Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người, là tưliệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bốcác khu dân cư, xây dựng các cơsởkinh
tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Có thểnói, đất đai vừa là xuất
phát điểm vừa là yếu tốcơbản của đời sống con người, của các sinh vật trên
trái đất và quá trình sản xuất của xã hội. Nói vềvai trò của đất đai C.Mác viết:
“Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần đểsinh tồn, là điều
kiện không thểthiếu được đểsản xuất, là tưliệu sản xuất cơbản trong nông
lâm nghiệp” [61, tr.248].
Ởnước ta “Đất đai thuộc sởhữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủsở
hữu và thống nhất quản lý” [73, tr.12]. Thực hiện quyền năng của chủsởhữu
Nhà nước giao đất cho các tổchức, cá nhân, hộgia đình, cộng đồng dân cư,
cơsởtôn giáo (gọi chung là người sửdụng đất) khai thác, sửdụng đất một
cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Đểbảo vệquyền của người sửdụng đất, Nhà
nước quy định người sửdụng đất có QSDĐvà QSDĐlà một quyền tài sản.
Để đưa đất đai cùng vận hành với thịtrường bất động sản, Đảng ta đã
ban hành nhiều chủtrương, đường lối về ĐGQSDĐ, như“Phát triển thị
trường bất động sản, bao gồm quyền sửdụng đất và bất động sản gắn liền với
đất: bảo đảm quyền sửdụng đất chuyển thành hàng hoá một cách thuận lợi,
làm cho đất đai thực sựtrởthành nguồn vốn cho phát triển, thịtrường bất
động sản trong nước có sức cạnh tranh so với thịtrường khu vực, có sức hấp
dẫn các nhà đầu tư” [37, tr.81] và “Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sửdụng đất,
đấu thầu dựán có sửdụng đất” [40, tr.86]. Nhà nước cụthểhoá chủtrương
của Đảng bằng việc ban hành các văn bản quản lý, điều hành và tổchức
THPL về ĐGQSDĐ. Quá trình THPL về ĐGQSDĐ đã thểhiện được vai trò
quan trọng trong sựphát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
197 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3455 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN TIẾN HẢI
THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÊU GI¸ QUYÒN Sö DôNG §ÊT
ë C¸C TØNH B¾C TRUNG Bé VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN TIẾN HẢI
THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÊU GI¸ QUYÒN Sö DôNG §ÊT
ë C¸C TØNH B¾C TRUNG Bé VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 62 38 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN CẢNH QUÝ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Trần Tiến Hải
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
TỚI ĐỀ TÀI: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
7
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 7
1.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 16
1.3 Một số nhận xét, đánh giá các công trình nghiên cứu có liên
quan tới thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất và
những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án
18
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
23
2.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò thực hiện pháp luật về
đấu giá quyền sử dụng đất
23
2.2. Chủ thể, nội dung và các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật
về đấu giá quyền sử dụng đất
37
2.3. Thực hiện pháp luật trong bán đấu giá đất đai, tài sản một số nước
trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vận dụng vào đấu giá
quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
62
Chương 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
77
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và các chủ thể có
thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử
dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
77
3.2. Những kết quả đạt được về thực hiện pháp luật về đấu giá quyền
sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
88
3.3 Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử
dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và nguyên nhân
106
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
116
4.1 Các quan điểm thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất
ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
116
4.2 Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về đấu giá
quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
127
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHỤ LỤC 167
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BTB Bắc Trung Bộ
ĐGQSDĐ Đấu giá quyền sử dụng đất
HĐND Hội đồng nhân dân
Nxb Nhà xuất bản
QLNN Quản lý nhà nước
QPPL Quy phạm pháp luật
QSDĐ Quyền sử dụng đất
THPL Thực hiện pháp luật
UBND Uỷ ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh
tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Có thể nói, đất đai vừa là xuất
phát điểm vừa là yếu tố cơ bản của đời sống con người, của các sinh vật trên
trái đất và quá trình sản xuất của xã hội. Nói về vai trò của đất đai C.Mác viết:
“Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều
kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông
lâm nghiệp” [61, tr.248].
Ở nước ta “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý” [73, tr.12]. Thực hiện quyền năng của chủ sở hữu
Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư,
cơ sở tôn giáo (gọi chung là người sử dụng đất) khai thác, sử dụng đất một
cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Để bảo vệ quyền của người sử dụng đất, Nhà
nước quy định người sử dụng đất có QSDĐ và QSDĐ là một quyền tài sản.
Để đưa đất đai cùng vận hành với thị trường bất động sản, Đảng ta đã
ban hành nhiều chủ trương, đường lối về ĐGQSDĐ, như “Phát triển thị
trường bất động sản, bao gồm quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với
đất: bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hoá một cách thuận lợi,
làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển, thị trường bất
động sản trong nước có sức cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức hấp
dẫn các nhà đầu tư” [37, tr.81] và “Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất,
đấu thầu dự án có sử dụng đất” [40, tr.86]. Nhà nước cụ thể hoá chủ trương
của Đảng bằng việc ban hành các văn bản quản lý, điều hành và tổ chức
THPL về ĐGQSDĐ. Quá trình THPL về ĐGQSDĐ đã thể hiện được vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua THPL về
ĐGQSDĐ đã đưa lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước nói chung, cho
2
các địa phương nói riêng, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội; bảo đảm việc giao đất, cho thuê đất thông qua
hình thức ĐGQSDĐ công khai, liên tục, khách quan, bình đẳng, bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực
sự có nhu cầu sử dụng đất.
Mặc dù THPL về ĐGQSDĐ là một vấn đề rất quan trọng, nhưng dưới
góc độ lý luận chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn
diện, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề này. Có thể nói hiện nay, chỉ mới có
một số bài nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành luật đề cập đến pháp
luật về ĐGQSDĐ, hoạt động về ĐGQSDĐ, nhưng chỉ ở mức độ sơ lược, chỉ
dừng lại một vài khía cạnh có liên quan đến THPL về ĐGQSDĐ.
Quá trình THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB thời gian qua đã đạt
những kết quả nhất định. Các tổ chức có chức năng bán đấu giá được củng cố,
kiện toàn; trình tự, thủ tục ĐGQSDĐ được quy định cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng
nên hạn chế phần nào tình trạng thông đồng, dìm giá, ép giá. Từng bước xây
dựng được đội ngũ đấu giá viên có đủ trình độ, năng lực để thực hiện nhiệm vụ.
Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong THPL về ĐGQSDĐ được nhịp
nhàng hơn. ĐGQSDĐ đã đưa lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương góp
phần quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB thời gian qua vẫn còn
bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như: tình trạng thông đồng, dìm giá vẫn còn
xảy ra; các tranh chấp liên quan đến hoạt động ĐGQSDĐ vẫn còn tồn tại, gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và cá nhân liên quan; sự phối
hợp giữa các cơ quan, đơn vị như Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản và UBND
cấp huyện chưa nhịp nhàng, đồng bộ, vẫn còn tình trạng buông lỏng trong quản
lý của các cơ quan QLNN có thẩm quyền đối với tổ chức bán đấu giá chuyên
nghiệp. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, có khi chưa
thực hiện nghiêm túc, vẫn còn nể nang, né tránh; việc hướng dẫn triển khai
3
thực hiện văn bản QPPL về ĐGQSDĐ giữa các địa phương chưa thống nhất.
Do vậy đã phần nào ảnh hưởng đến việc THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB .
Trong xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay việc đảm bảo THPL về
ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB là vấn đề vô cùng cần thiết bởi nó góp phần quan
trọng vào việc hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu THPL
về đấu giá QSDĐ ở các tỉnh BTB cần phải được tiến hành đầy đủ, đồng bộ cả
về mặt lý luận và thực tiễn, để tìm ra những giải pháp phù hợp đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh này. Xuất phát từ những vấn
đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng
đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay” để làm Luận án tiến sỹ.
Đây là đề tài có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về ĐGQSDĐ;
phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm đảm
bảo THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của Luận án là:
- Xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm, vai trò, nội dung và các
điều kiện đảm bảo THPL về ĐGQSDĐ. Nghiên cứu về bán đấu giá đất đai, tài
sản một số nước trên thế giới. Từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng
vào ĐGQSDĐ ở Việt Nam nói chung, ở các tỉnh BTB hiện nay nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, nêu lên những kết quả đạt được, những
hạn chế yếu kém, rút ra các nguyên nhân của những kết quả đạt được và
những hạn chế trong THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án xây dựng các quan điểm và
đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp có tính khả thi nhằm đảm bảo THPL
về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB trong giai đoạn hiện nay.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình THPL về ĐGQSDĐ ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ (các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện pháp luật về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB là vấn đề rất rộng và
phức tạp, có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề dưới góc độ khoa học lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, tập trung vào các nội
dung cơ bản của THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB từ năm 2010 đến nay. Khi
đánh giá thực trạng chỉ khảo sát những vấn đề điển hình của THPL về ĐGQSDĐ
ở các tỉnh BTB như tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, đấu giá viên, kết quả
ĐGQSDĐ để làm cơ sở luận giải các vấn đề, đồng thời đưa ra những giải pháp
phù hợp nhằm đảm bảo THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
Nhà nước và pháp luật về THPL nói chung, THPL trong ĐGQSDĐ nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, so sánh,
phương pháp lịch sử cụ thể và sử dụng kết quả điều tra xã hội học để phân tích
luận giải nhằm giải quyết vấn đề một cách khách quan toàn diện. Tuỳ từng nội
dung trong Luận án để tác giả chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để
đánh giá, nhận xét các công trình nghiên cứu có liên quan đến THPL về
ĐGQSDĐ.
5
Trong Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp quy nạp để xây
dựng các khái niệm. Phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu đặc
điểm, hình thức, vai trò, chủ thể, nội dung và các điều kiện đảm bảo THPL về
ĐGQSDĐ ở Việt Nam. Phương pháp so sánh để tìm hiểu về đấu giá tài sản
một số nước trên thế giới và những giá trị có thể vận dụng vào THPL về
ĐGQSDĐ ở Việt Nam.
Trong Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê kết hợp vớí
phân tích để nghiên cứu các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội ở các tỉnh
BTB có ảnh hưởng tới việc THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB. Đồng thời sử
dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, thống kê để đánh giá những
kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém, tìm ra nguyên nhân của hoạt
động THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB. Đặc biệt tác giả đã sử dụng
phương pháp điều tra xã hội học để từ đó đánh giá một cách khách quan thực
trạng THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB.
Trong Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để
đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo THPL về
ĐGQSDĐ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay.
Có thể nói Luận án đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và đã
kết hợp, sử dụng linh hoạt các phương pháp trong các chương để giải quyết
các vấn đề trong Luận án một cách khách quan toàn diện.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Luận án là công
trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống THPL về ĐGQSDĐ
ở các tỉnh BTB Việt Nam. Luận án có những đóng góp về mặt khoa học đó là:
Thứ nhất, luận án đã làm rõ khái niệm, đặc điểm về ĐGQSDĐ. Đặc
biệt, luận án đã nêu được vai trò ĐGQSDĐ đối với quá trình phát triển kinh tế
- xã hội; phân tích làm rõ các chủ thể, nội dung và các điều kiện đảm bảo
THPL về ĐGQSDĐ; phân tích làm rõ việc THPL về bán đấu giá đất đai, tài
sản một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vận dụng vào
THPL về ĐGQSDĐ ở nước ta nói chung các tỉnh BTB nói riêng. Đây là cơ sở
6
lý luận để nâng cao nhận thức về THPL trong ĐGQSDĐ; làm căn cứ để phân
tích, đánh giá THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB.
Thứ hai, luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực
trạng THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB, nêu lên những kết quả đạt được,
những hạn chế yếu kém; nguyên nhân của những kết quả đạt được và những
hạn chế yếu kém. Từ đó để có nhận xét về sự cần thiết phải nâng cao chất
lượng THPL về ĐGQSDĐ. Đây là cơ sở thực tiễn để đưa ra các giải pháp về
THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB hiện nay.
Thứ ba, luận án nêu lên được các quan điểm và đề xuất các giải pháp có
tính khả thi về đảm bảo THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB, nhằm bảo vệ,
quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai vô cùng
quý giá ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ cơ sở
lý luận của THPL về ĐGQSDĐ ở nước ta nói chung, ở các tỉnh BTB nói
riêng, cụ thể: Luận án đã cung cấp cơ sở lý luận để góp phần hoàn thiện quy
trình tổ chức ĐGQSDĐ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đấu giá viên cũng như
đưa ra những điều kiện, tiêu chuẩn cho các chủ thể tham gia quan hệ đấu giá,
đồng thời, góp phần hoàn thiện pháp luật về ĐGQSDĐ.
- Về mặt thực tiễn, luận án có ý nghĩa cung cấp cơ sở khoa học cho
hoạt động THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB. Đặc biệt luận án còn có tác
dụng giúp cho các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức trong việc quản
lý, điều hành hoạt động ĐGQSDĐ ở từng địa phương tại các tỉnh BTB; kết
quả luận án còn có ý nghĩa góp phần đảm bảo THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh
BTB đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy về THPL nói chung
và THPL về ĐGQSDĐ nói riêng trong các trường đại học chuyên luật và
không chuyên luật cũng như trong học tập môn nhà nước và pháp luật của hệ
thống các Trường Chính trị từ Trung ương tới địa phương.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI
ĐỀ TÀI: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới pháp luật về đấu
giá quyền sử dụng đất
Các công trình nghiên cứu liên quan tới pháp luật về ĐGQSDĐ trong
thời gian qua khá nhiều, có thể kể đến các công trình sau:
- Về sách có cuốn: “Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam” do Đinh Văn
Thanh và Nguyễn Minh Tuấn chủ biên [85], trong đó tại Chương VII, Phần
IV với tiêu đề: “Bán đấu giá tài sản” đã nêu lên khái niệm bán đấu giá tài sản;
các loại chủ thể bán đấu giá tài sản; quyền và nghĩa vụ của chủ thể bán đấu
giá tài sản; quá trình bán đấu giá tài sản; hợp đồng bán đấu giá tài sản và
khoản tiền đặt trước. Đây là những vấn đề lý luận quan trọng làm cơ sở cho
việc THPL về ĐGQSDĐ.
Cuốn "Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đất đai ở Việt Nam" của
Nguyễn Cảnh Quý [75], đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế
điều chỉnh pháp luật đất đai như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế điều
chỉnh pháp luật đất đai. Đặc biệt, tác giả đã đi sâu nghiên cứu quy trình để
đưa các quy định của pháp luật đất đai trên các văn bản QPPL vào trong thực
tế cuộc sống thông qua các hình thức THPL như tuân thủ pháp luật đất đai, sử
dụng pháp luật đất đai, chấp hành pháp luật đất đai và áp dụng pháp luật đất
đai. Trên cơ sở thực trạng cơ chế điều chỉnh pháp luật đất đai ở Việt Nam, tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các yếu tố cấu thành nên cơ chế
điều chỉnh pháp luật đất đai, qua đó góp phần hoàn thiện pháp luật về đất đai.
Sách chuyên khảo: "Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam từ lý thuyết
đến thực tiễn" của Nguyễn Văn Sửu [78], đã phân tích quá trình đổi mới chính
sách đất đai của nước ta trong thời gian qua, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay và
8
xem xét tác động của nó đối với một số lĩnh vực như sở hữu, quản lý, quyền tài
sản trong QSDĐ, thu hồi QSDĐ, qua đó tìm hiểu về biến đổi trong cấu trúc
quan hệ đất đai; mối liên hệ giữa hoạch định, thực hiện và đổi mới chính sách
đất đai ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả đã cho chúng ta thấy hiện nay đang
tồn tại một khoảng cách nhất định giữa lý luận và thực tiễn, chính sách và thực
hành trong việc hoạch định và thực hiện chính sách đất đai. Đây là tài liệu tham
khảo bổ ích, có giá trị cho các nghiên cứu liên quan đến ĐGQSDĐ.
- Về các đề tài nghiên cứu:
Đề tài“Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" Chủ nhiệm Võ Đình
Toàn [83]. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về
bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN như xây dựng khái niệm, đặc điểm, bản chất của bán đấu giá tài sản;
cấu trúc của pháp luật bán đấu giá tài sản; mối quan hệ giữa pháp luật bán đấu
giá tài sản và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mặt khác, quá
trình hình thành và phát triển của pháp luật bán đấu giá tài sản qua các giai
đoạn: giai đoạn thứ nhất từ năm 1989 đến năm 1996; giai đoạn thứ hai từ năm
1996 đến năm 2005 và giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Đề tài đã phân tích,
đánh giá những ưu điểm và nêu lên những bất cập, hạn chế của pháp luật về
bán đấu giá tài sản trong thời gian qua. Đặc biệt đề tài đã đưa ra các định
hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ Luật học“Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Tuyết Liên [57], đã phân tích được một số
vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm, nội dung của pháp luật bán đấu giá
tài sản, các yêu cầu và tiêu chí hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản; nêu
lên quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt
Nam từ đổi mới đến nay; phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những
tồn tại của pháp luật về bán đấu giá tài sản và đề xuất một số giải pháp góp
phần hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay.
9
Luận án tiến sĩ Luật học“Pháp luật về hình thức giao đất có thu tiền sử
dụng đất" của Trần Quang Huy [49]. Luận án đã nghiên cứu các quy định
pháp luật đất đai hiện hành về các hình thức giao đất ở Việt Nam, trong đó tập
trung nghiên cứu hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Trong nội dung
luận án, tác giả đã đề cập đến hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thông
qua ĐGQSDĐ đất. Tuy nhiên, vấn đề chỉ nghiên cứu dưới góc độ chung về
các hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất mà chưa nghiên cứu chuyên sâu
và chưa làm rõ nội dung cũng như đặc trưng pháp lý của ĐGQSDĐ.
Luận án tiến sĩ Luật học "Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt
Nam" của Đặng Thị Bích Liễu [60]. Tác giả đã nêu lên những vấn đề lý luận
về ĐGQSDĐ như khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai trò của ĐGQSDĐ; sự
cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với ĐGQSDĐ; các yêu