Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang trở thành xu thế của hầu hết các nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. Những thành quả mà FDI mang lại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển là to lớn và không thể phủ nhận. Hơn 30 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển hướng theo kinh tế thị trường, mở cửa kinh tế thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đã thu được những thành tựu đáng kể. Sự xuất hiện của đầu tư trực tiếp nước ngoài với ảnh hưởng lan tỏa đã đưa lại những lợi ích to lớn đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước, đóng góp nguồn thu ngân sách; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Một lợi ích khác đó là các dự án FDI tạo ra nhiều việc làm và nguồn nhân lực có chất lượng hơn, cải thiện đời sống người dân. Dòng vốn FDI vào Việt Nam đồng thời là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Ảnh hưởng lan tỏa của dòng vốn FDI vào Việt Nam có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo áp lực thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh. Những năm gần đây, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu, một trào lưu không thể đảo ngược trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó có cả hoạt động thu hút FDI. Ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, hoạt động thu hút FDI đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với đó là các hệ lụy không nhỏ, đặc biệt là các hệ lụy về xã hội và môi trường thể hiện việc thu hút FDI vào Việt Nam thời gian qua chưa thật sự theo hướng phát triển bền vững. Bên cạnh những thành quả tích cực mà vốn FDI mang lại, quá trình thu hút FDI cũng đã bộc lộ ra nhiều hạn chế, tồn tại như: Vốn vẫn đổ nhiều vào lĩnh vực thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường, công nghệ của doanh nghiệp FDI là công nghệ trung bình chiếm tỷ2 lệ khá cao; phải giải quyết nhiều phát sinh như: các vấn đề xã hội, lao động nhập cư, ô nhiễm môi trường, trốn thuế, lậu thuế, tranh chấp lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có những chuyển biến lớn, nhu cầu thu hút vốn đầu tư ngày càng cao, nhưng hệ lụy mà FDI mang lại, đặc biệt trong các hoạt động công nghiệp là không nhỏ, việc nghiên cứu để đưa ra được định hướng thu hút FDI của Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là hết sức quan trọng có tính chiến lược. Cụ thể: thu hút đầu tư phải đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường; thay vì số lượng như trước, nay cần chuyển hướng quan tâm về chất lượng và phát triển bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam trong điều kiện mới.

pdf174 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH KHÁNH LÊ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Đinh Khánh Lê THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9 34 04 10 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN 2. TS. PHẠM VĂN CÔNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Đinh Khánh Lê i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ............................................................................................................................. 8 1.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước về FDI và ảnh hưởng của FDI theo quan điểm phát triển bền vững....................................................... 8 1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về FDI và các ảnh hưởng của FDI theo quan điểm phát triển bền vững ........................................................................ 8 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước về FDI và các ảnh hưởng của FDI theo quan điểm phát triển bền vững ...................................................................... 14 1.2 Những vấn đề thuộc đề tài luận án chưa được các công trình đã công bố nghiên cứu giải quyết ................................................................................................................ 19 1.3 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết ...................................... 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................... 21 2.1 Quan niệm về thu hút FDI ....................................................................................... 21 2.1.1 Trên thế giới ................................................................................................. 21 2.1.2 Tại Việt Nam ................................................................................................ 25 2.2 Quan niệm về Phát Triển Bền Vững ....................................................................... 27 2.2.1 Trên thế giới ................................................................................................. 27 2.2.2 Tại Việt Nam ................................................................................................ 32 2.3 Ảnh hưởng của FDI tới phát triển bền vững ........................................................... 35 2.3.1 Ảnh hưởng của FDI tới vấn đề môi trường .................................................. 35 2.3.2 Ảnh hưởng của FDI tới vấn đề xã hội .......................................................... 37 2.3.3 Ảnh hưởng của FDI đến phát triển kinh tế .................................................. 39 2.4 Thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ................................................. 41 2.4.1 Nước nhận đầu tư tự đánh giá ...................................................................... 43 2.4.2 Xúc tiến đầu tư ............................................................................................. 47 2.4.3 Đánh giá dự án FDI ...................................................................................... 48 ii 2.5 Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững ........................................................................................................ 49 2.6 Các nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ........................................................................................................................ 56 2.6.1 Các yếu tố từ môi trường kinh tế vĩ mô ....................................................... 56 2.6.2 Các yếu tố nội tại của nước nhận đầu tư ...................................................... 59 2.6.3 Các yếu tố liên quan đến nhà đầu tư ............................................................ 61 2.7 Kinh nghiệm của một số quốc gia về thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ............................................................................................................................... 62 2.7.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc ........................................................................ 62 2.7.2 Kinh nghiệm từ Thái Lan ............................................................................. 66 2.7.3 Bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................................ 69 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2016 ............................. 71 3.1 Khái quát thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2006-2016 ................... 71 3.1.1 Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư ............................................................. 71 3.1.2 Tình hình thu hút đầu tư ............................................................................... 75 3.2 Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2006- 2016 theo định hướng phát triển bền vững ................................................................... 77 3.2.1 Các yếu tố từ môi trường kinh tế vĩ mô .................................................... 77 3.2.2 Các yếu tố nội tại của Việt Nam .................................................................. 84 3.2.3 Các yếu tố liên quan đến nhà đầu tư ............................................................ 90 3.3 Đánh giá hoạt động thu hút FDI trên quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam ............................................................................................................................... 92 3.3.1 Về kinh tế ..................................................................................................... 92 3.3.2 Về vấn đề xã hội ......................................................................................... 101 3.3.3 Về môi trường ............................................................................................ 104 3.4 Nguyên nhân hạn chế thu hút FDI trên quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam ............................................................................................................................. 107 3.4.1 Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 107 iii 3.4.2 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 111 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 ................................................................................................................. 114 4.1 Bối cảnh sắp tới đối với thu hút FDI ..................................................................... 114 4.1.1 Cơ hội ......................................................................................................... 114 4.1.2 Thách thức .................................................................................................. 118 4.2 Tiềm năng thu hút FDI .......................................................................................... 122 4.3 Quan điểm và định hướng thu hút FDI theo định hướng Phát triển bền vững tại Việt Nam ..................................................................................................................... 123 4.4 Giải pháp thu hút FDI theo định hướng Phát triển bền vững tại Việt Nam .......... 126 4.4.1 Nhóm giải pháp về xác định các mục tiêu phát triển ................................. 126 4.4.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống luật pháp ..................................... 130 4.4.3 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện ........................................................ 137 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 149 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 157 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư KCN Khu công nghiệp OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PTBV Phát triển bền vững R&D Nghiên cứu và phát triển R&D Nghiên cứu và phát triển SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ TNCs Công ty xuyên quốc gia XTĐT Xúc tiến đầu tư v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc ................... 27 Bảng 2.2 Lựa chọn các mục tiêu phát triển ưu tiên cho các dự án FDI .......... 44 Bảng 2.3 Một số ưu đãi đầu tư trong và ngoài KCN tại Thái Lan .................. 68 Bảng 3.1 Động cơ đầu tư FDI vào Việt Nam của Hàn Quốc theo số lượng phê duyệt ................................................................................................................ 74 Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu về thu hút vốn FDI giai đoạn 2005-2014 của Việt Nam ................................................................................................................. 76 Bảng 3.3 Cơ cấu đầu tư xã hội theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2015 ............ 76 Bảng 3.4 Các quy định hậu đăng ký đối với doanh nghiệp FDI ..................... 82 Bảng 3.5 Năng suất lao động của Việt Nam so với các nước ASEAN-6 ....... 87 Bảng 3.6 Tốc độ tăng NSLĐ phân theo thành phần kinh tế ........................... 95 Bảng 3.7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành .................... 96 Bảng 4.1 Các yếu tố của môi trường kinh doanh tại Việt Nam .................... 116 DANH MỤC HỘP Hộp 2.1 Quan điểm Đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết 103/NQ-CP của Chính phủ ........................................................................................................ 26 Hộp 3.1 FDI từ Trung Quốc và những hạn chế .............................................. 99 Hộp 3.2 Thảm họa môi trường do Formosa gây ra ....................................... 106 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Khung phân tích của đề tài Luận án ................................................... 5 Hình 2.1 Các mục tiêu Phát triển bền vững .................................................... 29 Hình 2.2 Quy trình thu hút FDI theo định hướng PTBV ................................ 43 Hình 2.3 Vốn FDI vào Trung Quốc năm 2014 ............................................... 63 Hình 3.1 Tốc độ tăng NSLĐ và GDP 1990-2017 ........................................... 85 Hình 3.2 Đóng góp của tăng năng suất trong tăng trưởng kinh tế .................. 86 Hình 3.3 Tỷ trọng GDP theo thành phần kinh tế, 2011-2016 ......................... 93 Hình 3.4 Tỷ lệ FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội ................................... 93 Hình 3.5 Tỷ trọng của khu vực FDI và khu vực trong nước trong xuất nhập khẩu (%) .......................................................................................................... 94 Hình 3.6 Tỷ trọng thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương tại Việt Nam (Tính đến 12/2017) ......................................................................... 98 Hình 3.7 Lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc hàng năm tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (2000-2015) ..................................................................... 102 Hình 3.8 Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành phần kinh tế ............. 103 Hình 3.9 Đình công phân theo loại hình doanh nghiệp từ 1989 - 2013 ........ 104 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang trở thành xu thế của hầu hết các nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. Những thành quả mà FDI mang lại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển là to lớn và không thể phủ nhận. Hơn 30 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển hướng theo kinh tế thị trường, mở cửa kinh tế thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đã thu được những thành tựu đáng kể. Sự xuất hiện của đầu tư trực tiếp nước ngoài với ảnh hưởng lan tỏa đã đưa lại những lợi ích to lớn đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước, đóng góp nguồn thu ngân sách; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Một lợi ích khác đó là các dự án FDI tạo ra nhiều việc làm và nguồn nhân lực có chất lượng hơn, cải thiện đời sống người dân. Dòng vốn FDI vào Việt Nam đồng thời là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Ảnh hưởng lan tỏa của dòng vốn FDI vào Việt Nam có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo áp lực thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh. Những năm gần đây, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu, một trào lưu không thể đảo ngược trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó có cả hoạt động thu hút FDI. Ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, hoạt động thu hút FDI đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với đó là các hệ lụy không nhỏ, đặc biệt là các hệ lụy về xã hội và môi trường thể hiện việc thu hút FDI vào Việt Nam thời gian qua chưa thật sự theo hướng phát triển bền vững. Bên cạnh những thành quả tích cực mà vốn FDI mang lại, quá trình thu hút FDI cũng đã bộc lộ ra nhiều hạn chế, tồn tại như: Vốn vẫn đổ nhiều vào lĩnh vực thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường, công nghệ của doanh nghiệp FDI là công nghệ trung bình chiếm tỷ 2 lệ khá cao; phải giải quyết nhiều phát sinh như: các vấn đề xã hội, lao động nhập cư, ô nhiễm môi trường, trốn thuế, lậu thuế, tranh chấp lao động... Trong bối cảnh nền kinh tế đang có những chuyển biến lớn, nhu cầu thu hút vốn đầu tư ngày càng cao, nhưng hệ lụy mà FDI mang lại, đặc biệt trong các hoạt động công nghiệp là không nhỏ, việc nghiên cứu để đưa ra được định hướng thu hút FDI của Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là hết sức quan trọng có tính chiến lược. Cụ thể: thu hút đầu tư phải đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường; thay vì số lượng như trước, nay cần chuyển hướng quan tâm về chất lượng và phát triển bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam trong điều kiện mới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1.1 Mục tiêu tổng quát Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá khách quan thực trạng thu hút FDI trên quan điểm định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; đề xuất định hướng và giải pháp thu hút các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. 2.1.2 Các mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát của luận án, đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTBV, thu hút FDI và thu hút FDI theo định hướng PTBV; xây dựng khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá dòng vốn FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; 3 Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI tại một số quốc gia như Trung Quốc và Thái Lan là những quốc gia láng giềng với một số đặc điểm về địa lý, kinh tế, chính trị tương đồng. Thứ ba, đánh giá khách quan thực trạng FDI tại Việt Nam trong thời gian qua trên hai góc độ: những kết quả đạt được và những hạn chế đang tồn tại; các tác động của FDI tới Việt Nam xét theo các khía cạnh của phát triển bền vững; Luận án chỉ rõ nguyên nhân tồn tại hạn chế hiệu quả thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam. Thứ tư, trên cơ sở phân tích những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam, luận án đề xuất giải pháp thu hút FDI tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu dưới đây: - Thế nào là thu hút FDI theo định hướng PTBV? Thu hút FDI theo định hướng PTBV cần được đánh giá, xem xét ở các khía cạnh nào? - Để thu hút FDI theo định hướng PTBV, cần thực hiện những giải pháp gì và như thế nào? - Thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam thời gian qua trên quan điểm PTBV đã đạt được những thành tựu gì và còn tồn tại những hạn chế gì? - Giải pháp nào để các cơ quan quản lý nhà nước cải thiện tình hình thu hút FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam trong thời gian tới? 3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án: đối tượng nghiên cứu của luận án là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. 3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 4 +) Về nội dung: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của FDI tới PTBV tại Việt Nam xét theo các trụ cột chính: kinh tế, xã hội, và môi trường. Ở trụ cột “kinh tế”, luận án xem xét ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế. Ở trụ cột “xã hội”, do hạn chế về số liệu thống kê và thời gian nghiên cứu, luận án chỉ tập trung xem xét ảnh hưởng của FDI tới vấn đề lao động, tiền lương. Ở trụ cột “môi trường”, luận án phân tích một số tác động tiêu cực của FDI tới môi trường và nguyên nhân hạn chế. Do hệ thống số liệu thống kê của Việt Nam, một số chỉ tiêu đánh giá thu hút FDI được đề xuất ở phần cơ sở lý luận và thực tiễn (chương 2) sẽ không được đánh giá ở chương 3 (thực trạng), bao gồm: Tiêu chí đánh giá trụ cột “kinh tế”: Tỷ suất sinh lời của FDI; Tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ thuần. Tiêu chí đánh giá trụ cột “xã hội”: Việc làm gia tăng; Mức độ chuyển giao công nghệ. Tiêu chí đánh giá trụ cột “môi trường”: Tác động của khu vực FDI đến môi trường là khái niệm rộng, bao gồm nhiều khía cạnh đánh giá khác nhau. Luận án sử dụng thông tin thứ cấp thu thập từ một số nghiên cứu hiện có để đánh giá thực trạng tác động của khu vực FDI tới môi trường tại Việt Nam. Luận án chỉ ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp để thu hút FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam cho giai đoạn đến năm 2025. +) Về không gian: Luận án nghiên cứu tình hình chung của FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam, không giới hạn vị trí địa lý vùng miền và lãnh thổ trong Việt Nam. +) Về thời gian: Luận án nghiên cứu FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án thuộc chuyên ngành Quản lý kinh tế, là nghiên cứu tổng hợp bao gồm cả nghiên cứu giải thích, nghiên cứu đánh giá thực trạng và tổng kết thực tiễn, 5 nghiên cứu dự báo và nghiên cứu đề xuất giải pháp để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI và FDI theo định hướng PTBV ở Việt Nam. Khung phân tích, nghiên cứu đề tài luận án được trình bày ở hình dưới đây: Hình 1.1 Khung phân tíc
Luận văn liên quan