Luận án Tác động của năng lực doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp ngành du lịch

Năng lực thiết lập quan hệ (Giả thuyết H5): Muốn thành công, chủ doanh nghiệp cần phải sở hữu khả năng tạo mối quan hệ, khả năng giao tiếp, thuyết phục và tạo ra sự kết dính giữa các cá nhân, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện là tận dụng các mối quan hệ của mình nhằm mở ra những “cánh cửa” và đạt được lợi thế cạnh tranh. Với kết quả phân tích P-value= 0,038 < 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,070, nghiên cứu này cho thấy, KQKD của DN càng được cải thiện thì khả năng đáp ứng của doanh nhân đối với nhóm năng lực thiết lập quan hệ càng cao. Thực tế tại ĐBSCL cho thấy KQKD của các DNNVV ngành du lịch thường phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ với các đối tác như khách hàng, nhà cung ứng, người lao động, cơ quan chính quyền, đối thủ cạnh tranh, cổ đông hay nhà đầu tư để nắm bắt thông tin và tiếp cận nguồn lực. Do đó, năng lực thiết lập mối quan hệ ảnh hưởng rất lớn đối với HĐKD của doanh nghiệp du lịch và kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Lopa, N. Z., & Bose, T. K. (2014), Man và cộng sự (2008), Baum và cộng sự (2001), Bird (1995).Năng lực tổ chức – lãnh đạo (Giả thuyết H6): Năng lực này của doanh nhân là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến KQKD của DN, với kết quả phân tích P-value= 0,033 < 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,089. Kết quả của nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu của Baum và cộng sự (2001), Ahmad (2007), Hoàng La Phương Hiền (2019). Điều này được giải thích bởi ngành du lịch tại ĐBSCL các doanh nghiệp đều là DNNVV, do những hạn chế về quy mô và nguồn lực nên phần lớn chủ doanh nghiệp là người trực tiếp tổ chức các nguồn lực doanh nghiệp, hướng dẫn và động viên người lao động trong doanh nghiệp do đó KQKD của DN trực tiếp chịu sự chi phối bởi năng lực tổ chức – lãnh đạo của doanh nhân.

pdf247 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của năng lực doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp ngành du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN MINH LẦU TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC DOANH NHÂN ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP NGÀNH DU LỊCH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2024 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN MINH LẦU TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC DOANH NHÂN ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP NGÀNH DU LỊCH Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: 1. TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THU 2. TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN Đà Nẵng, năm 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung luận án “Tác động của năng lực doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ĐBSCL: Trường hợp ngành du lịch” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thu và Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai khác công bố trước đây. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2024 Người viết Nguyễn Minh Lầu i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, quý Thầy/Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh và Phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, phục vụ cho công tác và cuộc sống. Các thầy cô của Khoa đã nhiệt tình góp ý chỉ dẫn tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt tôi xin chân thành biết ơn Cô Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thu và Thầy Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn nhiệt tình, tận tâm trong công việc đã dành rất nhiều thời gian hướng dẫn và giúp tôi thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận án, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy, Cô và các bạn đọc giả. Xin chân thành cám ơn. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2024 Người viết Nguyễn Minh Lầu ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ....................................................................... 1 1.1.1 Tiếp cận lý thuyết ...................................................................................... 1 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn ...................................................................................... 3 1.2 Tổng quan các nghiên cứu ......................................................................... 8 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 20 1.4 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 20 1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................... 20 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát ........................................................... 20 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 21 1.6 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 21 1.7 Đóng góp của luận án .............................................................................. 21 1.7.1 Đóng góp về mặt học thuật ...................................................................... 21 1.7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ....................................................................... 22 1.8 Bố cục luận án......................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 25 2.1 Cơ sở lý thuyết về doanh nhân ................................................................. 25 2.1.1 Khái niệm về doanh nhân ........................................................................ 25 2.1.2 Đặc điểm doanh nhân .............................................................................. 27 2.1.3 Vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế ...................................... 28 2.2 Các lý thuyết nền về năng lực doanh nhân ................................................ 29 2.2.1 Khái niệm về năng lực ............................................................................. 29 2.2.2 Các mô hình lý thuyết về năng lực .......................................................... 29 2.2.2.1 Mô hình lý thuyết năng lực theo ASK ................................................. 29 2.2.2.2 Mô hình lý thuyết năng lực theo thay đổi hành vi COM - B ............... 31 2.2.2.3 Mô hình lý thuyết năng lực theo nhận thức xã hội ............................... 33 2.2.2.4 Mô hình lý thuyết năng lực theo lý thuyết về phụ thuộc nguồn lực .... 34 2.2.2.5 Mô hình lý thuyết năng lực theo năng lực thành phần ......................... 35 2.2.3 Năng lực doanh nhân .............................................................................. 35 2.2.3.1 Khái niệm về năng lực doanh nhân ..................................................... 35 iii 2.2.3.2 Các năng lực doanh nhân .................................................................... 37 2.3 Doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch......................................................... 47 2.3.1 Khái niệm về du lịch ............................................................................... 47 2.3.2 Khái niệm doanh nghiệp du lịch .............................................................. 50 2.3.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch .................................... 51 2.3.3.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ............... 51 2.3.3.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................. 54 2.4 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................... 56 2.4.1 Khái niệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................... 56 2.4.2 Một số chỉ tiêu được sử dụng để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................................ 58 2.5 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 61 2.5.1 Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................ 61 2.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 63 2.5.2.1 Ảnh hưởng của NLDN đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .... 64 2.5.2.2 Ảnh hưởng của biến kiểm soát (Giới tính và trình độ học vấn) đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ................................................. 68 2.5.2.3 Mô hình nghiên cứu.............................................................................. 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 71 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 72 3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 72 3.1.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 72 3.1.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 74 3.1.2.1 Xác định phương pháp nghiên cứu ..................................................... 74 3.1.2.2 Nghiên cứu định tính ........................................................................... 74 3.1.2.3 Nghiên cứu định lượng ........................................................................ 80 3.2 Xây dựng thang đo .................................................................................. 80 3.2.1 Thang đo của NLDN ............................................................................... 81 3.2.2 Thang đo của Kết quả kinh doanh ........................................................... 90 3.3 Đánh giá sơ bộ các thang đo .................................................................... 91 3.3.1 Đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ......................... 91 iv 3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) ......... 94 3.4 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ............................................................... 96 3.5 Kích thước mẫu và phương pháp thu nhập số liệu ..................................... 96 3.5.1 Kích thước mẫu ....................................................................................... 96 3.5.2 Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 98 3.5.3 Phương pháp thu nhập số liệu.................................................................. 99 3.6 Phương pháp phân tích ............................................................................ 99 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................. 104 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 105 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................... 105 4.2 Kiểm định thang đo ............................................................................... 107 4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ....................... 107 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) ....... 110 4.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ..................................................... 115 4.3 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ............................................ 122 4.3.1 Kiểm định giả thuyết ............................................................................. 123 4.3.2 Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap ........................................ 124 4.3.3 Kiểm định sự khác biệt .......................................................................... 125 4.4 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu ................................................... 127 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................ 132 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................. 137 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................. 138 5.1 Kết luận ................................................................................................ 138 5.1.1 Kết quả mô hình thang đo ...................................................................... 138 5.1.2 Kết quả mô hình nghiên cứu .................................................................. 139 5.2 Hàm ý quản trị ...................................................................................... 145 5.2.1 Hàm ý quản trị đối với năng lực định hướng chiến lược ....................... 145 5.2.2 Hàm ý quản trị đối với năng lực năng lực cam kết................................ 146 5.2.3 Hàm ý quản trị đối với năng lực phân tích - sáng tạo ............................ 146 5.2.4 Hàm ý quản trị đối với năng lực nắm bắt cơ hội ................................... 147 5.2.5 Hàm ý quản trị đối với năng lực tổ chức và lãnh đạo ............................ 148 v 5.2.6 Hàm ý quản trị đối với năng lực thiết lập quan hệ ................................ 148 5.2.7 Hàm ý quản trị đối với năng lực học tập ............................................... 149 5.2.8 Hàm ý quản trị đối với năng lực cá nhân ............................................... 150 5.2.9 Hàm ý quản trị đối với năng lực chuyên môn ....................................... 150 5.3 Kiến nghị .............................................................................................. 151 5.4 Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................................... i TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... ii PHỤ LỤC ............................................................................................................... xxiv vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tóm tắt những nghiên cứu liên quan về mối quan hệ giữa NLDN và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................................... 17 Bảng 2.1: Tổng hợp nhóm NLDN từ nhiều tác giả ................................................... 38 Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp ở các nước ............................................ 52 Bảng 2.3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam ........................................... 53 Bảng 2.4: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ......................... 54 Bảng 2.5: Cách thức đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ...................... 59 Bảng 3.1: Kết quả điều chỉnh thang đo NLDN dựa trên nghiên cứu định tính ........ 78 Bảng 3.2: Kết quả điều chỉnh thang đo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên nghiên cứu định tính ................................................................................... 80 Bảng 3.3: Thang đo năng lực định hướng chiến lược ............................................... 82 Bảng 3.4: Thang đo năng lực cam kết ....................................................................... 83 Bảng 3.5: Thang đo năng lực phân tích sáng tạo ...................................................... 84 Bảng 3.6 : Thang đo năng lực nắm bắt cơ hội .......................................................... 85 Bảng 3.7: Thang đo Năng lực tổ chức và lãnh đạo ................................................... 86 Bảng 3.8: Thang đo Năng lực thiết lập quan hệ ........................................................ 87 Bảng 3.9: Thang đo Năng lực học tập ....................................................................... 88 Bảng 3.10: Thang đo Năng lực cá nhân .................................................................... 89 Bảng 3.11: Thang đo Năng lực chuyên môn............................................................. 90 Bảng 3.12: Thang đo kết quả kinh doanh từ các nghiên cứu đi trước ...................... 90 Bảng 3.13: Độ tin cậy của thang đo NLDN .............................................................. 92 Bảng 3.14: Độ tin cậy của thang đo kết quả kinh doanh .......................................... 93 Bảng 3.15: Kế quả phân tích nhân tố khám phá – Thang đo NLDN ........................ 94 Bảng 3.16: Kế quả phân tích nhân tố khám phá – Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................................................................. 96 Bảng 3.17: Cơ cấu phân bổ mẫu nghiên cứu ............................................................ 98 Bảng 4.1: Thống kê mô tả nghiên cứu theo kết quả điều tra .................................. 105 Bảng 4.2: Qui mô và cơ cấu DNNVV trong lĩnh vực du lịch theo loại hình, thời gian hoạt động, qui mô lao động và địa bàn hoạt động theo kết quả điều tra ......... 106 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo NLDN ................... 107 vii Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo kết quả kinh doanh ....................................................................................................................... 109 Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 ............................................. 110 Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 ............................................. 111 Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá KQKD .......................................... 113 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá ...................................................... 113 Bảng 4.9: Trọng số hồi quy chuẩn hóa ................................................................... 119 Bảng 4.10: Kết quả giá trị hội tụ và độ tin cậy của thang đo .................................. 120 Bảng 4.11: Kiểm định giá trị phân biệt thang đo cho mô hình tới hạn ................... 120 Bảng 4.12: Trọng số hồi quy ................................................................................... 123 Bảng 4.13: Hệ số hồi quy chuẩn hóa ...................................................................... 123 Bảng 4.14: Giá trị R bình phương ........................................................................... 124 Bảng 4.15: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N =1000 ................................. 124 Bảng 4.16: Test of Homogeneity of Variances ....................................................... 125 Bảng 4.17: Robust Tests of Equality of Means ...................................................... 125 Bảng 4.18. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo giới tính ........................... 126 Bảng 4.19: Test of Homogeneity of Variances ....................................................... 126 Bảng 4.20: Robust Tests of Equality of Means ...................................................... 127 Bảng 4.21. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo trình độ học vấn .............. 127 Bảng 4.22: Ý nghĩa của giá trị trung bình ............................................................... 128 Bảng 4.23: Đánh giá chung về năng lực của doanh nhân ....................................... 128 Bảng 4.24. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ....................... 132 Bảng 5.1: Tổng hợp độ tin cậy và giá trị hội tụ của NLDN ....................................... 138 Bảng 5.2: Tổng hợp biến kiểm soát giới tính và trình độ học vấn của năng lực doanh nhân ............................................................................................................... 139 viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình năng lực (ASK) của Benjamin Bloom (1956) ............................ 31 Hình 2.2: Mô hình COM-B (Michie & ctg., 2011) ................................................... 32 Hình 2.3: Lý thuyết nhận thức xã hội ....................................................................... 33 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu ............... 70 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 73 Hình 4.1: Mô hình phân tích CFA năng lực doanh nhân ........................................ 116 Hình 4.2: Mô hình phân tích CFA kết quả kinh doanh ........................................... 117 Hình 4.3: Mô hình phân tích CFA tới hạn .............................................................. 118 Hình 4.4: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ........................................................... 122 Hình 5.1: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực nắm bắt cơ hội ............................................................................................................................ 140 Hình 5.2: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực định hướng chiến lược ................................................................................................................ 140 Hình 5.3: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực phân tích – sáng tạo .................................................................................................................... 141 Hình 5.4: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực cá nhân ......... 142 Hình 5.5: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực tổ chức và lãnh đạo ................................................................................................................... 142 Hình 5.6: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực chuyên môn .. 143 Hình 5.7: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực cam kết ......... 143 Hình 5.8: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực học tập .......... 144 Hình 5.9: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của thang đo năng lực thiết lập quan hệ .................................................................................................................... 145 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ASK (Attitude – Skills – Knowledges) Thái độ - Kỹ năng – Kiến thức NLDN Năng lực doanh nhân KQKD Kết quả kinh doanh TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh NNL Nguồn nhân lực CSLT CSLT x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Chương 1 bao gồm các phần chính: Sự cần thiết của nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận án và bố cục của luận án. Qua đó, tác giả mô tả các vấn đề được trình bày trong luận án, giúp người đọc nắm được quy trình nghiên cứu tương ứng. 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1.1.1 Tiếp cận lý thuyết “Mỗi quốc gia luôn có cơ hội để vươn lên thịnh vượng dù kém về tài nguyên, nguồn lực lao động hay vốn liếng, miễn sao doanh nghiệp của quốc gia đó phải có được sức mạnh” (Porter. M.E, 2010). Vì thế việc nâng cao hiệu suất cũng như kết quả kinh doanh cho các doanh nghiệp của một quốc gia hay một vùng là yếu tố hết sức cần thiết góp phần tạo sự phồn thịnh cho quốc gia hay vùng đó. Vấn đề được quan tâm khá nhiều hiện nay là nâng cao hiệu suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì “họ có đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cải thiện phân phối thu nhập” (Abdullah & Manan, 2011). Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay thì các nước đều chú ý hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động tối đa các nguồn lực, góp phần tăng sức cạnh tranh cho những doanh nghiệp này. Nghiên cứu về doanh nghiệp được nhiều nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới thực hiện, trong đó có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các doanh nhân và năng lực doanh nhân có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng. Năng lực doanh nhân được coi là khía cạnh quan trọng nhất cho sự phát triển và thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào (Mitchelmore & Rowley, 2010). Năng lực kinh doanh của doanh nhân có liên quan đến sự ra đời, tồn tại, phát triển và thành công của một doanh nghiệp (Bird,1995; Baum và cộng sự, 2001; Colombo & Grilli, 2005). “Năng lực doanh nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả kinh doanh của công ty, có tác dụng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động công ty” (José Sánchez, 2011). Do đó, doanh nhân được coi là một nguồn tài nguyên quan trọng (Roblesa, L., Zárraga-Rodrígueza, M. 2015; Mitchelmore, S. & Rowley, J. 2009; ). 1 Man (2001) đã khám phá lĩnh vực năng lực doanh nhân và kết nối nó với hoạt động của tổ chức trong lĩnh vực dịch vụ của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hồng Kông, liên hệ những năng lực kinh doanh này với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh ngành dịch vụ của Hồng Kông. Ahmad (2007) đã mở rộng lĩnh vực năng lực do Man (2001) cung cấp và liên hệ những lĩnh vực này với hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Úc và quan điểm đa văn hóa của Malaysia. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng phác họa mối quan hệ giữa năng lực doanh nhân và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mitchelmore & Rowley, 2010; Bird, 1995; Baum và cộng sự, 2001; Colombo & Grilli, 2005; Ahmad, 2007 và Man, 2001). Các nghiên cứu trước đây chỉ ra mười lĩnh vực năng lực cụ thể của các doanh nhân như: năng lực chiến lược, năng lực phân tích, năng lực tổ chức và lãnh đạo, năng lực cam kết, năng lực cơ hội, năng lực cá nhân, năng lực học tập, năng lực đạo đức, năng lực mối quan hệ và năng lực kỹ thuật. Do đó, có đủ lý do để tin rằng có mối quan hệ giữa mười lĩnh vực năng lực cụ thể và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Man, 2001; Ahmad, 2007; Baum và cộng sự, 2001; Man & Chan, 2002; Ahmad và cộng sự, 2010). Hơn nữa, Man và cộng sự (2002) đã phát triển một mô hình phân tích liên quan đến hiệu suất công ty với năng lực kinh doanh, năng lực tổ chức và phạm vi cạnh tranh của công ty. Theo năng lực kinh doanh, họ đã đề cập đến sáu lĩnh vực năng lực có tên là năng lực cơ hội, năng lực mối quan hệ, năng lực phân tích, năng lực tổ chức, năng lực chiến lược và năng lực cam kết. Tương tự, Chandler & Jansen (1992) chỉ ra sự liên quan đến vai trò doanh nhân, vai trò quản lý và vai trò chức năng kỹ thuật với hoạt động kinh doanh trong bối cảnh phân tích của Bang Utah về các công ty kinh doanh. Li và cộng sự (2009) khẳng định mối quan hệ tích cực của doanh nghiệp (chấp nhận rủi ro, đổi mới, năng nổ, cạnh tranh, chủ động và tự chủ) với hiệu suất của công ty và cho rằng quá trình sáng tạo tri thức đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này. Họ liên hệ trực tiếp định hướng kinh doanh với hiệu quả hoạt động của công ty trong mô hình của họ với một biến trung gian của quá trình tạo ra tri thức. Nguyễn Thành Long (2016) còn đưa ra vai trò của năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội đối với KQKD của DNNVV ở Việt Nam. Theo nghiên cứu này, sáng nghiệp công ty, vốn xã hội, năng lực doanh nhân tác động dương đến thành quả của DNNVV. Tác giả Hoàng La Phương Hiền (2019) 2 đã nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến HĐKD của các DN trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế và nghiên cứu này cũng sử dụng mô hình được xây dựng bởi Man (2001) về năng lực doanh nhân, kết quả HĐKD được đo lường thông qua chỉ tiêu tài chính, khách hàng, nội bộ và học tập – phát triển. Gần đây nhất, nghiên cứu của Sakib, M.N và cộng sự (2022), Yunusa Mohammed Kaigama (2023) kết quả chỉ ra rằng năng lực kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và các nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của năng lực kinh doanh đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về thành phần năng lực doanh nhân ở Việt Nam còn hạn chế, do vậy cần có một đề tài nghiên cứu để chỉ ra rõ tác động của năng lực doanh nhân đến KQKD của DN Việt Nam trong từng ngành cụ thể. 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn Sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành, CSLT ngày càng lớn mạnh; Hạ tầng du lịch được Nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư và Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới. Du lịch góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế. Nhiều năm liền, số lượng khách trong nước và quốc tế tăng mạnh, có năm du khách nước ngoài đến Việt Nam đạt hơn 18 triệu người, tương đương nhiều quốc gia có du lịch phát triển ở Đông Nam Á, chiếm 80% lượng khách hàng không quốc tế ra vào Việt Nam. Ngành Du lịch đã đóng góp ước tính 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho gần 5 triệu người trong các lĩnh vực phụ trợ của du lịch và liên ngành. Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu ngành du lịch năm 2022 đạt 93.242,7 tỉ đồng tăng hơn 185,2% so với năm 2021. Năm 2022 đánh dấu sự trở lại của ngành du lịch sau đại dịch Covid-19, số lượng khách quốc tế đến nước ta ước đạt 3.661,2 nghìn lượt người gấp 23,3 lần năm trước. Trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 3.277,2 nghìn lượt người chiếm 89,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 29,5 lần; bằng đường bộ đạt 380,9 nghìn lượt người chiếm 10,4% 3 và gấp 4 lần; bằng đường thủy đạt 3,1 nghìn lượt người chiếm 0,1% và gấp 5 lần. Khách quốc tế đến Việt Nam từ châu Á đạt 2.595,8 nghìn lượt người gấp 19,5 lần năm trước; khách đến từ châu Âu đạt 508,4 nghìn lượt người gấp 31,8 lần; khách đến từ châu Mỹ đạt 388,9 nghìn lượt người gấp 67,6 lần; khách đến từ châu Úc đạt 156,6 nghìn lượt người gấp 125,2 lần; khách đến từ châu Phi đạt 11,5 nghìn lượt người gấp 8 lần. Số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tăng nhanh đã góp phần tăng doanh thu cho các CSLT và lữ hành. Doanh thu của các CSLT năm 2022 đạt 57,8 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2021 và doanh thu của các cơ sở lữ hành đạt 35,5 nghìn tỷ đồng, gấp 3,9 lần. Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đánh giá: “Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, đưa ra những giải pháp tháo gỡ hạn chế, yếu kém”; Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW đến các cấp, các ngành, doanh nghiệp và phấn đấu đến năm 2030, du lịch Việt Nam thực sự là ngành kinh tế trọng tâm, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Theo Darbellay và Stock (2012), Gren và Huijbens (2012), du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng với tầm quan trọng kinh tế - xã hội đã được chứng minh. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia do có những đóng góp to lớn về kinh tế - xã hội. Đối với các nền kinh tế đang phát triển, du lịch có thể đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ xã hội (Blanke và Chiesa, 2011). ĐBSCL là đồng bằng phù sa lớn nhất nước do hệ thống sông Cửu Long bồi đắp là một trong những địa điểm yêu thích đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Trong những năm vừa qua, ngành du lịch của vùng ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc, đáng khích lệ và nguồn thu từ hoạt động du lịch, sự tăng trưởng du lịch đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung. Ngày 18/11/2016 Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2227/QĐ-TTg, về việc Quy hoạch tổng thể phát triển du 4 lịch ĐBSCL. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để tạo cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của Vùng cho phát triển du lịch. Chính quyền và ngành du lịch vùng ĐBSCL cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn kinh doanh lưu trú, lữ hành... phù hợp với từng địa phương trong vùng, cũng như kịp thời phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vùng ĐBSCL thực hiện. Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSCL, các địa phương đã triển khai thực hiện chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch Cụm phía Tây, gồm: An Giang - Kiên Giang - Cà Mau - TP. Cần Thơ - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Hậu Giang; Cụm phía Đông gồm: Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Vĩnh Long - Trà Vinh - Đồng Tháp; mở rộng liên kết hợp tác phát triển giữa vùng ĐBSCL với các vùng du lịch trọng điểm trong cả nước; tiến tới mở rộng liên kết hợp tác với các địa phương ngoài nước; cùng nhau triển khai thực hiện Đề án phát triển sản phẩm du lịch ĐBSCL; tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, du lịch... để thu hút du khách. Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, kết quả kinh doanh du lịch tính đến cuối năm 2022, ĐBSCL đón trên 44 triệu lượt khách du lịch, tăng 201,2% so với cùng kỳ năm 2021 và doanh thu du lịch vùng ĐBSCL năm 2022 đạt gần 34.000 tỷ đồng, tăng 216,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2023, khu vực ĐBSCL đón 26.908.675 lượt khách, tăng 33,46% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khách quốc tế tăng mạnh nhất với 955.463 lượt, tăng 636% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu du lịch vùng ĐBSCL ước đạt hơn 26.215 tỷ đồng, tăng 77,99% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, năm 2022 toàn vùng ĐBSCL có 2.500 CSLT và 55.888 phòng để phục vụ khách du lịch, số lượng các CSLT mỗi năm đều tăng và có sự phân bố không đồng đều. Về chất lượng, các CSLT ở ĐBSCL được nâng dần trên các mặt về tiện nghi phục vụ và các dịch vụ bổ trợ khác. Các buồng phòng đã đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh theo tiêu chí xếp hạng đánh giá CSLT của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Cùng với sự gia tăng nhanh khách du lịch và các CSLT ở vùng du lịch ĐBSCL, hệ thống các cơ sở ăn uống nơi đây rất đa dạng và phong phú. Toàn vùng năm 2022 có khoảng 2.000 cơ sở ăn uống đã được khai thác phục vụ tốt cho du lịch. Theo Tổng cục Thống kê (2022), trong những năm qua, kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng GDP đạt 8,02% so với năm trước; 5 trong đó, riêng khu vực doanh nghiệp đã đóng góp trên 60% vào GDP. Tính đến cuối năm 2021, cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm 2020, tăng 16,7% so với bình quân giai đoạn 2017-2020, doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ chiếm 66,8%, doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,8%, doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,4%, trong đó toàn vùng ĐBSCL có 62.130 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 4,5% so với năm 2020, thấp hơn tốc độ tăng bình quân cả nước, nhưng mật độ doanh nghiệp bình quân trên 1.000 dân vùng ĐBSCL có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2020 là 15,2%. Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh năm 2020 tăng 1,9%, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận vùng ĐBSCL tăng 16,2% so với năm 2019 và tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi bình quân giai đoạn 2016-2020 là 63,7%. Bên cạnh sự đóng góp của doanh nghiệp vào GDP của Quốc gia thì doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp một vai trò rất lớn đối với nền kinh tế. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2022: “Khu vực DNNVV chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Con số thống kê cho hay, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, đóng góp 50% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước tạo ra 62% việc làm cho người lao động, đóng góp 49% vào việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế”. Theo sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022, số liệu thống kê cho thấy số lượng DNNVV tại vùng ĐBSCL là 48.592 doanh nghiệp chiếm 97,22%, trong đó doanh nghiệp có qui mô siêu nhỏ chiếm đến 67,89%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 28,65% và doanh nghiệp vừa chỉ chiếm tỷ lệ 3,45%. Bên cạnh đó, DNNVV ngành du lịch tại ĐBSCL cũng chiếm số lượng đáng kể hơn 2.400 DNNVV ngành du lịch (Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022) góp phần vào sự phát triển của vùng với những thế mạnh đặc trưng của như hệ sinh thái đất ngập nước độc đáo với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước với kết quả đáng ghi nhận. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện và sâu rộng, ngành du lịch lại cần phải tích cực đổi mới, sáng tạo, thích ứng để nâng cao chất lượng, phát triển nhanh và bền vững, thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam hội tụ các loại tài nguyên du lịch rất phong phú và mang bản sắc riêng, từ tài nguyên du 6 lịch thiên nhiên đến tài nguyên du lịch nhân văn, xã hội. Để khoảng cách không còn chênh lệch nhiều với những quốc gia có ngành du lịch phát triển như Mỹ, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan , chúng ta phải tập trung đầu tư vào yếu tố con người. Chúng ta phải có đội ngũ lao động có chất lượng cao, những nhà quản lý, những nhân viên du lịch lành nghề, những nhà khoa học công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, với khát vọng đưa ngành công nghiệp không khói lên một tầm cao mới. Do đó, phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài quyết định tương lai phát triển của ngành du lịch. Theo Wrigh và cộng sự (1993), NNL trong phạm vi doanh nghiệp được ngầm hiểu là: “nguồn vốn con người và sử dụng nguồn vốn này nhằm hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, khác với các nguồn lực khác trong doanh nghiệp, nguồn vốn nhân lực được cho là có giá trị, khan hiếm, không thể bắt chước và thay thế hoàn toàn. Do đó, dựa theo lý thuyết nguồn lực của Boxall và Purcell (2003) cho rằng: “NNL có tiềm năng đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp”. Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL năm 2022 lao động trong ngành du lịch của ĐBSCL là 51.867 người. Trong đó, lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch ĐBSCL ước trên 40%; lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch là 22.902 người đạt 44,15%. Như vậy có thể thấy có hơn một nữa (từ 56 đến 60%) lao động ngành du lịch ĐBSCL chưa qua đào tạo. Điều này là thách thức rất lớn cho việc phát triển du lịch của vùng, cũng như yêu cầu đòi hỏi phải nâng cao việc đào tạo NNL ngành du lịch ĐBSCL cả về số lượng lẫn chất lượng. Qua tất cả những phân tích thực trạng và nhận định trên cho thấy, để có đủ NNL du lịch có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp du lịch tại ĐBSCL trong tương lai là vấn đề nan giải và phức tạp, chính vì vậy việc nghiên cứu về vấn đề NLDN tác động đến KQKD tại các các DNNVV ngành du lịch khu vực ĐBSCL là cần thiết và có tính thời sự. Trong thời gian vừa qua chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu về lĩnh vực này tại khu vực ĐBSCL. Từ những phân tích trên, nghiên cứu: “Tác động của năng lực doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ĐBSCL: Trường hợp ngành du lịch” được tác giả lựa chọn vì có tính cấp thiết cho các doanh nhân của doanh nghiệp du lịch tại ĐBSCL cả về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh kinh doanh hiện nay. 7 1.2 Tổng quan các nghiên cứu 1.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực doanh nhân Chủ đề về NLDN rất được quan tâm phát triển trong vài thập niên trở lại đây, có nhiều tác giả trong nước và trên thế giới đã nghiên cứu, phân tích nhiều khía cạnh liên quan đến NLDN. Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng của NLDN được nhiều tác giả xác định trong nhiều mô hình nghiên cứu. ❖ Nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực doanh nhân theo mô hình ASK ASK là mô hình được sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Benjamin Bloom (1956) được coi là người đưa ra những phát triển bước đầu về ASK. Sau đó nhiều tác giả nghiên cứu trong nước sử dụng cách tiếp cận theo mô hình ASK như: Nghiên cứu của Trần Thị Vân Hoa (2011) thể hiện sự kết hợp dựa trên cơ sở lý thuyết của mô hình ASK và mô hình tập hợp các “năng lực con” để xây dựng khung năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp. Nghiên cứu đã đưa ra các năng lực: năng lực định hướng mục tiêu, xây dựng viễn cảnh phát triển cho doanh nghiệp; năng lực động viên khuyến khích và truyền cảm hứng cho nhân viên; năng lực tập hợp các nguồn lực làm việc vì mục tiêu chung của doanh nghiệp; năng lực khởi xướng sự thay đổi. Tuy nhiên, do lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo phủ khắp nội dung về kiến thức, kỹ năng và tố chất lãnh đạo nên đề tài không tránh khỏi dàn trải, các kỹ năng lãnh đạo trong nghiên cứu có đôi chỗ không tách bạch được với kỹ năng quản trị. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2012) đã rút ra mô hình năng lực lãnh đạo điều hành cần có của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp gồm những nền tảng sau. Thứ nhất là có tố chất, thái độ lãnh đạo điều hành; thứ hai là có kiến thức, hiểu biết về lãnh đạo; thứ ba là có kỹ năng lãnh đạo. Tuy nhiên bài viết này còn mang tính khái quát, chung chung và chưa đề cập sâu sắc đến năng lực lãnh đạo của các giám đốc doanh nghiệp thông qua nền tảng lý thuyết và các nguồn số liệu kiểm chứng. Nghiên cứu của Lê Quân (2012) đã ứng dụng mô hình ASK nêu rõ được các đặc điểm về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần có của đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam. Nghiên cứu khảo sát 230 giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ Việt Nam cho thấy giám đốc doanh nghiệp nhỏ Việt Nam yếu về các kiến thức 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_nang_luc_doanh_nhan_den_ket_qua_kinh_do.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an - Tieng Viet.pdf
  • pdf3. Tom tat luan an - Tieng Anh.pdf
  • pdf4. Trang thong tin luan an.pdf
  • pdf5. Bao cao dong gop moi cua luan an.pdf
Luận văn liên quan