Tóm tắt Luận án Quản lý thu thuế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước Lào đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc mở rộng quan hệ hợp tác cũng như mở rộng thị trường như vậy đòi hỏi Đảng và Nhà nước không ngừng đổi mới các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô cho phù hợp với các quy định của các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời cho phù hợp với điều kiện thực tế của Lào. Nhằm phát huy và giải phóng các nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước. Một trong các yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới là từng bước hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là công cụ thuế. Vì thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước (NSNN), nếu các hoạt đống quản lý thu thuế không đạt được theo dự toán đề ra thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện vai trò và chức năng quản lý của Nhà nước.Việc tăng cường công tác quản lý thu thuế không những giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý thu thuế, mà còn tạo ra môi trường hành chính - pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Quản lý thu thuế là một trong những lĩnh vực khó khăn, phức tạp nhất của quản lý kinh tế. Điều này xuất phát từ việc thuế liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội; đồng thời, quản lý thu thuế lại chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau mà những tác động này lại đa chiều, phụ thuộc lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Thêm vào đó, bản chất huy động nguồn lực từ thuế là huy động kết quả của nền sản xuất xã hội từ các chủ thể kinh tế và từ thu nhập của các cá nhân trong xã hội nên quản lý2 thu thuế gắn với các yếu tố kỹ thuật nghiệp vụ rất sâu về hạch toán kế toán, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiểm soát thu nhập. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố của môi trường quản lý thu thuế thay đổi dẫn đến cần những thay đổi trong nhận thức về lý luận và tổ chức quản lý thu thuế. Đây chính là những khoảng hở về lý luận quản lý thu thuế cần tiếp tục nghiên cứu làm cơ sở vận dụng trong thực tiễn quản lý kinh tế.

pdf188 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý thu thuế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VONGPHACHANH VONGPADITH QU¶N Lý THU THUÕ ë CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VONGPHACHANH VONGPADITH QU¶N Lý THU THUÕ ë CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 62 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ QUANG MINH HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án VONGPHACHANH VONGPADITH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ ................................................................. 7 1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 7 1.2. Những nghiên cứu ở Lào ...................................................................... 21 1.3. Những khoảng trống và những vấn đề luận án sẽ nghiên cứu ............... 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ .............. 27 2.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý thu thuế ............................................. 27 2.2. Nội dung và các tiêu chí cơ bản quản lý thu thuế .................................. 38 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế ........................................ 55 2.4. Kinh nghiệm một số nước về quản lý thu thuế và bài học có thể vận dụng cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ........................................... 64 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ..................................................................... 76 3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .......................................................... 76 3.2. Thực trạng quản lý thu thuế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ............ 89 3.3. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng quản lý thu thuế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian qua ............... 111 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ................... 124 4.1. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý thu thuế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ............................................................................... 124 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ..................................................................................... 132 KẾT LUẬN ................................................................................................. 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 154 PHỤ LỤC ................................................................................................... 162 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực Thương mại Tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CEPT : Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CQT : Cơ quan thuế DN : Doanh nghiệp ĐTNT : Đối tượng nộp thuế GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTGT : Giá trị gia tăng HĐH : Hiện đại hóa IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế IRD : Cục thu nội địa New Zealand KBNN : Kho bạc nhà nước NCS : Nghiên cứu sinh NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách nhà nước NTA : Cục thuế quốc gia Nhật Bản OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế SAS : Hệ thống tự tính thuế SXKD : Sản xuất kinh doanh TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng: Bảng 1: Thành phần NNT trả lời khảo sát ................................................................5 Bảng 2: Thành phần cán bộ thuế trả lời khảo sát ......................................................5 Bảng 3.1: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào ............................................. 79 Bảng 3.2: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người của Lào ............................ 79 Bảng 3.3: Tỷ trọng thuế trong GDP qua các năm ................................................... 80 Bảng 3.4: Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế của Lào trong 5 năm ................................ 80 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về hiệu quả lý thu thuế ................................................ 97 Bảng 3.6: Tổng hợp số đối tượng nộp thuế được quản lý qua các năm ................. 103 Bảng 3.7: Kết quả truy thu thuế qua các năm ....................................................... 108 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý thu thuế ................................... 109 Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế ..................................................................... 111 Bảng 3.10: Tốc độ tăng số thu từ thuế, phí và lệ phí so với tổng số thu NSNN từ năm 2012-2016 ............................................................... 115 Bảng 3.11: Cơ cấu thu thuế theo ngành nghề ở các doanh nghiệp có quy mô lớn ..... 118 Bảng 3.12: Những khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế ................ 122 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng thu NSNN giai đoạn năm 2012-2016 ........................... 114 Biểu đồ 3.2. Tình hình thu thuế trực thu và thuế gián thu trong giai đoạn 2011-2016 ...................................................................................... 116 Sơ đồ: Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức ngành thuế từ năm 2009 trở về trước ............................ 90 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành thuế Lào từ Trung ương đến địa phương .......................................................................................... 94 Sơ đồ 3.3: Cơ chế quản lý thu thuế của Lào từ 2000 đến nay ............................... 105 Sơ đồ 4.1: Cơ chế quản lý thu thuế mà tác giả đề nghị ......................................... 139 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước Lào đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc mở rộng quan hệ hợp tác cũng như mở rộng thị trường như vậy đòi hỏi Đảng và Nhà nước không ngừng đổi mới các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô cho phù hợp với các quy định của các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời cho phù hợp với điều kiện thực tế của Lào. Nhằm phát huy và giải phóng các nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước. Một trong các yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới là từng bước hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là công cụ thuế. Vì thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước (NSNN), nếu các hoạt đống quản lý thu thuế không đạt được theo dự toán đề ra thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện vai trò và chức năng quản lý của Nhà nước.Việc tăng cường công tác quản lý thu thuế không những giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý thu thuế, mà còn tạo ra môi trường hành chính - pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Quản lý thu thuế là một trong những lĩnh vực khó khăn, phức tạp nhất của quản lý kinh tế. Điều này xuất phát từ việc thuế liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội; đồng thời, quản lý thu thuế lại chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau mà những tác động này lại đa chiều, phụ thuộc lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Thêm vào đó, bản chất huy động nguồn lực từ thuế là huy động kết quả của nền sản xuất xã hội từ các chủ thể kinh tế và từ thu nhập của các cá nhân trong xã hội nên quản lý 2 thu thuế gắn với các yếu tố kỹ thuật nghiệp vụ rất sâu về hạch toán kế toán, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiểm soát thu nhập. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố của môi trường quản lý thu thuế thay đổi dẫn đến cần những thay đổi trong nhận thức về lý luận và tổ chức quản lý thu thuế. Đây chính là những khoảng hở về lý luận quản lý thu thuế cần tiếp tục nghiên cứu làm cơ sở vận dụng trong thực tiễn quản lý kinh tế. Vì lẽ đó, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện lý luận về quản lý thu thuế. Lào là nước đang phát triển với xuất phát điểm kinh tế thấp, một số vùng còn lạc hậu. Trong bối cảnh đó, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hoạt động quản lý thu thuế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào còn nhiều hạn chế, bất cập cần nghiên cứu hoàn thiện để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý thuế. Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thu thuế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về quản lý thu thuế. Vì những lý do trên, đề tài luận án “Quản lý thu thuế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có tính thời sự và là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn quản lý thu thuế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là: Hệ thống hóa lý luận về quản lý thu thuế, đặt quản lý thu thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế để xem xét tìm ra những yêu cầu đối với quản lý thu thuế. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế ở CHDCND Lào dưới nhiều góc độ: Tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý và quy trình hành thu, xem xét các quy trình, tổ chức thực hiện quản lý thu thuế trong một môi trường quản lý cụ thể. Trên cơ sở những phân tích về thực trạng và những kinh nghiệm của một số nước về quản lý thu thuế, luận án đề xuất những phương hướng và một 3 số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện quản lý thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thu thuế. - Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian qua, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là các quan hệ quản lý trong hoạt động thu, nộp thuế. Các quan hệ quản lý thu, nộp thuế được hiểu dưới hai góc độ: Một là quan hệ quản lý giữa nhà nước đối với xã hội, quan hệ quản lý này dựa trên quyền lực đặc biệt của Nhà nước - với tư cách là cơ quan cầm quyền. Hai là quan hệ quản lý của một tổ chức công nhằm tạo ra các dịch vụ công cung cấp đáp ứng yêu cầu của xã hội. Dưới góc độ này, quản lý thu thuế được xem như là quan hệ quản lý hành chính của Chính phủ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án về nội dung luận án chỉ nghiên cứu một khâu trong quản lý thuế đó là khâu hành thu, là các quan hệ quản lý trong phạm vi quan hệ giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế và các quan hệ quản lý thu thuế nội địa. Luận án không nghiên cứu về thực trạng quản lý thu thuế theo nghĩa rộng (tức là không bao hàm việc ban hành chính sách thuế), không nghiên cứu về quản lý thu thuế của cơ quan Hải quan và các quan hệ giữa cơ quan thuế với các cơ quan khác trong Chính phủ và Quốc hội. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình quản lý thu thuế trong thời gian từ năm 2012-2016, định hướng sử dụng các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế ở CHDCND Lào đến năm 2025. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Các nghiên cứu trong luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, lý luận của các trường phái kinh tế và quản lý hiện đại, cũng như các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và nhà nước Lào. - Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án. + Phương pháp nghiên cứu lịch sử. + Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê. + Phương pháp định tính để phân tích và đánh giá quá trình quản lý thu thuế ở CHDCND Lào. + Phương pháp điều tra xã hội học: Ngoài việc đánh giá thực trạng quản lý thu thuế ở CHDCND Lào bằng số liệu quản lý thuế do cục Thuế và cơ quan thuế (CQT) các cấp công bố qua các báo cáo tổng kết, sơ kết, thông tin báo chí, các thông tin số liệu được cung cấp bởi các cơ quan có chức năng liên quan như Trang Thông tin Chính phủ, Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. ; tác giả luận án còn sử dụng phương pháp đánh giá qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi. Cuộc khảo sát được tiến hành trên cơ sở đặt ra các câu hỏi, các nội dung đã chuẩn bị sẵn để các đối tượng được khảo sát cho ý kiến của mình bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Cụ thể như sau: - Nghiên cứu sinh tiến hành điều tra 850 phiếu, trong đó 500 phiếu phát cho đối tượng nộp thuế (ĐTNT) và 350 phiếu phát cho cán bộ công chức thuế. - Đối tượng điều tra gồm: người nộp thuế và cán bộ công chức thuế. Đối với nhóm người nộp thuế (NNT), cuộc khảo sát đã thu được 469 phiếu trả lời của tất cả loại hình NNT. Bao gồm: 5 Bảng 1: Thành phần NNT trả lời khảo sát TT Loại hình Số lượng Tỷ lệ % 1 Doanh nghiệp nhà nước 65 13,86 2 Công ty TNHH có vốn nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước 72 15,35 3 DN tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần 86 18,34 4 DN liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài 38 8,10 5 Hộ kinh doanh cá thể 42 8,96 6 Cá nhân làm công ăn lương 61 13,01 7 Cá nhân hành nghề độc lập 57 12,15 8 Loại hình khác 48 10,23 Tổng 469 100 DN được khảo sát là các doanh nghiệp hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, có vốn đầu tư từ 400.000 triệu kíp trở lên với số lao động cao nhất đến 1.000 người. Cá nhân được khảo sát là cá nhân có độ tuổi từ 22 tuổi đến 55 tuổi. Đối với nhóm công chức thuế, cuộc khảo sát đã nhận được 313 phiếu trả lời. Các công chức thuế trả lời làm hầu hết trong các bộ phận của CQT. Bao gồm: Bảng 2: Thành phần cán bộ thuế trả lời khảo sát TT Bộ phận làm việc Số lượng Tỷ lệ % 1 Lãnh đạo cục/sở thuế 25 7,99 2 Tổ chức/Hành chính/Ấn chỉ/Tài vụ 35 11,18 3 Thanh tra/Kiểm tra thuế 32 10,22 4 Pháp chế 34 10,86 5 Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT 30 9,58 6 Quản lý thu thuế 35 11,18 7 Dự toán, tổng hợp số liệu và thông tin 33 10,54 8 Bộ phận quản lý thuế thu nhập, phí và lệ phí 25 7,99 9 Đội thuế huyền 46 14,70 10 Bộ phận khác 18 5,75 Tổng 313 100 6 Các câu trả lời được tập hợp theo từng nhóm và được sử dụng để minh họa thêm cho các phân tích, đánh giá, nhận xét của Luận án. - Mục đích điều tra nhằm tìm hiểu sự đánh giá của các đối tượng có liên quan về quản lý thu thuế của Lào hiện nay. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án làm rõ cơ sở lý luận về quản lý thu thuế ở một nước có nền kinh tế đang phát triển và đang hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và quốc tế. - Đánh giá một cách khoa học những thành tích đạt được, những hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân về công tác quản lý thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian qua. Đặc biệt luận án cố gắng phân tích những thách thức, những vấn đề trong quản lý thu thuế mà CHDCND Lào phải đối mặt trong tiến trình hội nhập kinh tế. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế ở CHDCND Lào trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị có liên quan. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương, 12 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ Trong quản lý tài chính nhà nước thì quản lý thu ngân sách mà trọng tâm là quản lý thu thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Quản lý thu thuế tốt là nền tảng để xây dựng một nền tài chính quốc gia lành mạnh, ổn định. Muốn vậy, cần thường xuyên nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thuế cũng như hoạt động quản lý thu thuế. Để nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thuế và hoạt động quản lý thu thuế, cần đổi mới mạnh mẽ hệ thống thuế trên cơ sở nghiên cứu các xu hướng cải cách thuế trên thế giới. Đồng thời, cần tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu thuế. Bởi vậy, việc cải cách thuế và tăng cường hiệu quả quản lý thu thuế trong hội nhập kinh tế quốc tế được rất nhiều nước đặc biệt quan tâm, đặc biệt đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước như ở Lào. Để tìm cơ sở lý luận cho nghiên cứu trong luận án, xin lược qua một số công trình và thành tựu nghiên cứu cơ bản liên quan đến đề tài: 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI Vấn đề quản lý thu thuế là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý quan tâm. Chính vì vậy, trong thời gian qua đã có không ít các công trình nghiên cứu ở nước ngoài tập trung xem xét các khía cạnh lý luận và thực tiễn của việc quản lý thu thuế. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau (được sắp xếp theo thứ tự thời gian): - Cash Economy Task Force, Improving Tax compliance in the cash economy, Australia Task office, Canberra [7]. Công trình này đã đề xuất các biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế trong điều kiện nền kinh tế sử dụng hình thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Khi đó, cần áp dụng đồng thời các biện pháp như cung cấp dịch vụ hỗ trợ NNT cũng như các biện pháp cưỡng chế. Đó là việc khuyến khích sử dụng 8 thẻ tín dụng, quay xổ số hóa đơn, ưu đãi các DN lưu giữ sổ sách kế toán tốt Bên cạnh đó, cần tiến hành đồng thời các biện pháp tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong đối chiếu số liệu về đối tượng nộp thuế, theo vết các giao dịch qua từng nhà cung cấp, trao đổi thông tin với CQT nước ngoài - Tapan K. Sarker, Improving Tax Compliance in Developing Countries via Self - Assessment Systems - What Could Bangladesh Learn from Japan? [58]. Theo nghiên cứu này cho rằng, hiện nay, mối quan tâm ngày càng tăng của các quốc gia trên toàn thế giới là làm thế nào để đơn giản hóa hệ thống kê khai thuế để cho NNT dễ tiếp cận và khuyến khích tính tự nguyện trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình cho Nhà nước. Nhiều quốc gia đã áp dụng hệ thống tự tính thuế (Self - Assessment Systems - SAS) như là một giải pháp. Công trình giới thiệu những nét chung và lợi ích của SAS. Trong đó, NNT tự kê khai và tự xác định nghĩa vụ thuế của mình. Trên cơ sở đó, CQT xem xét, lựa chọn đối tượng thanh tra thuế. SAS có các ưu điểm chính là: (i) SAS đảm bảo được tính hiệu quả hơn vì nó chỉ chọn các trường hợp đặc biệt để giám sát; (ii) SAS loại bỏ tính chất hành chính của hoạt động kê khai, tính thuế; (iii) SAS thúc đẩy việc nộp thuế đầy đủ và kịp thời hơn; và (iv) SAS giảm tham nhũng bằng cách giảm tiếp xúc với đối tượng nộp thuế. Công trình xem xét quá trình thực hiện SAS ở Bangladesh và Nhật Bản, trong đó, tập trung quá trình thực hiện SAS và công tác quản lý thuế của Nhật Bản. Theo nghiên cứu, mức độ tuân thủ thuế tại Nhật Bản là rất cao, và trong những năm gần đây, sự tuân thủ thuế của công ty đã được nhiều hơn 90%. Lý do chính của việc tuân thủ thuế cao ở Nhật Bản là do sự nỗ lực của Cục thuế quốc gia Nhật Bản (NTA). Ở Nhật Bản, SAS đã được giới thiệu vào năm 1947 đóng một vai trò quan trọng, vì trách nhiệm tính toán, báo cáo và nộp n
Luận văn liên quan