Luận án Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 - Những khuyng hướng và sự đổi mới nghệ thuật

Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, từ1945 đến 1975, văn học Việt Nam phải gánh vác một trọng trách nặng nềmà hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc giao phó: tuyên truyền, cổvũchiến đấu. Sau năm 1975, tuy không còn chiếm vịtrí quan trọng hàng đầu nhưgiai đoạn 1945 - 1975 nhưng đềtài chiến tranh vẫn được các nhà văn, nhất là những nhà văn mặc áo lính chú ý khai thác. Khi tiếp tục viết về đềtài này, họ đã sáng tạo được nhiều tác phẩm đểlại dấu ấn trong lòng người đọc. Suốt ba mươi năm kháng chiến chống ngoại xâm, tiểu thuyết vềchiến tranh đã góp phần quan trọng vào việc hình thành diện mạo nền văn học dân tộc. Sau 1975, trên tinh thần đổi mới tư duy nghệthuật, tiểu thuyết vềchiến tranh vẫn tiếp tục phát triển và góp phần không nhỏvào sự đổi mới thểloại tiểu thuyết ởViệt Nam

pdf214 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9078 | Lượt tải: 17download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 - Những khuyng hướng và sự đổi mới nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Bé GI¸O DôC Vμ §μO T¹O TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M Hμ NéI ---------- NguyÔn thÞ thanh TIÓU THUYÕT VÒ CHIÕN TRANH TRONG V¡N HäC VIÖT NAM SAU 1975 – NH÷NG KHUYNH H¦íNG Vμ Sù §æI MíI NGHÖ THUËT Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hμ NéI – 2012 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, từ 1945 đến 1975, văn học Việt Nam phải gánh vác một trọng trách nặng nề mà hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc giao phó: tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu. Sau năm 1975, tuy không còn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu như giai đoạn 1945 - 1975 nhưng đề tài chiến tranh vẫn được các nhà văn, nhất là những nhà văn mặc áo lính chú ý khai thác. Khi tiếp tục viết về đề tài này, họ đã sáng tạo được nhiều tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Suốt ba mươi năm kháng chiến chống ngoại xâm, tiểu thuyết về chiến tranh đã góp phần quan trọng vào việc hình thành diện mạo nền văn học dân tộc. Sau 1975, trên tinh thần đổi mới tư duy nghệ thuật, tiểu thuyết về chiến tranh vẫn tiếp tục phát triển và góp phần không nhỏ vào sự đổi mới thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam. 1.2. Từ 1975 tới nay, tiểu thuyết Việt Nam nói chung đã đạt được nhiều thành tựu: phong phú về số lượng tác phẩm, đa dạng về khuynh hướng thẩm mĩ với những cách tân nghệ thuật táo bạo. Do đó, việc nhận diện sự vận động của văn học Việt Nam sau 1975 qua thể loại tiểu thuyết là cần thiết đối với công việc nghiên cứu văn học sử. Song trong khuôn khổ luận án, người nghiên cứu không thể bao quát thấu đáo toàn bộ thực tiễn thể loại, cho nên chúng tôi chỉ giới hạn ở một bộ phận tiêu biểu – tiểu thuyết về chiến tranh. Trên cơ sở nắm bắt các khuynh hướng chính và những đổi mới nghệ thuật của bộ phận tiểu thuyết tiêu biểu này, luận án sẽ chỉ ra đặc điểm của tư duy thể loại, đồng thời trực tiếp đề cập tới hai vấn đề của lí luận và văn học sử: có thể viết về chiến tranh như thế nào và có thể viết tiểu thuyết như thế nào? 1.3. Trong các trường Đại học và Cao đẳng có chuyên ngành Ngữ văn, người học không thể bỏ qua phần văn học Việt Nam đương đại, một phần vì đây là giai đoạn văn học sôi nổi, có nhiều cách tân đáng chú ý; phần nữa là từ 3 quan điểm đổi mới, văn học hôm nay đặt ra vấn đề nhìn nhận, đánh giá lại nhiều hiện tượng trong quá khứ. Những kết quả nghiên cứu đã có vẫn cần được tiếp tục mở rộng, đào sâu để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Cho nên, việc nghiên cứu diễn tiến của thể loại qua bộ phận tiểu thuyết về chiến tranh sẽ đáp ứng thiết thực nhiệm vụ giảng dạy và học tập trong nhà trường. Trên đây là những lí do để chúng tôi chọn đề tài Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 – Những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay đã có khá nhiều bài báo và công trình khoa học nghiên cứu về tiểu thuyết chiến tranh ở Việt Nam sau 1975. Về cơ bản, có thể thấy việc nghiên cứu được diễn tiến theo hai chặng: Từ năm 1975 đến khoảng cuối thập kỉ 80 và khoảng từ đầu thập kỉ 90 tới nay. 2.1. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh từ 1975 đến khoảng cuối thập kỉ 80. Từ năm 1975 đến khoảng cuối thập kỉ 80, do sáng tác chưa thật sự có đột phá, việc nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh thường ở quy mô nhỏ, trong phạm vi các bài báo, các bài điểm sách hay các nhận xét tạt ngang. Bên cạnh một vài bài dưới dạng điểm sách (ví dụ: Sao Mai và một số vấn đề của tiểu thuyết của Ngô Thảo), các bài báo chủ yếu xoay quanh các câu hỏi: Phản ánh chiến tranh như thế nào là chân thực? Giải quyết mối quan hệ giữa con người và sự kiện lịch sử ra sao? Sang thập kỉ 80, việc nghiên cứu đã có khởi sắc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một số tiểu thuyết đã “phản ánh chân thực hiện thực chiến tranh cách mạng” [162, tr.110], đã “đánh giá sự kiện và con người một cách sâu sắc hơn, nhìn cuộc chiến tranh một cách toàn diện và bao quát hơn” [39, tr.111]. Theo Bùi Việt Thắng, “Khuynh hướng phân tích 4 hiện thực chiến tranh, mối quan hệ của nó với con người là dễ nhận thấy trong các tiểu thuyết Đất trắng, Cửa gió, Năm 1975 họ đã sống như thế, Họ cùng thời với những ai, Đất không giấu mặt... Chính việc phân tích sự kiện lịch sử và tâm lí con người trong chiến tranh, mối quan hệ giữa con người và chiến tranh làm cho tiểu thuyết sau 1975 có một diện mạo mới” [172, tr.121]. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận chất lượng nghệ thuật của một số tiểu thuyết về phương diện xây dựng nhân vật, về việc sử dụng điểm nhìn trần thuật... Bùi Việt Thắng nhận xét: “Trong xây dựng nhân vật người chiến sĩ, tiểu thuyết sau 1975 đã có hướng đi sâu vào miêu tả quá trình tâm lí nhằm cá thể hóa nhân vật” [172, tr.121-122]. Lại Nguyên Ân cũng có ý kiến khá sắc sảo về nghệ thuật kể chuyện của Chu Văn trong Sao đổi ngôi: “Với Sao đổi ngôi, Chu Văn dùng “thủ pháp trao quyền kể chuyện” cho nhân vật (câu chuyện do nhân vật chính xưng “tôi” kể lại) đã khiến cho tác phẩm vừa có cốt cách dân gian vừa giữ được những đường nét chính của tiểu thuyết hiện đại” [2, tr.16]. Không chỉ ghi nhận những thành tựu ban đầu, một số người còn chỉ ra mặt hạn chế của tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975. Trong bài Viết về chiến tranh (1978), Nguyễn Minh Châu đã thẳng thắn nhận xét: “Nhìn lại những tác phẩm viết về chiến tranh của ta, các nhân vật thường khi có khuynh hướng được mô tả một chiểu, thường là quá tốt, chưa thực” [22, tr.57], “nhân vật chỉ đóng vai trò làm đường dây để xâu các sự kiện lại với nhau”, “nhân vật vẫn mờ nhạt” [22, tr.53]. Còn Lại Nguyên Ân thì thấy: “Ở nhiều cuốn tiểu thuyết thiên về chiều rộng trong văn học ta, nhiều trường hợp có thể thấy cốt truyện đa tuyến chưa được triển khai đến mức cần thiết đã bị “teo” lại, bị thu vào cốt truyện đơn tuyến, bút pháp tự sự khách quan bị lấn át bởi bút pháp biểu hiện trữ tình, những mảng đời sống được dàn ra (do ý đồ tạo nên chiều rộng của bức toàn cảnh hoành tráng) thiếu sự “kết dính” vào một chỉnh 5 thể, trở nên chơi vơi, gây cảm quan về sự hời hợt, vụn vặt, làm hại đến chính tính hoành tráng của tác phẩm” [3, tr.126]. Đánh giá về Đất miền Đông, Trần Đăng Xuyền cho rằng: “Đất miền Đông đòi hỏi người viết đào sâu hơn nữa vào hiện thực, dựng lại những số phận, đặt ra được những vấn đề thuộc về con người trong chiến tranh. Nó đòi hỏi một cái nhìn khái quát nghệ thuật điển hình hóa cao hơn nữa. Nó còn thiếu cái nhìn nhiều chiều, sắc sảo của một nhà tiểu thuyết” [207, tr.126]. Nhưng phải đến thời kì đổi mới, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, giới nghiên cứu mới đưa ra những nhận xét thẳng thắn về hạn chế của văn học chiến tranh. Đây là ý kiến của Trần Việt Dũng: “Các tác phẩm viết về chiến trường thực ra chỉ phô bày sự hiểu biết về chiến trường, kể chuyện chiến trường hơn là thể hiện một thái độ rất tôi của tác giả. Không có cá tính, đúng hơn là chối bỏ cá tính, chối bỏ quan niệm riêng của mình trước hiện thực là một trong những nguyên nhân tạo nên tình trạng yếu kém của các tác phẩm văn học của ta.” [34, tr.129]. Theo chúng tôi, hai bài Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua của Lại Nguyên Ân và Về một vài hướng tiếp cận với đề tài chiến tranh của Trần Cương đã đạt được mức độ khái quát nhất định. Trong Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua, Lại Nguyên Ân trình bày ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về sự phát triển của tiểu thuyết chiến tranh trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1985. Ông cho rằng “cảm giác cùng thời” là nét nhất quán ở các tác phẩm mà những tập đầu được viết ngay trong chiến tranh (Vùng trời, Những tầm cao, Dòng sông phẳng lặng), hoặc những tác phẩm tuy xuất bản sau 1975 nhưng đã được dự kiến từ trước (Sao Mai của Dũng Hà, Biển gọi của Hồ Phương, Lửa từ những ngôi nhà của Nguyễn Minh Châu, Mở rừng của Lê Lựu, Thung lũng thử thách của Thái Bá Lợi, Cửa gió của Xuân Đức, Những người báo bão của Vân Thảo,…), “Do vậy cảm hứng ngợi ca và cổ vũ chiến công là nét nhất quán ở tất cả các sáng tác này” [2, tr.15]. Bên cạnh đó, 6 nhiều nhà văn đã có “ý thức về khoảng cách” và ý thức ấy đã “dẫn tới những cách xử lí khác nhau”; có “một số tác phẩm đã được xây dựng theo hướng tiểu thuyết hóa các sự kiện thực, tuy vậy tính chất tư liệu vẫn là nét đậm”; có tác giả “cố gắng dựng lại những trang sử hiện đại bằng ngôn ngữ tiểu thuyết”; trường hợp của tiểu thuyết Sao đổi ngôi thể hiện “khả năng kể về cuộc chiến đấu đã qua từ góc độ ý thức dân gian, ý thức của đám đông lính thường và dân thường đã trải qua những ngày kháng chiến” [2, tr.16]. Trong bài Về một vài hướng tiếp cận với đề tài chiến tranh, Trần Cương chỉ ra hai hướng tiếp cận của văn học sau năm 1975. Hướng tiếp cận trực tiếp có thể kể tới “Ký sự miền đất lửa, Biển gọi, Năm 1975 họ đã sống như thế, Nắng đồng bằng, Miền cháy, Rừng lá đỏ, Đất trắng, Đất miền Đông...”. Theo ông, ở đây, “hướng tiếp cận chủ yếu vẫn là lí giải chiến tranh, tiếp tục ngợi ca khẳng định, và nay trong điều kiện hòa bình, còn có thêm một khía cạnh nữa là “tính sổ”. Trong số những tác phẩm này và nhiều tác phẩm khác nữa, diện mạo chiến tranh đã được vẽ thêm nhiều nét bút mới” [25, tr.40]. Hướng tiếp cận thứ hai là: “Thể hiện đề tài chiến tranh một cách không trực tiếp (nghĩa là có đan cài bổ sung giữa đề tài chiến tranh và các đề tài khác)” [25, tr.46]. Ở hướng tiếp cận không trực tiếp, nhiều nhà văn “đều có chung ý nghĩ là tìm về với cái muôn đời – tức là các giá trị nhân bản đích thực, cụ thể - có cội rễ sâu xa từ trong đời sống Nhân dân và lịch sử Dân tộc”. Đó là một trong những yếu tố làm nên thành công cho tác phẩm, mà Sao đổi ngôi là một ví dụ: “Chu Văn có một cái nhìn nhất quán, xuyên suốt, và cái nhìn này đã được triển khai trên tất cả các bình diện của tác phẩm” [25, tr.42]. Khi phản ánh theo hướng không trực tiếp, nhà văn đã tìm được nhiều khả năng linh hoạt để thể hiện chiến tranh: tiếp cận theo kiểu phê phán (Cái kính – Nguyễn Minh Châu); hoặc tiếp cận theo “kiểu triết luận, tâm lí – xã hội sau chiến tranh”; hoặc tiếp cận theo kiểu Phía Tây không có gì lạ: “là 7 một cách thức phản đối chiến tranh” [25, tr.45]. Với bài viết này, Trần Cương vừa tổng kết sơ bộ các hướng tiếp cận vừa đưa ra những dự báo khá tinh và sắc về sự phát triển tương lai của văn học chiến tranh ở ta. Tóm lại, trong khoảng hơn một thập kỉ sau 1975, việc nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh chưa có nhiều thành tựu nổi bật. Khi chú trọng nhiều hơn đến nội dung tư tưởng tác phẩm, quan điểm của giới nghiên cứu khá thống nhất; chỉ có một số ý kiến băn khoăn hoặc phê phán những trường hợp “cá biệt” và “lạ” trên văn đàn (ví dụ: quan điểm của Trần Hữu Tá: “Việc một số nhà văn nghiêng về thể hiện những “số phận cá nhân” mà làm mờ đi “vận mệnh dân tộc” là hiện tượng cần uốn nắn” [162, tr.122]). Từ giữa thập kỉ 80, ý kiến về tiểu thuyết chiến tranh bắt đầu phong phú và sâu sắc hơn (Sao đổi ngôi của Chu Văn được một số người đánh giá cao nhưng Nguyễn Văn Lưu lại cho rằng: “Cái nhìn về chiến tranh và người lính như vậy mới chỉ là cái bề ngoài, là cái dễ nhìn, còn rất xa bản chất” [107, tr.112]). Phải chăng, nguyên nhân của tình hình trên là và do văn học còn “tình trạng nghèo nàn” (Nguyên Ngọc), tiểu thuyết về chiến tranh chưa có thành tựu nổi bật và do đặc điểm chung trong tiếp nhận văn học một thời? 2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh từ đầu thập kỉ 90 đến nay Từ đầu thập kỉ 90 trở đi, cùng với những thành tựu của sáng tác, lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng thực sự khởi sắc. Giới nghiên cứu đã đổi mới phương pháp tiếp cận, chú ý nhiều hơn tới giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản và chức năng thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Việc nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh cũng không nằm ngoài tình hình chung ấy. Qua các bài báo có tính chất điểm sách (Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu [134], Tọa đàm về tiểu thuyết Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh [135], Rừng thiêng nước trong, một tiểu thuyết hay về chiến tranh [120], 8 Những bức tường lửa và sự đổi mới tiểu thuyết sử thi [198], Xu hướng phá vỡ cấu trúc nhân vật sử thi truyền thống trong Thượng Đức [199], Tiếng khóc của nàng Út – Tiếng khóc của một thời [6],…), chúng tôi nhận thấy tính kịp thời trong việc nghiên cứu, phê bình tiểu thuyết về chiến tranh. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu mang tầm khái quát ở các cấp độ khác nhau. Những bài viết về một chặng phát triển của tiểu thuyết chiến tranh có thể kể tới: Qua những cuốn sách gần đây về chiến tranh [118], Văn học Việt Nam về chiến tranh – Hai giai đoạn của sự phát triển [32], Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang sau 1975 – những thành tựu nghệ thuật còn bị bỏ lỡ [205], Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh [92], Một hình dung về quá trình phát triển của tiểu thuyết sử thi Việt Nam từ 1945 đến nay [197],... Trong Qua những cuốn sách gần đây về chiến tranh, khi khảo sát về Nước mắt đỏ, Chim én bay, Không phải trò đùa, Vòng tròn bội bạc, Âm vang chiến tranh, Lê Thành Nghị thấy rằng “một mô típ có ý nghĩa đáng kể, nơi để nhà văn có dịp bộc lộ tư tưởng thẩm mĩ của mình là mô típ con người về từ chiến trường trước thử thách mới” [118, tr.115]. Trong Văn xuôi về chiến tranh – Hai giai đoạn của sự phát triển, Đinh Xuân Dũng cho rằng từ khoảng đầu thập kỉ tám mươi đến giữa thập kỉ chín mươi, văn xuôi về chiến tranh đang tồn tại đồng thời ba xu hướng: “Một số tác giả, đặc biệt những nhà văn đã quen và nhiều năm viết về chiến tranh trong chiến tranh, vẫn giữ lại “tạng” viết của mình, ít có sự đổi mới... Một số nhà văn khác, (…) đã cho ra đời những tác phẩm viết về chiến tranh theo khuynh hướng nhìn méo hiện thực, chỉ tập trung đi tìm những cái mất mát, đau thương, bi thảm, éo le, độc ác, lố bịch xảy ra trong chiến tranh, để từ đó, cho là toàn bộ hiện thực chiến tranh. 9 Khuynh hướng chính của sự phát triển, (...) đó là khả năng phân tích, bình giá và mổ xẻ hiện thực đa chiều của chiến tranh, đó là sự phân tích mối quan hệ cự kì phức tạp giữa số phận từng con người với biến cố chiến tranh, đó là năng lực khám phá và đặt ra những vấn đề nóng bỏng nhất trong chiến tranh và sau chiến tranh do tác động dai dẳng của chiến tranh trong đời sống của từng cá nhân và của toàn xã hội” [32, tr.94-95]. Trong bài Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang sau 1975 – những thành tựu nghệ thuật còn bị bỏ lỡ, Nguyễn Thiệu Vũ đưa ra ba nhận xét khá sắc sảo: 1. Sau 1975, các nhà tiểu thuyết đã nỗ lực mở rộng phạm vi hiện thực phản ánh nhưng chưa có đủ sự táo bạo cần thiết cho việc phát huy trí tưởng tượng và giải phóng những mãnh lực của hư cấu nghệ thuật [205, tr.105]. 2. Cố gắng tạo dựng những tính cách những số phận độc đáo, đặc biệt nhưng còn tự giam mình trong những quan niệm nghệ thuật về con người chưa thoát khỏi tính chất giản đơn, nhất phiến [205, tr.106]. 3. Đã ưu tiên cho việc phận tích tâm lí nhưng chưa thực sự dám đối diện với những bí hiểm của tâm hồn con người [205, tr.107-108]. Trong Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh, thông qua việc khảo sát một số tiểu thuyết chiến tranh ra đời vào đầu thế kỉ XXI (Bến đò xưa lặng lẽ, Rừng thiêng nước trong, Ngày rất dài, Những bức tường lửa, Khúc bi tráng cuối cùng), Tôn Phương Lan kết luận: “Như vậy, với điểm nhìn mới, những sáng tác viết về chiến tranh trong những năm gần đây cho chúng ta thấy được sự đổi mới của nó: cái ác liệt của chiến tranh đã được nhìn sâu vào bản chất. Chúng ta dễ nhận ra việc đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới cách nhìn là cơ sở quan trọng để có được sự đa dạng về phong cách và giọng điệu với nhiều phương thức biểu hiện mới mà trước đó chưa có, như sử dụng hiện 10 thực tâm linh, yếu tố kì ảo, dòng ý thức... Nhưng trong văn xuôi viết về chiến tranh, kĩ thuật đó chưa được áp dụng nhiều” [92]. Trong Một hình dung về quá trình phát triển của tiểu thuyết sử thi Việt Nam từ 1945 đến nay, Nguyễn Thanh Tú nhận xét: “Có thể hình dung quá trình phát triển của tiểu thuyết sử thi Việt Nam từ 1945 đến nay như một dao động hình sin, điểm bắt đầu là Xung kích, Con trâu, Vùng mỏ..., lên cao với Đất nước đứng lên và cực đại là Dấu chân người lính... rồi đi xuống đến cực tiểu là Nỗi buồn chiến tranh... và đi lên với Đất trắng, Chim én bay, Ăn mày dĩ vãng, Ngày rất dài, Những bức tường lửa, Thượng Đức, Xiêng Khoảng mù sương, Xuân Lộc… sự hình dung này chỉ căn cứ vào tính chất thể loại xem xét chất sử thi đậm nhạt khác nhau chứ không căn cứ vào giá trị của tác phẩm” [197, tr.100]. Không chỉ viết về một chặng phát triển của tiểu thuyết chiến tranh, giới nghiên cứu còn đánh giá về sự nghiệp sáng tác của một tác giả. Ví dụ: Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết của Chu Lai (2004) của Phạm Thúy Hằng, Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (2008) của Đinh Thanh Hương, Thái Bá Lợi với tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1975 (2009) của Phạm Phú Phong,... Có nhà nghiên cứu còn bàn bạc đến những vấn đề khá mới của văn học Việt Nam: vấn đề tình dục. Sau khi phân tích các vấn đề Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Võ Thị Hảo, Dương Hướng, Võ Thị Xuân Hà, Bảo Ninh, Đoàn Cầm Thi kết luận: “Các tác giả đều tập trung phân tích những tổn thất do chiến tranh gây ra về mặt tình yêu và tình dục. (...) khi viết về bi kịch cá nhân trong và sau chiến tranh, các nhà văn Việt đã linh cảm được vai trò thiết yếu của vô thức, của giấc mộng, của ám ảnh nhục dục trong tâm lý con người” [175]. Với bài Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 11 1986 đến 1996, Nguyễn Thị Xuân Dung tìm hiểu về vấn đề tình dục trong các tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Những mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Bến không chồng (Dương Hướng) và đưa ra nhận xét: “Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh từ 1986 – 1996, ta thấy hầu như tác phẩm nào cũng có đề cập đến chuyện bản năng, tình yêu - tình dục của con người và thể hiện nó một cách tự nhiên, chân thực. Điều đó càng phản ánh rõ hơn bộ mặt trần trụi của chiến tranh và số phận khốc liệt của con người trong hiện thực tàn bạo ấy, qua đó hợp lí hóa đời sống bản năng của con người, đề cao nó trong một tinh thần nhân văn cao đẹp; lên án, phê phán chiến tranh là một thế lực phi nhân tính đã tước đoạt, cướp mất của con người quyền được sống với chính những nhu cầu bình thường và thiết yếu của họ” [28]. Theo chúng tôi, đây là những nhận xét tương đối mới mẻ. Thời gian gần đây, một số luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu một vài phương diện của tiểu thuyết về chiến tranh: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 (2003) của Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu về chiến tranh sau 1975 (2004) của Bùi Thị Hường, Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh Việt Nam 2004 – 2008 (2009) của Nguyễn Thị Duyên,... Bên cạnh đó, một số tiểu thuyết tiêu biểu về chiến tranh cũng là đối tượng khảo sát của các luận án tiến sĩ như Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Khảo sát trên những nét lớn) (1996) của Nguyễn Thị Bình, Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam (2006) của Bùi Thanh Truyền, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1996-2006 (2008) của Mai Hải Oanh,... Nhìn chung, việc nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Có được những thành tựu đó là nhờ sự đổi mới của sáng tác và phê bình nói chung. Song mặt khác cũng cần ghi nhận sự nỗ lực 12 của giới nghiên cứu trong việc cập nhật những thành tựu lí luận phê bình hiện đại để tìm hiểu tiểu thuyết về chiến tranh trong hơn ba thập kỉ vừa qua. Nhìn lại tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh từ sau 1975, chúng tôi thấy nổi lên các vấn đề sau: a. Về
Luận văn liên quan