Tiểu luận Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ là một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội. Trong quá trình phát triển xã hội, bên cạnh những nỗ lực của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đã góp một phần vào quá trình nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội, các nạn nhân bị thiên tai và chiến tranh giúp tự phát triển một cách bền vững. Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, thường xuyên bị thiên tai đe doạ, cuộc sống của nhân dân, nhất là ở vùng miền núi, ven biển miền Trung, còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đạt được mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng xã hội. Trong đó, xóa đói giảm nghèo là chiến lược của chính phủ nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế VIỆT NAM. TCPCPNN cùng với những hoạt động thiết yếu của mình là một trong số những loại hình tổ chức có vai trò quan trọng không nhỏ đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của nước ta I- MỤC ĐÍCH - Tìm hiểu hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý TCPCPNN, bổ sung kiến thức pháp luật cho bản thân. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo của TCPCPNN tại Việt Nam gồm những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại cũng như nguyên nhân của chúng. Từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước. - Nâng cao các kĩ năng trong công tác nghiên cứu khoa học, củng cố và bổ sung thêm nhiều những kiến thức cần thiết của môn học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp biện chứng duy vật, biện chứng lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống tư tưởng chính trị của Đảng làm nòng cốt cho việc nghiên cứu. - Ngoài ra, bài tiểu luận còn sử dụng các phương pháp khác mang tính chuyên môn như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 MỤC ĐÍCH 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TC PCPNN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TC PCPNN HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 5 Sơ lược về tổ chức phi chính phủ nước ngoài 5 Quá trình hoạt động của TC PCPNN tại Việt Nam 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TC PCPNN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM 7 NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ TC PCPNN 9 Các văn bản qui phạm pháp luật qui định 10 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với TC PCPNN tại Việt Nam 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TC PCPNN TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM 13 HIỆN TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM 13 HIỆN TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA CÁC TC PCPNN TẠI VIỆT NAM 15 Kết quả đạt được 15 Những hạn chế, tồn tại 19 NGUYÊN NHÂN 20 Nguyên nhân khách quan 20 Nguyên nhân chủ quan 21 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TC PCPNN TẠI VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 22 CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 24 CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÁC TC PCPNN TẠI VIỆT NAM 26 PHẦN KẾT LUẬN 26 PHẦN MỞ ĐẦU Tổ chức phi chính phủ là một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội. Trong quá trình phát triển xã hội, bên cạnh những nỗ lực của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đã góp một phần vào quá trình nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội, các nạn nhân bị thiên tai và chiến tranh giúp tự phát triển một cách bền vững. Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, thường xuyên bị thiên tai đe doạ, cuộc sống của nhân dân, nhất là ở vùng miền núi, ven biển miền Trung, còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đạt được mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng xã hội. Trong đó, xóa đói giảm nghèo là chiến lược của chính phủ nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế VIỆT NAM. TCPCPNN cùng với những hoạt động thiết yếu của mình là một trong số những loại hình tổ chức có vai trò quan trọng không nhỏ đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của nước ta MỤC ĐÍCH - Tìm hiểu hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý TCPCPNN, bổ sung kiến thức pháp luật cho bản thân. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo của TCPCPNN tại Việt Nam gồm những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại cũng như nguyên nhân của chúng. Từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước. - Nâng cao các kĩ năng trong công tác nghiên cứu khoa học, củng cố và bổ sung thêm nhiều những kiến thức cần thiết của môn học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp biện chứng duy vật, biện chứng lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống tư tưởng chính trị của Đảng làm nòng cốt cho việc nghiên cứu. - Ngoài ra, bài tiểu luận còn sử dụng các phương pháp khác mang tính chuyên môn như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học… PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TCPCPNN TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TC PCPNN TẠI VIỆT NAM 1. Khái quát về tổ chức phi chính phủ + Theo luật pháp một số nước, các tổ chức TCPCP bao gồm các chủ thể có tư cách pháp nhân, là những tổ chức không thuộc chính phủ như các Viện, các tổ chức tư nhân hay công cộng hoặc các Quỹ. Các tổ chức phi chính phủ - đó là những tổ chức phi lợi nhuận, được lập ra hợp pháp và có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước đó và theo phap luật của nước cho đặt trụ sở chính. nước đó và theo pháp + Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, các TCPCP là bất kỳ tổ chức quốc tế nào được lập ra không phải do một thoả thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng TCPCP đó có thể bao gồm các tổ chức có thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện thành viên đó không được can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của tổ chức đó. Tóm lại, đó là những tổ chứ được thành lập ở các quốc gia khác tham gia vào hoạt động cứu trợ và phát triển tại nước ta, trên cơ sở tự nguyện và không vì mục đích lợi nhuận. 2. Quá trình hoạt động của TCPCPNN tại Việt Nam: Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã vào Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua. Việc mở rộng quan hệ với các TCPCPNN là một mảng trong quan hệ ngoại giao nhân dân, nó gắn liền với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tình hình phát triển qua từng giai đoạn của đất nước Việt Nam: Trước tháng 5/1975, nhiều TCPCPNN đã hoạt động tại Việt Nam, nhưng chủ yếu ở miền Nam, chỉ có rất ít tổ chức viện trợ cho miền Bắc. Ở miền Nam Việt Nam , từ năm 1954 các TCPCPNN bắt đầu hoạt động và tăng nhanh, đến cuối năm 1974 đã có khoảng trên 60 TCPCPNN hoạt động tại miền Nam. Các tổ chức này chủ yếu hoạt động trong vùng Mỹ - ngụy chiếm đóng với mục đích chính là cứu trợ những người di cư từ Bắc vào Nam và sau đó là những nạn nhân của cuộc chiến tranh của Mỹ. Các TCPCPNN đã rút khỏi miền Nam sau ngày 30/4. Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Việt Nam thống nhất đất nước, hoạt động của các TCPCPNN tăng nhanh. Mặc dù vậy các hoạt động này bị ảnh hưởng của những biến động chính trị trong khu vực và Việt Nam nên có lúc suy giảm đáng kể. Tuy nhiên cho đến nay cùng với sự ổn định của nền chính trị, sự mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã thu hút nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến với Việt Nam cùng với giá trị viện trợ ngày càng tăng. Điều đó được thể hiện qua các số liệu như năm 2008: có khoảng 630 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với giá trị giải ngân là 230 triệu USD/năm, đến thống kê chỉ mới 6 tháng đầu năm 2009 thì đã tăng lên 650 tổ chức phi chính phủ nước ngoài với giá trị giải ngân là: 100 triệu USD Tình hình về hoạt động viện trợ của các TCPCPNN: Viện trợ của các TCPCPNN thường rất đa dạng và không ổn định. Phương thức hoạt động cơ bản của các TCPCPNN là trực tiếp làm dự án và trực tiếp quan hệ với địa phương cơ sở. Giai đoạn 1989 đến nay là thời kỳ đa số các TCPCPNN tiến hành các dự án mang tính phát triển bền vững. Cho đến nay có trên 80% giá trị viện trợ tập trung cho các dự án này. Hiện nay chưa thể phân định một cách chính xác tỷ lệ viện trợ phi chính phủ theo từng ngành, nhưng có thể phân loại giá trị viện trợ theo 6 lĩnh vực chính : Y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và viện trợ khẩn cấp. Để tiếp tục chủ động tranh thủ, quản lý tốt hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ phi chính phủ, Chính phủ ta đã tổ chức hai Hội nghị quốc tế lớn tại Hà Nội, đó là Hội nghị Tổng kết 10 năm (1991-2001) công tác phi chính phủ nước ngoài (tháng 2/2002) và Hội nghị quốc tế về sự hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (tháng 11/2003). Kết quả của hai hội nghị trên đã và đang đóng góp vào những nỗ lực của Nhà nước ta nhằm tạo môi trường ngày càng thuận lợi hơn về cơ chế và pháp lý cho các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TC PCPNN TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM Tổ chức phi chính phủ (hay còn gọi là NGOS) ngày càng đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế-xã hội, giáo dục, y tế, môi trường, nhân đạo ... tại nhiều nước trên thế giới,trong đó có việt nam. Các NGOs đang tham gia sâu vào nhiều lĩnh vực như xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ phụ nữ, cứu trợ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, chữ thập đỏ và bảo vệ môi trường. Trong đó, các nguồn vốn này được ưu tiên nhiều hơn cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và nơi bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh.  Nguồn viện trợ nhân đạo và phát triển này không chỉ góp phần tích cực vào việc xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với các nước trên thế giới, mà còn đóng góp thiết thực vào xóa đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống và năng lực của người dân tại các vùng dự án, trong đó phải kể đến các dự án sau: + Các dự án liên quan đến các vấn đề xã hội: giúp đỡ cộng đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn (như: tàn tật, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai) và các đại dịch như HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội như mại dâm, trộm cắp… + Các dự án liên quan đế y tế: giúp trang thiết bị y tế, thuốc men, xây dựng trạm xá, các khoa của bệnh viện, cử các đoàn khám chữa bệnh cho người nghèo, học sinh nhằm nâng cao ý thức phòng chống bệnh nhất là các bệnh liên quan đến mắt… + Các dự án về giáo dục: giúp xây dựng trường sở, trang thiết bị dậy học, hỗ trợ học bổng, trợ cấp thêm một số điều kiện vất chất để cải thiện cuộc sống của học sinh nghèo đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu vùng xa và nổi lên cả là cử giáo viên tình nguyện dạy tiếng Anh, Pháp quả. + Các lĩnh vực liên quan để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống cho người nghèo ở nông thôn và thành thị, trong đó có các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở thủy lợi, trạm bơm, giống cây trồng, vật nuôi… Nổi bật lên hiện nay là các dự án tín dụng giúp đỡ người nghèo ở nông thôn và thành thị biết làm kinh tế nhỏ và vừa để có thể tồn tại trong một nền kinh tế thị trường. + Các dự án liên quan đến môi trường môi sinh. Các dự án về môi trường góp phần bảo vệ môi trường trong sạch cho người dân. Đặc biệt đối với những vùng dân tộc thiểu số do nhận thức còn hạn chế nên vấn đề bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cho bản thân chưa cao nên dẫn đến nhiều căn bệnh như sốt xuất huyết, bệnh dịch....lcxlkjZlkxchCXIOZHCzchzxoihcxziOXHczIOHChizX + Các dự án phòng chống thiên tai và viện trợ khẩn cấp mang tính bền vững tạo nên nhiều mô hình có giá trị như nhà, trường học và trạm xá sống chung với bão, lũ lụt tại các tỉnh miền trung và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những vùng có điều kiện còn khó khăn, phải gánh chịu nhiều hậu quả của thiên tai lũ lụt. Các dự án trên thường được lồng ghép với nhau như các dự án phát triển nông thôn tổng hợp và phát triển cộng đồng tổng hợp. Càng ngày các dự án nâng cao năng lực và làm chính sách càng được các TCPCPNN quan tâm nhiều hơn. + Dự án chuyên ngành mang tính công đồng ở đơn vị huyện hay cụm xã, đặc biệt những xã nghèo như chống suy dinh dưỡng, cung cấp trang thiết bị y tế cho bệnh viện, các phòng khám đa khoa và các trạm xá xã; đào tạo cán bộ y tế cấp cơ sở, chú trọng tới vấn đề y tế cộng đồng.. Bên cạnh dự án y tế cộng đồng, các dự án chuyên ngành khác như VAC, trồng dâu nuôi tằm, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, vốn quay vòng giúp giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho những hộ gia đình, đặc biệt những gia đình có hoàn cảnh khó khăn điều này có ý nghĩa rất quan trọng. + Các dự án cho vay vốn quay vòng. Thông qua một đối tác cụ thể như hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên.. để tổ chức tập huấn về cách sử dụng và quản lý vốn do các TCPCPNN cho vay, tạo đIều kiện cho người nghèo tăng thu nhập. Nguyên tắc chung là các TCPCPNN không thu hồi lại vốn mà chuyển nó thành vốn của đối tác Việt Nam dể tiếp tục chuyển cho các đối tượng khác vay sau chu kỳ vay vốn hoặc dùng vốn đó để thực hiện một dự án khác trong địa phương. Dự án loại này đang được nhiều TCPCPNN thực hiện vì với một số vốn không lớn mà có thể giúp được nhiều người nghèo. + Quyên góp vật chất: Thường là trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đồ chơi cho trẻ em nghèo... giúp các bệnh viện, những địa phương bị thiên tai và những vùng còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Mục tiêu chung là khắc phục tình trạng quá thiếu thốn dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm cho những vùng nghèo hoặc bị thiên tai tàn phá năng nề. Dạng viện trợ này chủ yếu do một số TCPCP Mỹ, Đức, Pháp, Canada... III. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ TCPCPNN 1. Các văn bản pháp luật quy định Thực hiện chủ trương và chính sách của Nhà nước ta về mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá, để tạo điều kiện cho các hoạt động của các TCPCPNN nước ngoài tại Việt Nam được tiến hành có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực và phù hợp với luật pháp và tập quán Việt Nam, kể từ năm 1996, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật liên quan: + Quyết định số 340/TTg ngày 24/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam Thông tư số 22/1999/TT-BTC ngày 26/02/1999 của Bộ Tài chính về quản lý viện trợ không hoàn lại. + Thông tư số 02/2000/TT-BTC ngày 05/01/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức trong nước mua hàng bằng tiền viện trợ nhân đạo của nước ngoài.jsfiofjdaofdi + Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg ngày 24/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các tổ chức PCPNN. askfljafdsljdlksfoia + Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.kjhdfalsfhdadfojiasd + Thông tư số 04/2001/TT-BKH ngày 05/06/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thục hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. + Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/08/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại. + Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. + Quyết định số 286/2006/QĐ-TTg ngày 27/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006-2010” 2. Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về TCPCPNN Để tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động được hiệu quả và tuân thủ pháp luật Nhà nước ta đã tiến hành xác lập tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước như sau: - Quốc hội: Ban hành các văn bản pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý tổ chức phi chính phủ quy định công tác về mặt quản lý nhà nước nhằm... tạo ra hành lang pháp lý cho các tổ chức phi chính phủ. - Chính phủ có nhiệm vụ quản lý về TCPCPNN như sau: + Ban hành các văn bản hướng dẫn và quy định chi tiết những văn bản pháp luật Quốc hội ban hành + Ban hành các văn bản quy định những chính sách ưu đãi và tạo những điều kiện hỗ trợ đảm bảo cho sự hoạt động của các tổ chức phi chính phủ + Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về mọi nguồn viện trợ của các tổ chức chính phủ nước ngoài; điều phối, giám sát để đảm bảo nguồn viện trợ đúng mục đích và có hiệu quả + Chỉ đạo các cơ quan chức năng của Chính phủ và các cấp cấp ngành thực hiện tốt nhiệm vụ quảm lý Nhà nước theo thẩm quyền chính phủ phân công phân cấp. - Ủy ban Công tác các TCPCP: Là cơ quan được Chính phủ giao quản lý về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nhiệm vụ: + Đề xuất những chủ trương, chính sách liên quan đến các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; phối hợp các cơ quan liên quan để hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. + Quản lý việc xét, cấp, sửa đổi và thu hồi Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập văn phòng dự án, Giấy phép lập văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo Quy chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 340/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ. + Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. - Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác về tổ chức phi chính phủ nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ giao. Ngoài ra còn có các cơ quan, bộ ban ngành được Nhà nước giao nhiệm vụ như: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ( cơ quan thường trực của ủy ban về công tác tổ chức phi chính phủ nước ngoài), Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), Ban Giám đốc (PACCOM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các tổ chức đoàn thể được Nhà nước ủy quyền. Và hệ thống hành chính là Ủy ban nhân dân các cấp với những nhiệm vụ và quyền hạn mà Chính phủ giao cho CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TCPCPNN TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM I .HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM. Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước. Năm 1989, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong sản xuất  nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo). Đầu thập niên 90, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xóa đói giảm nghèo. Ngày nay, vấn đề đói nghèo đã được nhà nước ta quan tâm đúng mức hơn.Trong đó có các chương trình phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi( hay còn gọi là chương trình 135), đây là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Ngoài ra hàng năm chúng ta tổ chức các chương trình nối vòng tay lớn. Đây là một chương trình có ý nghĩa lớn do Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tổ chức, năm 2009 của Uỷ ban MTTQ các cấp trong việc xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo; các tập thể, cá nhân ở Việt Nam và nước ngoài tham gia đóng góp, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”. Đi đầu trong việc đóng góp là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 500 tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh 300 tỷ đồng, Hậu Giang 150 tỷ đồng, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam 150 tỷ đồng, Cần Thơ 106 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 103 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam 100 tỷ đồng, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam 80 tỷ đồng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 67 tỷ đồng, Trung ương Đoàn TNCSHCM - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 53 tỷ đồng, 8 tổ chức phi chính phủ nước ngoài 66,7 triệu USD, Dự án Tầm nhìn Thế giới 15 triệu USD, Tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 4,2 triệu USD, Đại sứ quán và doanh nghiệp Hàn Quốc 2,1 triệu USD, Đại sứ quán Lào 0,5 triệu USD...  Mặc dù các cấp các nghành nỗ lực thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tuy nhiên đói nghèo ở nước ta vẫn đang còn cao. + Nhiều hộ gia đình vẫn đang khó khăn, chưa có nhà ở. + Các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trẻ em suy dinh dưỡng và bệnh tật vẫn còn nhiều. + Trẻ em ở những vùng miền núi,vùng dân tộc thiểu số chưa có điều kiện để đến trường đi học. + Sức khỏe cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh chưa được chăm sóc đầy đủ, tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh vẫn còn cao, đặc biệt là trẻ em ở các dân tộc thiểu số. Vấn đề đói nghèo là vấn đề lớn đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các nghành, của nhà nước và sự quan tâm của người dân. Trong đó TCPCPNN đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong công cuộc xóa đói. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCPCPNN TRONG LĨNH VỰC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM 1. Kết quả đạt được Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam rất sớm. Sau 1975, phần lớn số NGOs nước ngoài đã chấm dứt hoạ