Luận án Tổ chức các hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lý 12 trung học phổ thông với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế giới đang thay đổi một cách mạnh mẽ và nhiều mặt, trong đó Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu được xem là mối quan tâm hàng đầu của thế giới hiện đại bởi nó đe doạ đến mục tiêu phát triển bền vững và tương lai của nhân loại. Trong bối cảnh đó, giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKH) được xem là giải pháp mang tính chiến lược và là nội dung cốt lõi của phts triển bền vững (PTBV). Giáo dục là nhân tố quan trọng để thế giới hiện đại ứng phó với BĐKH và giúp thế hệ trẻ hiểu và giải quyết các tác động của sự nóng lên toàn cầu, khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi thích ứng với BĐKH. Theo UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc), Việt Nam được coi là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất của BĐKH. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với nhà trường phổ thông ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, GDBĐKH ở nhà trường phổ thông cần phải được coi trọng và tăng cường một cách thích đáng. Ở nước ta, trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện hành động ứng phó với BĐKH trong ngành giáo dục. Quyết định số 4620/QĐ-BGDDT ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đưa nội dung GDBĐKH vào trong chương trình các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng tích hợp trong tổng thể kiến thức của một số môn học. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu và áp dụng các phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích, nội dung của GDBĐKH hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa

pdf219 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức các hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học địa lý 12 trung học phổ thông với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ LÝ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN ĐỊA LÝ MÃ SỐ: 62.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ LÝ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN ĐỊA LÝ MÃ SỐ: 62.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Đức Tuấn 2. PGS.TS Đặng Văn Đức HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS.TS Trần Đức Tuấn, PGS.TS Đặng văn Đức những người thầy đã dạy dỗ, chỉ bảo tôi từ khi là sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Hà Nội đến khi là học viên Cao học khóa 15 và bây giờ là nghiên cứu sinh K30. Các thầy đã tận tâm, truyền cho tôi phương pháp nghiên cứu khoa học, lòng yêu nghề, tâm huyết với công việc, các thầy mãi mãi là người thầy mà tôi hằng khâm phục và kính trọng. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đồng thời xin gửi lời cảm ơn tới trường THPT Lê Quý Đôn, trường THPT Thái Phiên, trường THPT Hải An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án. Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu. Xin được cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu cho bản luận án của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 02 tháng 2 năm 2017 Tác giả Đỗ Thị Lý MỤC LỤC Trang DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. 1 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 2 DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... 3 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3 5. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 3 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 10 7. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 15 8. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 16 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 17 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 12 ............................................................................................ 17 1.1. Giáo dục biến đổi khí hậu trong trường phổ thông ................................... 17 1.1.1. Thách thức của biến đổi khí hậu ............................................................... 17 1.1.2. Giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lý ở nhà trường phổ thông .... 24 1.2. Tổ chức giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lý theo quan điểm dạy học hiện đại .......................................................................................... 31 1.2.1. Tổ chức giáo dục biến đổi khí hậu theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm............................................................................................... 31 1.2.2. Tổ chức giáo dục biến đổi khí hậu theo quan điểm giáo dục vì sự phát triển bền vững ..................................................................................................... 33 1.2.3. Tổ chức giáo dục biến đổi khí hậu theo quan điểm công nghệ dạy học ... 35 1.3. Tổ chức giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lý với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông .................................................. 37 1.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc tổ chức giáo dục biến đổi khí hậu .................................................................................... 37 1.3.2. Tổ chức giáo dục biến đổi khí hậu theo tiếp cận blended learning .......... 40 1.3.3. Các dạng hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu cơ bản trong dạy học Địa lý với sự hỗ trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông ................... 44 1.4. Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương trình Địa lý 12 ....... 54 1.4.1. Cấu trúc và nội dung chương trình Địa lý 12 ........................................... 54 1.4.2. Khả năng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương trình Địa lý 12 ..................................................................................................................... 56 1.5. Thực trạng của việc tổ chức giáo dục biến đổi khí hậu với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lý 12 .................. 61 1.5.1. Cơ sở pháp lí của dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu .................. 61 1.5.2. Nhu cầu và khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông của giáo viên ............. 62 1.5.3. Khả năng nhận thức của học sinh trong các hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông ................ 65 1.5.4. Điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lý với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông.................. 67 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 68 Chương 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 12 ........................... 70 2.1. Mục đích và nguyên tắc của việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lý 12 ................................................................. 70 2.1.1. Mục đích ................................................................................................... 70 2.1.2. Nguyên tắc ................................................................................................ 70 2.2. Thiết kế và tổ chức bài học điện tử giáo dục biến đổi khí hậu theo tiếp cận mô đun trong dạy học Địa lý 12............................................................ 72 2.2.1. Sự cần thiết phải thiết kế bài học điện tử giáo dục biến đổi khí hậu theo tiếp cận mô đun trong dạy học Địa lý 12 .................................................... 72 2.2.2. Nguyên tắc thiết kế bài học điện tử giáo dục biến đổi khí hậu theo tiếp cận mô đun trong dạy học Địa lý 12 ............................................................ 73 2.2.2. Quy trình thiết kế bài học điện tử giáo dục biến đổi khí hậu theo tiếp cận mô đun trong dạy học Địa lý 12 ................................................................... 76 2.2.3. Thiết kế và tổ chức bài học điện tử theo tiếp cận mô đun trong Bài 8 “Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển” trong dạy học Địa lý 12 .......... 81 2.3. Thiết kế và tổ chức bài học giáo dục biến đổi khí hậu với sự hỗ trợ của WebQuest trong dạy học Địa lý 12 .............................................................. 91 2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của việc tổ chức bài học giáo dục biến đổi khí hậu với sự trợ giúp của WebQuest trong dạy học Địa lý 12 ............................... 91 2.3.2. Quy trình thiết kế và tổ chức bài học giáo dục biến đổi khí hậu theo WebQuest trong dạy học Địa lý 12 ..................................................................... 92 2.3.3. Thiết kế và tổ chức dạy học theo WebQuest Bài 15 “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” trong dạy học Địa lý 12 ................................ 94 2.4. Thiết kế và tổ chức dự án giáo dục biến đổi khí hậu với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lý 12 ........................................ 104 2.4.1. Mục đích của việc tổ chức dự án giáo dục biến đổi khí hậu với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lý 12 ............. 104 2.4.2. Quy trình tổ chức dự án giáo dục biến đổi khí hậu với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lý 12.......................... 105 2.4.3. Tổ chức thực hiện dự án “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở Hải Phòng” với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lý 12 ............................................................................................................ 111 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 125 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 126 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .......................................................... 126 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 126 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm ..................................................................... 126 3.2. Nguyên tắc tổ chức thực nghiệm................................................................ 127 3.3. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm ........................................... 127 3.4. Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 128 3.5. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................... 129 3.5.1. Các bước tiến hành thực nghiệm ............................................................ 129 3.5.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................... 129 3.6. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 132 3.6.1. Thực nghiệm 1 ........................................................................................ 132 3.6.2. Thực nghiệm 2 ........................................................................................ 136 3.6.3. Thực nghiệm 3 ........................................................................................ 140 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 147 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 160 DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu BHĐT Bài học điện tử CHĐH Câu hỏi định hướng CNDH Công nghệ dạy học DA Dự án ĐC Đối chứng DH Dạy học DHDA Dạy học dự án GDBĐKH Giáo dục biến đổi khí hậu GDPTBV Giáo dục vì Sự phát triển bền vững GV Giáo viên HS Học sinh ICT Information and Communication Technologies Công nghệ thông tin và truyền thông IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu PPDH Phương pháp dạy học PTBV Phát triển bền vững SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm UNDP United Nations Development Programme Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên Hợp Quốc DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Yêu cầu và định hướng đổi mới việc thiết kế và tổ chức hoạt động GDBĐKH ................................................................................................ 31 Bảng 1.2. Các thành tố của mô hình tổ chức GDBĐKH theo tiếp cận Blended Learning ................................................................................................... 42 Bảng 1.3. Cấu trúc chương trình Địa lý 12 [53] ....................................................... 55 Bảng 1.4. Nội dung GDBĐKH tích hợp trong chương trình Địa lý 12 .................... 57 Bảng 2.1. Những yêu cầu chủ yếu của việc thiết kế BHĐT theo tiếp cận mô đun ... 74 Bảng 2.2. Các công cụ ICT trong các giai đoạn của dự án ..................................... 107 Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra thực nghiệm 1 ............................................................. 133 Bảng 3.2. Tỉ lệ điểm kiểm tra thực nghiệm 1.......................................................... 133 Bảng 3.3. Các tham số kiểm định kết thực nghiệm 1 ............................................. 134 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra thực nghiệm 2 ............................................................. 137 Bảng 3.5. Tỉ lệ điểm kiểm tra thực nghiệm 2.......................................................... 137 Bảng 3.6. Các tham số kiểm định kết quả thực nghiệm 2 ....................................... 138 Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra thực nghiệm 3 ............................................................. 141 Bảng 3.8. Tỉ lệ điểm kiểm tra thực nghiệm 3.......................................................... 141 Bảng 3.9. Các tham số kiểm định kết quả thực nghiệm 3 ....................................... 142 Bảng 3.10. Điểm trung bình về kỹ năng HS sau thực nghiệm ................................ 144 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Gia tăng nhiệt độ Trái Đất thời kì từ năm 1850 đến năm 2100 ................ 18 Hình 1.2. Quan điểm về giáo dục biến đổi khí hậu vì sự PTBV............................... 24 Hình 1.3. Sơ đồ về các bộ phận cấu thành của CNDH ............................................. 36 Hình 1.4. Cấu trúc một WebQuest ............................................................................ 49 Hình 2.1. Quy trình xây dựng BHĐT về GDBĐKH theo tiếp cận mô đun .............. 77 Hình 2.2. Sơ đồ quy trình vận dụng DHDA trong dạy học tích hợp ...................... 106 GDBĐKH với sự trợ giúp của ICT ......................................................................... 106 Hình 3.1. Phân phối tần suất điểm sau thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC .......... 134 Hình 3.2. Học sinh trình bày kết quả làm việc trong BHĐT theo tiếp cận mô đun .......................................................................................................... 135 Hình 3.3. Phân phối tần suất điểm sau thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC (Trường THPT Hải An) ......................................................................... 138 Hình 3.4. Học sinh trình bày báo cáo và thực địa khi thực hiện WebQuest ........... 140 Hình 3.5. Phân phối tần suất điểm sau thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC (Trường THPT Lê Quý Đôn) ................................................................. 142 Hình 3.6. HS các nhóm lớp Thực nghiệm đi thực tế .............................................. 143 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế giới đang thay đổi một cách mạnh mẽ và nhiều mặt, trong đó Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu được xem là mối quan tâm hàng đầu của thế giới hiện đại bởi nó đe doạ đến mục tiêu phát triển bền vững và tương lai của nhân loại. Trong bối cảnh đó, giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKH) được xem là giải pháp mang tính chiến lược và là nội dung cốt lõi của phts triển bền vững (PTBV). Giáo dục là nhân tố quan trọng để thế giới hiện đại ứng phó với BĐKH và giúp thế hệ trẻ hiểu và giải quyết các tác động của sự nóng lên toàn cầu, khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi thích ứng với BĐKH. Theo UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc), Việt Nam được coi là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất của BĐKH. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với nhà trường phổ thông ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, GDBĐKH ở nhà trường phổ thông cần phải được coi trọng và tăng cường một cách thích đáng. Ở nước ta, trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện hành động ứng phó với BĐKH trong ngành giáo dục. Quyết định số 4620/QĐ-BGDDT ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đưa nội dung GDBĐKH vào trong chương trình các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng tích hợp trong tổng thể kiến thức của một số môn học. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu và áp dụng các phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích, nội dung của GDBĐKH hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa. Giáo dục Địa lý có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của học sinh (HS) trước những thách thức của BĐKH ở Việt Nam. Môn học Địa lí có khả năng giúp cho HS nắm vững các kiến thức BĐKH phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực và có được khả năng “Tư duy toàn cầu và hành động địa phương”. Ở Việt Nam, GDBĐKH mặc dù là nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông [14] nhưng trên thực tế nó chưa được xây dựng thành một môn học riêng mà chỉ mới được tích hợp, lồng ghép vào một số môn học thích hợp mà Địa lý là một trong những môn học cốt lõi. Vì vậy, việc vận dụng các phương pháp và công cụ dạy học tích cực để tích hợp nội dung GDBĐKH vào trong quá trình dạy học Địa lý ở nhà trường phổ thông là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) Địa lý hiện nay, việc sử 2 dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để tổ chức GDBĐKH trong quá trình dạy học Địa lý ngày càng được coi trọng và đã trở thành một xu thế mới trong dạy học Địa lý phổ thông. Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng ICT là một công cụ hữu hiệu để tiến hành GDBĐKH ở nhà trường phổ thông. Ưu thế và giá trị lớn nhất của ICT đem lại cho GDBĐKH là ở chỗ nó giúp cho HS có khả năng tiếp cận với một nguồn thông tin phong phú về BĐKH, thúc đẩy tương tác giữa GV-HS và HS - HS. Điều này phù hợp với giá trị cốt lõi mà GDBĐKH hướng tới là tạo nên kết nối cộng đồng, sự thay đổi nhận thức và cam kết hành động của HS trước những vấn đề về BĐKH ở địa phương nơi HS sinh sống. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động GDBĐKH với sự trợ giúp của ICT có vai trò quan trọng vàý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong dạy học Địa lý ở nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay. Nhận thức sâu sắc về những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần GDBĐKH cho thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường nói chung và HS các trường THPT ở Hải Phòng nói riêng, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức các hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lý 12 Trung học phổ thông
Luận văn liên quan