1.1 Lý do chọn đề tài
Tại sao một số quốc gia quá giàu trong khi một số khác lại quá nghèo? Câu hỏi
được Adam Smith đặt ra ngay tựa đề của tác phẩm “An Inquiry into the Nature and
Causes of the Wealth of Nations” vào năm 1776. Hơn 200 năm sau, câu hỏi này lại
được hai nhà nghiên cứu kinh tế là Daron Acemoglu & James Robinson đề cập
trong tác phẩm nổi tiếng “Why nations fail: the origins of power, prosperity, and
poverty” vào năm 2012.
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu vĩ mô hàng đầu của chính phủ các quốc gia.
Todaro & Smith (2015) nhận định tăng trưởng kinh tế là một quá trình ổn định mà
theo đó năng lực sản xuất của nền kinh tế được tăng lên theo thời gian để mang lại
mức tăng sản lượng quốc gia và gia tăng thu nhập. Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế
thể hiện bởi khối lượng của cải của quốc gia không ngừng tăng lên, các lý thuyết
tăng trưởng đã chỉ rõ sự gia tăng này có thể đạt được qua việc bổ sung thêm yếu tố
đầu vào cho sản xuất như vốn, lao động, hoặc bằng cách sử dụng tốt hơn các yếu tố
đầu vào với mức tiêu phí ngày càng ít hơn để thu được sản phẩm đầu ra ngày càng
nhiều và có chất lượng cao hơn. Mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá
cao qua hai thập kỷ gần đây, nhưng đa số các quốc gia đang phát triển vẫn chưa bắt
kịp về mức thu nhập bình quân so với các nước phát triển. Trong bối cảnh mà tác
động của việc gia tăng vốn và lao động đến tăng trưởng đang dần giảm sút, các
quốc gia đang phát triển muốn tiếp tục đạt được sự tăng trưởng thì nhất thiết phải
tạo ra năng suất ngày càng cao. Báo cáo về triển vọng phát triển toàn cầu, OECD
(2014) đã đề cập tới việc cần phải thúc đẩy tăng năng suất để duy trì tăng trưởng
trong tương lai cho các nền kinh tế đang phát triển. Đánh giá tầm quan trọng của
năng suất tới tăng trưởng trong dài hạn, Krugman (1997, trang 11) nhận định “Năng
suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài thì nó gần như là tất cả.
233 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thể chế, năng suất yếu tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu các quốc gia đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------
PHẠM DUY LINH
THỂ CHẾ, NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU CÁC
QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------
PHẠM DUY LINH
THỂ CHẾ, NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU CÁC
QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG
2. TS. PHẠM QUỐC HÙNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ với đề tài “Thể chế, năng suất yếu tố tổng hợp
và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển” là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là
trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng và kết quả nghiên cứu chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh khóa 2013
PHẠM DUY LINH
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập nghiên cứu để hoàn thành luận án này, tôi luôn nhận
được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của hai thầy hướng dẫn khoa học chính. Tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng và thầy TS. Phạm
Quốc Hùng đã ủng hộ, động viên cũng như chia sẻ kiến thức để tôi thực hiện luận
án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tài chính công và
các thầy cô phản biện đã đóng góp rất nhiều ý kiến hữu ích cho tôi. Đặc biệt tôi xin
gửi lời cảm ơn tới thầy GS. Sử Đình Thành đã có những lời nhận xét, góp ý hết sức
quý giá để tôi nghiên cứu, học hỏi bổ sung cho luận án cũng như kiến thức chuyên
môn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và một số bạn bè đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình học tập. Sự động viên, giúp đỡ của họ đã giúp tôi hoàn thành
luận án của mình đúng thời hạn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017
PHẠM DUY LINH
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................iv
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
1.2 Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................. 4
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 9
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 10
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 10
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ...................................................... 12
1.7 Một số điểm mới và đóng góp của luận án ..................................................... 13
1.8 Kết cấu luận án ................................................................................................ 15
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
VỀ TFP, THỂ CHẾ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG VỚI TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ ................................................................................................................... 17
2.1 Lý thuyết về TFP và thể chế ......................................................................... 17
2.1.1 Lý thuyết về TFP ....................................................................................... 17
2.1.1.1 Khái niệm về TFP ............................................................................... 17
2.1.1.2 Phương pháp đo lường TFP ................................................................ 21
2.1.2 Lý thuyết về thể chế .................................................................................. 24
2.1.2.1 Các quan điểm về thể chế ................................................................... 24
2.1.2.2 Phương pháp đo lường chất lượng thể chế ......................................... 27
2.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế .................................................................. 31
2.2.1 Các mô hình tăng trưởng kinh tế ............................................................... 31
2.2.2 Các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế .............................................. 39
2.3 Mối quan hệ giữa thể chế, TFP và tăng trưởng kinh tế ............................. 41
2.3.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa thể chế, TFP và tăng trưởng ................... 41
2.3.2 Mô hình phân tích về mối quan hệ giữa thể chế, TFP và tăng trưởng ...... 45
2.4 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan .................................... 49
2.4.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ thể chế và TFP .................................. 49
2.4.2 Các nghiên cứu về thể chế, TFP và tăng trưởng kinh tế ....................... 61
2.5 Khoảng trống nghiên cứu và khung phân tích đề xuất ............................. 92
Kết luận chương 2: ................................................................................................ 97
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........... 98
3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu ..................................................................... 98
3.1.1 Khung phân tích mô hình ......................................................................... 98
3.1.2 Mô hình thực nghiệm và lựa chọn biến nghiên cứu ............................... 102
3.2 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ......................................................... 108
3.3.1 Phương pháp ước lượng ......................................................................... 108
3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu và đo lường biến ..................................................... 110
3.2.3 Phân tích thống kê, mô tả dữ liệu ........................................................... 114
3.2.3.1 Đánh giá chung về thực trạng thể chế, TFP và tăng trưởng của các quốc
gia ................................................................................................................. 114
3.2.3.2 Phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu ............................................. 119
3.2.3.3 Kiểm định về sự khác biệt về thể chế giữa các nhóm mẫu .............. 122
Kết luận chương 3: .............................................................................................. 123
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 125
4.1 Tác động của thể chế tới tăng trưởng TFP ............................................... 125
4.1.1 Mô hình ước lượng ................................................................................. 125
4.1.2 Kết quả nghiên cứu và bàn luận ............................................................. 125
4.1.2.1 Kết quả cho mẫu gộp ....................................................................... 127
4.1.2.2 Kết quả ước lượng cho từng nhóm mẫu ........................................... 130
4.2 Tác động của thể chế, tăng trưởng TFP và tương tác của chúng tới tăng
trưởng kinh tế .................................................................................................... 133
4.2.1 Mô hình ước lượng ................................................................................. 133
4.2.2 Kết quả nghiên cứu và bàn luận ............................................................. 134
4.2.2.1 Kết quả ước lượng cho mẫu gộp ...................................................... 135
4.2.2.2 Kết quả ước lượng cho từng nhóm mẫu ........................................... 139
4.3 Kiểm định tính vững của mô hình .............................................................. 143
Kết luận chương 4: ............................................................................................... 146
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 148
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 148
5.2 Hàm ý chính sách ......................................................................................... 154
5.2.1 Đối với việc cải thiện và nâng cao chất lượng thể chế ........................... 156
5.2.2 Đối với việc thúc đẩy tăng trưởng TFP và nâng cao tỷ trọng đóng góp của
TFP đến tăng trưởng. ........................................................................................ 159
5.2.3 Một số hàm ý chính sách khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ........ 161
5.3 Đóng góp của luận án và một số hạn chế ................................................... 161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .................... 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 165
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 182
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
APO Asian Productivity Organization Tổ chức năng suất Châu Á
BERI Business Enviroment Risk
Intelligence
Bộ chỉ số rủi ro môi trường kinh
doanh
FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GMM Generalized Method of Moments Phương pháp moment tổng quát
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IV Instrument Variable Biến công cụ
ICRG International Country Risk
Guide
Bộ chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ
nhất
OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế
REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
R&D Research and Development Nghiên cứu và triển khai
TFP Total Factor Productivity Năng suất yếu tố tổng hợp
2SLS Two Stage Least Squares Bình phương nhỏ nhất hai giai
đoạn
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WDI World Development Indicators Bộ chỉ số phát triển thế giới
WEO World Economic Outlook Bộ dữ liệu về kinh tế thế giới
WGI Worldwide Governance
Indicators
Bộ chỉ số quản trị công toàn cầu
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của thể chế đến TFP ...................... 58
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của thể chế đến tăng trưởng .......... 74
Bảng 2.3: Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của TFP đến tăng trưởng .............. 89
Bảng 3.1: Mô tả tóm tắt các biến và nguồn dữ liệu ............................................... 114
Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến ở mẫu gộp ...................................................... 120
Bảng 3.3: Thống kê mô tả các biến ở mẫu thu nhập trung bình thấp .................... 121
Bảng 3.4: Thống kê mô tả các biến ở mẫu thu nhập trung bình khá ..................... 121
Bảng 3.5: Thống kê mô tả các biến ở mẫu thu nhập cao ....................................... 122
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định sự khác biệt về chất lượng thể chế .......................... 123
Bảng 4.1: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến chất lượng thể chế ................. 126
Bảng 4.2: Ma trận tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu ....................... 126
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond cho mẫu gộp ........ 127
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond cho nhóm các quốc gia
thu nhập trung bình thấp ......................................................................................... 130
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond cho nhóm các quốc gia
thu nhập trung bình khá .......................................................................................... 131
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond cho nhóm các quốc gia
thu nhập cao............................................................................................................ 132
Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ........................ 135
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond cho mẫu gộp ......... 135
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond cho nhóm quốc gia thu
nhập trung bình thấp ............................................................................................... 139
iii
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond cho nhóm quốc gia
thu nhập trung bình khá ........................................................................................... 140
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond cho nhóm quốc gia
thu nhập cao ............................................................................................................ 140
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond cho mẫu gộp ........ 144
Bảng 4.13: Kết quả ước lượng FE-2SLS cho mẫu gộp .......................................... 145
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả ước lượng từ hai mô hình nghiên cứu .......................... 149
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 11
Hình 2.1: Đóng góp các thành phần trong tăng trưởng kinh tế ................................ 19
Hình 2.2: Khung phân tích ảnh hưởng thể chế đến kết quả nền kinh tế .................. 39
Hình 2.3: Các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế ............................................. 40
Hình 2.4: Khung phân tích mối quan hệ của thể chế, TFP tới phát triển kinh tế ..... 44
Hình 2.5: Chất lượng thể chế và sản lượng trên lao động qua thời gian .................. 48
Hình 2.6: Mối quan hệ giữa thể chế, năng suất và sản lượng .................................. 51
Hình 2.7: Mối quan hệ của các yếu tố với TFP ........................................................ 52
Hình 2.8: Khung phân tích thể chế - đổi mới công nghệ - tăng trưởng ................... 53
Hình 2.9: Các yếu tố tác động thúc đẩy năng suất yếu tố tổng hợp ......................... 83
Hình 2.10: Khung phân tích và dấu kỳ vọng của các biến nghiên cứu .................... 96
Hình 3.1: Tỷ lệ đóng góp của TFP (%) đến tăng trưởng so với Mỹ năm 2000 và 2008
................................................................................................................................ 118
Hình 3.2: Biểu đồ phân bố điểm số sáu thước đo chất lượng thể chế .................... 119
Hình 5.1: Tương quan giữa chỉ số quản trị công với GDP bình quân đầu người .. 154
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Tại sao một số quốc gia quá giàu trong khi một số khác lại quá nghèo? Câu hỏi
được Adam Smith đặt ra ngay tựa đề của tác phẩm “An Inquiry into the Nature and
Causes of the Wealth of Nations” vào năm 1776. Hơn 200 năm sau, câu hỏi này lại
được hai nhà nghiên cứu kinh tế là Daron Acemoglu & James Robinson đề cập
trong tác phẩm nổi tiếng “Why nations fail: the origins of power, prosperity, and
poverty” vào năm 2012.
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu vĩ mô hàng đầu của chính phủ các quốc gia.
Todaro & Smith (2015) nhận định tăng trưởng kinh tế là một quá trình ổn định mà
theo đó năng lực sản xuất của nền kinh tế được tăng lên theo thời gian để mang lại
mức tăng sản lượng quốc gia và gia tăng thu nhập. Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế
thể hiện bởi khối lượng của cải của quốc gia không ngừng tăng lên, các lý thuyết
tăng trưởng đã chỉ rõ sự gia tăng này có thể đạt được qua việc bổ sung thêm yếu tố
đầu vào cho sản xuất như vốn, lao động, hoặc bằng cách sử dụng tốt hơn các yếu tố
đầu vào với mức tiêu phí ngày càng ít hơn để thu được sản phẩm đầu ra ngày càng
nhiều và có chất lượng cao hơn. Mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá
cao qua hai thập kỷ gần đây, nhưng đa số các quốc gia đang phát triển vẫn chưa bắt
kịp về mức thu nhập bình quân so với các nước phát triển. Trong bối cảnh mà tác
động của việc gia tăng vốn và lao động đến tăng trưởng đang dần giảm sút, các
quốc gia đang phát triển muốn tiếp tục đạt được sự tăng trưởng thì nhất thiết phải
tạo ra năng suất ngày càng cao. Báo cáo về triển vọng phát triển toàn cầu, OECD
(2014) đã đề cập tới việc cần phải thúc đẩy tăng năng suất để duy trì tăng trưởng
trong tương lai cho các nền kinh tế đang phát triển. Đánh giá tầm quan trọng của
năng suất tới tăng trưởng trong dài hạn, Krugman (1997, trang 11) nhận định “Năng
suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài thì nó gần như là tất cả. Khả năng không
2
ngừng nâng cao mức sống của một đất nước phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào khả
năng tăng sản lượng trên đầu công nhân của nước đó”. Như vậy, năng suất là chỉ số
thể hiện những tiến bộ về hiệu quả của nền kinh tế, nó phản ánh chất lượng tăng
trưởng của một quốc gia. Do đó, nâng cao năng suất là một trong những vấn đề rất
được quan tâm từ trước đến nay trên phạm vi nền kinh tế, ngành và doanh nghiệp.
Kể từ khi Solow (1956) giới thiệu lý thuyết tăng trưởng kinh tế của mình, khái niệm
năng suất yếu tố tổng hợp (Total factor productivity - TFP) đã được các nhà nghiên
cứu tìm hiểu và phân tích. Hầu hết các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế gần đây,
đặc biệt là lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã nhận định năng suất yếu tố tổng hợp là
yếu tố tạo nên sự khác biệt về tăng trưởng giữa các quốc gia, đồng thời nó còn phản
ánh chất lượng tăng trưởng trong dài hạn. Lý thuyết này cũng xác định một số yếu
tố như mở cửa kinh tế, vốn con người là yếu tố quan trọng trong việc gia tăng TFP.
Trong khi đó, trường phái kinh tế học thể chế mới khởi nguồn từ nhà kinh tế Ronald
Coase cho rằng thể chế là yếu tố gốc rễ ảnh hưởng tới hiệu quả của nền kinh tế. Với
lập luận các giao dịch trong nền kinh tế đều mất chi phí và khi đó các thể chế ràng
buộc đóng vai trò quan trọng. Coase (1998) nhận định chuyên môn hóa chỉ khả thi
khi có trao đổi, và chi phí trao đổi càng thấp, trình độ chuyên môn hóa càng cao và
năng suất càng lớn, chi phí trao đổi phụ thuộc vào các thể chế của một quốc gia.
Xuất phát từ ý tưởng của Ronald Coase, kinh tế học thể chế mới đã được quan tâm
nghiên cứu như một lý thuyết về tăng trưởng kinh tế. Douglass C.North, một nhà
nghiên cứu tiêu biểu cho trường phái kinh tế học thể chế mới đã nhận xét như sau:
“Những yếu tố như mở rộng thị trường, cải tiến công nghệ và cả tăng cường sự đầu
tư cho con người đều đóng góp một phần trong tăng trưởng năng suất. Nhưng chúng
ta giải thích thế nào về sự tiếp diễn của tình trạng đói nghèo ở nhiều nơi trên thế
giới một khi chúng ta đã biết rõ nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng kinh tế? Câu trả
lời nằm ở sự thất bại của con người khi đảm trách những đổi mới để gia tăng sản
lượng. Khung thể chế của một xã hội tạo ra cơ chế khuyến khích, tác động trực tiếp
đến hoạt động kinh tế và chính trị, và chúng ta biết rõ về nền tảng thể chế cho sự
tăng trưởng kinh tế thành công.” (North, 2000 trang 5). Trước đó, North & Thomas
3
(1973) đã phân tích nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng khi phân tách yếu tố quyết
định tác động tới phát triển kinh tế bao gồm yếu tố trực tiếp (Proximate
determinants) và yếu tố căn nguyên (Fundamental determinants), cụ thể hai tác giả
biện luận mối quan hệ trong đó xem thể chế là yếu tố căn nguyên dẫn tới phát triển
kinh tế qua sơ đồ sau:
Qua việc phân tích các lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, lý thuyết tăng trưởng nội
sinh và lý thuyết về kinh tế học thể chế mới, có thể thấy mỗi lý thuyết đều đề cập tới
yếu tố chính mà nó nghiên cứu. Vậy yếu tố nào là căn nguyên giúp gia tăng năng
suất (vốn con người, công n