Luận án Thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Thực hiện tốt bình đẳng giới về chính trị trực tiếp góp phần hiện thực hóa quyền dân chủ về chính trị của cả nam giới, nữ giới được khẳng định trong Hiến pháp, pháp luật, thể hiện bản chất cách mạng, tiến bộ, nhân văn, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta, quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đối với nữ giới, thực hiện tốt bình đẳng giới về chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy vai trò, vị thế của mình trên các lĩnh vực hoạt động quân sự, làm tốt vai trò đại diện trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng; góp phần nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, kiến thức quân sự; vừa phát huy được tiềm năng, sức sáng tạo, vừa tạo điều kiện cho họ phấn đấu, trưởng thành. Thực hiện tốt bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức chỉ huy, đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng và toàn thể cán bộ, chiến sĩ quân đội nói chung về vị trí, vai trò của nữ giới và công tác phụ nữ thời kỳ mới. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác phụ nữ và công tác vì sự tiến bộ của nữ giới trong Quân đội, đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ của nữ giới quân đội. Có như vậy, mới tạo ra được môi trường thuận lợi để nữ giới trong Quân đội có điều kiện tốt nhất phát triển phẩm chất, năng lực và phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trên các lĩnh vực công tác, mở rộng cơ hội được học tập, tuyển chọn, đào tạo, quy hoạch và bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, chỉ huy, quản lý. Đồng thời, là biện pháp để bản thân nữ giới trong Quân đội nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, vị thế của mình, từ đó xác định động cơ, xu hướng nghề nghiệp và thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội và quy định của cơ quan, đơn vị công tác.

doc238 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Hoàng Văn Mạnh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Tiếng Việt Tiếng Anh Chữ viết tắt Bộ Quốc phòng BQP Công ước của Liên Hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ Convention on the Elimination of all froms of Discrimination against Women CEDAW Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương North Atlantic Treaty Organization NATO Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Millennium Development Goals MDG Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hợp Quốc United Nations Development Fund for Women UNIFEM Trung tâm phân tích chỉ huy và huấn luyện Quân đội Hoa Kỳ Tradoc analysis center TRAC Tổ chức Lao động Quốc tế International Labour Organization ILO MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 26 Chương 2: THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 36 2.1. Bình đẳng giới và bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam 36 2.2. Quan niệm, vai trò thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam 54 2.3. Yếu tố quy định thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam 65 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 81 3.1. Thành tựu, hạn chế thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 81 3.2. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 109 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 131 4.1. Định hướng cơ bản thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 131 4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 143 KẾT LUẬN 180 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183 PHỤ LỤC 198 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nam nữ bình đẳng là một trong những quyền cơ bản, thiêng liêng của con người; đấu tranh cho nam nữ bình quyền, giải phóng phụ nữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam, có quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” [106, tr.705]. Thực hiện bình đẳng giới hiện nay có vai trò quan trọng, góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy nhân tố con người, trong đó có nữ giới. Thực hiện bình đẳng giới về chính trị là nội dung cốt lõi của bình đẳng giới, là cơ sở để thực hiện bình đẳng trên các lĩnh vực khác, tạo động lực cho nữ giới, nam giới tích cực, tự giác tham gia vào hệ thống tổ chức, hoạt động và thụ hưởng lợi ích chính trị tương ứng. Đảng ta xác định: “xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng” [14, tr.3], đồng thời, “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng” [41, tr.63]. Điều này cho thấy, các chủ trương, đường lối của Đảng rất chú trọng đến công tác bình đẳng giới, coi đây là biện pháp quan trọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh trong mục tiêu tổng quát của sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính trị. Thực hiện bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nói riêng thể hiện bản chất cách mạng, tiến bộ, nhân văn, truyền thống của Quân đội nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; là con đường để hiện thực hóa quyền dân chủ về chính trị của cả nam giới và nữ giới; tạo động lực cho họ ra sức học tập, công tác, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, đồng thời, đấu tranh với các quan điểm, hành vi sai trái, phản động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá Quân đội và chế độ ta. Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Quyết định 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030” Trong những năm qua, việc thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện và phát huy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho nữ giới, nam giới phát huy vị trí, vai trò, vị thế của mình trên các mặt công tác. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội vẫn còn có mặt hạn chế nhất định: Một số cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng ở một số cơ quan, đơn vị chưa chú trọng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả; một số nội dung, hình thức, biện pháp thiếu tính toàn diện, chưa sát thực; sự tham gia của nữ giới vào hệ thống tổ chức, hoạt động, công tác, thụ hưởng lợi ích chính trị chưa tương ứng với tiềm năng, thế mạnh, đặc điểm giới tính, đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và đời sống chính trị của quân đội, đất nước. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, song nguyên nhân chủ quan từ các chủ thể thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội là chủ yếu. Trong những năm tới, trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội, nhất là việc điều chỉnh tổ chức lực lượng, tinh giản biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh, sắp xếp đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp quân đội đã và đang tác động đa chiều đến bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội. Quân ủy Trung ương xác định: “... quyết liệt điều chỉnh tổ chức Quân đội “tinh, gọn, mạnh”, cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng” [119, tr.43]. Theo đó, việc thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội cần phải được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách hiệu quả góp phần thiết thực vào xây dựng, nâng cao sức mạnh tổng hợp của Quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Xuất phát từ những luận cứ trên, tác giả chọn vấn đề: “Thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành chủ nghĩa xã hội khoa học có tính cấp thiết về lý luận, thực tiễn hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, luận án đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đề xuất định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Từ góc độ chính trị - xã hội, luận án nghiên cứu hoạt động của các chủ thể thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi Bộ Quốc phòng ban hành Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trong Quân đội năm 2011 đến nay và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tập trung nghiên cứu sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới về cơ hội được tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo và quy hoạch cán bộ; về quyền ứng cử, được giới thiệu ứng cử, bầu cử; về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi đề bạt, bổ nhiệm; sự gia tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức của Quân đội. Về không gian: Phạm vi toàn quân, tập trung nghiên cứu việc thực hiện bình đẳng giới về chính trị (qua khảo sát thực tế ở một số cơ quan, đơn vị Quân đội: Khối học viện, nhà trường (Học viện Quân y, Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Hậu cần, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội); Khối bệnh viện (Bệnh viện 103, Bệnh viện 108, Bệnh viện 354, Bệnh viện 175); khối doanh nghiệp quân đội (Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, Tổng công ty 319); khối cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng như: Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng). Về thời gian: Các tư liệu được sử dụng chủ yếu từ năm 2011 (khi có Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong Quân đội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch 2309/KH-BQP ngày 21/3/2016 của Bộ Quốc phòng Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trong Quân đội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo) và đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng con người, giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò của con người; về dân chủ, nhân quyền; bình đẳng giới, thực hiện bình đẳng giới; thực hiện bình đẳng giới về chính trị. Cơ sở thực tiễn Đề tài được thực hiện dựa trên thực tiễn thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua các báo cáo, sơ kết, tổng kết, những đánh giá trong nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và của ban chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị chuyên trách; kết quả điều tra, khảo sát xã hội học của tác giả. Ngoài ra, đề tài còn kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có nội dung liên quan để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn: kết hợp lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp; thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia và điều tra khảo sát trực tiếp của tác giả, cụ thể: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng: được sử dụng trong toàn bộ nội dung của đề tài luận án. Phương pháp lôgic - lịch sử: được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của đề tài luận án, trong đó tập trung sử dụng để luận giải về quan niệm, nội dung, đặc điểm, vai trò và các yếu tố quy định thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, thống kê, so sánh: được sử dụng xuyên suốt từ khi hình thành ý tưởng của đề tài luận án cho đến khi hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án. Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng và hạ sĩ quan binh sĩ tại ngũ (cả nam giới và nữ giới). Đơn vị điều tra: Khối học viện, nhà trường (Học viện Quân y, Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Hậu cần, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội); Khối bệnh viện (Bệnh viện 103, Bệnh viện 108, Bệnh viện 354, Bệnh viện 175); khối doanh nghiệp quân đội (Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, Tổng công ty 319); khối cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng (Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng); để khảo sát và điều tra nhằm đánh giá thực trạng thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Mẫu điều tra: Phụ lục 1, 2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: số liệu, tư liệu điều tra được phân tích, xử lý trên máy tính bằng phần mềm SPSS 22.0, phân tích tần suất, tương quan so sánh các biến số cơ bản, nhằm đảm bảo tính chính xác đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của luận án đặt ra. Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ ở các cơ quan, đơn vị đã chọn điều tra (số lượng người: 7). Địa điểm phỏng vấn tại phòng làm việc riêng và đơn vị. Phương pháp tiến hành: 1 - 1 (một người phỏng vấn - một người trả lời) có ghi chép. Phương pháp chuyên gia: sử dụng trong các khâu xây dựng đề cương, hoàn thiện bản thảo, với mục đích tham vấn những ý kiến tư vấn, định hướng nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng và phân tích nội hàm quan niệm thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; khái quát, luận giải khoa học vai trò và những yếu tố quy định thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Khái quát, luận chứng thành tựu, hạn chế thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam dựa trên những tư liệu, số liệu mới; đồng thời chỉ ra nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”. Xác định những định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ, bổ sung thêm những vấn đề lý luận về bình đẳng giới; bình đẳng giới về chính trị ở Việt Nam; đồng thời góp phần xây dựng, phát triển lý luận bình đẳng giới về chính trị, thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị các cấp xác định chủ trương, giải pháp thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện bình đẳng giới về chính trị, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của Phụ nữ Quân đội. Kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các học viện, nhà trường quân đội và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các lực lượng làm nhiệm vụ vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trong Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: phần mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Nhóm công trình nước ngoài nghiên cứu về giới và bình đẳng giới UNIFEM (2008), Gender and Accountability - Giới và Trách nhiệm giải trình [156]. Cuốn sách đã trình bày hệ thống quan niệm về giới, bình đẳng giới, bất bình đẳng giới; các giải pháp xóa bỏ bất bình đẳng giới, bảo đảm quyền phụ nữ, quyền bình đẳng nam nữ, hướng tới thay đổi nhận thức về trách nhiệm giải trình đối với vấn đề giới, bình đẳng giới. Nghiên cứu, phân tích quá trình lồng ghép giới vào một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, như: chính trị, thị trường, tư pháp, hỗ trợ, dịch vụ... Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng lại ở những vấn đề chung, chưa chú trọng nghiên cứu một cách hệ thống những cách thức, giải pháp cụ thể thực hiện lồng ghép giới vào các lĩnh vực. 李英桃, 王海媚 (2016), 性别平等的可持续发展 - Lý Anh Đào, Vương Hải Mỹ (2016), Phát triển bền vững với bình đẳng giới [159]. Cuốn sách này nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống về sự phát triển toàn cầu và kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực hiện 5 mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững “Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”. Cuốn sách sử dụng tư liệu phong phú, chi tiết và số liệu chính thống tiên tiến để phân tích sâu sắc những thành tựu và trở ngại trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trên thế giới; chọn lọc những trường hợp sinh động để tổng kết một cách toàn diện những tiến bộ to lớn và những thách thức gian khổ của Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ. Mahnaz Afkhami, Yakin Ertürk, Ann Elizabeth Mayer (2018), Feminist advocacy, family law and violence against women: International perspectives - Bênh vực Nữ quyền, Luật Gia đình và Bạo lực đối với Phụ nữ: Theo quan điểm Quốc tế [153]. Cuốn sách khẳng định: “phụ nữ trên toàn thế giới đang đóng góp vào cải cách luật pháp, giúp hình thành các chính sách không phân biệt đối xử và phản bác lại những biện minh pháp lý và xã hội hiện hành cho bạo lực trên cơ sở giới” [153, tr.68]. Bằng cách sử dụng các nghiên cứu điển hình từ khắp nơi trên thế giới và các cuộc phỏng vấn với các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ nổi tiếng, cuốn sách cung cấp một bức tranh toàn cầu về các xu hướng và chiến lược hiện tại trong cuộc chiến cho một xã hội bình đẳng hơn. 刘亚玫, 杜洁 (2018), 新发展理念下的妇女发展与性别平等 - Lưu Nhã Mai, Đỗ Kiệt (2018), Phát triển phụ nữ và bình đẳng giới theo quan niệm mới về phát triển [160]. Theo khái niệm phát triển mới về “đổi mới, phối hợp, xanh tươi, cởi mở và chia sẻ”, cuốn sách bàn về biện pháp thúc đẩy hơn nữa những nghiên cứu về phụ nữ địa phương ở Trung Quốc từ góc độ đa ngành, liên ngành; cải cách chính sách gia đình của Đảng Cộng sản Trung Quốc; sự tham gia chính trị của phụ nữ, tham gia xã hội từ góc độ giới; những khó khăn trong việc thực thi Luật Chống bạo lực gia đình; sự tham gia của phụ nữ nông thôn kinh nghiệm và thách thức về quản trị cơ sở; truyền thông trên các phương tiện truyền thông về các giá trị bình đẳng giữa nam và nữ, v.v Đây là những đổi mới quan trọng về lý luận và tổng kết thực tiễn của các nghiên cứu về phụ nữ/giới theo quan niệm phát triển mới. Lomazzi, Vera, Crespi, Isabella (2019), Gender mainstreaming and gender equality in Europe: Policies, culture and public opinion - Lồng ghép giới và bình đẳng giới ở Châu Âu: Chính sách, văn hóa và dư luận [152]. Cuốn sách này nhằm mục đích khám phá chiến lược chính sách của Châu Âu về bình đẳng giới, được gọi là lồng ghép giới. Bằng cách đưa ra quan điểm phản biện và xem xét các khía cạnh khác nhau của các chính sách bình đẳng giới, nghiên cứu cố gắng tìm hiểu những thay đổi lịch sử và kinh tế xã hội ở châu Âu đã ảnh hưởng và thách thức như thế nào đến cả chiến lược lồng ghép giới và bình đẳng giới như một khái niệm. 1.1.1.2. Nhóm công trình nước ngoài nghiên cứu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị K.Burke (2011), Women's participation in politics and leadership at the sub-national level in the Asia Pacific region - Sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và lãnh đạo ở cấp dưới trung ương ở khu vực châu Á Thái Bình Dương [150]. Qua thực tiễn ở một số nước, tác giả đã trình bày biểu đồ tổng quan về sự tham gia của phụ nữ ở cấp dưới trung ương với tỷ lệ cao nhất chiếm trên 35% ở Ấn Độ và thấp nhất khoảng 1% ở Tonga [150, tr.74]. Theo tác giả, vai trò lãnh đạo không tương xứng với sự tham gia của phụ nữ, nhất là trong vai trò người đứng đầu hội đồng. Mặc dù, đã đề cập đến một số nội dung phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực chính trị, song tác giả lại chưa chú trọng đến phân tích làm rõ quá trình tham gia lãnh đạo, cũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_thuc_hien_binh_dang_gioi_ve_chinh_tri_trong_quan_doi.doc
  • doc1 Bìa LA - Hoang Van Manh.doc
  • doc2 Bìa TT LA Tiếng Việt - Hoang Van Manh.doc
  • doc2 Tóm tắt LA Tiếng Việt - Hoang Van Manh.doc
  • doc3 Bìa TT LA Tiếng Anh - Hoang Van Manh.doc
  • doc3 Tóm tắt LA Tiếng Anh - Hoang Van Manh.doc
  • doc4 Thông tin Luận án Tiếng Anh - Hoang Van Manh.doc
  • doc4 Thông tin Luận án Tiếng Việt - Hoang Van Manh.doc
Luận văn liên quan