Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang trong tiến trình thực
hiện đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị
ngày 02-6-2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 [1] đã xác
định: “Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà
nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng
bước xã hội hóa công việc này”. Các chủ trương, chính sách trong văn kiện
của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã khẳng định và chú trọng tăng cường vai
trò xã hội hóa hoạt động công chứng – một trong những yêu cầu của tiến trình
cải cách hành chính tiến tới nền hành chính minh bạch, góp phần lành mạnh
hóa các quan hệ dân sự, xây dựng nền kinh tế thị trường phát triển bền vững.
Trong bối cảnh lấy nền kinh tế thị trường làm trung tâm, Chính phủ chuyển
hướng sang xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và xã hội hóa một
bộ phận quyền lực nhà nước, mong đợi chức năng của cơ quan công chứng
cũng sẽ có sự thay đổi. Đầu tiên, dưới điều kiện kinh tế thị trường hiện đại
phương thức quản lý kinh tế của Chính phủ sẽ có những thay đổi, trong đó
tăng thêm tính gián tiếp và tính phục vụ và đòi hỏi cần đáp ứng được hai yêu
cầu trọng yếu của thị trường đối với việc cung cấp luật pháp và tín dụng; đây
là những gì mà ngành công chứng có thể cung cấp được.
170 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG VĂN HỮU
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG VĂN HỮU
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRUNG TÍN
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là hoàn toàn trung
thực, chưa từng công bố trong công trình nghiên cứu nào
trước đó. Các thông tin trích dẫn trong luận án được trích dẫn
đầy đủ, chính xác từ các nguồn tài liệu tin cậy, rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hoàng Văn Hữu
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam”, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám đốc, Khoa Luật, Phòng quản lý
đào tạo, các nhà khoa học, cán bộ và chuyên viên của Học viện khoa học xã
hội Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Trung Tín – người
Thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, bạn bè và đồng nghiệp của
tôi và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận án này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hoàng Văn Hữu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................... 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan
đến đề tài luận án .......................................................................................... 10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật .............. 10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ....................................... 25
1.1.3. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng trong các công trình đã công bố ........................................ 30
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục triển
khai nghiên cứu trong nội dung luận án ..................................................... 40
1.2.1. Nhận xét về tình hình hình nghiên cứu ....................................... 40
1.2.2. Những vấn đề tiếp tục được triển khai nghiên cứu trong nội
dung luận án .......................................................................................... 49
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu ...................................................................................................... 50
1.3.1. Lý thuyết nghiên cứu áp dụng .................................................... 50
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................ 52
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 54
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT
ĐỘNG CÔNG CHỨNG .............................................................................. 56
2.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại trong hoạt động công chứng .................................................................. 56
2.1.1. Nhận diện hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng .... 56
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng.................................................................. 67
2.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng ............................................................................................ 71
2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại trong hoạt động công chứng .................................................................. 73
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ....................................... 73
2.2.2. Cấu trúc nội dung pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng ............................................................ 77
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 82
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG
CHỨNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ................................................... 84
3.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong
hoạt động công chứng ................................................................................... 84
3.1.1. Các quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng ................................................... 84
3.1.2. Các quy định về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng ............................................................ 87
3.1.3. Các quy định về chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng ................................................... 89
3.1.4. Các quy định về nguyên tắc và phương thức thực hiện trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ...................... 93
3.2. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hoạt
động công chứng .......................................................................................... 101
3.2.1. Khái quát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ........... 101
3.2.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập khi thực
hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng và nguyên nhân ..................................... 113
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 119
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT
ĐỘNG CÔNG CHỨNG .............................................................................. 121
4.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại trong hoạt động công chứng ................................................................ 121
4.1.1.Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt động
công chứng nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên ........... 121
4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt
động công chứng nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa
hoạt động công chứng ......................................................................... 123
4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt
động công chứng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị
trường ở nước ta .................................................................................. 124
4.1.4. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng nhằm hướng đến tính chuyên nghiệp,
hiệu quả và hội nhập với nền công chứng trên thế giới ...................... 126
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ....... 128
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ........... 128
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ........... 131
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 142
KẾT LUẬN .................................................................................................. 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ............... 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 147
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật Dân sự
LTNBTCNN: Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
BTTH: Bồi thường thiệt hại
TCHNCC: Tổ chức hành nghề công chứng
CCV: Công chứng viên
PCC: Phòng công chứng
VPCC: Văn phòng công chứng
TNBTTH: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang trong tiến trình thực
hiện đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị
ngày 02-6-2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 [1] đã xác
định: “Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà
nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng
bước xã hội hóa công việc này”. Các chủ trương, chính sách trong văn kiện
của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã khẳng định và chú trọng tăng cường vai
trò xã hội hóa hoạt động công chứng – một trong những yêu cầu của tiến trình
cải cách hành chính tiến tới nền hành chính minh bạch, góp phần lành mạnh
hóa các quan hệ dân sự, xây dựng nền kinh tế thị trường phát triển bền vững.
Trong bối cảnh lấy nền kinh tế thị trường làm trung tâm, Chính phủ chuyển
hướng sang xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và xã hội hóa một
bộ phận quyền lực nhà nước, mong đợi chức năng của cơ quan công chứng
cũng sẽ có sự thay đổi. Đầu tiên, dưới điều kiện kinh tế thị trường hiện đại
phương thức quản lý kinh tế của Chính phủ sẽ có những thay đổi, trong đó
tăng thêm tính gián tiếp và tính phục vụ và đòi hỏi cần đáp ứng được hai yêu
cầu trọng yếu của thị trường đối với việc cung cấp luật pháp và tín dụng; đây
là những gì mà ngành công chứng có thể cung cấp được.
Sự đóng góp của hoạt động công chứng trong quá trình phát triển sản
xuất, kinh doanh ngày càng được khẳng định. Để nền kinh tế phát triển ổn
định và bền vững, yếu tố an toàn pháp lý trong các giao dịch mà pháp luật quy
định có vai trò rất quan trọng. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang mở rộng giao
lưu, phối hợp, trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy
nền kinh tế các nước cùng phát triển, trong đó hoạt động công chứng được
đặc biệt chú trọng. Việc ổn định hoạt động công chứng đã góp phần quan
2
trọng để các chủ thể yên tâm, không lo lắng về các giao dịch đã thiết lập, có
thời gian tập trung trí lực để tiến hành sản xuất, kinh doanh; ứng dụng khoa
học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, qua đó góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội.
Luật Công chứng được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua
ngày 29/11/2006 và được thay thế bởi Luật Công chứng năm 2014 đến nay đã
được hơn 14 năm song đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó,
đáng chú ý là bước đầu đã thực hiện xã hội hóa công tác công chứng, xây
dựng được mạng lưới công chứng rộng khắp trong cả nước [2]. Nếu như trước
khi xã hội hoá công chứng cả nước có 131 Phòng Công chứng, thực hiện Luật
Công chứng năm 2006 cả nước có 625 tổ chức hành nghề công chứng. Sau 5
năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, cả nước có 1.202 tổ chức hành nghề
công chứng, trong đó có 118 Phòng Công chứng và 1.084 Văn phòng công chứng.
So với thời điểm trước khi thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng,
cả nước tăng 1.002 tổ chức (tăng hơn 10 lần); so với thời điểm thực hiện Luật
Công chứng năm 2006 tăng 514 tổ chức (tăng gần 02 lần). Tính đến ngày
30/06/2021, cả nước có 3.628 công chứng viên (gồm 638 công chứng viên của
Phòng Công chứng và 2.990 công chứng viên của Văn phòng công chứng). So với
thời điểm trước khi xã hội hoá tăng 3.235 người, so với thời điểm thực hiện Luật
Công chứng năm 2006 tăng tăng 2.022 người. 100% Công chứng viên được bổ
nhiệm theo Luật Công chứng năm 2014 đều có trình độ cử nhân luật trở lên; đều
qua đào tạo, bồi dưỡng, tập sự nghề công chứng và đạt yêu cầu kết quả tập sự
hành nghề công chứng [37]. (Chi tiết theo Phụ lục số 2, 3 và Phụ lục 4).
Bên cạnh những kết quả đạt được của việc triển khai xã hội hóa hoạt
động công chứng như: Người dân được tạo điều kiện thuận lợi khi đi công
chứng, không còn cảnh xếp hàng, chen chúc như các năm trước kia khi chỉ
tồn tại Công chứng viên công tác tại các Phòng công chứng với số lượng rất
ít; Nhà nước thu được nhiều thuế hơn từ hoạt động công chứng; các giao dịch
3
dân sự, kinh tế được công chứng ngày càng đảm bảo tính ổn định, phát triển
và an toàn về mặt pháp lý... thì việc xã hội hóa quá nhanh hoạt động công
chứng, quản lý nhà nước và tự quản của tổ chức xã hội nghề công chứng còn
bộc lộ nhiều hạn chế kéo theo tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như:
Tình trạng các tổ chức hành nghề công chứng giành giật khách hàng của
nhau, mở chi nhánh, địa điểm giao dịch công chứng, vi phạm quy tắc đạo đức
hành nghề công chứng gây ra tình trạng công chứng sai vì lợi nhuận ngày
càng có nguy cơ gia tăng như truyền hình, báo chí đã phản ánh gay gắt trong
thời gian qua. Hệ quả thực trạng có thể là: Hợp đồng không thể thực hiện
được vì lỗi của công chứng cho nên bên mua không đăng ký sang tên nhà đất
được; không xác định đúng và đủ chủ thể tham gia giao dịch; ý chí của các
chủ thể tham gia giao dịch không tự nguyện; chủ thể không có năng lực pháp
luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập;
mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo
đức xã hội; chứng thực bản sao không có bản chính, chứng nhận bản dịch bị
sai Khi đó, các bên quay sang kiện công chứng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại. Tuy nhiên, việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho các bên cũng có nhiều
quan điểm trái chiều, chưa thống nhất từ cơ quan quản lý nhà nước về công
chứng và Tòa án. Nguyên nhân chủ yếu là do sự không đồng nhất trong quy
định của pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng như: Luật Công chứng năm 2014, Luật Trách nhiệm bồi thường của
nhà nước 2017, Luật Viên chức năm 2010, BLDS năm 2015 dẫn đến, khi
có tranh chấp xảy ra, vấn đề áp dụng luật nào để giải quyết bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng; căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường,
mức bồi thường, nguồn tài chính bồi thường thiệt hại, bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp công chứng... là những vấn đề chưa được pháp luật thực định
quy định một cách cụ thể, còn nhiều mâu thuẫn, thiếu đồng nhất trong việc áp
dụng pháp luật để giải quyết.
4
Bối cảnh nói trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng; đánh giá những ưu điểm, hạn chế về thực trạng pháp luật
và thực trạng thực thi vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Qua đó, tác giả luận án đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng. Đây chính là cơ sở lý luận và nhận thức
để tác giả luận án lựa chọn, triển khai thực hiện trong Luận án Tiến sĩ luật học
của mình với đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng theo pháp luật Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu và làm rõ những vấn đề
lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng; xác định rõ những bất cập và tồn tại trong việc thực hiện trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng và nguyên nhân; từ đó, tác
giả đưa ra định hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ở Việt Nam
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ cụ
thể cần nghiên cứu sau đây:
- Đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình trong và
ngoài nước về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng theo các nhóm vấn đề; đánh giá khái quát phạm vi và mức độ nghiên
cứu của các công trình này, xác định những nội dung còn bỏ ngỏ, những kiến
thức kế thừa và từ đó đặt ra những vấn đề cần tiếp tục làm rõ trong luận án.
5
- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cụ thể, trọng tâm, trọng
điểm và liên quan trực tiếp đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng như: Khái quát về dịch vụ công chứng, nhận diện hành vi
gây thiệt hại trong hoạt động công chứng; khái niệm, đặc điểm của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng; phân loại trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Những vấn đề lý luận pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng như:
Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng; căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng; chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, nguyên tắc và phương thức thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng.
- Khái quát thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hoạt động công chứng trong tương quan so sánh với các quy
định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chế tài này. Đánh giá thực
trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật để chỉ rõ những bất cập, hạn
chế và nguyên nhân của các quy định pháp luật về vấn đề này.
- Mục tiêu cuối cùng mà đề tài phải thực hiện đó là đưa ra những định
hướng, giải pháp cụ thể đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật và thực hiện
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng ở
nước ta được tốt hơn trong giai đoạn hiện nay và hội nhập với nền công
chứng của các nước phát triển trên thế giới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Các quan điểm, học thuyết liên quan đến trách nhiệm dân sự nói chung
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng nói riêng;
- Hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước
6
ngoài, pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng;
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động công chứng ở nước ta.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề cơ bản và chuyên sâu
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo quy định
của pháp luật hiện hành trên phương diện lý luận và thực tiễn.
- Phạm vi không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng ở Việt Nam từ thời điểm Luật Công chứng 2006 có hiệu lực
(01/07/2007) cho đến nay để có cơ sở giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực
trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hoạt động công chứng ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Để thực hiện được nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu, tác giả luận án đã
dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư