Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính tất yếu của xã hội đã tồn
tại ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam
với 54 tộc người anh em, mỗi tộc người có một niềm tin về linh hồn của ông
bà tổ tiên cũng như việc ứng xử với họ. Từ đó, có những hình thức thể hiện
niềm tin hay sự hiếu thảo khác nhau: Người Kinh thờ cúng tổ tiên thể hiện qua
việc chăm sóc mồ mả, cúng giỗ, chăm sóc hương khói hằng ngày; người Ba
Na, Ê Đê thể hiện qua việc chăm sóc mồ mả từ lúc qua đời cho đến khi làm lễ
bỏ mả; người Khmer thể hiện qua việc chăm sóc tro cốt ông bà, làm những việc
thiện để tạo phước, đọc kinh cầu siêu và cúng Đôlta,. Những giá trị văn hoá
tốt đẹp đó đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá Việt.
Tỉnh Trà Vinh nơi có số lượng đồng bào Khmer sinh sống đúng thứ 2 ở
vùng đất Nam bộ. Đây cũng là địa bàn cư trú khá cổ xưa của người Khmer khi
họ di cư đến đồng bằng sông Cửu Long. Văn hoá dân gian của người Khmer ở
đây rất phong phú và đa dạng, nổi bật là thờ cúng tổ tiên, cúng thần, các lễ hội
gắn liền với Phật giáo Nam tông. Bên cạnh đó, những truyền thuyết, thần thoại
lí giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội đã tạo nên diện mạo văn hóa đặc sắc của
người Khmer ở Trà Vinh nói riêng và Nam bộ nói chung. Tuy nhiên, dưới tác
động của sự phát triển kinh tế xã hội văn hoá của người Khmer ở Trà Vinh đã
và đang thể hiện sự giao lưu tiếp biến mạnh mẽ với các tộc người cộng cư.
Trong quá trình hình thành tộc người tại vùng đất Trà Vinh, người Khmer
chọn những vùng đất giồng cao ráo để định cư, xây dựng chùa để làm nơi sinh
hoạt tôn giáo và cố kết cộng đồng. Phật giáo Nam tông là tôn giáo mà người
Khmer tại Trà Vinh tôn kính. Ngôi chùa là nơi ngự trị của Đức Phật là nơi cả
cộng đồng tin tưởng và ra sức xây dựng, bảo vệ. Người Khmer tin rằng tất cả
mọi hoạt động trong cuộc đời con người đều được đức Phật (Phật Thích Ca
Mâu Ni) ghi nhận, họ tin tưởng vào kinh Phật, những lời dạy của đức Phật luôn
là chân lý trong ứng xử của con người. Trong cuộc sống sản xuất, người Khmer
rất tin tưởng vào các vị thần thánh được lý giải thông qua các truyền thuyết
Phật giáo. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Phật giáo Nam tông giữ vai trò rất
quan trọng: tạo ra thế giới cho linh hồn tổ tiên, kinh Phật là con thuyền đưa linh
hồn đến bến bờ giải thoát, ngôi chùa là nơi để linh hồn nương tựa, góp phần
giải thích nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer. Tuy nhiên,
tôn giáo này cũng không khắt khe nguyên tắc mà gắn bó với tâm tư nguyện
vọng của Phật tử, dung hợp những quan niệm tiến bộ trong đời sống thường nhật
góp phần xây dựng chủ trương “tốt đời đẹp đạo”. Thông qua ảnh hưởng của tôn
giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh vừa mang âm
hưởng của một tín ngưỡng dân gian vừa mang màu sắc của một lễ hội tôn giáo,
vừa ở không gian gia đình gia tộc, vừa thuộc không gian cộng đồng dân tộc.
165 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN LƯỢM
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH
Ngành: Văn hóa học
Mã số: 9 22 90 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn KH: PGS.TS. NGUYỄN THỊ YÊN
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi trong
quá trình viết luận án. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực.
Người cam đoan
NGUYỄN VĂN LƯỢM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 8
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 8
1.1.1. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ các góc nhìn ........................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu về giao lưu và tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ......................................................................................................... 19
1.1.3. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer...................... 23
1.1.4. Nhận xét chung ......................................................................................... 26
1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 29
1.2.1. Giới thuyết một số khái niệm .................................................................... 29
1.2.2. Vấn đề hỗn dung văn hoá và sự vận dụng vào luận án ............................ 36
1.3. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 39
1.3.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh ....................................................................... 39
1.3.2. Người Khmer ở Trà Vinh.......................................................................... 42
1.3.3. Những nét văn hóa tiêu biểu của người Khmer ở Trà Vinh ..................... 44
1.3.4. Tín ngưỡng, tôn giáo và thực hành nghi lễ của người Khmer ở Trà Vinh
............................................................................................................................ 47
1.3.5. Thế giới quan của người Khmer thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ............ 50
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 53
Chương 2 ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI
KHMER Ở TRÀ VINH .......................................................................................... 56
2.1. Đối tượng thờ cúng và sự phối thờ ................................................................. 56
2.1.1. Đối tượng thờ cúng ................................................................................... 56
2.1.2. Sự phối thờ ............................................................................................... 58
2.2. Bàn thờ tổ tiên và vật thờ ................................................................................ 63
2.2.1. Bàn thờ ..................................................................................................... 63
2.2.2. Vật thờ ...................................................................................................... 70
2.3. Người chịu trách nhiệm thờ cúng và thực hành nghi lễ ................................. 74
2.3.1. Người chịu trách nhiệm thờ cúng ............................................................. 74
2.3.2. Người thực hành nghi lễ cúng tổ tiên ....................................................... 77
2.4. Nghi lễ tang ma – dấu mốc chuyển đổi linh hồn người chết về với Phật và tổ
tiên ......................................................................................................................... 78
2.4.1. Tang ma - một thực hành nghi lễ đời người quan trọng của người Khmer
............................................................................................................................ 78
2.4.2. Những thủ tục và lễ thức cơ bản trong tang ma ....................................... 81
2.5. Thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên ................................................................. 88
2.5.1. Thực hành nghi lễ thờ cúng hằng ngày .................................................... 88
2.5.2. Lễ Chôl Chnăm Thmây (lễ vào năm mới hay lễ chịu tuổi) ...................... 90
2.5.3. Lễ cúng tổ tiên thường niên (Sel Đôlta) ................................................... 92
2.5.4. Lễ cầu siêu và đại cầu siêu ....................................................................... 97
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 100
Chương 3 BIẾN ĐỔI TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA
NGƯỜI KHMER Ở TRÀ VINH HIỆN NAY .................................................... 101
3.1. Biến đổi về hình thức và nội dung ................................................................ 101
3.2. Sự tác động của thay đổi kinh tế đối với việc thờ cúng tổ tiên .................... 105
3.3. Sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên do tác động của hôn nhân đa tộc
người .................................................................................................................... 112
3.4. Biến đổi qua giao lưu văn hóa với các tộc người cộng cư ........................... 115
3.5. Biến đổi trong nhận thức của thế hệ trẻ về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ................ 120
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 124
Chương 4 TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở
TRÀ VINH: MỐI LIÊN HỆ VỚI PHẬT GIÁO NAM TÔNG, CỘNG ĐỒNG
VÀ CÁC TỘC NGƯỜI CỘNG CƯ ..................................................................... 126
4.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến nhân sinh quan của người Khmer .. 126
4.2. Mối quan hệ tương hỗ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trong thực hành
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ..................................................... 133
4.3. Thờ cúng tổ tiên trong mối liên hệ với cộng đồng ....................................... 141
4.4. Thờ cúng tổ tiên với vấn đề cộng cư và nhu cầu thể hiện văn hóa tộc người
............................................................................................................................. 146
Tiểu kết chương 4 ................................................................................................ 148
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 155
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính tất yếu của xã hội đã tồn
tại ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam
với 54 tộc người anh em, mỗi tộc người có một niềm tin về linh hồn của ông
bà tổ tiên cũng như việc ứng xử với họ. Từ đó, có những hình thức thể hiện
niềm tin hay sự hiếu thảo khác nhau: Người Kinh thờ cúng tổ tiên thể hiện qua
việc chăm sóc mồ mả, cúng giỗ, chăm sóc hương khói hằng ngày; người Ba
Na, Ê Đê thể hiện qua việc chăm sóc mồ mả từ lúc qua đời cho đến khi làm lễ
bỏ mả; người Khmer thể hiện qua việc chăm sóc tro cốt ông bà, làm những việc
thiện để tạo phước, đọc kinh cầu siêu và cúng Đôlta,.... Những giá trị văn hoá
tốt đẹp đó đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá Việt.
Tỉnh Trà Vinh nơi có số lượng đồng bào Khmer sinh sống đúng thứ 2 ở
vùng đất Nam bộ. Đây cũng là địa bàn cư trú khá cổ xưa của người Khmer khi
họ di cư đến đồng bằng sông Cửu Long. Văn hoá dân gian của người Khmer ở
đây rất phong phú và đa dạng, nổi bật là thờ cúng tổ tiên, cúng thần, các lễ hội
gắn liền với Phật giáo Nam tông. Bên cạnh đó, những truyền thuyết, thần thoại
lí giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội đã tạo nên diện mạo văn hóa đặc sắc của
người Khmer ở Trà Vinh nói riêng và Nam bộ nói chung. Tuy nhiên, dưới tác
động của sự phát triển kinh tế xã hội văn hoá của người Khmer ở Trà Vinh đã
và đang thể hiện sự giao lưu tiếp biến mạnh mẽ với các tộc người cộng cư.
Trong quá trình hình thành tộc người tại vùng đất Trà Vinh, người Khmer
chọn những vùng đất giồng cao ráo để định cư, xây dựng chùa để làm nơi sinh
hoạt tôn giáo và cố kết cộng đồng. Phật giáo Nam tông là tôn giáo mà người
Khmer tại Trà Vinh tôn kính. Ngôi chùa là nơi ngự trị của Đức Phật là nơi cả
cộng đồng tin tưởng và ra sức xây dựng, bảo vệ. Người Khmer tin rằng tất cả
mọi hoạt động trong cuộc đời con người đều được đức Phật (Phật Thích Ca
Mâu Ni) ghi nhận, họ tin tưởng vào kinh Phật, những lời dạy của đức Phật luôn
là chân lý trong ứng xử của con người. Trong cuộc sống sản xuất, người Khmer
rất tin tưởng vào các vị thần thánh được lý giải thông qua các truyền thuyết
2
Phật giáo. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Phật giáo Nam tông giữ vai trò rất
quan trọng: tạo ra thế giới cho linh hồn tổ tiên, kinh Phật là con thuyền đưa linh
hồn đến bến bờ giải thoát, ngôi chùa là nơi để linh hồn nương tựa, góp phần
giải thích nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer. Tuy nhiên,
tôn giáo này cũng không khắt khe nguyên tắc mà gắn bó với tâm tư nguyện
vọng của Phật tử, dung hợp những quan niệm tiến bộ trong đời sống thường nhật
góp phần xây dựng chủ trương “tốt đời đẹp đạo”. Thông qua ảnh hưởng của tôn
giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh vừa mang âm
hưởng của một tín ngưỡng dân gian vừa mang màu sắc của một lễ hội tôn giáo,
vừa ở không gian gia đình gia tộc, vừa thuộc không gian cộng đồng dân tộc.
Từ những đặc trưng trên, người Khmer ở Trà Vinh đã sống và ứng xử
theo những nguyên tắc của Phật giáo. Lấy lời dạy của Phật làm kim chỉ nam
trong sinh hoạt thường nhật. Nhân cách và đạo đức của con người được đánh
giá qua lăng kính tư tưởng của Phật giáo Nam tông. Theo chúng tôi nghiên cứu
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer là một việc làm cần thiết, để làm
rõ những đặc điểm riêng của nó trong hệ thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có
thể thấy được sự giao lưu tiếp biến của Phật giáo Nam Tông với các giá trị
văn hóa trong đời sống của người Khmer tại địa phương. Từ những tièn đề
trên, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu rằng: “Sự hỗn dung trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh được biểu hiện như thế nào?”.
Với những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh” để làm đề tài luận án tiến sĩ văn
hóa học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một cách hệ thống về tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Khmer để thông qua đó thấy được sự hỗn dung các giá
trị văn hoá trong đời sống của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục đích trên, các nhiệm vụ cơ bản của luận
án được đặt ra như sau:
3
+ Tìm hiểu bối cảnh văn hóa xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người
Khmer tại địa bàn nghiên cứu;
+ Khảo sát những biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Khmer từ quan niệm thờ cúng đến thực hành nghi lễ;
+ Xem xét biểu hiện của các hoạt động thường nhật cũng như những
nguyên tắc ứng xử của người Khmer trong mối liên hệ với tín ngưỡng dân gian
và Phật giáo Nam tông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án chọn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh
làm đối tượng nghiên cứu, gồm những khía cạnh: Quan niệm thờ cúng, đối
tượng thờ, biểu tượng thờ, điện thờ, thực hành nghi lễ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề
giao lưu tiếp biến văn hoá trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người của
người Khmer ở Trà Vinh ở hai phương diện:
Một là vấn đề biểu hiện của Phật giáo Nam tông trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Khmer vì kết quả nghiên cứu vấn đề này giúp luận án lí
giải được vai trò của Phật giáo Nam tông trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
thông qua đó thấy được gắn bó của Phật giáo Nam tông với tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Khmer
Hai là vấn đề ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa dân gian và văn hóa của
các tộc người cộng cư đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer, thông
qua đó thấy được biểu hiện của sự hỗn dung văn hoá trong tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Khmer.
Phạm vi không gian: Luận án chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh Trà Vinh.
Trà Vinh là địa bàn đã có người Khmer sinh sống khá sớm với mật độ
dân cư tập trung động. Người Khmer ở đây được đánh giá là còn lưu giữ nhiều
nhất những giá trị văn hóa tiêu biểu của cộng đồng người Khmer Nam bộ. Vùng
đất Trà Vinh với nhịp phát triển khá ổn định. Trong những thập niên gần đây,
4
Trà Vinh đã đẩy mạnh việc công nghiệp hóa hiện đại hóa để kịp đà phát triển
của đất nước nên văn hóa các cộng đồng dân cư có những biến động nhất định
mà tiêu biểu là người Khmer. Bên cạnh đó, trong quá trình du nhập, tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh chịu ảnh hưởng của Bàlamôn
giáo, Phật giáo nhưng hiện tại Phật giáo Nam tông là tôn giáo chính có ảnh
hưởng sâu rộng đến cuộc sống của họ còn Bàlamôn giáo chỉ tồn tại với tư cách
là một tàn tích văn hóa trong lịch sử phát triển của người Khmer. Với những
điều kiện trên, chúng tôi xem Trà Vinh như là địa bàn nghiên cứu tiêu biểu cho
vấn đề nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở đánh giá địa bàn nghiên cứu, chúng
tôi chọn mẫu nghiên cứu tại ba địa bàn tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh là: Thành
phố Trà Vinh, huyện Châu Thành và huyện Trà Cú bởi những lý do sau:
Thứ nhất: Thành phố Trà Vinh là trung tâm kinh tế xã hội của tỉnh, nơi
có nhịp độ phát triển kinh tế, văn hóa sôi động nhất và là nơi diễn ra cuộc sống
cộng cư của các tộc người rõ nét nhất. Vấn đề tiếp biến và giao lưu văn hóa
diễn ra khá mạnh mẽ và đa dạng.
Thứ hai: Huyện Châu Thành là địa bàn tiếp giáp giữa trung tâm Thành
phố Trà Vinh với địa bàn nghiên cứu thứ ba, là huyện có đông tộc người Khmer
đứng thứ 2 toàn tỉnh. Vì vị trí tiếp giáp như vậy nên chúng tôi xem đây là địa
bàn phản ánh quá trình giao lưu tiếp biến của vấn đề nghiên cứu.
Thứ ba: Huyện Trà Cú là nơi có đông tộc người Khmer nhất của tỉnh.
Các hoạt động kinh tế, văn hóa của tộc người Khmer còn lưu giữ nhiều yếu tố
nguyên sơ. Chúng tôi xem đây là địa bàn quan trọng để đánh giá các giá trị văn
hóa truyền thống của người Khmer ở Trà Vinh.
Phạm vi thời gian: Trong phạm vi một luận án, chúng tôi khảo sát tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer trong thời điểm thực tại và theo các
vấn đề nghiên cứu cụ thể như: Quan niệm về tín ngưỡng, nghi thức thực hành
tín ngưỡng, không gian và thời gian thực hành các nghi lễ, biểu tượng thờ, điện
thờ, Qua đó chỉ ra nét đặc trưng mang bản sắc tộc người trong mối tương
quan với Phật giáo Nam tông và các tộc người khác trong cuộc sống đương đại.
5
Từ đó, chúng tôi tìm ra những biểu hiện của vấn đề hỗn dung trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Khmer trên địa bàn nghiên cứu.
Thời gian khảo sát: Tư liệu của luận án được khảo sát qua các năm 2017,
2018 và năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận án, chúng tôi tiếp cận
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn hóa dân gian và phương pháp
nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu Khoa học xã hội. Nghiên cứu định tính
là phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong luận án này, gồm các
phương pháp cụ thể sau:
4.1. Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp được sử
dụng phổ biến trong nghiên cứu văn hóa dân gian. Với phương pháp này chúng
tôi đặt mình vào vị thế của của người trong cuộc để cùng tham dự và quan sát
các biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các dịp Sel Đôlta năm (2017,
2018, 2019) tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn lưu ý đến đặc điểm
nhóm tuổi và hoàn cảnh của người cung cấp thông tin. Trên cơ sở đó, chúng tôi
xử lý và sắp xếp thông tin theo các tầng lớp ý nghĩa từ người cung cấp thông tin
liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Với phương pháp này, chúng tôi thực hiện
thao tác tại các địa bàn như sau:
+ Quan sát tham dự, mô tả: cùng tham dự, quay phim, chụp ảnh cách thức
thực hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong các lễ Đôlta năm 2017, 2018, 2019
từ gia đình đến cộng đồng, các dịp lễ hiếu hỉ tại gia, tang lễ qua đó quan sát và
mô tả cách tỉ mỉ, chi tiết tất cả các hành vi, hành động thực hành các nghi lễ của
chủ thể văn hóa.
+ Phỏng vấn sâu, hồi cố: chúng tôi tập trung vào các nhóm đối tượng
chính như: Nhóm các vị sư sãi trong các ngôi chùa để thu thập các thông tin về
các nghi lễ cũng như quan niệm của tôn giáo. Nhóm các vị Achar (người hướng
dẫn thực hành nghi lễ) để tìm hiểu các giá trị văn hóa dân gian trong đời sống
văn hóa của người Khmer. Nhóm các hộ gia đình từ ba đến bốn thế hệ, các hộ
gia đình từ một đến hai thế hệ để xem xét những nhận định đánh giá của chủ
6
thể văn hóa về đối tượng nghiên cứu. Nhóm các cán bộ quản lý cấp huyện, xã
để thu thập các thông tin các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội và tôn giáo
tín ngưỡng trên địa bàn nghiên cứu. Với thao tác nghiên cứu này chúng tôi có
điều kiện đi sâu tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer trong
mỗi tương quan với yếu tố tôn giáo, kinh tế xã hội và các giá trị văn hóa dân
gian từ đó làm cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp và diễn giải các vấn đề đặt
ra cho nhiệm vụ của luận án.
4.2. Phương pháp xử lí văn bản, thông tin: Sau quá trình thu thập tài
liệu, chúng tôi sẽ đọc và xử lí các văn bản và tài liệu liên quan; xử lí các thông
tin sau quá trình khảo sát thực tế, qua ghi chép các bài phỏng vấn, mô tả, hồi
cố, tài liệu phim ảnh lần 1 (2017) và lần 2 (2018) tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó
phân tích, đánh giá ở lần khảo sát thứ 3 (2019) để rút ra các luận điểm trọng
tâm của luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành: được coi là phương
pháp kết hợp nghiên cứu của nhiều ngành liên quan như: dân tộc học, xã hội
học, văn hóa dân gian, tôn giáo học... chúng tôi sử dụng để lý giải một cách hệ
thống về văn hóa dân gian, nghệ thuật, tín ngưỡng trong hệ thống các nghi
lễ thờ cúng tổ tiên của người Khmer.
Ngoài ra chúng tôi còn sự dụng các phương pháp khác để cụ thể hóa các
chương như sau:
- Phương pháp tổng hợp: để hệ thống hoá tình hình nghiên cứu có liên
quan đến nội dung luận án (chương 1)
- Phương pháp lịch sử: để tìm hiểu sự hình thành và đặc trưng tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Nam bộ nói chung, ở Trà Vinh nói riêng
(chương 1).
- Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, đánh giá, phương pháp
so sánh, phương pháp luận giải, điền dã dân tộc học sẽ được sử dụng khi
nghiên cứu (chương 2,3)
-Phương pháp phân tích, đánh giá, bình luận, phương pháp quy nạp,
phương pháp diễn giải (Chương 4)
7
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh. Luận án vận dụng quan
điểm về giao lưu tiếp biến văn hoá để xem xét tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Khmer nhằm chỉ ra đặc điểm hỗn dung văn hoá trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của họ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án cung cấp thêm một hệ thống dữ liệu cho việc nghiên cứu về tôn
giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tộc người tại một địa bàn cụ thể. Bên cạnh
đó, luận án mở ra một hướng tiếp cận cho những quan tâm về vấ