Thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong thời gian qua cho thấy, đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đã tham gia nghiên cứu thành công nhiều công trình, đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành, cấp cơ sở; là chủ biên nhiều giáo trình, tài liệu dạy học khoa học xã hội và nhân văn; là tác giả của nhiều bài báo khoa học có giá trị. Với kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học không chỉ ở phạm vi nhà trường mà còn đối với quân đội và quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều nhận thức, quan niệm chưa thống nhất về tính thực tiễn và tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Để thống nhất nhận thức và có cơ sở đề xuất các giải pháp đồng bộ, toàn diện nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, luận án sẽ tập trung nghiên cứu để đưa ra quan niệm tính thực tiễn, tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội và cấu trúc của tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Từ đó, luận giải những nhân tố quy định tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội làm cơ sở lý luận cho các nội dung tiếp theo của luận án.
212 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Quốc Tuấn
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
5
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án
10
1.2.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
25
Chương 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
32
2.1.
Quan niệm về tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học và tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
32
2.2.
Nhân tố cơ bản quy định tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
55
Chương 3:
THỰC TRẠNG TÍNH THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
79
3.1.
Thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
79
3.2.
Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
111
Chương 4:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
123
4.1.
Tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đối với nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn hiện nay
123
4.2.
Xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
138
4.3.
Phát huy nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đối với việc tự nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học hiện nay
155
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
171
173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
174
PHỤ LỤC
189
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản của giảng viên nói chung, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nói riêng. Hoạt động sư phạm muốn đạt chất lượng, hiệu quả tốt chỉ khi nghiên cứu khoa học đem lại hiệu quả ứng dụng thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp phần khắc phục “bệnh” tư biện, giáo điều, xa rời thực tế và lý luận suông Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đặt ra yêu cầu cao đối với chủ thể nghiên cứu và quản lý khoa học, nhất là khâu lựa chọn vấn đề nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu để bảo đảm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học được phần lớn giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội coi trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn đã được giảng viên khoa học xã hội và nhân văn lựa chọn nghiên cứu, trong đó nội dung, phương pháp nghiên cứu đã có nhiều đổi mới theo định hướng nâng cao tính thực tiễn. Kết quả nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đã khẳng định năng lực, trình độ và ý thức coi trọng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo và sức mạnh chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội vẫn còn một số hạn chế, nhất là hướng nghiên cứu, xác định và lựa chọn đề tài khoa học chưa sát với thực tiễn hoạt động quân sự, sản phẩm nghiên cứu chưa phải là cái đơn vị cần, quân đội quan tâm, một số công trình nghiên cứu chưa hướng vào giải quyết những vấn đề “nổi cộm” mà thực tiễn đặt ra; nội dung một số đề tài khoa học khi xác định và lựa chọn còn dập khuôn, máy móc, đi theo “đường mòn, lối cũ”, nặng về lý luận, tư biện, xa rời chương trình, nội dung môn học; phương pháp nghiên cứu còn chậm được đổi mới; một số giảng viên khoa học xã hội và nhân văn còn thiếu tính tích cực, chưa chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu, phương pháp tư duy biện chứng duy vật dù đã đổi mới nhưng chưa sắc bén; vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, làm cho “Hoạt động khoa học và công nghệ còn có mặt chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn” [107, tr.12]. Vì vậy, đã ảnh hưởng nhất định đến nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc ngày càng phát triển; quân đội được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với công tác giáo dục, đào tạo. Trong đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học là đòi hỏi khách quan cả trước mắt và lâu dài của các nhà trường quân đội. Vì vậy, nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trực tiếp góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, cùng cán bộ, chiến sĩ toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 1652-NQ/TW của Quân ủy Trung ương ngày 20 tháng 12 năm 2022 về lãnh đạo công tác khoa học quân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo, xác định: “Khoa học quân sự... là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” [108, tr.2].
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài luận án. Đây là vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.
- Phân tích, luận giải quan niệm và nhân tố quy định tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
- Đề xuất giải pháp cơ bản, khả thi nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Những nội dung liên quan đến lý luận và thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Trong đó, tập trung vào khâu lựa chọn vấn đề nghiên cứu, nội dung, phương pháp nghiên cứu đề tài khoa học phục vụ công tác giảng dạy, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới của một đối tượng cụ thể là giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội: Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Biên phòng, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Pháo binh.
- Về thời gian: Thời gian sử dụng số liệu, tài liệu chủ yếu từ năm 2016 đến nay (Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam).
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và thực tiễn, tồn tại xã hội, ý thức xã hội, khoa học, nghiên cứu khoa học; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.
Cơ sở thực tiễn
Các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; hướng dẫn của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; các đề tài khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã được nghiệm thu, đưa vào ứng dụng; các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo ở các nhà trường quân đội; kết quả điều tra xã hội học về thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúc, lịch sử và lôgíc, so sánh, thống kê, khái quát hóa, trừu tượng hóa, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ quan niệm và nhân tố quy định tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Luận án đánh giá đúng thực trạng và xác định một số vấn đề đặt ra từ thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Luận án cung cấp các giải pháp cơ bản phù hợp, khả thi nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án cung cấp hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính bản chất và quy luật của tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học giúp các học viện, trường sĩ quan quân đội tham khảo, vận dụng vào nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng nhà trường thông minh, chính quy, tiên tiến, mẫu mực, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội và những người quan tâm về vấn đề này.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án
1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến lý luận về tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Lê Thanh Sinh (2002), Triết học thực tiễn [116]. Công trình cho rằng, muốn thực hiện được chức năng cải tạo thực tiễn của triết học, trước hết bản thân nội dung triết học phải được bổ sung phù hợp với tính khách quan của thực tiễn trong từng giai đoạn lịch sử. Hai là, người nghiên cứu, giảng dạy triết học phải đủ tri thức để tiếp cận với triết học đó. Ba là, người nghiên cứu, giảng dạy triết học phải giúp các nhà khoa học cụ thể vận dụng những nguyên lý, quy luật triết học phù hợp với đối tượng đang nghiên cứu [116, tr.17]. Theo đó, thực tiễn có vai trò quan trọng đối với giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Mọi hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học cần phải coi trọng thực tiễn, tính thực tiễn.
Vũ Quang Lộc (Chủ biên, 2002), Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội [83]. Công trình khẳng định, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm nhận thức các vấn đề chính trị - xã hội và con người trong đời sống đất nước, quân đội, tạo ra hệ thống tri thức khoa học xã hội và nhân văn có giá trị, ứng dụng các tri thức đó vào trong thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, xây dựng và chiến đấu của quân đội [83, tr.14]. Các hoạt động nghiên cứu, các đề tài khoa học phải mang tính cấp thiết, xuất phát từ thực tiễn và phải có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Bởi vì, thực tiễn vừa là nguồn gốc, vừa là động lực, vừa là mục tiêu, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học.
Đỗ Công Tuấn (2004), Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học [132]. Công trình đã trình bày quan niệm của tác giả về khoa học, các loại hình nghiên cứu khoa học và một số phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Theo tác giả: “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động trí tuệ phức tạp, có tính sáng tạo cao, do các nhà khoa học tiến hành nhằm mục đích sáng tạo ra các tri thức khoa học, đáp ứng các yêu cầu lợi ích ngày càng cao của con người” [132, tr.17]. Từ đó, nghiên cứu khoa học có ba mục đích, thứ nhất, để đáp ứng nhu cầu nhận thức của chủ thế; thứ hai, nhằm phát hiện ra những kiến thức mới; thứ ba, sáng tạo ra những tri thức mới để đạt mục đích nhất định.
Trần Tiên Đạt (2006), Nguyên lý triết học chủ nghĩa Mác [43]. Công trình khẳng định, thực tiễn là hoạt động do chính con người tiến hành và phục vụ con người, nó làm cho quan hệ giữa con người và vật chất trở nên có mục đích, từ vật chất chi phối con người trở thành con người chi phối vật chất, từ đó xác lập nên vị trí chủ thể của con người đối với tự nhiên. Nhìn từ tổng thể, thực tiễn có ba đặc trưng cơ bản: Tính hiện thực khách quan, tính năng động tự giác và tính lịch sử xã hội [43, tr.186]. Theo tác giả, ba đặc trưng cơ bản này tồn tại khách quan và chi phối mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học. Đây là quan niệm được tiếp cận từ góc độ triết học, khẳng định những đặc trưng cơ bản của thực tiễn.
Học viện Chính trị quân sự (2008), Định hướng và quy trình hoạt động khoa học ở Học viện Chính trị quân sự [57]. Công trình trình bày những vấn đề chủ yếu về lý luận, thực tiễn quy trình hoạt động khoa học xã hội và nhân văn quân sự và hướng dẫn cách thức, nội dung nghiên cứu, quy trình quản lý một số nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động khoa học ở Học viện Chính trị quân sự. Công trình chỉ rõ: Quy trình hoạt động khoa học là trình tự các khâu, các bước cần phải tiến hành để đạt mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trong cả hoạt động hoặc từng nhiệm vụ khoa học cụ thể, phù hợp với tình hình nhiệm vụ và đặc điểm, điều kiện trong mỗi giai đoạn [57, tr.17]. Nội dung của công trình là cơ sở để các nhà trường và đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tham chiếu, vận dụng trong thực hiện quy trình hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
Vũ Cao Đàm (2011), Đánh giá nghiên cứu khoa học [44]. Công trình cho rằng, đánh giá khoa học là nhu cầu thiết thân của việc nghiên cứu khoa học (đánh giá để bác bỏ hoặc kế thừa), phục vụ cho việc tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học. Để đánh giá nghiên cứu khoa học, có ý kiến lấy tiêu chí đánh giá giá trị khoa học của một cá nhân hoặc một quốc gia là “chỉ số trích dẫn” theo thống kê của ISI, có ý kiến xem việc “được áp dụng” là một tiêu chí về chất lượng nghiên cứu, có ý kiến xem việc đưa lại “hiệu quả kinh tế” tính bằng tiền để đánh giá nghiên cứu khoa học, có ý kiến đòi hỏi đánh giá “tính mới” trong nghiên cứu, có ý kiến xem xét giá trị của khoa học trên cơ sở đề tài “được nghiệm thu”. Tuy nhiên, cách tiếp cận chung, để đánh giá kết quả nghiên cứu phải dựa trên hiệu quả và tính thực tiễn của nghiên cứu sau khi kết quả nghiên cứu được công bố và áp dụng vào sản xuất và đời sống xã hội.
Nguyễn Văn Tuấn (2015), Đi vào nghiên cứu khoa học [134]. Công trình đã đề cập một cách toàn diện những nội dung liên quan đến nghiên cứu khoa học như: Thế nào là nghiên cứu khoa học; phân biệt khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng; cách đặt câu hỏi nghiên cứu; tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học. Có hai điều kiện để một hoạt động được xem là nghiên cứu khoa học là mục tiêu và phương pháp. Liên quan đến tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, công trình nhấn mạnh “khoa học, nhà khoa học, nghiên cứu, trí thức không phải là những phù hiệu mà ai muốn mang vào ngực thì mang, mà là những việc làm thực tiễn, những ý nghĩ và sáng kiến mới” [134, tr.22].
Hà Đức Long (Chủ nhiệm, 2017), Nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị hiện nay [82]. Công trình đưa ra quan niệm: Nghiên cứu cơ bản khoa học xã hội và nhân văn là nghiên cứu về xã hội loài người theo các khía cạnh chung nhất của từng môn khoa học, ở tầm bản chất, quy luật hình thành, vận động, phát triển của xã hội loài người với tư cách là sản phẩm phát triển cao nhất của giới tự nhiên (theo quan điểm mácxít), trong đó có con người [82, tr.16]. Theo đó, nghiên cứu cơ bản là nhiệm vụ quan trọng của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khẳng định, điều quan trọng nhất trong nghiên cứu cơ bản của giảng viên là các công trình, đề tài phải được ứng dụng vào thực tiễn để phục vụ trực tiếp nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Đây là cách tiếp cận đúng đắn về nghiên cứu cơ bản và đặt ra vấn đề phải nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu cơ bản của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội.
Nguyễn Văn Thế (2017), “Khắc phục nhận thức sai lệch trong nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [123]. Công trình nhấn mạnh: “Thoát lý hiện thực, xa rời thực tế thì nghiên cứu lý luận sẽ kém chất lượng, những kết luận được rút ra sẽ trở nên trống rỗng, vô giá trị” [123, tr.13]. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều vấn đề thực tiễn bức thiết đòi hỏi phải được làm sáng tỏ; nhiều vấn đề lý luận cần được bổ sung, phát triển và hoàn thiện. Điều đó đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với phương pháp khoa học. Lý luận phải gắn với thực tiễn, bám sát thực tiễn, tổng kết, đúc rút từ thực tiễn, trả lời những câu hỏi của thực tiễn; thực tiễn phải được khoa học dẫn đường, phải tuân theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận phải làm cơ sở khoa học cho đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quán triệt sâu sắc quan điểm, chính sách, pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, phải khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn, không bám chắc vào thực tiễn cách mạng của đất nước trong hoạt động lý luận.
Trần H