Luận văn Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Chính sách phát triển GD-ĐT luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách công ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Thế giới đang ở những năm cuối của thập niên đầu tiên thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức. Nhân loại đang hướng tới một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba lấy tri thức làm động lực phát triển; khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. GD-ĐT là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. GD-ĐT trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh “nhân văn hoá” tiến trình toàn cầu hoá, biến toàn cầu hoá thành điều có ý nghĩa đối với tất cả các quốc gia, với từng con người. GD-ĐT phải đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Sau hơn 20 năm, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn. Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế về diện mạo mới. Kinh tế liên tục phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Mặc dù có những thành tựu, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở mức thấp so với nhiều nước khu vực và trên thế giới. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa đồng bộ. Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. GD-ĐT càng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

pdf100 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5317 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách phát triển GD-ĐT luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách công ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Thế giới đang ở những năm cuối của thập niên đầu tiên thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức. Nhân loại đang hướng tới một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba lấy tri thức làm động lực phát triển; khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. GD-ĐT là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. GD-ĐT trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh “nhân văn hoá” tiến trình toàn cầu hoá, biến toàn cầu hoá thành điều có ý nghĩa đối với tất cả các quốc gia, với từng con người. GD-ĐT phải đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Sau hơn 20 năm, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn. Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế về diện mạo mới. Kinh tế liên tục phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Mặc dù có những thành tựu, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở mức thấp so với nhiều nước khu vực và trên thế giới. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa đồng bộ. Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. GD-ĐT càng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đảng ta đã xác định: “Giáo dục - đào tạo là quốc sách”, tư tưởng, quan điểm của Đảng được thể chế hoá, hoạch định thông qua các chính sách của Nhà nước, của ngành GD-ĐT. Thực trạng sự nghiệp GD-ĐT và công tác xây dựng chiến lược GD-ĐT của nước ta đang đứng trước những thuận lợi và khó khăn, bất cập trong việc hoạch định thực hiện các chính sách. Tháo gỡ và đổi mới GD-ĐT như mục tiêu đặt ra phải quan tâm đến xây dựng hệ thống chính sách. Thời kỳ trước đổi mới, Hải Phòng đã có đóng góp nhiều thành tựu cho đất nước về kinh tế - xã hội. Từ đổi mới đến nay, Đảng bộ và chính quyền thành phố đã năng động, sáng tạo thực hiện các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước và có các chính sách để xây dựng, phát triển thành phố “đô thị loại một cấp quốc gia”. Trong đó có các chính sách về GD-ĐT đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ, phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường đầu tư phát triển GD-ĐT theo quan điểm “là quốc sách hàng đầu” để tiếp tục thực hiện toàn diện các mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng con người Hải Phòng phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực, có tác phong công nghiệp, khoa học và có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh”[44, tr.18]. Vai trò và thực trạng công tác GD-ĐT tạo trong bối cảnh chung của đất nước và địa phương hiện nay đang rất cần có một cái nhìn, một hướng nghiên cứu mới về thực hiện chính sách GD-ĐT. Từ hướng tiếp cận chính trị học về quá trình thực hiện chính sách GD-ĐT của ngành GD&ĐT thành phố Hải Phòng, tác giả chọn: “Thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo ở Hải Phũng hiện nay - Thực trạng và giải phỏp” làm đề tài Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau được thể hiện dưới các hình thức như: đề tài khoa học; giáo trình; bài báo; bài đăng tạp chí... Có thể khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu dưới các góc độ tiếp cận như: 2.1. Tiếp cận dưới góc độ lý thuyết chính sách công - Hồ Văn Thông (Chủ biên, 1999), Tìm hiểu về khoa học chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống các vấn đề về chính sách công dưới góc độ lý thuyết như: khái niệm về chính sách công và khoa học chính sách công; phân tích chính sách công trong thực tế; những khuynh hướng phát triển cơ bản của chính sách công, công trình là tài liệu tham khảo quan trọng của luận văn. - Đoàn Thu Hà, Nguyễn Ngọc Huyền (Chủ biên, 2000), Giáo trình Chính sách Kinh tế xã hội, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Công trình đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu trên các khía cạnh như: các công cụ quản lý kinh tế - xã hội; hoạch định và chính sách kinh tế - xã hội; tổ chức thực thi chính sách kinh tế - xã hội; phân tích chính sách... - Nguyễn Đăng Thành (Chủ nhiệm đề tài, 2004), Chính sách công: Cơ sở lý luận, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về chính sách công như: lý thuyết chính sách công; các công cụ nghiên cứu chính sách công; các cách tiếp cận khi nghiên cứu chính sách công. - Chu Văn Thành (Chủ biên, 2004) Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài viết về dịch vụ công, trong đó có giáo dục với tư cách là những dịch vụ công chủ yếu mà Nhà nước có nghĩa vụ cung cấp. Trong cuốn sách này, vấn đề nghiên cứu được đề cập đến dưới góc độ vĩ mô, mang tầm quốc gia, đó là việc hoạch định và thực thi chính sách giáo dục dưới góc độ chung. - Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên, 2006), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Giáo dục. Cuốn sách đã đề cập đến chính sách công dưới góc độ chung nhất, bao gồm các vấn đề như: nhận thức về chính sách công; hoạch định chính sách công; tổ chức thực thi chính sách công; phân tích chính sách công. 2.2. Tiếp cận dưới góc độ chính sách giáo dục, tổng kết kinh nghiệm thực hiện chính sách giáo dục- đào tạo - Tiếp cận với góc độ này trong những năm gần đây, phải kể đến một số công trình tiêu biểu: Phạm Tất Dong (1993), Giáo dục - đào tạo - nền tảng của chiến lược con người, Tạp chí Cộng sản (3). Phạm Văn Đồng (1999), Về giáo dục - đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trung tâm thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Toàn cảnh giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Đình Hoà (2001), Mối quan hệ giữa giáo dục, đào tạo và công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Triết học (9). Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Minh Hạc (2003),Về giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Thị ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: Kinh nghiệm Đông á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI: chiến lược phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Lê Văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - Đề tài “Luận cứ khoa học cho việc đề xuất chủ trương, chính sách phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và đầy đủ” của “Quỹ Hoà bình và phát triển” do bà Nguyễn Thị Bình nguyên Phó Chủ tịch nước làm Chủ tịch. Các tác giả cho rằng, đây là công trình lớn của quốc gia, đề xuất việc đầu tiên cần làm là lập Uỷ ban cải cách giáo dục, uỷ ban có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược giáo dục và phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 với tầm nhìn 2030 và xa hơn. - Đề tài “Tác động của các chính sách đổi mới giáo dục đại học đối với sự phát triển quy mô của hệ thống giáo dục đại học” của TS Trần Văn Hùng - Viện Chiến lược và chương trình giáo dục làm chủ nhiệm. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng về sự tác động của các chính sách đổi mới giáo dục đại học đối với sự phát triển quy mô của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn vừa qua ở nước ta và đề xuất những định hướng cho việc xây dựng chính sách phát triển giáo dục đại học đến năm 2010. - Đề án “Cải cách giáo dục Việt Nam - phân tích và đề nghị” của nhóm nghiên cứu giáo dục Việt Nam (người Việt ở nước ngoài và trong nước) đã xem xét một cách tương đối toàn diện tính hợp lý của chiến lược thị trường hoá nền giáo dục Việt Nam (ở nước ta được gọi bằng “xã hội hoá”), phân tích và rút ra những vấn đề rất hữu ích cho giáo dục Việt Nam: Mục tiêu của giáo dục và trách nhiệm xã hội; giáo dục và vấn đề ngân sách nhà nước; kế hoạch cho hệ thống giáo dục. Ngoài ra, cũng có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về chính sách thuộc chuyên ngành khác nhau liên quan đến GD-ĐT được bảo vệ ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, như: - Nguyễn Thị Tứ (1993), Một số vấn đề chủ yếu của chính sách giáo dục - đào tạo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hà Nội. - Nguyễn Danh Thuận (2005), Cơ sở khoa học để xây dựng chính sách đầu tư đào tạo tài năng nghệ thuật ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. Các tác giả của các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận về chính sách công, dịch vụ công, chính sách GD-ĐT trên nhiều phương diện khác nhau. Những công trình này đã phân tích vai trò của GD-ĐT trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ mối quan hệ giữa phát triển GD-ĐT với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong thời kỳ đổi mới. Một số công trình đã phân tích, đánh giá được các mặt tích cực, hạn chế trong quá trình phát triển GD-ĐT, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế khi tiến hành phát triển GD-ĐT trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số tác giả đã đưa ra những dự báo về xu thế phát triển GD-ĐT ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; đưa ra những kiến nghị về nâng cao chất lượng GD-ĐT.... Tuy nhiên, vẫn chưa có các công trình nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách GD-ĐT trên thực tế, đặc biệt việc thực hiện chính sách đó ở một địa phương nhất định. Do đó, nghiên cứu về thực hiện chính sách GD - ĐT ở Hải Phòng dưới góc độ chính trị học thì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích - Nghiên cứu thực trạng quá trình thực hiện chính sách GD-ĐT ở Hải Phòng trong giai đoạn 2000-2009. - Đưa ra một số giải pháp về việc thực hiện hiệu quả chính sách GD-ĐT ở Hải Phòng đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu việc thực hiện chính sách GD-ĐT từ góc độ lý luận. - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách GD-ĐT ở Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009. - Đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả chính sách GD-ĐT ở Hải Phòng giai đoạn 2010-2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình thực hiện chính sách GD-ĐT ở Hải Phòng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2009. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Quá trình thực hiện các chính sách GD-ĐT ở Hải Phòng từ năm 2000 đến 2009 (bao gồm bộ máy hành chính, các cơ quan chức năng, sở, phòng và hệ thống các trường học ở các cấp học, ngành học và trình độ đào tạo ). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD-ĐT và thực hiện chính sách về GD-ĐT. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn được triển khai bằng những phương pháp cụ thể sau: tiếp cận hệ thống; lịch sử - logic; phân tích - tổng hợp; phân tích thống kê và xử lý tài liệu. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần vào quá trình nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GD-ĐT ở Hải Phòng hiện nay. - Luận văn cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực hiện chính sách GD-ĐT ở Hải Phòng trong giai đoạn 2010-2020; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền và ngành GD&ĐT thành phố Hải Phòng trong việc thực hiện chính sách GD- ĐT trong thời gian tới. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo vận dụng cho các nhà lónh đạo, các nhà hoạch định chính sách về giáo dục - đào tạo, các cấp chính quyền địa phương trong cả nước và ở Hải Phũng núi riờng. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu hoặc những ai quan tâm vấn đề này. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Thực Hiện Chính Sách Giáo Dục - Đào Tạo 1.1. CƠ Sở Lý Luận Về Chính Sách CÔNG Và Thực Hiện Chính Sách Giáo Dục - Đào Tạo 1.1.1. Cơ sở lý luận về chính sách công Khoa học về chính sách công được nghiên cứu ở phương Tây từ những năm 1940 của thế kỷ XX. Nhưng phải đến những năm 1980, chính sách công mới phát triển nhanh chóng và được coi như một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt với các lý thuyết và các cách tiếp cận của mình. ở Việt Nam, chính sách công mới được nghiên cứu vào những năm cuối của thập niên 1990 và những năm đầu của thế kỷ XXI. Định nghĩa về chính sách công là một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận trong nghiên cứu khoa học - thực tiễn của khoa học khoa học xã hội, được tập trung ở hai nhóm chủ yếu sau: - Nhóm định nghĩa chính sách công với tư cách như là sản phẩm có mục đích của nhà nước. Thomas Dye quan niệm đặc trưng hoá chính sách công là “tất cả những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm”. B.Guy Peters lại có một định nghĩa cụ thể hơn: “ Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều có ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi công dân”. James Anderson đưa ra một định nghĩa chung hơn cho khái niệm chính sách, trong đó chính sách công chỉ là một nội hàm “chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. - Nhóm định nghĩa chính sách công với tư cách là một tập hợp các bước giải quyết các vấn đề công cộng. John Dewey có lẽ là người đầu tiên đưa ra kiểu định nghĩa này. Dewey phân chia quá trình hoạch định chính sách công thành năm giai đoạn: cảm nhận tình huống có vấn đề, các định vấn đề, hình thành các giải pháp, xem xét các khía cạnh của các giải pháp và lựa chọn một giải pháp rồi thực hiện. Sau đó, Harold Lasswell mô tả quá trình chính sách như là một quá trình ra quyết định có tính sáng tạo bao gồm các bước: tranh luận, đưa ra các giải pháp, lựa chọn, áp dụng - thực thi và kết thúc. Cũng có một số tác giả khác đưa ra các định nghĩa về chính sách công theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, trong đó nổi bật là định nghĩa của Garry Brewer và Peter de Leon: Chính sách công là những quyết định quan trọng nhất của xã hội, là những hành động có tính chức năng dựa trên sự đồng thuận hoặc phê chuẩn của toàn hệ thống. Theo hai tác giả này thì quá trình hoạch định chính sách gồm sáu giai đoạn: khởi xướng, tranh luận, lựa chọn, thực thi, đánh giá và kết thúc. Cuối cùng, Deborah Stone lại đưa ra một định nghĩa có tính chất phê phán đối với tất cả các định nghĩa trên: “ Các định nghĩa về chính sách công không bao hàm được cái mà tôi cho là bản thân của quá trình hoạch định chính sách trong các môi trường chính trị: đó chính là các cuộc đấu tranh tư tưởng. Hoạch định chính sách là một cuộc đấu tranh không ngừng trong việc đưa ra các chuẩn mực cho việc phân loại, giới hạn và xác định các giá trị định hướng hành vi của con người”[48, tr.11-13]. Mặc dù có sự khác biệt đáng kể, nhưng các định nghĩa trên đều có một xu hướng chung là muốn thâu tóm khái niệm chính sách công trong tính tổng thể của nó - tức là tổng thể của các mối quan hệ nhân quả chồng chéo vượt ra ngoài mọi sự phân tích từng chủ thể cá nhân. Chính sách công là một vấn đề mang bản chất xã hội - nhà nước. Nói đến chính sách công là nói đến sáu vấn đề quan trọng sau đây: (1). Chính sách công là sản phẩm của một quá trình thực thi quyền lực chính trị. (2). Quá trình hoạch định chính sách chủ yếu được diễn ra trong bộ máy nhà nước. (3). Quá trình hoạch định chính sách bao hàm sự trao đổi thông tin và các nguồn lực, thảo luận, thương thuyết giữa và trong các thể chế nhà nước. (4). Quá trình hoạch định chính sách cũng bao hàm sự tương tác với các tổ chức bên ngoài nhà nước. Nội dung, sự khăng khít và thời gian của những tương tác này cũng là những chủ đề quan trọng của việc nghiên cứu chính sách công. (5). Mục đích căn bản của chính sách công là hướng tới việc làm tăng khả năng có thể xảy ra của một hiện tượng xã hội đang khao khát. (6). Các thể chế nhà nước có quyền và trách nhiệm đối với các vấn đề công cộng thường chính thống hoá các hoạt động của họ bằng cách tuyên bố rằng, những chính sách của họ là vì lợi ích chung chứ không thiên vị một nhóm, một khu vực, hoặc một cá nhân nào. H.K.Colebatch, tác giả cuốn “Chính sách” (Policy) cho rằng, chính sách thường có ba đặc trưng: sự chặt chẽ, tính thứ bậc và tính công cụ. Sự chặt chẽ: là sự giả định rằng tất cả các phần nhỏ của hành động phù hợp với nhau, chúng tạo thành bộ phận của một chỉnh thể có tổ chức, vượt hệ thống duy nhất và chính sách liên quan đến hệ thống này được điều hành như thế nào. Tính thứ bậc: tiến trình chính sách là những người ở trên cùng đưa ra các hướng dẫn. Chính sách được xem là quyết định có tính cưỡng chế về những gì sẽ được làm trong lĩnh vực cụ thể nào đó. Tính công cụ: chính sách được hiểu là sự theo đuổi những mục đích cụ thể (những mục tiêu chính sách). Chính sách có ba thuộc tính: thẩm quyền, kỹ năng và trật tự. Trước hết chính sách dựa vào thẩm quyền: quyền hành làm cho chính sách trở nên hợp pháp và các vấn đề chính sách xuất hiện và bắt nguồn từ các nhân vật nắm quyền hành. Thứ hai, tính kỹ năng: chính sách được xem, như một tiến trình mang quyền lực của tổ chức đặt vào một một khu vực vấn đề cụ thể nào đó. Tri thức chính sách được chia nhỏ thành các khu vực chức năng: chính sách giáo dục, chính sách giao thông. Tính trật tự: chính sách là một hệ thống và sự nhất quán. Quyết định chính sách không thể tuỳ tiện hoặc thất thường [6, tr.11,12]. Còn theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: “Chính sách công là chiến lược sử dụng các nguồn lực để làm dịu bớt những vấn đề của quốc gia hay những mối quan tâm của nhà nước. Chính sách công cho phép chính phủ đảm nhiệm vai trò của người cha đối với cuộc sống của nhân dân. Nó tạo thời cơ, giữ gìn hạnh phúc và bảo vệ an toàn Tổ quốc” [51, tr. 99-100]. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Chính sách là chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào một đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra’’ [50, tr.157]. Các tác giả của Tập bài giảng Chính trị học của Viện Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm h
Luận văn liên quan