Luận án Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại huyện Mộ đức, tỉnh Quảng ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thuộc nhóm “bệnh động vật” (zoonosis) tức bệnh từ thú có xương sống lây truyền sang người. Giun đũa ở chó là Toxocara canis, ở mèo là Toxocara cati. Người bị nhiễm do tình cờ nuốt trứng có ấu trùng của Toxocara spp nhiễm trong đất, nước, hoặc thức ăn do chất phóng uế bừa bãi của những con chó/mèo bị nhiễm bệnh. Các ấu trùng đi vào trong ruột, di chuyển đến nội tạng, nơi đây chúng có thể sống nhiều năm ở dạng tự do hay hóa kén nhưng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành. Quan trọng nhất là ấu trùng giun đũa chó/mèo chu du khắp nơi trong cơ thể và có thể đến các cơ quan như: não, mắt, gan, phổi.gây ra một số triệu chứng nguy hiểm như động kinh (ký sinh ở não), giảm thị lực hoặc mù (ký sinh ở mắt) [10]. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo cùng với bệnh Chagas, ấu trùng sán dây lợn, bệnh toxoplamosis và trùng roi sinh dục được xem là năm bệnh ký sinh trùng bị lãng quên có tầm ảnh hưởng lớn nhất [89]. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo cũng gây ra một hiểm họa y tế công cộng lớn đặc biệt là ở các nước đang phát triển [93]. Tỷ lệ nhiễm cao thường ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và các cộng đồng nông thôn hơn là các cộng đồng công nghiệp hóa, thành thị, ôn đới [81],[94],[105]. Các nghiên cứu cho thấy, những quần thể người có tỷ lệ huyết thanh dương tính giun đũa chó/mèo cao thường ở những nơi có nhiều chó bị nhiễm Toxocara canis, môi trường bị ô nhiễm trứng nhiều, đặc biệt là môi trường đất. Phân bố nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo rất rộng, từ cực Nam bán cầu đến các vùng nhiệt đới với tỷ lệ huyết thanh dương tính khác nhau từ 0,7% ở New Zealand cho đến 93% ở La Reunion (châu Phi) [82],[125].

pdf177 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại huyện Mộ đức, tỉnh Quảng ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- BÙI VĂN TUẤN THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ (Toxocara canis) Ở NGƯỜI TẠI HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI 2016 VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- BÙI VĂN TUẤN THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ (Toxocara canis) Ở NGƯỜI TẠI HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI 2016 VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62 72 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Văn Chương 2. GS.TS Vũ Sinh Nam HÀ NỘI – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên cứu thực hiện tại 2 xã Đức Phong và Đức Chánh thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2017. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Bùi Văn Tuấn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương luôn tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Chương và GS.TS Vũ Sinh Nam, những người thầy có nhiều kiến thức, kinh nghiệm đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng Quy Nhơn, cán bộ Khoa Ký sinh trùng của Viện đã hỗ trợ cho tôi thực hiện đề tài về kinh phí cũng như nguồn nhân lực. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm phòng chống sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm y tế dự phòng huyện Mộ Đức, Ủy ban nhân dân xã Đức Phong và xã Đức Chánh đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cha mẹ, vợ, con, các cháu, anh chị em và những người thân trong gia đình đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và là động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn để đạt được kết quả khoá học và hoàn thành luận án. Tác giả luận án Bùi Văn Tuấn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALB Albendazole ATGĐC Ấu trùng giun đũa chó ATGĐCM Ấu trùng giun đũa chó/mèo BCAT Bạch cầu ái toan BN Bệnh nhân CAPC Companion Animal Parasite Council (Hội Thú y phòng chống các bệnh ký sinh trùng trên động vật) CBVC Cán bộ viên chức CSHQ Chỉ số hiệu quả CT Computed tomography (Chụp cắt lớp vi tính) CTV Cộng tác viên ĐT Đối tượng ELISA Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay (Thử nghiệm miễn dịch hấp phụ gắn men) ESCCAP European Scientific Counsel Companion Animal Parasites (Hội Thú y phòng chống các bệnh ký sinh trùng trên động vật châu Âu) GĐC Giun đũa chó HQCT Hiệu quả can thiệp HT (+) Huyết thanh dương tính HT (-) Huyết thanh âm tính KAP Knowledge Attitude Practice (Kiến thức Thái độ Thực hành) KHV Kính hiển vi KST Ký sinh trùng NC Nghiên cứu OD Optical density (Mật độ quang) PP Phương pháp TB Trung bình T. canis Toxocara canis T. cati Toxocara cati TTGD Truyền thông giáo dục XN Xét nghiệm WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới ) MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo. ................................. 3 1.1. Trên Thế giới ...................................................................................................... 3 1.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................... 4 1.2. Đặc điểm sinh học của giun đũa chó mèo Toxocara spp ............................... 4 1.2.1. Tác nhân gây bệnh .......................................................................................... 4 1.2.2. Chu kỳ của giun đũa chó ................................................................................. 6 1.3. Tình hình nghiên cứu và phân bố bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo .......... 7 1.3.1. Trên Thế giới ................................................................................................... 7 1.3.2. Tại Việt Nam .................................................................................................10 1.4. Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người ....................................................................................................11 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ....................................................................................11 1.4.2. Chẩn đoán ......................................................................................................14 1.4.3. Điều trị ...........................................................................................................17 1.5. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo .........................19 1.5.1. Nguồn nhiễm giun đũa chó/mèo ở vật chủ chính .........................................19 1.5.2. Mầm bệnh ở ngoại cảnh ................................................................................21 1.5.3. Yếu tố môi trường .........................................................................................25 1.5.4. Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội.......................................................................25 1.5.5. Yếu tố hành vi con người ..............................................................................27 1.6. Phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ...........................................28 1.6.1. Một số biện pháp phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo trên thế giới ...........................................................................................................................29 1.6.2. Phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở Việt Nam .......................35 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................37 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................37 2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................37 2.3. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................37 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................39 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................39 2.4.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................42 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu. ......................................................................46 2.4.4. Tổ chức thực hiện ..........................................................................................47 2.4.5. Biến số và các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu ..........................................50 2.4.6. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................54 2.5. Xử lý số liệu ....................................................................................................55 2.6. Các biện pháp khống chế sai số ...................................................................56 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................56 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................58 3.1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người .......................................................................................................................58 3.1.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người ..................................................58 3.1.2. Tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người ....................................................63 3.1.3. Một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người ....................64 3.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống ....................................75 3.2.1. Hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm và mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người .....75 3.2.2. Hiệu quả làm giảm nguồn nhiễm ở chó và ngoại cảnh .................................77 3.2.3. Hiệu quả của truyền thông giáo dục làm tăng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó ..............................79 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..................................................................................88 4.1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người .......................................................................................................................88 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................88 4.1.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại các điểm nghiên cứu ...........88 4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người .............94 4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống ..................................101 4.2.1. Hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm và mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người ...101 4.2.2. Hiệu quả làm giảm nguồn nhiễm ở chó và ngoại cảnh ...............................103 4.2.3. Hiệu quả của truyền thông giáo dục làm tăng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó ............................104 4.3. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ..............................112 4.4. Điểm mới của nghiên cứu ............................................................................114 KẾT LUẬN ..........................................................................................................115 1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó .......... 115 2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó .................................................................................................................115 KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................117 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Truyền thông giáo dục đã thực hiện tại điểm can thiệp .........................44 Bảng 3.1. Đặc tính về giới và nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu ...............................58 Bảng 3.2. Đặc tính về trình độ học vấn và nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu ........58 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại các điểm nghiên cứu ....59 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người theo giới tính tại các điểm nghiên cứu ...............................................................................................................59 Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người theo nhóm tuổi ..................60 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người theo yếu tố gia đình ...........61 Bảng 3.7. Thống kê triệu chứng lâm sàng trên số trường hợp bệnh ấu trùng giun đũa chó ....................................................................................................................63 Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó tại các điểm nghiên cứu ....................63 Bảng 3.9. Tỷ lệ có triệu chứng lâm sàng trên số nhiễm ấu trùng giun đũa chó ......64 Bảng 3.10. Tỷ lệ nuôi chó tại các điểm nghiên cứu ................................................64 Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó tại các điểm nghiên cứu ...........................65 Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó theo nhóm tuổi ở chó tại các điểm nghiên cứu ...........................................................................................................................65 Bảng 3.13. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại các điểm nghiên cứu ...........66 Bảng 3.14. Mật độ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại các điểm nghiên cứu .....66 Bảng 3.15. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau tại các điểm nghiên cứu ...........67 Bảng 3.16. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau theo vị trí thu thập ....................67 Bảng 3.17. Mật độ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau tại các điểm nghiên cứu ........68 Bảng 3.18. Tỷ lệ có nghe nói và nguồn thông tin về bệnh ấu trùng giun đũa chó .68 Bảng 3.19. Kiến thức về bệnh ấu trùng giun đũa chó .............................................69 Bảng 3.20. Thái độ về bệnh ấu trùng giun đũa chó ................................................70 Bảng 3.21. Thực hành về ăn uống và thói quen sinh hoạt ......................................71 Bảng 3.22. Liên quan giữa nuôi chó và nhiễm ấu trùng giun đũa chó ...................72 Bảng 3.23. Liên quan giữa ăn rau sống và nhiễm ấu trùng giun đũa chó ...............73 Bảng 3.24. Liên quan giữa thói quen sinh hoạt và nhiễm ấu trùng giun đũa chó ...74 Bảng 3.25. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm ở người sau can thiệp .....................................75 Bảng 3.26. Thay đổi về tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó sau can thiệp ................75 Bảng 3.27. Hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó bằng albendazole .........76 Bảng 3.28. Hiệu quả điều trị làm giảm triệu chứng lâm sàng.................................76 Bảng 3.29. Thay đổi về tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan sau can thiệp điều trị ..............77 Bảng 3.30. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó sau can thiệp .........................77 Bảng 3.31. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất sau can thiệp ..........78 Bảng 3.32. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau sau can thiệp ..........79 Bảng 3.33. Thay đổi kiến thức về nguy cơ nhiễm ..................................................79 Bảng 3.34. Thay đổi kiến thức về triệu chứng bệnh ...............................................80 Bảng 3.35. Thay đổi kiến thức về phòng chống bệnh .............................................80 Bảng 3.36. Thay đổi thái độ về phòng chống bệnh.................................................81 Bảng 3.37. Thực hành nuôi chó tại xã can thiệp sau can thiệp ...............................82 Bảng 3.38. Thay đổi về thực hành nuôi chó ...........................................................83 Bảng 3.39. Thay đổi về bồng bế chó, xử lý phân chó .............................................84 Bảng 3.40. Thay đổi về ăn rau sống, rửa rau ..........................................................85 Bảng 3.41. Thay đổi về thói quen tiếp xúc đất, rửa tay ..........................................86 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Giun đũa Toxocara canis trưởng thành ................................................... 5 Hình 1.2. Trứng giun đũa chó ................................................................................... 5 Hình 1.3. Ấu trùng giun đũa chó ............................................................................... 5 Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của giun đũa chó ........................................................... 6 Hình 1.5. Bản đồ phân bố huyết thanh dương tính giun đũa chó/mèo ..................... 9 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi .............................38 Hình 2.2. Thiết kế và quy trình triển khai nghiên cứu ............................................42 Hình 2.3. Các biện pháp can thiệp thực hiện tại điểm nghiên cứu .........................43 Hình 2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu bệnh ấu trùng giun đũa chó .......................45 Hình 2.5. Thuốc Unaben .........................................................................................55 Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó theo trình độ học vấn ......................60 Hình 3.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó theo nghề nghiệp .............................61 Hình 3.3. Mức độ OD/ngưỡng của số nhiễm ấu trùng giun đũa chó ......................62 Hình 3.4. Tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan trên số nhiễm ấu trùng giun đũa chó ...........62 Hình 3.5. Thực hành nuôi chó thả rông và tẩy giun cho chó ..................................71 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thuộc nhóm “bệnh động vật” (zoonosis) tức bệnh từ thú có xương sống lây truyền sang người. Giun đũa ở chó là Toxocara canis, ở mèo là Toxocara cati. Người bị nhiễm do tình cờ nuốt trứng có ấu trùng của Toxocara spp nhiễm trong đất, nước, hoặc thức ăn do chất phóng uế bừa bãi của những con chó/mèo bị nhiễm bệnh. Các ấu trùng đi vào trong ruột, di chuyển đến nội tạng, nơi đây chúng có thể sống nhiều năm ở dạng tự do hay hóa kén nhưng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành. Quan trọng nhất là ấu trùng giun đũa chó/mèo chu du khắp nơi trong cơ thể và có thể đến các cơ quan như: não, mắt, gan, phổi...gây ra một số triệu chứng nguy hiểm như động kinh (ký sinh ở não), giảm thị lực hoặc mù (ký sinh ở mắt) [10]. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo cùng với bệnh Chagas, ấu trùng sán dây lợn, bệnh toxoplamosis và trùng roi sinh dục được xem là năm bệnh ký sinh trùng bị lãng quên có tầm ảnh hưởng lớn nhất [89]. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo cũng gây ra một hiểm họa y tế công cộng lớn đặc biệt là ở các nước đang phát triển [93]. Tỷ lệ nhiễm cao thường ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và các cộng đồng nông thôn hơn là các cộng đồng công nghiệp hóa, thành thị, ôn đới [81],[94],[105]. Các nghiên cứu cho thấy, những quần thể người có tỷ lệ huyết thanh dương tính giun đũa chó/mèo cao thường ở những nơi có nhiều chó bị nhiễm Toxocara canis, môi trường bị ô nhiễm trứng nhiều, đặc biệt là môi trường đất. Phân bố nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo rất rộng, từ cực Nam bán cầu đến các vùng nhiệt đới với tỷ lệ huyết thanh dương tính khác nhau từ 0,7% ở New Zealand cho đến 93% ở La Reunion (châu Phi) [82],[125]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo chưa nhiều, chỉ có một số nghiên cứu xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với giun đũa chó ở người tại một số điểm như ở miền Bắc là 58,7-74,9% [9],[14]; miền Nam từ 38,4-53,6% [17],[23],[35]; ở miền Trung từ 13-50% [7],[13],[34]. 2 Tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo có xu hướng ngày một gia tăng. Qua theo dõi tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn cho thấy mỗi năm phát hiện hàng nghìn trường hợp có huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó/mèo, đa số đến từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk, Khánh Hòa [8],[26]. Công tác phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo cũng chưa được quan tâm. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung vào dịch tễ, các yếu tố nguy cơ và đưa ra các khuyến cáo về phòng bệnh; còn tại Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu can thiệp phòng chống nào trong cộng đồng, điều này có thể làm cho tỷ lệ nhiễm ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mộ Đức là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Ngãi có những đặc điểm về địa lý, kinh tế xã hội gần tương tự như các khu vực đồng bằng khác của Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố liên quan và hiệu quả các biện pháp can thiệp phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó tại huyện Mộ Đức sẽ rất cần thiết để góp phần vào tìm hiểu sự phân bố và đề xuất triển khai các biện pháp can thiệp phòng chống một cách hiệu quả tại các địa phương khác. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis
Luận văn liên quan