Với các tác phẩm như: Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc [167], Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất [168], tác giả Song Thành đã đề cập, luận giải những phương diện, nội dung liên quan đến cơ sở hình thành văn hóa Hồ Chí Minh, tập trung hệ thống hóa tiểu sử Hồ Chí Minh, phân tích văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh, văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh, khẳng định di sản văn hóa Hồ Chí Minh với thời đại hiện nay; khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản trung thành, mẫu mực, một chiến sĩ quốc tế trong sáng, nhưng trước hết, Người là một nhà yêu nước vĩ đại. Chủ nghĩa yêu nước trong Hồ Chí Minh chính là động lực lớn nhất để Người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc, thức tỉnh những giá trị truyền thống, đoàn kết cả dân tộc Việt Nam đứng lên đấu tranh giành độc lập , tự do; khẳng định cả cuộc đời Hồ Chí Minh chỉ vẹn trong một chữ “dân”, yêu dân tộc, yêu nhân dân, hạnh phúc, vui sướng khi nhân dân được cơm no, áo ấm
Trong các tác phẩm tiểu biểu: Cuộc đấu trí ở tầm cao của trí tuệ Việt Nam [138] và Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài [139], tác giả Trần Nhâm đã tập trung phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản như: (1) Cuộc gặp gỡ lịch sử tất yếu của Hồ Chí Minh với dân tộc và thời đại là hai yếu tố chủ quan và khách quan bắt gặp nhau, kết hợp với nhau trên hành trình tìm đường cứu nước của Người; (2) Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, là tổng hợp những quan điểm chiến lược có ý nghĩa chỉ đạo lớn về chính trị và lý luận, về nhận thức và hành động; và cũng do sự vận dụng thành công đường lối sáng tạo ấy mà cách mạng Việt Nam đã khẳng định sự sáng ngời của chân lý đó; (3) Các vấn đề chiến lược và sách lược cách mạng, xác định rõ thiên tài chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật chỉ đạo sách lược của Hồ Chí Minh và của Đảng ta, là bậc thầy của vận dụng và phát triển vào quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam; (4) Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc - một chiến lược xuyên suốt của Hồ Chí Minh; (5) Tư tưởng Nhà nước của dân, do dân và vì dân của Hồ Chí Minh, đó là nhà nước mà “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, bao nhiêu “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, một nhà nước “việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”; (6) Tư duy mới về Đảng cầm quyền, về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; về xây dựng Đảng ta thành một đảng trí tuệ, một đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; (7) Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh - triết học thực tiễn và nhân sinh, triết học giải phóng và phát triển; làm nổi bật phép biện chứng Hồ Chí Minh hình thành một cách tự nhiên, sinh động, sáng tạo, không nhầm lẫn với bất cứ nhân vật lịch sử nào; (8) Nhận thức luận Hồ Chí Minh - quá trình thực tiễn hóa lý luận và lý luận hóa thực tiễn.
198 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH ............................................................................................. 7
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 7
1.1.1. Nghiên cứu về tính chính đáng chính trị ......................................... 7
1.1.2. Nghiên cứu về tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí
Minh và các phương diện có liên quan ................................................... 35
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN
ÁN ĐI SÂU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 46
1.2.1. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu liên quan đến Luận án .... 46
1.2.2. Những vấn đề Luận án cần tập trung nghiên cứu ......................... 48
Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................ 50
Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ VÀ
TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH ........................................................................................... 53
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ ................................. 53
2.1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................ 53
2.1.2. Khung phân tích tính chính đáng chính trị ................................... 57
2.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ........................................................................................ 63
2.2.1. Cách tiếp cận tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ
Chí Minh ................................................................................................. 63
2.2.2. Khái niệm tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh ..... 67
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................ 71
Chương 3: NỘI DUNG TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ................................................................... 74
3.1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA MỤC TIÊU ĐỘC
LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ............ 74
3.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊNIN Ở VIỆT NAM ................................................................................ 85
3.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG LÃNH ĐẠO, CẦM
QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN Ở VIỆT NAM ............................................... 94
3.4. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÀ NƯỚC
KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM .................................................................................... 109
3.5. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT
Ở VIỆT NAM ....................................................................................................... 129
Tiểu kết Chương 3.................................................................................................... 138
Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ..................................................... 140
4.1. TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ TRONG HỒ CHÍ MINH LÀ SỰ KẾ
THỪA, TIẾP THU CÓ CHỌN LỌC TINH HOA TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN
ĐÔNG - TÂY, CỔ KIM VỀ TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ TRONG
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỤ THỂ CỦA VIỆT NAM ............................................. 140
4.2. TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ TRONG HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA CÁCH MẠNG
VIỆT NAM LÚC ĐƯƠNG THỜI CỦA NGƯỜI ................................................... 144
4.3. TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ TRONG HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN ĐỂ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC VÀ TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI .............................................................................................. 148
4.4. TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ TRONG HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ SỞ ĐỂ
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT CỦA CHÍNH
TRỊ VIỆT NAM ĐẾN 2030, TẦM NHÌN 2045 ................................................... 157
Tiểu kết Chương 4.................................................................................................... 167
KẾT LUẬN .................................................................................................. 169
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN ........................................................................... 173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 176
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tính chính đáng chính trị là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của
quyền lực chính trị, luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt trong các nghiên cứu
Chính trị học nói chung, nhất là ở phương Tây. Trong quan niệm truyền thống,
tính chính đáng chính trị xuất phát từ vấn đề làm thế nào để một chủ thể chính
trị trở thành chủ thể lãnh đạo, cầm quyền với lòng tin tưởng, sự đồng thuận và
sự ủng hộ một cách tự nguyện, thậm chí tuyệt đối của người dân? Mặt khác,
thực tiễn chính trị cho thấy, sự đồng thuận và ủng hộ của người dân chính là
yếu tố có ý nghĩa quyết định sự tồn vong của mỗi chế độ chính trị, dù tính chất
và mức độ khác nhau. Sự đồng thuận, ủng hộ này thường được hiểu là những
biểu hiện và là thước đo “tính chính đáng chính trị” của các chủ thể trong việc
giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.
Lịch sử cho thấy các yếu tố làm nên tính chính đáng chính trị là hết sức
khác nhau trong các thời đại khác nhau. Tính chính đáng chính trị đã được đề
cập và luận giải trong lịch sử tư tưởng chính trị cũng như trong văn hóa chính trị
của phương Đông và phương Tây xưa nay, thậm chí dù không trực tiếp dùng
thuật ngữ “tính chính đáng chính trị” thì vấn đề này vẫn luôn hiện hữu trong các
tranh luận ở bất kỳ thời đại nào. Xét về thực chất, mọi sự khủng hoảng chính trị
đều bắt nguồn từ sự khủng khoảng về tính chính đáng chính trị. Vì vậy, đối với
các nhà hoạt động chính trị, việc xây dựng và bảo đảm tính chính đáng chính trị
được coi là nền tảng căn cốt để họ tham gia vào cuộc đấu tranh giành, giữ và
thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, bởi lẽ ai nhận được sự chấp
thuận, ủng hộ của cộng đồng dân chúng tất yếu sẽ giành được thắng lợi.
Xét một cách tổng thể tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy cho dù
Người không trực tiếp dùng thuật ngữ “tính chính đáng chính trị”, chúng ta vẫn
có thể hiểu rằng Người cũng có lý luận của mình về tính chính đáng, nhất là về
các yếu tố làm nên tính chính đáng chính trị. Lý luận này thể hiện trước hết qua
chính các hoạt động chính trị thực tiễn của Hồ Chí Minh, tiếp đến là qua các tác
phẩm của Người. Xét ở phương diện nhất định, lý luận Hồ Chí Minh phản ánh
2
trực tiếp sự khủng hoảng của tính chính đáng chính trị ở Việt Nam trong thế kỷ
XIX - XX, đồng thời hướng đến xây dựng và bảo đảm tính chính đáng chính trị
của một nền chính trị mới, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân Việt Nam.
Trong bối cảnh chính trị - xã hội Việt Nam đương thời bấy giờ, nếu như
hầu hết những nhà tư tưởng, nhà yêu nước khác chủ trương tạo dựng tính chính
đáng chính trị bằng cách dựa vào các nguồn lực bên ngoài như hướng Đông
cầu viện Nhật Bản để cứu nước của Phan Bội Châu, hay hướng Tây học hỏi các
giá trị văn minh để cải biến dần dần chế độ cai trị thực dân Pháp của Phan Chu
Trinh, hoặc quy tụ sức mạnh của nông dân để tạo nghĩa quân chống Pháp như
Hoàng Hoa Thám, hay dựa vào truyền thống tiếp tục tôn thờ, cổ xúy cho chế
độ vương quyền để làm cơ sở tập hợp lực lượng khởi nghĩa như Phan Đình
Phùng, hay thuận theo xu thế tuyệt đối hóa việc đấu tranh giai cấp, đấu tranh tư
tưởng, đấu tranh nghị trường, v.v., thì Hồ Chí Minh có sự lựa chọn khác biệt
độc đáo và Người đã thành công. Vậy cách tiếp cận, luận giải của Hồ Chí Minh
về tính chính đáng chính trị như thế nào? Tính chính đáng chính trị trong tư
tưởng Hồ Chí Minh có những nội dung gì và giá trị ra sao? Đó chính là vấn đề
rất cần được quan tâm và luận giải một cách thấu đáo.
Đảng ta luôn nhất quán khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là một cấu phần
đặc biệt quan trọng (cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin) tạo nên nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển
đất nước càng đi vào chiều sâu, càng nảy sinh nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
mới, phức tạp đòi hỏi phải có phương thức tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách
thấu đáo và thỏa đáng. Trong bối cảnh mới, tư tưởng Hồ Chí Minh và bản thân
Hồ Chí Minh luôn là mục tiêu tấn công, chống phá ráo riết và điên cuồng của các
thế lực thù địch, phản động. Chúng chưa bao giờ từ bỏ dã tâm chống phá chế độ
ta trên mọi phương diện, trong đó có nền tảng tư tưởng của ta. Một trong những
lý do khiến chúng chống phá, xuyên tạc chính là vì sức lan tỏa và ảnh hưởng ngày
càng toàn diện, sâu sắc của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong
thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là trong thời đại mới.
Xét từ phương diện khác, di sản tư tưởng Hồ Chí Minh đã được quan tâm
nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt là từ những
3
năm 1990 trở lại đây, nhất là khi chúng ta đang tập trung triển khai chương trình
khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia về “Nghiên cứu, vận dụng và phát
triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ năm 1986 đến nay, định
hướng đến 2030 và tầm nhìn đến 2045)”. Mặc dù vậy, nhiều nội dung liên quan
đến tư tưởng, lý luận chính trị trong di sản Hồ Chí Minh vẫn chưa được quan
tâm đúng mức, nhất là từ góc độ tiếp cận Chính trị học. Đến nay hầu như vẫn
chưa có công trình nào trực tiếp chỉ ra một cách có hệ thống và đáng tin cậy về
“tính chính đáng chính trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế, việc nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn về tính chính đáng chính trị nói chung và tính
chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng có ý nghĩa hết sức
thiết thực, không chỉ nhằm làm rõ những căn cứ, những nội dung và giá trị của
những vấn đề chính trị then chốt được Hồ Chí Minh đề cập, luận giải mà còn
góp phần thiết thực vào công cuộc củng cố, bảo vệ và phát triển nền tảng tư
tưởng của Đảng ta, đồng thời giải đáp những vấn đề lý luận, thực tiễn phức tạp
đặt ra từ quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển ở nước ta trong bối cảnh mới.
Chính vì lẽ trên, tác giả lựa chọn việc nghiên cứu “Tính chính đáng
chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh” làm Luận án Tiến sĩ Chính trị học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án tập trung luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn và nội dung,
giá trị của tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính chính đáng chính trị và
tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là: Xây dựng khung lý thuyết phục vụ nghiên cứu đề tài với khái
niệm trung tâm là “tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Ba là: Xác định và luận giải nội dung và các yếu tố cấu trúc của tính
chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bốn là: Luận giải những giá trị lý luận và thực tiễn của tính chính đáng
4
chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung về
tính chính đáng chính trị và đi sâu tìm hiểu, luận giải những nội dung và giá trị
của tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Về thời gian:
+ Hệ thống quan điểm về tính chính đáng chính trị của Hồ Chí Minh thể
hiện qua các bài nói, bài viết và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, từ đầu
thế kỷ XX đến khi Người qua đời năm 1969.
+ Giá trị của những luận giải về tính chính đáng chính trị trong tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ
XX, và đối với việc giải quyết những vấn đề liên quan đến tính chính đáng
trong thời đại ngày nay.
- Về không gian: gắn với đời sống chính trị Việt Nam, thực tiễn chính trị
thế giới thời đại Hồ Chí Minh và ý nghĩa, giá trị thực tiễn của vấn đề nghiên
cứu trong bối cảnh mới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
luận giải các vấn đề khoa học chính trị. Đồng thời, Luận án có tiếp thu chọn lọc
và vận dụng một cách khoa học và sáng tạo các thành tựu nghiên cứu chính trị
học trong và ngoài nước về tính chính đáng chính trị.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận án sử
dụng kết hợp các phương pháp chuyên ngành và liên ngành để thực hiện các
5
nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. Trong đó:
Phương pháp hệ thống hóa được vận dụng để nghiên cứu về tư tưởng Hồ
Chí Minh như một chỉnh thể, trong đó tính chính đáng chính trị trong tư tưởng
Hồ Chí Minh như một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng; từ việc thu thập
những tri thức lý luận đa dạng, phong phú từ các nguồn tin cậy, phương pháp
này giúp định hình một kết cấu mới mang tính chính thể của Luận án, luận giải
các yếu tố cấu trúc của tính chính đáng chính trị nói chung, tính chính đáng
chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng để thấy rõ mối quan hệ mật thiết
giữa chúng và môi trường, điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống chính trị - xã
hội thời đại Hồ Chí Minh.
Phương pháp kết hợp lịch sử và lôgic chủ yếu được sử dụng để luận giải
quá trình hình thành và phát triển các quan điểm tính chính đáng chính trị qua
các thời kỳ khác nhau và trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra nội dung cốt
lõi trong lý luận của Hồ Chí Minh về tính chính đáng chính trị.
Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng để làm
rõ những vấn đề lý luận chung, nội dung lý luận của Hồ Chí Minh về tính chính
đáng chính trị. Sự kết hợp hài hòa giữa việc chia tách từng nội dung, từng ý,
từng mặt cụ thể và liên kết lại trong tính chỉnh thể giúp nhận thức khái quát,
đầy đủ, toàn diện và sâu sắc các phương diện tiếp cận; xây dựng các khái niệm,
phạm trù và hệ thống lý luận hoàn chỉnh về tính chính đáng chính trị trong tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng để làm rõ những điểm tương
đồng và khác biệt giữa lý luận về tính chính đáng chính trị trong quan niệm của
phương Tây - phương Đông, trong quan niệm mácxít - ngoài mácxít và trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó rút ra những đặc điểm và giá trị của tính chính
đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp khái quát hoá - trừu tượng hoá được sử dụng để sàng lọc
những yếu tố, phương diện không cơ bản, không bản chất để đi thẳng vào trọng
tâm, bản chất, cốt lõi vấn đề tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng để thu thập và làm
phong phú thêm tri thức lý luận về tính chính đáng chính trị và các nghiên cứu
6
về Hồ Chí Minh có liên quan nhằm củng cố các kỹ năng và phương pháp tiếp
cận, giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện Luận án.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Góp phần sâu sắc hơn lý luận về tính chính đáng chính trị; làm rõ những
nội dung và giá trị của tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
qua đó làm gia tăng tri thức về tư tưởng Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần bổ sung những nhận thức mới, những luận cứ khoa
học về tính chính đáng chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định
những giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng
Việt Nam.
Luận án góp phần thiết thực vào việc giải quyết những vấn đề liên quan
đến tính chính đáng chính trị ở Việt Nam hiện nay và công cuộc bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới.
Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy chuyên ngành Chính trị học, các bộ môn khoa học chính trị có liên
quan và trong công tác tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; góp phần cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng cho hoạt động
của Đảng, Nhà nước ta và công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển Việt Nam
thời đại mới.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu thành 4 chương, 13 tiết, không kể phần mở đầu,
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
TÍNH CHÍNH ĐÁNG CHÍNH TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nghiên cứu về tính chính đáng chính trị
Tính chính đáng chính trị là một phạm trù cơ bản của Chính trị học, là
một trong những đặc trưng cơ bản của quyền lực chính trị, được trực tiếp bàn
đến nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây từ
thời Cận đại đến nay. Tuy nhiên, những nội hàm và ngoại diên của khái niệm
này thì trước đó đã được đề cập và luận giải trong những tác phẩm nghiên cứu
của các tác giả khác nhau ở cả phương Tây và phương Đông, từ thời Cổ đại,
Trung đại và thời kỳ Khai sáng. Chẳng hạn, khi bàn về vấn đề làm thế nào để
ổn định được trật tự xã hội, giải tỏa những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột trong
xã hội và thiết lập một chế độ cai trị được sự thừa nhận, ủng hộ rộng rãi của
người dân hay bàn về việc xây dựng hình ảnh một chủ thể cầm quyền tốt đẹp;
bàn về phương thức, nghệ thuật cầm quyền hay cách thức tổ chức và thực thi
quyền lực đảm bảo hiệu lực, hiệu quả có thể đáp ứng tốt những đòi hỏi của thực
tiễn chính trị và thỏa mãn được ý chí, nguyện vọng của người dân, được nhân
dân tin tưởng, yêu mến, ủng hộ, suy tôn, thì câu trả lời có thể được tìm thấy
trong cách luận giải của các nhà tư tưởng nổi tiếng như Khổng Tử, Lão Tử,
Hàn Phi Tử,Tôn Trung Sơn, v.v. ở phương Đông; cũng như của những nhà
tư tưởng Xenophon, Plato, Aristotle,Thomas Hobbes, John Locke,
Montesqiueu, Rousseau, v.v. ở phương Tây, và trong lý luận của các nhà kinh
điển như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin,... Xét ở phương diện nhất định, tư
tưởng chính trị của các nhà tư tưởng lớn ấy dù ở phương Đông hay phương
Tây, dù ở các thời đại khác nhau, những bối cảnh lịch sử cụ thể khác nhau, song
đều đã đề cập đến những mầm mống nội dung của vấn đề tính chính đáng nói
chung và tính chính đáng chính trị nói riêng.
Từ thời Cận hiện đại đến nay, có rất nhiều nhà tư tưởng, nhiều học giả
khác nhau trực tiếp bàn về tính chính đáng chính trị từ nhiều phương diện khác
nhau, đáng chú ý hơn cả là những công trình tiêu biểu như sau:
Các tác phẩm chính như: The Protestant Ethic and Spirit of Capitalism
8
(Đạo đức Tin Lành và Tinh thần của Chủ nghĩa tư bản) [249], Politics As a
Vocation (Chính trị là một nghề) [250], The Theory of the Social and Economic
Organization (Lý thuyết về Tổ chức Kinh tế và Xã hội) [251], Economy and
Society (Kinh tế và Xã hội) [253] của Max Weber (1864-1920), vốn được coi
là những công trình mang tính khởi đầu đề cập và luận giải một cách căn bản
về tính chính đáng chính trị nói chung, tính chính đáng của nhà nước, tính
chính đáng của nhà cầm quyền nói riêng, gắn với thực tiễn bối cảnh chính trị
xã hội phương Tây thế kỷ XX. Qua các công trình này, Weber chỉ ra rằng niềm
tin vào tính hợp pháp của một hệ thống chính trị