ....................................................... 103
4.2. Phân tích tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các địa
phương của Việt Nam bằng nghiên cứu thực nghiệm ..................................... 107
4.2.1. Thống kê mô tả chung các biến số .......................................................... 107
4.2.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 110
4.1.1.1. Kết quả phân tích ma trận tương quan ............................................... 110
4.1.1.2. Phân tích kết quả hồi quy ..................................................................... 113
vi 4.3. Phân tích tác động của sự thay đổi chu kỳ ngân sách đến tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam ................................................................................................. 130
4.4. Phân tích ngưỡng chi tiêu công tối ưu tại các vùng kinh tế của Việt
Nam 135
4.4.1. Mô tả mẫu dữ liệu ................................................................................... 135
4.4.2. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu ngưỡng ................................... 136
4.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu .................................................................... 142
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................... 149
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 149
5.1.1. Về mặt lý thuyết ...................................................................................... 150
5.1.2. Về kết quả thực nghiệm .......................................................................... 151
5.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................ 156
5.2.1. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các địa phương của
Việt Nam ............................................................................................................ 156
5.2.2.1. Đề xuất các giải pháp về chi tiêu công.................................................. 156
5.2.2.2. Đề xuất các giải pháp để thu hút nguồn vốn ngoài NSNN .................. 169
5.2.2.3. Đề xuất các giải pháp về phát triển lực lượng lao động ...................... 170
5.2.2.4. Đề xuất các giải pháp về cải cách thể chế trong chi tiêu công ............. 175
5.2.2. Khuyến nghị chính sách .......................................................................... 177
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................... 178
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 182
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 200
Phụ lục 1. Kết quả hồi quy: Trường hợp toàn bộ các tỉnh thành .................... 200
vii 1.1. Kiểm định Hausman ba Mô hình ............................................................... 200
1.2. Kiểm định sai phạm Mô hình FE .............................................................. 201
1.3. Kết quả hồi quy theo phương pháp PCSE của 3 mô hình ........................ 203
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy từng vùng miền ..................................................... 205
2.1. Kiểm định Hausman ba mô hình cho từng vùng miền ............................. 205
2.2.1. Vùng 1 ...................................................................................................... 205
2.2.2. Vùng 2 ...................................................................................................... 206
2.2.3. Vùng 3 ...................................................................................................... 206
2.2.4. Vùng 4 ...................................................................................................... 207
2.2.5. Vùng 5 ...................................................................................................... 207
2.2.5. Vùng 6 ...................................................................................................... 208
2.2. Kết quả hồi quy của từng vùng .................................................................. 209
2.2.1. Vùng 1 ...................................................................................................... 209
2.2.2. Vùng 2 ...................................................................................................... 210
2.2.3. Vùng 3 ...................................................................................................... 212
2.2.4. Vùng 4 ...................................................................................................... 214
2.2.5. Vùng 5 ...................................................................................................... 216
2.2.6. Vùng 6 ...................................................................................................... 218
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định tác động của sự thay đổi luật NSNN năm 2015
theo phương pháp Bayes ................................................................................... 220
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định hiệu ứng ngưỡng .............................................. 310
viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Cụm từ tiếng Việt
1 CCHC Cải cách hành chính
2 Chi ĐTPT Chi đầu tư phát triển
3 Chi TX Chi thường xuyên
4 CSHT Cơ sở hạ tầng
5 CTC Chi tiêu công
6 ĐP 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam
7 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 HĐND Hội đồng nhân dân
9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
10 GNP Tổng sản lượng quốc dân
11 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
Luật NSNN Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002
12
năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng
Luật NSNN
13 06 năm 2015 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ
năm 2015
nghĩa Việt Nam
Nghị định Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Thủ
14 92/2006/NĐ- tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
CP tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
15 NSNN Ngân sách nhà nước
Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh tại
16 PAPI Việt Nam (do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009)
ix STT Viết tắt Cụm từ tiếng Việt
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
17 PCI (Provincial Competitiveness Index) do Liên đoàn Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện
18 SX Sản xuất
19 TTKT Tăng trưởng kinh tế
20 Vùng 1 Đồng bằng Sông Hồng
21 Vùng 2 Trung du và miền núi phía Bắc
22 Vùng 3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
23 Vùng 4 Tây Nguyên
24 Vùng 5 Đông Nam Bộ
25 Vùng 6 Đồng bằng sông Cửu Long
x DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các kết quả đã nghiên cứu trước ......................................... 52
Bảng 2.2: Tổng hợp các kết quả đã nghiên cứu về ngưỡng chi tiêu công............ 59
Bảng 3.1: Tóm tắt tính toán các biến số ............................................................. 71
Bảng 3.2: Nguồn số liệu nghiên cứu .................................................................. 72
Bảng 4.1: Quy mô Tổng CTC, Chi ĐTPT và Chi TX so với GRDP hiện hành trước
và sau khi áp dụng Luật NSNN năm 2015 của 6 vùng KT – XH ........................ 83
Bảng 4.2: Cơ cấu Tổng CTC, Chi ĐTPT và Chi TX so với GRDP trước và sau khi
áp dụng Luật NSNN năm 2015 của 6 vùng KT - XH ......................................... 87
Bảng 4.3: Cơ cấu Tổng CTC so với GRDP của 6 vùng kinh tế - xã hội trong điều
kiện bị ảnh hưởng của Đại dịch Covid - 19 ........................................................ 91
Bảng 4.4: Cơ cấu Chi ĐTPT so với GRDP của 6 vùng kinh tế - xã hội trong điều
kiện bị ảnh hưởng của Đại dịch Covid - 19 ........................................................ 93
Bảng 4.5: Cơ cấu Chi TX so với GRDP của 6 vùng kinh tế - xã hội trong điều kiện
bị ảnh hưởng của Đại dịch Covid - 19 ................................................................ 95
Bảng 4.6: Chỉ số PAPI (về cải cách thủ tục hành chính) của 6 vùng kinh tế - xã hội
trước và sau khi áp dụng Luật NSNN năm 2015 trong điều kiện có ảnh hưởng của
Đại dịch Covid - 19 ........................................................................................... 97
Bảng 4.7: Chỉ số PCI của 6 vùng kinh tế - xã hội trước và sau khi áp dụng Luật
NSNN năm 2015 trong điều kiện có ảnh hưởng của Đại dịch Covid – 19 ........ 100
Bảng 4.8: ICOR Trung bình tại các vùng giai đoạn trước khi áp dụng Luật NSNN
năm 2015 (Từ năm 2013 đến năm 2016) .......................................................... 104
Bảng 4.9: ICOR Trung bình tại các vùng KT - XH giai đoạn sau khi áp dụng Luật
NSNN năm 2015 (từ năm 2017 đến năm 2021) ............................................... 105
Bảng 4.10: Thống kê mô tả chung các biến số ................................................. 107
xi Bảng 4.11: Ma trận TQ giữa các biến độc lập: Toàn bộ tỉnh thành ................... 110
Bảng 4.12: Ma trận TQ giữa các biến độc lập: Vùng 1 ..................................... 110
Bảng 4.13: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập: Vùng 2 ........................ 111
Bảng 4.14: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập : Vùng 3 ....................... 111
Bảng 4.15: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập : Vùng 4 ....................... 111
Bảng 4.16: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập : Vùng 5 ....................... 112
Bảng 4.17: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập : Vùng 6 ....................... 112
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định Hausman cho từng mô hình .............................. 114
Bảng 4.19: Kiểm định sai phạm Mô hình 2 – Ước lượng theo phương pháp FE114
Bảng 4.20: Tổng hợp kết quả 3 mô hình .......................................................... 115
Bảng 4.21: Tác động của từng loại hình chi tiêu tới tăng trưởng trước và trong thời
kỳ Covid .......................................................................................................... 119
Bảng 4.22: Kiểm định Hausman lựa chọn Mô hình FE hoặc RE - Trường hợp từng
vùng kinh tế ..................................................................................................... 120
Bảng 423: Kiểm định sai phạm của các mô hình .............................................. 121
Bảng 4.24: Kết quả hồi quy: Trường hợp Vùng 1 ............................................ 122
Bảng 4.25: Kết quả hồi quy: Trường hợp Vùng 2 ............................................ 124
Bảng 4.26: Kết quả hồi quy: Trường hợp Vùng 3 ............................................ 125
Bảng 4.27: Kết quả hồi quy: Trường hợp Vùng 4 ............................................ 127
Bảng 4.28: Kết quả hồi quy: Trường hợp Vùng 5 ............................................ 128
Bảng 4.29: Kết quả hồi quy: Trường hợp Vùng 6 ............................................ 129
Bảng 4.30: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ......................................................... 132
Bảng 4.31: Kết quả thống kê mô tả .................................................................. 135
Bảng 4.32: Kết quả kiểm định hiệu ứng ngưỡng .............................................. 136
xii Bảng 4.33: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu ......................................... 138
Bảng 4.34: Bảng so sánh tỷ lệ chi tiêu công thực tế và ngưỡng tối ưu .............. 141
xiii DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1 Đường cong Rahn .............................................................................. 26
Hình 2. 2 Tác động của tăng CTC đến tăng GDP ............................................... 28
Hình 2. 3 Dòng thu nhập của của các hộ gia đình............................................... 31
Hình 5. 1 Mức chi tiêu công trung bình tại các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng156
Hình 5. 2 Mức chi tiêu công trung bình tại các tỉnh vùng Trung du và miền núi
phía Bắc........................................................................................................... 159
Hình 5. 3 Mức chi tiêu công trung bình tại các tỉnh Bắc trung Bộ và duyên hải
miền Trung ...................................................................................................... 161
Hình 5. 4 Mức chi tiêu công trung bình tại các tỉnh Vùng Tây Nguyên. ........... 163
Hình 5. 5 Mức chi tiêu công trung bình tại các tỉnh Vùng Đông Nam bộ. ........ 165
Hình 5. 6 Mức chi tiêu công trung bình tại các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long 167
xiv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chi tiêu công (CTC) là một công cụ chủ yếu trong chính sách tài khóa của chính
phủ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để thực
hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước kích thích các hoạt động sản xuất kinh
doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (TTKT) và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên
hiệu quả của CTC tác động đến TTKT ở cấp quốc gia nói chung và các vùng lãnh
thổ/các địa phương nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề đang tranh luận. Tại quốc gia này
việc tăng CTC mang lại hiệu quả thúc đẩy TTKT phát triển nhưng tại một quốc gia
khác cũng áp dụng chính sách CTC đó lại cho kết quả ngược lại. Có quốc gia áp dụng
chính sách thắt chặt chi tiêu công thì thành công nhưng ở quốc gia khác lại thất bại.
Vai trò của CTC tác động đến TTKT cũng không thể được giải thích duy nhất
bởi một trường phái và là một chủ đề gây nhiều tranh cãi (Grier & Tullock, 1989).
Một hướng nghiên cứu cho rằng CTC thúc đẩy TTKT thông qua việc thực hiện hai
chức năng chính là đảm bảo an ninh và cung ứng dịch vụ công, giúp ổn định môi
trường KT - XH, cải thiện CSHT, từ đó thúc đẩy TTKT (Knack & Keefer, 1995).
Tuy nhiên, các hướng nghiên cứu khác không thống nhất và cho rằng CTC có tác
động tiêu cực đến TTKT do có sự bóp méo trong phân chia nguồn lực kinh tế, được
chuyển từ khu vực tư nhân có năng suất cao sang khu vực công có năng suất thấp
hơn. Nghĩa là, xuất hiện sự chèn lấn đầu tư tư nhân và làm chậm tiến trình đổi mới
(Mitchell, 2005). Không dừng lại ở đây, một số nghiên cứu của Akpan (Akpan, 2005)
và Landau (Landau, 1983) cho rằng tác động của CTC lên TTKT là tiêu cực hoặc
không có liên quan. Một góc nhìn khác cũng đáng lưu tâm là tác động của CTC đến
TTKT không đơn thuần chỉ tích cực hay tiêu cực mà có thể bao gồm cả hai, phụ thuộc
vào qui mô CTC (Barro, 1990; Armey, 1995). Khi qui mô CTC (được tính bằng tỷ
trọng của GDP) còn nhỏ thì CTC tăng sẽ làm tăng tốc độ TTKT. Tuy nhiên khi qui
1 mô CTC trở nên rất lớn thì sự gia tăng trong CTC sẽ làm giảm tốc độ TTKT.
Sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc vào qui mô và bản chất của các hoạt động
chi tiêu công (Karagianni, Pempetzoglou, & Saraidaris, 2019). Không phải tất cả các
thành phần chi tiêu công đều có tác động tích cực hay tiêu cực hay tầm ảnh hưởng
như nhau đến TTKT. Trong cơ cấu CTC, chính phủ cần xác định thành phần nào có
hiệu quả thúc đẩy TTKT và ngược lại. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi lẽ trong giới
hạn ngân sách, chính phủ vẫn có thể cải thiện TTKT bằng cách điều tiết cơ cấu CTC
theo hướng gia tăng tỷ trọng các thành phần chi tiêu có hiệu quả.
Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm để phân tích tác động của
CTC đến TTKT của một quốc gia đang phát triển là Việt Nam. Với dữ liệu về CTC
và các thành phần của tổng CTC là chi đầu tư phát triển (Chi ĐTPT) và chi thường
xuyên (Chi TX) và TTKT địa phương được tính bằng GRDP (tổng sản phẩm trên địa
bàn) của 63 tỉnh/thành phố được phân chia theo 6 vùng KT – XH, tác giả đã giải quyết
các khoảng trống nghiên cứu của Luận án.
Thứ nhất, từ năm 2016 trở về trước, CTC của Việt Nam thực hiện theo Luật
NSNN số 01/2002/QH11 (Luật NSNN năm 2002). Theo Luật NSNN này, có một số
khoản chi thuộc NSNN nhưng chưa được đưa vào trong cân đối. Vì vậy, nếu tính
tổng CTC (tổng chi NSNN), thì mức chênh lệnh giữa thu và chi sẽ lớn hơn nhiều.
Việt Nam đã ban hành Luật NSNN số 83/2015/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2017
(QuocHoi, 2015) để tiến gần hơn với thông lệ quốc tế và tăng cường tính minh bạch
trong trong CTC. Luận án đánh giá hiệu quả và tác động của CTC đến TTKT trước
và sau khi áp dụng Luật NSNN mới bằng các nghiên cứu thực nghiệm đối với hai chu
kỳ ngân sách (năm 2013 – năm 2016 và năm 2017 – năm 2021) là hai giai đoạn trước
và sau khi áp dụng Luật NSNN hiện hành, tác giả đánh giá tính hiệu quả của quá trình
thực thi Luật NSNN trong từng giai đoạn để từ đó phát huy tối đa những ưu điểm và
đưa ra hàm ý chính sách phù hợp trong việc phân bổ và sử dụng CTC một cách hợp
2 lý, tiết kiệm và có ý nghĩa đối với TTKT. CTC tác động đến TTKT còn bị ảnh hưởng
bởi các cú sốc kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn vừa qua, cú sốc của Đại dịch Covid -
19 đã gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh
hưởng nặng nề do mức độ mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Đại dịch Covid - 19
rất có thể làm thay đổi mẫu hình về mối quan hệ giữa CTC và TTKT so với điều kiện
bình thường. Việc không khảo sát tác động của Đại dịch Covid - 19 rất có thể dẫn tới
các kết luận sai lầm về mẫu hình của mối liên hệ giữa CTC và TTKT. Do đó, tác giả
đã mở rộng phạm vi nghiên cứu về CTC của các địa phương/các vùng KT - XH khi
chưa có Đại dịch (năm 2012 – năm 2019) và khi có Đại dịch (năm 2020 và năm 2021)
để nghiên cứu để đưa ra hàm ý chính chính sách về CTC, đặc biệt là hàm ý về tỉ lệ
trích lập dự phòng cần thiết để ứng phó với những cú sốc kinh tế mới. Bằng việc
nghiên cứu về CTC với TTKT giữa 2 chu kỳ ngân sách có tác động của Đại dịch
Covid - 19, tác giả tập trung giải quyết khoảng trống nghiên cứu thứ nhất, đó là “Phân
tích, đánh giá tác động của CTC đến TTKTcủa các địa phương và các vùng KT - XH
của Việt Nam trước và sau sự ra đời của Luật NSNN năm 2015”.
Thứ hai, Lý thuyết đường cong Rahn (Richard Rahn,1986) về mối quan hệ phi
tuyến giữa quy mô CTC và TTKT hàm ý TTKT sẽ đạt được tối đa khi CTC là vừa
phải và được phân bổ hết cho những hàng hóa công cơ bản, CTC sẽ có hại đối với
TTKT nếu nó vượt qua mức giới hạn này. Tác giả vận dụng lý thuyết đường cong
Rahn và kiểm định hiệu ứng ngưỡng được đề xuất bởi Hansen (Hansen, 1999) và
Wang (Wang, 2015) để xác định ngưỡng chi tiêu công tối ưu đồng thời ước lượng tác
động của CTC đến TTKT ở các miền trước và sau giá trị ngưỡng cho 6 vùng KT –
XH của Việt Nam. Bằng việc phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ngưỡng
CTC tối ưu cho 6 vùng KT – XH của Việt Nam, tác giả tập trung giải quyết khoảng
trống nghiên cứu thứ hai, đó là “Phân tích và xem xét tác động ngưỡng giữa CTC với
TTKT trên bình diện quốc gia và 6 vùng KT -XH của Việt Nam”
3 Thứ ba, sự phát triển kinh tế của từng khu vực bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tính
kinh tế và tính phi kinh tế theo quy mô và sự đa dạng giúp làm giảm chi phí sản xuất,
tăng hiệu quả sản xuất hoặc tăng năng suất - do sự tập trung về mặt không gian của
hoạt động kinh tế và dân số. Việt Nam có 63 tỉnh/thành phố được phân thành 6 vùng
KT - XH với những đặc điểm địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội, CSHT giao thông, trình
độ dân trí,.. khác nhau. Khi một tập hợp tỉnh/thành phố có những đặc thù và điều kiện
KT - XH khác nhau thì trọng số sử dụng CTC cũng khác nhau giữa các vùng miền và
khác với CTC của quốc gia. Do vậy, việc nghiên cứu hai biến số CTC và TTKT trong
bối cảnh của 6 vùng KT - XH có thể giúp Luận án đánh giá sâu hơn tác động điều tiết
của đặc tính vùng miền đối với TTKT. Từ đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị liên
quan tới các địa phương và các hàm ý cụ thể cho từng vùng KT - XH của Việt Nam
để trả lời cho khoảng trống nghiên cứu thứ tư: “Phân tích tác động của chi tiêu công
đến tăng trưởng kinh tế theo 6 vùng KT - XH dựa trên dữ liệu nghiên cứu của 63 tỉnh
thành phố của Việt Nam”.
Xuất phát từ những lý luận trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tác động của chi tiêu
công đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương tại Việt Nam” để nghiên cứu và
giải quyết những khoảng trống nghiên cứu đã trình bày tại Chương 2 của Luận án.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của Luận án là đánh giá tính hiệu quả và tác động của CTC,
cũng như các thành phần của CTC đến TTKT tại các địa phương/các vùng KT - XH
của Việt Nam khi có sự thay đổi của luật NSNN và tác động của Đại dịch Covid –
19. Ngoài ra, tác giả cũng khám phá tác động ngưỡng CTC và tác động của các yếu
tố thể chế đến TTKT địa phương/các vùng KT - XH. Mục tiêu nhằm đưa ra các hàm
ý chính sách trong quản lý, sử dụng vốn NSNN đối với CTC, góp phần TTKT cho
các địa phương.
Để giải quyết được mục tiêu chung, luận án đưa ra các mục tiêu chi tiết như sau:
4