Luận án Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cùng với đó là ứng dụng cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đòi hỏi nhân lực ngành ngân hàng cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong các vị trí công việc bao gồm cả tinh thần, kỹ năng phục vụ khách hàng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng và kỹ năng bổ trợ nhằm nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi của bối cạnh trong nước và quốc tế. Hơn nữa, ngành ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch Covid -19 và suy thoái kinh tế năm 2020. Ngành ngân hàng là nhân tố quan trọng, mắt xích kết nối của nền kinh tế. Ngành ngân hàng cũng là ngành phải đối mặt với những thách thức của nền kinh tế số và kinh tế tri thức. Trước yêu cầu phát triển ổn định và vững chắc của quá trình hội nhập sâu rộng, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phục hồi sau đại dịch Covid -19, tái cấu trúc ngành tài chính – ngân hàng nói chung thì ngành ngân hàng cần có nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và đáp ứng về chất lượng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến năm 2020, số nhân lực làm việc trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước là 6.871 người; hệ thống các tổ chức tín dụng là 339.723 người, trong đó: Nhóm Ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước là 110.947 người, khối NHTM cổ phần là 161.211 người, quỹ tín dụng nhân dân là 14.500 người, công ty tài chính là 41.937 người Tuy nhiên, chất lượng nguồn lực ngân hàng vừa yếu, vừa thiếu. Khối kiến thức bổ trợ tin học, ngoại ngữ; kiến thức chuyên môn, và kỹ năng giao tiếp hạn chế. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô trung bình trở xuống thiếu đội ngũ nhân sự quản trị điều hành, lãnh đạo cấp chi nhánh, phòng giao dịch. Trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập xử lí các vấn đề thực tế không cao, hầu như chỉ làm tác nghiệp, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng lập dự án, thiếu kĩ năng dân sự, kể cả kĩ năng giao tiếp

pdf174 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- NGUYỄN HOÀI PHƢƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2023 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- NGUYỄN HOÀI PHƢƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM Ngành: Chính sách công Mã số: 934.04.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoài Phƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 8 1.2. Nhận xét những công trình nghiên cứu có liên quan đến để tài ................ 21 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và khung lý thuyết của luận án ........................ 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 27 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÂN HÀNG ...................................................................... 28 2.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 28 2.2. Một số lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ........................................................................................................ 38 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ............................................................................................... 53 2.4 Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ........................................................................................................ 59 2.5 Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng của một số quốc gia ................................................................................. 61 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 65 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM .......................................... 66 3.1. Khái quát về nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2017-2022 ........................................................................................................ 66 3.2 Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ..... 80 3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam .................................................................................... 104 3.4. Đánh giá trong việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam .................................................................................... 109 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 128 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM ... 129 4.1. Bối cảnh mới và quan điểm phát triển ngành ngân hàng ........................ 129 4.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ngành Ngân hàng ........................ 131 4.3. Giải pháp thực hiện tốt chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ..... 132 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 148 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Đánh giá của nhà quản lý về công tác hoạch định nhân lực ngành ngân hàng .................................................................................................................. 82 Bảng 3.2. Đánh giá của nhà quản lý về công tác tuyển dụng của ngân hàng ........... 83 Bảng 3.3 Đánh giá của nhà quản lý về hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của ngân hàng ................................................................................................... 85 Bảng 3.4 Mức lương của nhân viên ngân hàng theo hệ số ....................................... 87 Bảng 3.5 Mức lương theo vị trí công việc và thâm niên công tác của nhân viên ngân hàng năm 2022 ......................................................................................... 88 Bảng 3.6 Đánh giá của nhà quản lý về chế độ đãi ngộ của ngân hàng ..................... 89 Bảng 3.7 Đánh giá của nhà quản lý về công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2017-2022 ..................... 91 Bảng 3.8 Đánh giá của nhà quản lý về công tác phối hợp thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2017-2022 ............................. 96 Bảng 3.9 Đánh giá của nhà quản lý về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2017-2022 . 100 Bảng 3.10 Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2017-2022........................................................... 105 Bảng 3.11 Đánh giá của nhà quản lý về mức độ thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2017-2022 ............................................ 123 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Khung lý thuyết của luận án ...................................................................... 26 Hình 3.1 Cơ cấu độ tuổi nhân lực tại Hội sở chính các ngân hàng ........................... 68 Hình 3.2: Tháp tuổi cán bộ các Ngân hàng tại Hội sở và chi nhánh ......................... 69 Hình 3.3: Số lượng cán bộ tại ngân hàng trung ương theo đơn vị ............................ 72 Hình 3.4: Tỷ lệ trình độ đại học và trên đại học trong tổng số lao động ở một số ngân hàng .......................................................................................................... 75 Hình 3.5: Phân loại trình độ ngoại ngữ công chức Hội sở chính NHTM ................. 77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ATM Máy rút tiền tự động HCNN Hành chính nhà nước NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NXB Nhà xuất bản POS Máy quẹt thẻ thanh toán TCCS Tiêu chuẩn cơ sở TCTD Tổ chức tín dụng TGTD Trung gian tín dụng TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt TTTT Thị trường tiền tệ XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cùng với đó là ứng dụng cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đòi hỏi nhân lực ngành ngân hàng cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong các vị trí công việc bao gồm cả tinh thần, kỹ năng phục vụ khách hàng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng và kỹ năng bổ trợnhằm nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi của bối cạnh trong nước và quốc tế. Hơn nữa, ngành ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch Covid -19 và suy thoái kinh tế năm 2020. Ngành ngân hàng là nhân tố quan trọng, mắt xích kết nối của nền kinh tế. Ngành ngân hàng cũng là ngành phải đối mặt với những thách thức của nền kinh tế số và kinh tế tri thức. Trước yêu cầu phát triển ổn định và vững chắc của quá trình hội nhập sâu rộng, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phục hồi sau đại dịch Covid -19, tái cấu trúc ngành tài chính – ngân hàng nói chung thì ngành ngân hàng cần có nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và đáp ứng về chất lượng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến năm 2020, số nhân lực làm việc trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước là 6.871 người; hệ thống các tổ chức tín dụng là 339.723 người, trong đó: Nhóm Ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước là 110.947 người, khối NHTM cổ phần là 161.211 người, quỹ tín dụng nhân dân là 14.500 người, công ty tài chính là 41.937 ngườiTuy nhiên, chất lượng nguồn lực ngân hàng vừa yếu, vừa thiếu. Khối kiến thức bổ trợ tin học, ngoại ngữ; kiến thức chuyên môn, và kỹ năng giao tiếp hạn chế. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô trung bình trở xuống thiếu đội ngũ nhân sự quản trị điều hành, lãnh đạo cấp chi nhánh, phòng giao dịch. Trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập xử lí các vấn đề thực tế không cao, hầu như chỉ làm tác nghiệp, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng lập dự án, thiếu kĩ năng dân sự, kể cả kĩ năng giao tiếp Do đo, thực thi chính sách phát triển nhân lực ngành nhân hàng với sự tham gia của nhiều cơ quan quyền lực, trong đó quan trọng nhất là hệ thống các cơ quan hành pháp sẽ là nền tảng cơ bản đưa chính sách phát triển nhân lực vào thực tiễn vận hành của hệ thống ngân hàng thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm đạt 2 được một số yêu cầu cơ bản như: kịp thời, đồng bộ, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực thi chính sách phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương, trình độ dân trí và có tính đến đặc điểm của đối tượng thụ hưởng chính sách. Từ đó, tạo ra những đột phát cho việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam. Vì vậy, những nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực, chính sách và quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh thị trường có nhiều biến động là thật sự cần thiết nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, khắc phục những tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện chính sách làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nhân viên ngân hàng ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quan tâm đến thực hiện các chính sách phát triển nhân lực chưa tương xứng với cách đặt vấn đề của các nhà quản lý, nhà chuyên môn và thậm chí là các lãnh đạo ngân hàng. Đã có nhiều chính sách phát triển nhân lực được đưa ra nhưng việc đưa nó vào thực tiễn một cách có chất lượng và hiệu quả vẫn còn hạn chế. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn như đã nêu, NCS lựa chọn “Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ ngành chính sách công của mình, với sự khẳng định sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng. Từ đó rút ra khoảng trống nghiên cứu, qua đó xác định hướng nghiên cứu của luận án. Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng, xây dựng mô hình nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hang và từ đó áp dụng vào phân tích đánh giá thực trạng tại Việt Nam. 3 Thứ ba, phân tích thực trạng về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó rút ra những thành công và những hạn chế và nguyên nhân của nó. Thứ tư, từ việc đánh giá thực hiện chính sách đó, căn cứ vào bối cảnh mới, những định hướng phát triển của ngành ngân hàng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam trong những năm sắp tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: các vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng, trong đó làm rõ bản chất và quy trình thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách, tuy nhiên luận án sẽ chỉ phân tích những yếu tố cơ bản nhất, ảnh hưởng trực tiếp nhất để phân tích làm rõ. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu về chính sách công nên đối tượng quan tâm chính là chính sách của Ngân hàng nhà nước, và hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong đó tập trung nghiên cứu sâu tại các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối như: Viettinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, và lấy minh họa tại các hội sở chính và chi nhánh của những ngân hàng này. - Phạm vi thời gian: các dữ liệu được thu thập và nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2022. Đề xuất giải pháp đến 2025 và định hướng đến 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Đối với số liệu thứ cấp: được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet và từ các cơ quan ban ngành; từ báo cáo tổng kết tại Ngân hàng Trung ương và ngân hàng có vốn Nhà nước - Đối với số liệu sơ cấp: Được thực hiện thông qua khảo sát là chuyên gia về thực hiện chính sách công, chuyên gia về chính sách phát triển nhân lực người quản 4 lý về chính sách phát triển nhân lực của Ngân hàng Trung Ương và nhà quản lý của các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước như: Viettinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank. Đây là hệ thống các ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và là trụ cột chính của ngành ngân hàng ở Việt Nam Chọn mẫu: nghiên cứu thực hiện phương pháp chọn mẫu không xác suất (chọn mẫu thuận tiện). Cỡ mẫu phù hợp dự kiến được xác định theo công thức của Cochran (1977): Công thức tính cỡ mẫu: Để cỡ mẫu có tính đại diện cao nhất, chọn p = q = 0,5 Z 2α/2= 1,96; ε = 10%; với độ tin cậy 1- α = 95% thì ta tính được cỡ mẫu là: Dựa trên kích cỡ mẫu tối thiểu là 96. Do đó, tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu được lấy ngẫu nhiên phân tầng với kích thước mẫu là 110 nhà quản lý của Ngân hàng Trung ương, các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước như: Viettinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank. Quy trình nghiên cứu gồm hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ để hiệu chỉnh phiếu khảo sát và rút kinh nghiệm trong quá trình khảo sát và sau đó là nghiên cứu chính thức: (1) Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính với lượng mẫu nhỏ. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu, với sự tham gia của chuyên gia thực hiện chính sách công, chuyên gia về chính sách phát triển nhân lực và cán bộ Ngân hàng Trung ương nhằm khám phá và khẳng định các nội dung thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam, nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá. Từ đó hiệu chỉnh bảng hỏi nhằm đảm bảo mức độ tin cậy của dữ liệu thu thập được (2) Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm đánh giá nội dung thực hiện chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam.. 5 4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Để nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng để tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng - Phương pháp chuyên gia: đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để nắm rõ hơn về quan điểm cũng như đánh giá của lãnh đạo Ngân hàng về vấn đề nghiên cứu của đề tài; phỏng vấn những người có kinh nghiệm, hiểu biết chuyên sâu về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng để làm luận cứ thêm cho việc giải quyết các mục tiêu của đề tài. - Phương pháp điều tra, khảo sát: lập và phát bảng hỏi (số lượng 110 chuyên gia) thu thập ý kiến của chuyên gia về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng Từ đó, giúp tác giả có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn về nội dung nghiên cứu để đề xuất giải pháp phù hợp. Nội dung phiếu khảo sát sẽ được tiến hành xây dựng khi triển khai thực hiện nghiên cứu. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm Excel và tính toán bằng các công thức thống kê toán học. - Phương pháp thống kê mô tả: dùng để phân tích kết quả khảo sát về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng tại hệ thống ngân hàng Trung ương và ngân hàng có vốn Nhà nước nhằm nắm những thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp. 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, hoàn thiện và phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng dựa trên đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam và bối cảnh mới tại Việt Nam. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá này chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm xây dựng. Xây dựng khung lý thuyết về thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng có thể làm mô hình tham khảo cho các nghiên cứu tương tự tiếp theo. Đóng góp cho hệ thống lý luận về thực hiện chính sách công phong phú và đa dạng hơn. Thứ hai, gắn liền thực hiện chính sách phát triển nhân lực với đối tượng cụ thể là ngân hàng tại Việt Nam, xây dựng bộ câu hỏi riêng cho ngành ngân hàng nhằm đánh giá về nội dung chính sách phát triển nhân lực và quá trình thực hiện chính sách phát triển nhân lực của ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước. Đây là nền tảng thực 6 tiễn quan trọng để mở rộng, đánh giá chính sách phát triển nhân lực và tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng trong bối cảnh mới (hậu đại dịch Covid 19, kinh tế số, lạm phát và bất ổn kinh tế...). Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp nhất định về cơ sở đề xuất giải pháp có tính thực tiễn và khả thi nhằm xây dựng nội dung chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng và đặc biệt là hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận, luận án bổ sung, hoàn thiện khái niệm thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng hiện nay; làm rõ thêm đặc điểm và vai trò của thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng, chỉ ra chủ thể và nội dung của thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng, trong đó Việt Nam là một ví dụ. Chỉ rõ những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng. Việc xây dựng khung phân tích, xác định và chứng minh các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng có thể làm cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo. Về thực tiễn, luận án đã tập trung mô tả, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam. Phát hiện những vấn đề bất cập của việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_hien_chinh_sach_phat_trien_nhan_luc_nganh_ngan.pdf
  • pdfKLmoi_NguyenHoaiPhuong.pdf
  • pdfQD_NguyenHoaiPhuong.pdf
  • docxTrichyeu_NguyenHoaiPhuong.docx
  • pdfTT Eng NguyenHoaiPhuong.pdf
  • pdfTT NguyenHoaiPhuong.pdf
Luận văn liên quan