Luận án Thực trạng và giải pháp phát triển phong trào thể thao quần chúng tại thành phố Hải phòng theo định hướng xã hội hóa

Trong những năm vừa qua, phong trào TDTT thành phố Hải Phòng đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, tiếp tục khẳng định vị thế của địa phương đứng trong tốp đầu của TDTT nước ta. Theo đánh giá của Sở VH, TT&DL thành phố, công tác TDTT quần chúng của thành phố đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, tiêu biểu như: phòng trào TDTT quần chúng tiếp tục ổn định, phát triển sâu rộng, từng bước nâng cao chất lượng tổ chức, thu hút được đông đảo các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XHH TDTT của thành phố Hải Phòng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế đó là: Nhận thức về XHH TDTT ở một bộ phận cán bộ, nhân dân còn chưa đầy đủ, quy mô XHH TDTT còn hạn hẹp, TDTT quần chúng chưa thực sự đến tận cơ sở và trở thành thói quen tự nguyện, tự giác của mỗi người do vậy chưa tương xứng với tiềm năng và chưa huy động được các nguồn lực để phát triển rộng rãi phong trào ở cơ sở. Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chủ trương XHH TDTT ở một số đơn vị cơ sở còn lúng túng; cơ chế chính sách chưa đồng bộ, thiếu và chậm hướng dẫn cụ thể, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao; không khai thác hết công suất cơ sở vật chất đã đầu tư; mức độ phát triển XHH TDTT còn thấp ở khu vực ngoại thành và vùng xa, vùng khó khăn. Từ các tiếp cận trên tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển phong trào thể thao quần chúng của thành phố Hải phòng theo định hướng xã hội hóa”

pdf32 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng và giải pháp phát triển phong trào thể thao quần chúng tại thành phố Hải phòng theo định hướng xã hội hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ----------------------------------- NGUYỄN HỮU TOÁN Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2018 Công trình hoàn thành tại: Viện khoa học TDTT Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thế Truyền 2. TS. Vũ Đức Văn Phản biện 1: PGS.TS Bùi Quang Hải Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Công Dân Tạp chí Thể thao Việt Nam Phản biện 3: GS.TS Nguyễn Xuân Sinh Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:...................................................................................................... Vào hồi ...... giờ .......ngày ...... tháng ....... năm ......... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện; 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viên khoa học TDTT DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Hữu Toán (2017), “Ứng dụng giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng theo tinh thần xã hội hóa của huyện Kiến Thụy, Hải Phòng”, Tạp chí khoa học thể thao (số 3), Viện khoa học TDTT, Hà Nội, trang 27. 2. Nguyễn Hữu Toán (2017), “Phong trào thể dục thể thao quần chúng của thành phố Hải Phòng theo tinh thần xã hội hóa. Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học và đào tạo thể dục thể thao (số 2), Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh, trang 23. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm vừa qua, phong trào TDTT thành phố Hải Phòng đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, tiếp tục khẳng định vị thế của địa phương đứng trong tốp đầu của TDTT nước ta. Theo đánh giá của Sở VH, TT&DL thành phố, công tác TDTT quần chúng của thành phố đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, tiêu biểu như: phòng trào TDTT quần chúng tiếp tục ổn định, phát triển sâu rộng, từng bước nâng cao chất lượng tổ chức, thu hút được đông đảo các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XHH TDTT của thành phố Hải Phòng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế đó là: Nhận thức về XHH TDTT ở một bộ phận cán bộ, nhân dân còn chưa đầy đủ, quy mô XHH TDTT còn hạn hẹp, TDTT quần chúng chưa thực sự đến tận cơ sở và trở thành thói quen tự nguyện, tự giác của mỗi người do vậy chưa tương xứng với tiềm năng và chưa huy động được các nguồn lực để phát triển rộng rãi phong trào ở cơ sở. Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chủ trương XHH TDTT ở một số đơn vị cơ sở còn lúng túng; cơ chế chính sách chưa đồng bộ, thiếu và chậm hướng dẫn cụ thể, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao; không khai thác hết công suất cơ sở vật chất đã đầu tư; mức độ phát triển XHH TDTT còn thấp ở khu vực ngoại thành và vùng xa, vùng khó khăn. Từ các tiếp cận trên tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển phong trào thể thao quần chúng của thành phố Hải phòng theo định hướng xã hội hóa”. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng phong trào thể thao quần chúng của thành phố Hải Phòng, để lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp thích hợp có tính khả thi, nhằm phát triển sâu rộng phong trào thể thao quần chúng của thành phố trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Để giải quyết mục đích của đề tài các mục tiêu sau đây đƣợc đặt ra: Mục tiêu 1: Thực trạng công tác TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng theo tinh thần XHH 2 Mục tiêu 3: Ứng dụng và thực nghiệm các giải pháp được lựa chọn nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng Địa điểm và đối tượng thực nghiệm (huyện Kiến Thụy gồm 2 xã, 1 thị trấn và 1 trường THPT) Giả thuyết của đề tài: Phong trào TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng có chiều hướng tốt, đáp ứng yêu cầu mới về phát triển TDTT quần chúng. Tuy nhiên, chất lượng phong trào TDTT quần chúng còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng là chưa có những giải pháp khoa học, việc lựa chọn đúng các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở thành phố Hải Phòng theo tinh thần xã hội hóa có hiệu quả thì sẽ góp phần phát triển vững chắc phong trào thể thao cơ sở theo đúng kỳ vọng của thành phố, đạt được mục tiêu chiến lược về TDTT mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 2. Những đóng góp mới của Luận án: Đề tài điều tra khảo sát xã hội học thực trạng tập luyện TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng cho thấy, số người tập luyện thường xuyên trung bình còn thấp, phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa trong học sinh, sinh viên phát triển chưa đồng đều và còn thấp; cơ sở vật chất của TDTT còn gặp nhiều khó khăn nhất là các quận nội thành, quỹ đất dành cho TDTT còn ít; nguồn tài chính chi từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động TDTT còn rất hạn hẹp, thiết chế CLB TDTT xã, phường, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa thể thao ở các quận, huyện chưa huy động được các nguồn lực xã hội theo tinh thần XHH. Từ việc đánh giá thực trạng và qua phỏng vấn các nhà quản lý, các nhà khoa học về thể thao quần chúng, cùng với điều tra xã hội học đề tài đã lựa chọn được 7 giải pháp để phát triển phong trào TDTT quần chúng và lựa chọn 4 giải pháp trọng tâm phù hợp với điều kiện cũng như thực tế tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng để ứng vào địa chỉ nghiên cứu. Đề tài đã tiến hành ứng dụng các giải pháp đã lựa chọn trong 1 năm tại huyện Kiến Thụy và xây dựng thiết chế CLB TDTT tại thị trấn Núi Đối, xã Tú Sơn, xã Thụy Hương, Trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh. Kết quả sau thực nghiệm bước đầu cho thấy: Các chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng, số lượng CLB; số học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa; số CLB và số sân bãi phục vụ cho hoạt động TDTT có tăng trưởng. Điều đó chứng tỏ các giải pháp đã lựa chọn và là phù hợp. 3 3. Cấu trúc của Luận án: Luận án được trình bày trong 165 trang: Đặt vấn đề 4 trang (từ trang 1 đến trang 4); Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu 36 trang (từ trang 5 đến trang 40); Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 7 trang (từ trang 41 đến trang 47); Chương 3: Kết quả và bàn luận 115 trang (từ trang 48 đến trang 163); Kết luận và kiến nghị 2 trang (từ trang 164 đến trang 165). Với tổng số 25 bảng đánh giá, 105 tài liệu tham khảo và 9 phụ lục chính. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển TDTT quần chúng trong thời kỳ đổi mới: Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT là những định hướng cơ bản để xác định vị trí và mối quan hệ của toàn bộ sự nghiệp TDTT đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội các mối quan hệ nội tại của TDTT. Vì vậy, đó chính là các cơ sở để lựa chọn, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT trong một thời kỳ tương đối dài. Các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong sự nghiệp đổi mới . 1.2. Một số vấn đề lý luận chung về xã hội hóa TDTT 1.2.1. Khái niệm và lý luận của xã hội hóa: Theo Đàm Viết Cương thì: “Xã hội hóa cần được coi là tư tưởng chiến lược lâu dài toàn diện, là một giải pháp xã hội có tính liên ngành cao nhằm huy động lực lượng xã hội tham gia một cách tích cực để giải quyết một vấn đề xã hội”. 1.2.2. Khái niệm xã hội hóa thể dục, thể thao theo đường lối của Đảng: Về khái niệm xã hội hóa TDTT, Điều 36, Luật TDTT của Quốc hội (2007) ghi rõ: “Xã hội hóa TDTT là sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn thể xã hội vào sự phát triển sự nghiệp TDTT nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ các giá trị TDTT trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân”. 1.2.3. Cơ sở lý luận chung về giải pháp 1.2.3.1. Các quan điểm tiếp cận các giải pháp: Theo “Từ điển quản lý xã hội” của tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp có đề cập đến khái niệm giải pháp quản lý xã hội như sau: “Giải pháp quản lý xã hội là phương tiện, hành vi thực hiện sự tác động bằng quản lý; phương thức biểu thị các mối quan hệ quản lý. Xét về bản chất của mình, giải pháp quản lý xã hội là dự án được xây dựng, thông qua và ghi nhận về mặt hình thức – dự án, về những cải tạo xã hội về sự điều tiết chung trong điều kiện lịch sử cụ thể”. 4 1.2.3.2. Phân loại các giải pháp: Theo cách tiếp cận phân loại các giải pháp quản lý xã hội của tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp việc phân loại các nhóm giải pháp (Một số tác giả còn gọi là phương pháp quản lý như đã nêu ở trên) quản lý xã hội như sau: Trong phương pháp quản lý hành chính có nhóm giải pháp hành chính; Trong phương pháp quản lý kinh tế có nhóm giải pháp kinh tế; Trong phương pháp quản lý đạo đức có nhóm giải pháp đạo đức; Nhóm giải pháp hành chính. 1.3. Quan điểm phát triển TDTT quần chúng theo định hƣớng XHH 1.3.1. Khái niệm về thể thao quần chúng: TDTT quần chúng bao gồm nhiều loại hình như TDTT giải trí, thẩm mỹ, thể dục thể hình, dưỡng sinh, TDTT trị liệu... Đối tượng của thể dục thể thao quần chúng là nhân dân, trong đó bao gồm có nam, nữ, già, trẻ, những người thương tật. Lĩnh vực hoạt động của TDTT quần chúng cũng rất rộng lớn từ gia đình cho đến xã hội. Nội dung, hình thức hoạt động của nó cũng rất đa dạng, phong phú. Sự phát triển có tính chất rộng rãi và mức độ xã hội hoá TDTT quần chúng được quyết định bởi sự phồn vinh về kinh tế, mức độ phát triển mặt bằng chung về cuộc sống và sự ổn định chính trị của một đất nước. 1.3.2. Một số thuật ngữ trong TDTT quần chúng TDTT: TDTT quần chúng; TDTT giải trí; TDTT dân gian; Thể thao dân tộc; TDTT truyền thống: TDTT trường học: CLB TDTT; Thiết chế xã hội; Chiến lược phát triển TDTT. 1.3.3. Mục tiêu và nội dung phát triển thể thao quần chúng theo định hướng XHH Đảng ta đã khẳng định rõ vị trí quan trọng của TDTT trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnh và động lực phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng TDTT ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống xã hội ở nước ta, nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 1.3.4. Thiết chế, thể chế TDTT quần chúng: Thiết chế TDTT là chỉ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát hoạt động TDTT hội tụ đầy đủ các yếu tố: Bộ máy tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất, nội dung hoạt động, quy chế hoạt động và giám sát, kinh phí hoạt động. 1.4. Công tác TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng theo định hƣớng XHH trong giai đoạn hiện nay 5 1.4.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố Hải Phòng: Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Không những vậy, Hải Phòng còn là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc. 1.4.2. Một số vấn đề cơ bản về TDTT của thành phố Hải Phòng theo định hướng XHH Với mục tiêu từ nay đến năm 2020, phát triển phong trào thể thao quần chúng, tỷ lệ người dân tham gia hoạt động TDTT đạt 47% vào năm 2016 và 50% năm 2020; đảm bảo diện tích đất cho các công trình TDTTT bình quân toàn thành phố đạt 2,5 - 3m2/ người; Phấn đấu cơ sở TDTT công lập tự cân đối thu chi đạt 30% vào năm 2016 và 50% vào năm 2020; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có cơ sở tập luyện thể thao đạt 65% số xã, phường, thị trấn vào năm 2016 và 95% vào năm 2020. 1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan: Các công trình nghiên cứu nhằm phản ánh thực trạng phong trào TDTT quần chúng của nước ta nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng qua các giai đoạn, là cơ sở quan trọng để xây dựng giải pháp phù hợp, khả thi để phát triển phong trào TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng phát triển ổn định và bền vững theo định hướng XHH. CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và các giải pháp nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo định hướng XHH. Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 30 chuyên gia chuyên TDTT, khoảng 50 các cán bộ quản lý TDTT, đại diện các CLB TDTT (trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) và 1000 người dân, học sinh tham gia các hoạt động TDTT trên địa bàn huyện Kiến Thụy. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các giải pháp phát triển phong trào TDTT của quần chúng nhân dân thành phố Hải Phòng. 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Viện khoa học TDTT ở Hà Nội và sự nghiệp TDTT thành phố Hải Phòng, trung tâm TDTT của các quận, huyện và 4 trường đại học trên địa bàn thành phố, thực nghiệm các giải pháp ở TT TDTT huyện Kiến Thụy, 6 các CLB TDTT cơ sở ở 2 xã, 1 thị trấn, 1 trường học huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng. 2.1.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu: Sở VHTT Hải Phòng; Sở GD&ĐT Hải Phòng; Trường Đại học Hải Phòng; Trường Đại học Y Dược Hải Phòng; Trường Đại học Dân lập Hải Phòng; Trường Đại học Hàng hải Việt Nam; Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh huyện Kiến Thụy; Trường THPT Thụy Hương huyện Kiến Thụy; Phòng Văn hóa – Thể thao huyện Kiến Thụy; UBND thị trấn Núi Đối huyện Kiến Thụy; UBND xã Tú Sơn huyện Kiến Thụy; UBND xã Thụy Hương huyện Kiến Thụy. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài được sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn tọa đàm; Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp toán học thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2013 đến tháng 10/2016 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng công tác TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng 3.1.1. Thực trạng về sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền đối với công tác TDTT ở cơ sở: 3.1.1.1. Về ban hành Chỉ thị, Nghị quyết về công tác TDTT: Quyết định số 1369/QĐ- UBND ngày 05/9/2011 của UBND thành phố; Quyết định số 1084/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 123/TB-TU ngày 06/11/2012 sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TU ngày 10/10/2007 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc phát triển TDTT thành phố Hải Phòng đến năm 2010 định hướng đến năm 2020; Quyết định số 2273/QĐ-UBND ngày 14/11/2013 của UBND thành phố 3.1.1.2.Về lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT: Để làm rõ về tình hình lãnh đạo, chỉ đạo về công tác TDTT ở cơ sở đề tài đã khảo sát 224 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Thực trạng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác TDTT cơ sở (n = 224) 7 Nội dung chỉ đạo Kết quả n Tỷ lệ % 1. Phụ trách trực tiếp công tác TDTT ở xã, phƣờng: - Chủ tịch 68 30.4 - Phó Chủ tịch văn xã 156 69.6 2. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, họp bàn, hƣớng dẫn: - Về họp bàn kiện toàn tổ chức TDTT xã, phường 186 83.0 - Họp bàn đầu tư phương tiện tập luyện cho TDTT 126 56.3 - Họp bàn dành quỹ đất cho hoạt động TDTT 92 41.1 - Họp bàn đầu tư kinh phí cho hoạt động TDTT 194 86.6 - Họp bàn đầu tư kinh phí để tổ chức đại hội TDTT 224 100 3. Quan tâm tới giáo dục thể chất cho học sinh: - Họp bàn 224 100 - Chỉ đạo, hướng dẫn các chi bộ 224 100 4. Đảng viên trực tiếp theo dõi công tác TDTT 132 58.9 5. Sinh hoạt với chuyên đề về công tác TDTT 128 57.1 3.1.2. Thực trạng phát triển TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng: Thực trạng về một số chỉ số về phong trào TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng được trình bày cụ thể tại bảng 3.2 và tổng hợp số liệu báo cáo tổng kết công tác TDTT của các quận, huyên trên địa bàn năm 2014 cụ thể được trình bày tại bảng 3.4: Bảng 3.2. Thực trạng phát triển TDTT quần chúng của thành phố Hải Phòng năm 2014 TT Tiêu chí Đơn vị tính Chỉ tiêu đạt đƣợc 1. Tỷ lệ dân số luyện tập TDTT thường xuyên % % 29.2 2. Tỷ lệ gia đình thể thao % % 12.0 3. Tỷ lệ trường phổ thông bảo đảm chương trình giáo dục thể chất nội khóa % % 100 4. Tỷ lệ trường phổ thông bảo đảm hoạt động TDTT ngoại khóa % 82.0 5. Tổng số câu lạc bộ TDTT CLB 2.036 6. Tổng số giải TDTT cấp xã giải 982 7. Tổng giải TDTT cấp quận, huyện giải 221 8. Tổng số cán bộ đi tập huấn do Bộ VHTT&DL tổ chức người 10 9. Tỷ lệ cán bộ, HDV, cộng tác viên TDTT cấp xã, phường, thị trấn được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ TDTT người 95 * Nguồn: Sở VH-TT-DL Hải Phòng Đề tài tổng hợp số liệu báo cáo tổng kết công tác TDTT của các quận, huyên trên 8 địa bàn năm 2014 cụ thể được trình bày tại bảng 3.4: Bảng 3.4. Công tác TDTT quần chúng các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2014 (Đơn vị tính: triệu) TT Chỉ số Tên Quận Số ngƣời tập Số gia đình thể thao Số CLB TDTT Kinh phí cho TDTT n % n % n % n % 1. Ngô Quyền 45.022 33.5 5.278 13.6 165 7.7 506 8.8 2. Hồng Bàng 30.112 28.4 3.446 13 158 7.2 426 7.4 3. Lê Chân 60.237 30.1 7.038 13.6 156 9.4 285 5.0 4. Kiến An 24.360 29.4 2.772 13.2 153 6.9 411 7.2 5. Hải An 35.729 34 3.789 13 147 4.9 820 14.3 6. Dương Kinh 10.500 29.1 1.550 12.4 116 4.1 317 5.5 7. Đồ Sơn 10.797 29 1.465 11.4 106 3.4 124 2.2 8. Thủy Nguyên 87.40 33.1 10.600 13.5 186 11.4 624 10.9 9. An Lão 34.968 29.5 3.988 12.5 159 8.7 519 9.0 10. An Dương 40.800 29.2 4.687 12.5 147 7.1 339 5.9 11. Kiến Thụy 30.100 28.9 3.125 11.2 131 9.6 268 4.7 12. Tiên Lãng 45.550 29.1 6.103 13.4 156 7.8 396 6.9 13. Vĩnh Bảo 53.862 30.2 5.968 12.5 152 8.2 537 9.4 14. Cát Hải 12.790 25.1 1.555 12.1 76 2.5 97 1.9 15. Bạch Long Vỹ 142 19.8 21 8.9 28 1.0 72 1.2 Tổng 664.227 29.2 82.364 12.5 2036 5.741.000 Bảng 3.6. Thống kê thiết chế văn hóa, thể thao cấp Quận, Huyện, Xã, Phƣờng, Thị trấn, thành phố Hải Phòng (tính đến ngày 30/12 năm 2014) TT Tên quận, huyện Cấp quận, huyện Cấp xã, phƣờng, thị trấn TT TDTT Diện tích đất cho TDTT Số cán bộ TDTT Số xã, phường, TT Nhà VHTT Tỷ lệ % 1. Quận Ngô Quyền 1 7.200 05 13 9 69.2 2. Quận Hồng Bàng 1 12.500 07 11 6 54.5 9 3. Quận Lê Chân 1 7.886 13 15 6 40 4. Quận Kiến An 1 10.920 08 10 10 100 5. Quận Hải An 1 12.520 08 8 6 75.0 6. Quận Dương Kinh 1 10.500 06 6 6 100 7. Quận Đồ Sơn 1 9.255 10 7 4 57.1 8. Huyện Thủy Nguyên 1 11.500 13 37 37 100 9. Huyện An Lão 1 7.085 11 17 17 100 10. Huyện An Dương 1 12.300 12 16 15 93.8 11. Huyện Kiến Thụy 1 10.400 13 18 18 100 12. Huyện Tiên Lãng 1 10.276 11 23 20 86.9 13. Vĩnh Bảo 1 12.438 09 30 28 93.3 14. Huyện Cát Hải 1 8.245 26 12 4 33.3 15. Huyện đảo Bạch Long Vĩ 2.700 05 1 1 100 * Nguồn: Báo cáo công tác TDTT 2014, Sở VHTT&DL Qua bảng 3.6 đề tài nhận thấy: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, thể thao của nhân dân, công nhân viên chức lao động và vui chơi giải trí của trẻ em trên địa bàn Hải Phòng vẫn còn hạn chế, giữa các địa phương trong việc đầu tư xây dựng các thiết chế VHTT còn có sự khác biệt; hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao các địa phương trong các quận huyện nhìn chung ở tình trạng xuống cấp, chắp vá, thiếu đồng bộ và hiệu quả hoạt động chưa cao. 3.1.3. Thực trạng về công tác GDTC và thể thao trường học của thành phố Hải Phòng: Thống kê về tổng số lượng học sinh phổ thông các cấp tại thành phố Hải Phòng và công tác TDTT nội, ngoại khóa của các nhà trường nhằm đánh giá về chất lượng công tác GDTC được trình bày tại bảng 3.8: Qua bảng 3.8 chúng tôi nhận thấy: Số trường có học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa nhiều nhất là các trường thuộc huyện như huyện An Lão, Kiến Thụy; Tiên Lãng và một số trường thuộc quận n
Luận văn liên quan